1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn về tính năng kỹ thuật, khả năng tác chiến của các loại máy bay trực thăng quân sự hiện đại

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi vnmajor, 28/10/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. conpas

    conpas Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    1.008
    Đã được thích:
    13

    Indonesia sẽ mua 42 trực thăng quân sự
    VIT - Bộ Quốc phòng Indonesia có ý định bổ sung thêm 24 trực thăng vận tải quân sự và 18 trực thăng chiến đấu cho quân đội của mình.
    Quân đội Indonesia hiện vẫn chưa quyết định sẽ đặt mua số lượng trực thăng quân sự nói trên của công ty nào và cũng chưa tuyên bố về giá thành của hợp đồng tiềm năng này.
    Công ty Indonesian Aerospace (IAe) của Indonesia và Bell Helicopter của Mỹ đã chào hàng cho quân đội Indonesia trực thăng vận tải Bell 412EP. Hai công ty đã kí bản ghi nhớ về sự hiểu biết lẫn nhau và trong thời gian tới có thể sẽ kí hợp đồng cung cấp trực thăng. Theo điều kiện hợp đồng, công ty của Mỹ sẽ cung cấp trực thăng còn IAe sẽ chịu trách nhiệm chế tạo phiên bản của chúng và lắp đặt thiết bị trên trực thăng do khách hàng yêu cầu.
    Theo Flightglobal, không loại trừ khả năng cuối cùng quân đội Indonesia sẽ thích trực thăng 412EP vì từ năm 1980 quân đội nước này sử dụng phiên bản trước của loại trực thăng này. Hiện nay, quân đội Indonesia sở hữu 31 trực thăng Bell 412 phiên bản HP và SP.
    Bell 412EP có khả năng bay với vận tốc 260km/h và tầm hoạt động là 745km. Trực thăng có thể chở được 13 hành khách hoặc 6 cáng thương với 1 nhân viên y tế đi kèm.
    Đại diện công ty xuất khẩu vũ khí Nga thông báo với hãng tin quân sự Interfax-ABN rằng, căn cứ theo thoả thuận đã kí, một phần trực thăng Mi-17 đã được cung cấp cho Indonesia và hiện nay việc tiếp tục cung cấp trực thăng này của Nga đang được thực hiện.
    Trưởng đoàn đại biểu công ty xuất khẩu Rosoboronexport tham dự triển lãm vũ khí và trang thiết bị quân sự quốc tế DSA-2010 tại Kuala Lumpur tuyên bố tuần trước rằng, Indonesia có thể tăng đơn hàng mua phiên bản trực thăng Mi-17 của Nga.
    Huy Linh (Theo Lenta, Interfax ABN)
  2. gepard9

    gepard9 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2009
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Australia tuyên bố đấu thầu trực thăng chống ngầm
    VIT - Thông cáo của Bộ Quốc phòng Australia cho biết, Bộ Quốc phòng nước này đã tuyên bố về vụ đấu thầu cung cấp 24 trực thăng dành cho Hải quân.
    Những văn bản tương ứng đã được gửi đến Hải quân Mỹ và công ty NHIndustries của châu Âu. Quân đội Australia quan tâm đến phiên bản trực thăng chống ngầm của trực thăng MH-60R do công ty Sikorsky và Lockheed Martin hợp tác sản xuất và trực thăng NH90 NFH. Công ty thắng thầu sẽ được tuyên bố vào năm 2011.
    Hiện vẫn chưa rõ Hải quân Australia thích trực thăng của công ty nào hơn. Trước đây, quân đội Australia đã có cơ hội làm quen với trực thăng NH90 NFH được chuyển cho Australia vào tháng 1/2010. Dự kiến, trực thăng này sẽ tham gia thực hiện các chuyến bay trình diễn với sự tham gia của các phi công Lực lượng Hải quân. Australia có kế hoạch thay thế những máy bay trực thăng cũ SH-60 Seahawk bằng những trực thăng mới.
    Trực thăng chống ngầm hai động cơ MH-60R Seahawk có khả năng bay với vận tốc 340km/h và tầm hoạt động khoảng 840km. Sức tải của trực thăng là 3 tấn. Trực thăng được trang bị hệ thống phát hiện tàu ngầm cũng như những phương tiện hiện đại liên lạc với tàu. Tại những điểm treo bên ngoài, MH-60R có khả năng mang ngư lôi và tên lửa chống tàu.
    Trực thăng chống tàu 2 động cơ NH90 NFH có thể bay với vận tốc 300km/h và tầm hoạt động 1.200km. Trực thăng có khả năng vận chuyển hàng hoá nặng 4,2 tấn. Nhờ trang thiết bị hiện đại, NH 90 NFN có khả năng thực hiện một vài nhiệm vụ chiến đấu khác nhau trong một lần cất cánh. Tại những điểm treo bên ngoài, trực thăng có thể mang ngư lôi và tên lửa chống tàu.
    Huy Linh (Theo Lenta)
  3. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.435
    Đã được thích:
    3.360
    Trực thăng Ka-50-2 Erdogan:
    [​IMG]
    Năm 1997, Israeli Air Industries (IAI) hợp tác cùng Kamov của Nga để đấu thầu hợp đồng cung cấp 145 (sau này đổi thành 50) trực thăng chiến đấu trị giá 4 tỷ dollar cho quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Chiếc trực thăng được chào cho vụ đấu thầu này là Ka-50-2 Erdogan , là một biến thể với buồng lái hai người của loại Ka-50 với hệ thống điện tử hiện đại "buồng lái kính? do Israel cung cấp và tháp pháo 30mm bên gấp lại được (giúp tăng khả năng hạ cánh trái với thiết kế pháo lắp cứng của Ka-50, một kiểu giá pháo tương tự của Italia cũng được đề xuất cho loại Ka-50.) Erdogan đã đánh bại các máy bay trực thăng của Eurocopter và Apache, nhưng lại thua loại AH-1 Cobra phiên bản cải tiến. Tuy nhiên, Chính phủ Mỹ lại từ chối cung cấp loại AH-1 Cobra này cho quân đội Thổ. Cuối cùng, hợp đồng cung cấp này được Bộ Quốc phòng Thổ trao vào tay của Agusta A129 Mangusta của Italia.
    Việc tích hợp hệ thống điện tử phương tây vào máy bay Nga có thể tạo ra loại máy bay có tính năng vượt trội. Kamov-Nga vẫn đang tìm kiếm khách hàng hợp tác đầu tư bởi ngành công nghiệp quốc phòng Nga không có nhiều vốn để đầu tư cho các dự án phát triển mới.
    Mô hình:
    [​IMG]
    Buồng lái trước Ka-50-2 Erdogan:
    [​IMG]
    Thông số kỹ thuật:
    Điều khiển: 2 người.
    Động cơ: 2 x TV3-117VMA 2.200hp/mỗi cái.
    Chiều dài máy bay: 13,5m.
    Đường kính cánh: 2x14,5m
    Trọng lượng rỗng: 7,8tấn.
    Trọng lượng cất cánh: 10,8tấn.
    Tốc độ: 310km/giờ (bổ nhào).
    Vận tốc: 270km/giờ.
    Vận tốc lên cao: 10m/giây.
    Bán kính chiến đấu: 520km.
    Tầm bay (có bình xăng phụ): 1.160km
    Trần bay tối đa: 5.500m.
    Vũ khí mang theo:
    [​IMG]
    Trang bị vũ khí:
    -1 pháo Shipunov 2A42 30 mm
    -Có thể mang nhiều loại vũ khí gồm:
    +2 giá súng 2 nòng 23-mm (940 viên mỗi nòng).
    +2 giá x 6 AT-16 VIKhR ATGM.
    +2x Vympel R-73 không đối không.
    +40x 80 mm (3.2 in) rocket trong 2 giá.
    +4x 500 kg (1.100 lb) bom hoặc 500 l (130 US gal) thùng nhiên liệu ngoài.
    Tương tự như AH-1W SuperCobra của Mỹ, Ka-50-2 Erdogan còn được gắng 2 tên lửa phòng không tầm gần ở mấu treo ngoài cùng của cánh.
    [​IMG]
  4. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.435
    Đã được thích:
    3.360
    Một mô hình dự kiến phát triển trực thắng chiến đấu Ka-58 trong tương lai:
    [​IMG]
    Mẫu đã được chế tạo thử:
    [​IMG]
  5. gepard9

    gepard9 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2009
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Agusta Westland tiến hành bay thử nghiệm trực thăng T129 bán cho Thổ Nhĩ Kỳ
    [​IMG]
    Máy bay trực thăng T129. Ảnh: AgustaWestland
    Máy bay trực thăng chiến đấu T129 sản xuất theo đơn đặt hàng của Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành chuyến bay thử nghiệm đầu tiên tại một cơ sở sản xuất thuộc hãng chế tạo hàng không Agusta Westland (Italia).
    Thông tin về chuyến bay thử nghiệm đã được đại diện báo chí của hãng AgustaWestland thông báo hôm 28-9.
    Năm 2007, hãng Agusta Westland đã ký hợp đồng cung cấp 50 máy bay trực thăng T129 trị giá 2,7 tỷ USD cho quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Dự kiến trong tương lai, có thể Thổ Nhĩ Kỳ sẽ mua thêm 41 máy bay loại này nữa. Hợp đồng trên cũng cho phép các công ty chế tạo của Thổ Nhĩ Kỳ tham gia vào tất cả các khâu chế tạo trực thăng T129 thông qua các hợp động phụ cung cấp hệ thống điện tử, phần mềm và các thiết bị khác lặp đặt trên T129.
    Máy bay trực thăng chiến đấu T129 chính là phiên bản sửa đổi của máy bay trực thăng A129 do hãng Agusta Westland nghiên cứu và chế tạo. Nó được sản xuất theo khuôn khổ chương trình ATAK (máy bay trực thăng tấn công và trinh sát chiến thuật). Tham gia vào quá trình sản xuất T129, bên cạnh hãng Agusta Westland là 2 công ty chế tạo máy bay Thổ Nhĩ Kỳ Turkish Aerospace Industries và Aselsan. Theo kế hoạch, trong tương lai, chính hai công ty trên của phía Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phụ trách sản xuất máy bay T129 phiên bản nội địa.
    Quá trình sản xuất các máy bay T129 đã bị hoãn lại nhiều lần do phía Mỹ chậm trễ trao giấy phép sản xuất động cơ T-800 của công ty LHTECH cho phía Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, Ankara đã quyết định vẫn tiếp tục quá trình sản xuất T129 dựa trên các động cơ và súng máy nước này nhập khẩu từ Mỹ. Nhiều chuyên gia quân sự cho rằng, việc Thổ Nhĩ Kỳ chọn máy bay trực thăng T129 của hãng Agusta Westland là do quá trình đàm phán mua các máy bay trực thăng tấn công Cobra và Super Cobra với Mỹ thất bại.
    Tuấn Sơn (theo Lenta)
  6. gepard9

    gepard9 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2009
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Bài này hay hay
    ---------------------
    Vì sao Mỹ mua trực thăng Nga?
    Mỹ là siêu cường trên thế giới. Mỹ sở hữu những loại vũ khí hiện đại nhất. Và trực thăng của quân đội Mỹ cũng là trực thăng tốt nhất trên thế giới. Về những thành tựu kỹ thuật, Mỹ vượt xa Liên Xô cả khi liên bang này chưa sụp đổ. Nga đã không đầu tư đúng mực cho những trung tâm nghiên cứu khoa học liên quan đến ngành công nghiệp quân sự, vì thế khoảng cách phát triển giữa Nga và Mỹ càng ngày càng lớn. Vậy tại sao Mỹ lại quyết định mua trực thăng Nga?
    Trong một thời gian dài, xuất khẩu dầu mỏ và vũ khí là nguồn thu chính của Nga. Xuất khẩu vũ khí mang đến cho Nga khoản tiền khổng lồ. Nga xuất khẩu vũ khí trước hết sang các nước không được phép mua vũ khí của châu Âu hoặc Mỹ hoặc các nước không có khả năng mua vũ khí Mỹ vì những nguyên nhân tài chính.
    Sau khi Liên Xô tan rã và chiến tranh lạnh kết thúc, giá trị xuất khẩu vũ khí Nga tăng lên nhanh chóng.
    Và ai có thể nghĩ rằng một quốc gia sở hữu những công nghệ quân sự hiện đại nhất thế giới là Mỹ lại có lúc muốn mua trực thăng Nga.
    Điều này thật khó tin nhưng báo chí đã viết về điều này: ?oChính quyền Obama đã dỡ bỏ lệnh cấm mua sản phẩm quốc phòng của Nga và bất ngờ xuất hiện khách hàng mới mua máy bay Nga là Bộ Quốc phòng Mỹ. Trong năm nay, Lầu Năm Góc đã công bố kế hoạch mua vũ khí dành cho quân đội Afghanistan, Pakistan và Iraq trong đó có kế hoạch mua trực thăng Nga và những phương tiện bay khác. Mục đích chính của kế hoạch này là khôi phục lực lượng không quân cho 3 nước?.
    Tại sao Mỹ - quốc gia nắm giữ hệ thống vũ khí hiện đại nhất trên thế giới ?" lại mua trực thăng Nga?
    Báo chí giải thích như sau: những phi công của các nước này biết điều khiển những phương tiện bay của Nga. Khác với trực thăng Mỹ, trực thăng Nga ?ocó cấu trúc tương đối đơn giản, vì vậy họ dễ dàng trong việc sử dụng và việc duy trì bảo dưỡng cũng rẻ hơn?.
    Kế hoạch trên của Lầu Năm Góc đã vấp phải sự phản đối kịch liệt của những nhà lập pháp Mỹ vì theo họ, không quan trọng trực thăng được mua cho Lực lượng Vũ trang của nước nào, dù sao chúng vẫn phải là những trực thăng của Mỹ.
    Nhưng giải thích đơn giản và trước nhất là Lầu Năm Góc mua trực thăng của Nga để biết rõ hơn và nhiều hơn về kết cấu của chúng, những đặc điểm kỹ thuật và đặc trưng của nó. Lầu Năm Góc đã mua trực thăng cho những quốc gia khác với lý do khôi phục cho lực lượng không quân, còn trên thực tế, trong thời gian đào tạo phi công và thử nghiệm trang thiết bị mới khác, Mỹ sẽ có cơ hội nghiên cứu trang thiết bị kỹ thuật Nga. Nếu Mỹ biết những đặc điểm kỹ thuật của vũ khí Nga thì không còn nghi ngờ gì nữa, đó sẽ là một lợi thế trong những cuộc xung đột có thể.
    Ngoài việc Mỹ có thể tận dụng cơ hội để biết đặc điểm kỹ thuật của vũ khí Nga thì kế hoạch mua những trực thăng Nga còn là biện pháp bảo vệ bí mật những đặc điểm trang thiết bị quân sự của Washington khỏi gián điệp Nga. Afghanistan, Pakistan và Iraq là những vùng ảnh hưởng cũ của Liên Xô. Các mước thuộc Liên bang Xô Viết cũ trong đó có Nga sở hữu sợi dây liên lạc rộng lớn trong khu vực, phần lớn nhân viên của lực lượng vũ trang các nước này đều đã được các huấn luyện viên Liên Xô đào tạo. Vì thế, Mỹ không thể tin tưởng hoàn toàn vào họ, cũng như không thể cung cấp vũ khí mới nhất của Mỹ cho họ. Trong trường hợp ngược lại, gián điệp của Nga không cần đến Mỹ mà vẫn nắm thông tin chiến lược về vũ khí mới nhất của Mỹ.
  7. anhtuan133

    anhtuan133 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    352
    Đã được thích:
    102
    sikorsky X2 , speed 208 mph
    http://images.gizmag.com/gallery_lrg/sikorsky-x2-demonstrator.jpg
  8. gepard9

    gepard9 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2009
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Tìm hiểu máy bay trực thăng hải quân Z-9C của Trung Quốc
    Z-9 là họ máy bay trực thăng do Trung Quốc sản xuất được đánh giá là rất thành công. Trong đó, các máy bay kiểu Z-9C được dùng rất thích hợp trên các khinh hạm và tàu khu trục, thực hiện các nhiệm vụ chống tàu ngầm và tìm kiếm cứu hộ.
    Z-9C là máy bay trực thăng hải quân được phát triển bởi Harbin Aircraft Manufacture Co. (HAMC) dùng cho các nhiệm vụ chống ngầm (ASW) và tìm kiếm cứu hộ (SAR) trên tàu. Máy bay trực thăng này tương tự phiên bản máy bay hải quân Eurocopter AS 565 Panther của Pháp, mà trong đó một số nhỏ cũng được đưa vào hoạt động trong hải quân Trung Quốc, nhưng hai loại máy bay trực thăng này không có liên hệ trực tiếp. Z-9C dựa trên khung máy bay HAMC Z-9B (bản sao của AS 365N Dauphin II), bổ sung radar tìm kiếm bề mặt và hệ thống hỗ trợ hạ cánh.
    Máy bay Z-9C
    HMAC bắt đầu phát triển phiên bản máy bay trực thăng cho hải quân Z-9 vào giữa những năm 1980. Chuyến bay đầu tiên của máy bay này được thực hiện tháng 12/1987. Tuy nhiên, phiên bản Z-9 hải quân ban đầu đã không được lắp một thiết bị chống ngầm nào, và chỉ có thể dùng cho các nhiệm vụ huấn luyện và vận tải. Vì vậy, hải quân Trung Quốc đã phải dựa vào loại máy bay AS 565 Panther do Pháp chế tạo dùng cho các nhiệm vụ chống ngầm và tìm kiếm cứu hộ. Một phiên bản cải tiến được lắp radar tìm kiếm bề mặt do trong nước chế tạo KLC-1 và một hệ thống ASW đã được chế tạo vào cuối những năm 1990. Phiên bản này được đưa vào phục vụ trong hải quân Trung Quốc dưới tên gọi Z-9C.
    Z-9C được thiết kế cho cả hai chức năng. Chức năng chống ngầm, được trang bị sonar ngâm, các phao sonar, máy dò từ trường không đồng bộ, và 2 giá vũ khí bên ngoài mang 1-2 ngư lôi chống ngầm ET52 (bản sao chép của A244/S). Chức năng thứ hai của Z-9C là tìm kiếm mục tiêu và chuyển tiếp dữ liệu. Máy bay có thể dùng radar tìm kiếm bề mặt KLC-1 của nó để định vị các tàu nổi của đối phương ở quá đường chân trời, và sử dụng antena liên kết dữ liệu được lắp trên nóc buồng lái của máy bay để chuyển thông tin về mục tiêu đến tên lửa chống hạm YJ-83 trong khi đang bay. Một số máy bay Z-9C được cấu trúc cho nhiệm vụ tìm kiếm cứu hộ với thang cứu hộ, bộ phận thiết bị hồng ngoại quan sát phía trước FLIR và đèn pha.
    HAMC hiện đang phát triển một phiên bản nâng cao của Z-9C được gọi là Z-9D. Máy bay trực thăng này có thể mang 2 tên lửa chống hạm TL-10 được phát triển bởi Tập đoàn Công nghiệp hàng không Hồng Đô (Hongdu).
    Thiết kế
    Z-9C nói chung giống với máy bay Z-9B / SA 365 N2 Dauphin-II. Máy bay này có quạt chính 4 cánh, với 2 động cơ dẫn trục được lắp cạnh nhau trên đỉnh cabin với một ống hút không khí ở cạnh bệ quạt và các lỗ thoát khí ở phía sau bệ. Thân máy bay có dạng giọt nước làm nổi bật một cái cần nhỏ dần đến bộ ổn định đuôi, phần mũi được làm tròn và buồng lái dạng bậc lên phía trên. Phần mũi máy bay Z-9C được kéo dài một chút để thích ứng với antena của radar tìm kiếm bề mặt. Hai giá đỡ vũ khí để mang các ngư lôi được lắp vào phần dưới của thân máy bay.
    Z-9C có quạt đuôi gồm 11 cánh hoàn toàn bằng composite thay cho 13 cánh bằng kim loại như trong máy bay AS 365N1.
    [​IMG]
    Máy bay Z-9C hạ cánh trên boong tàu
    Máy bay có cơ cấu hạ cánh kiểu 3 bánh thao tác thủy lực có thể thu vào được. Bộ phận phía mũi có bánh đôi và có thể cụp về phía sau. Các bộ phận chính có bánh đơn và có thể cụp lại vào hốc trong thân. Cả 3 bộ phận của cơ cấu hạ cánh được trang bị các giảm xóc. Một số máy bay Z-9C được trang bị hệ thống hỗ trợ hạ cánh.
    Các hệ thống buồng lái
    Máy bay trực thăng có thể được lắp máy đo cao vô tuyến BG-06, trạm vô tuyến một dải tần số biên Type 150, và hệ thống bay tự động KJ-13, và có thể chọn la bàn vô tuyến KDF-806, trạm vô tuyến KTR-908, và máy liên lạc nội bộ TB-31 là tùy chọn.
    Hệ thống nhiệm vụ
    Z-9C mang một radar tìm kiếm bề mặt KLC-1 do trong nước chế tạo được phát triển bởi Viện nghiên cứu điện tử Nam Kinh (Nanjing). Radar băng tần X được thiết kế để tìm kiếm và theo dõi các tàu nổi, với tầm phát hiện lớn nhất 92 km đối với các mục tiêu cỡ tàu đánh cá và 118 km đối với tàu nổi cỡ nhỏ đến trung bình.
    Các trang bị chống ngầm lắp trên Z-9C bao gồm sonar ngâm Type 605 (phiên bản sao chép Trung Quốc của AN/AQS-13 của Mỹ), một hộp 12 phao âm thanh phát hiện tàu ngầm thụ động, một phao cảm biến nhiệt độ và một phao cảm biến môi trường biển. Máy bay được trang bị một máy thu vô tuyến, cho phép nó thu tín hiệu của các phao âm thanh phát hiện tàu ngầm ở phạm vi 10 km khi bay với tốc độ 120 km/h.
    Để phục vụ nhiệm vụ tìm kiếm cứu hộ, máy bay có thể được lắp thang cứu hộ 250 kg , một bộ phận thiết bị hồng ngoại quan sát phía trước và một đèn pha.
    Vũ khí
    Z-9C được lắp 2 giá vũ khí bên ngoài để mang 1-2 ngư lôi chống ngầm ET52 do Trung Quốc chế tạo. ET52 là phiên bản sao chép của ngư lôi Whitehead A244/S của Italia, dùng tự dẫn đường âm thanh chủ động/thụ động với tầm xa tối đa 9,5 km.
    [​IMG]
    Máy bay Z-9W
    Phiên bản mới nhất Z-9D có thể mang 2 tên lửa chống hạm hạng nhẹ Hồng Đô TL-10 bên dưới các giá vũ khí. Tên lửa dùng tự dẫn bằng radar chủ động và và có khoảng cách tối đa 15 km. Đầu nổ nặng 30 kg và có tốc độ bay 0,85 Mach.
    Động cơ
    Z-9C dùng 2 động cơ dẫn động trục Turbomeca Arriel-IC1 công suất 550 kW, được chế tạo bởi hãng SAEC với kí hiệu WZ-8A. Thùng nhiên liệu chứa được 1.140 lít, với thùng chứa phụ 400 lít.
    Các thông số chiến kỹ thuật cơ bản
    Đội bay 2
    Chở quân 10
    Chức năng theo thiết kế
    Vận tải và phục vụ (Z-9);
    Tấn công (Z-9W);
    Chống ngầm (Z-9C)
    Kích thước
    Dài
    13, 46 m (không tính quạt), 13, 68 m (tính quạt)
    Cao
    3,47 m
    Quạt chính 4 cánh
    Quạt đuôi 13 cánh (Z-9); 11 cánh (Z-9B/C)
    Trọng lượng

    Trọng lượng không tải 1.975 kg (Z-9); 2.050 kg (Z-9B)
    Trọng lượng cất cánh tiêu chuẩn lớn nhất 3.850 kg (Z-9); 4.100 kg (Z-9B)
    Trọng tải tối đa
    1.900 kg
    Trọng lượng treo hàng tối đa 1.600 kg
    Dẫn động
    2 động cơ WZ-8A (Turbomeca Arriel-IC1)
    công suất 550 kW/động cơ
    Năng lực

    Tốc độ tối đa 285 km/h
    Tốc độ bay tuần tra 250- 260 km/h
    Trần bay 4.500 m (Z-9); 6.000 (Z-9B)
    Tầm bay tối đa 1.000 km
    Thời gian bay 5 h
    Vũ khí
    (Z-9W) Giá vũ khí bên ngoài
    2
    Tên lửa không đối hạm 4-8 quả HJ-8 ATGM
    Tên lửa không đối không 4 quả TY-90
    Các vũ khí khác 2 khẩu súng máy 12,7 mm hoặc 2 ống phóng
    rocket 57/90mm
    (Z-9C) Ngư lôi
    2 quả Yu-7 (A.244S Whitehead)
    Thiết bị điện tử hàng không Radar KLC-1, tìm kiếm mục tiêu và trinh sát, X-band (Z-9C)
    Phương tiện đối phó Thiết bị phóng mảnh/pháo sáng (Z-9W)
    NVC (Tổng hợp)
  9. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
    Russian Kamov Ka-50 "Black Shark" attack helicopter



  10. Wing_Of_Liberty

    Wing_Of_Liberty Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/01/2012
    Bài viết:
    192
    Đã được thích:
    0
    Thớt còn sống ko các bac s!

Chia sẻ trang này