1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn về tố tụng hình sự - Tư pháp hình sự

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi vuabien, 14/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vuabien

    vuabien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2006
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    Bàn về tố tụng hình sự - Tư pháp hình sự

    Chào cả nhà! Em rất quan tâm đến tư pháp hình sự nên muốn mở cái topic này để thọ giáo anh em bốn phương.
    1)Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự 2004 đã hoàn thiện chưa, nếu chưa thì cần sửa đổi ntn?
    2)Chứng cứ trong bộ luật tố tụng hình sự 2003 có thể được công nhận từ những nguồn nghe được, nhìn được, thấy được hay không?
    3)Pác nào biết thì chỉ cho em thêm lối vào cái site của thầy Nguyễn Ngọc Hòa trường ĐH Luật Hà Nội nhé. Em vào mãi mà k đc.
    Kính mời các bác nhào zô.Vote 5* nhiệt tình lun
  2. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    mấy câu này magic hoặc anh HOAINAM trả lời hay hơn tôi, tuy nhiên không muốn để topic của bạn bị nguội lạnh tôi xin trả lời hết sức vắn tắc để làm tiền đề cho cuộc tranh luận nhé.
    câu 1: Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự 2004 đã hoàn thiện chưa, nếu chưa thì cần sửa đổi ntn?
    Trả lời : 1)Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự 2004 đã hoàn thiện và được Thông qua.
    cụ thể gồm:
    +Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân
    +Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân
    +Cơ quan điều tra ở VKSNDTC.
    + Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân gồm có: Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ công an, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện; Cơ quan An ninh điều tra Bộ công an, Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh.
    +Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân gồm có: Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng; Cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương; Cơ quan điều tra hình sự khu vực; Cơ quan An ninh điều tra Bộ Quốc phòng; Cơ quan An ninh điều tra quân khu và tương đương. ở VKSNDTC có Cơ quan điều tra VKSNDTC và Cơ quan điều tra VKS quân sự Trung ương
    + Cơ quan điều tra hình sự của VKSNDTC gồm các phòng điều tra và bộ máy giúp việc cơ quan điều tra....
    Như vậy ta thấy Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 đã quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra và Điều tra viên; việc giám sát, kiểm tra, kiểm sát đối với hoạt động điều tra, đặc biệt là cơ chế kiểm sát của VKS đối với hoạt động điều tra được quy định rất chặt chẽ, có nhiều nội dung mới; quan hệ phân công và phối hợp trong hoạt động điều tra giữa cơ quan điều tra chuyên trách, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra....
    Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 đã quy định cụ thể hệ thống các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra và nhiệm vụ quyền hạn cụ thể trong hoạt động điều tra của các cơ quan này (Bộ đội biên phòng; Hải quan; Kiểm lâm; Lực lượng cảnh sát biển; các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra).
    Trên cơ bản Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 đã hoàn thiện, tuy nhiên có một số vấn đề cần bổ sung theo thiển ý của tôi, đó là mở rộng hoạt động điều tra cho đối tượng là Luật sư , và các văn phòng thám tử trong tương lai . Ngoài ra để tránh trường hợp oan sai, và gánh nặng cho phía toà án, cần phải quy trách nhiệm nặng hơn cho hoạt động điều tra....
    (còn nhiều bạn bổ sung thêm)
    Câu 2 : Chứng cứ trong bộ luật tố tụng hình sự 2003 có thể được công nhận từ những nguồn nghe được, nhìn được, thấy được hay không?
    Trả lời : Theo pháp luật hình sự Việt Nam những thông tin từ nguồn nghe và nhìn ( băng ghi âm ghi hình, đĩa ghi âm và hình và các công cụ ghi âm hình khác ) Chỉ được là chứng cứ tham khảo. Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà xem xét chứng cứ có phù hợp không. Vì cơ quan giám định băng hình chưa thật sự xác định rõ đối tượng được ghi âm hoặc hình. Như bạn biết với công nghệ phát triển tột đỉnh như hiện nay, việc thay đổi giọng nói, và dùng kỹ xảo thay đổi hình dạng bức hình không khó.
    Câu 3 : Pác nào biết thì chỉ cho em thêm lối vào cái site của thầy Nguyễn Ngọc Hòa trường ĐH Luật Hà Nội nhé. Em vào mãi mà k đc.
    Trả lời : câu này tôi chịu
    Được kevinmitknick sửa chữa / chuyển vào 20:24 ngày 14/05/2006
  3. vuabien

    vuabien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2006
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
  4. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Câu 1 tôi nêu trên về cơ bản tôi nghĩ cũng tương đối, còn về ý kiến để hòan chỉnh hơn là do mỗi người cho ý kiến khác nhau. Luật sư thì bổ sung ý kiến có lợi cho LS, thẩm phán có y 1kiến có lợi cho TP,CA cũng vậy.
    Còn câu 2 : thì theo Pháp luật VN, hiện nay chỉ được xem là chứng cứ tham khảo đối với các lọai băng ghi âm.( LHS) còn đối với vụ việc dân sự thì có lẽ tùy tòa án thôi.
    bạn tham khảo ở đây nhé : http://www.vietnamnet.vn/xahoi/phapluat/2005/05/440959/
    Luật sư Hạ Bá Hợp - Đoàn luật sư Tp.HCM, người bảo vệ quyền lợi cho ông Chung đã có đơn đề ngày 16/5, gửi đến TAND Tp.HCM đề nghị dịch lại cuộn băng ghi âm cuộc trao đổi điện thoại giữa ông Chung và bà Nguyễn Thị Hường. Theo luật sư Hợp thì nội dung bản dịch cuộn băng ghi âm (chứng cứ chính trong vụ án này) mà cơ quan chức năng giám định so với bản gốc đã có những sai sót "chết người", "dễ đưa người ta vào tù và hậu quả không lường hết được"? Nhưng lý do này cũng bị HĐXX bác.
    Chúc bác vui vẻ, và cảm ơn bác đã tặng 1 sao.
  5. bongmai_denhat

    bongmai_denhat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Tuỳ Toà án là tuỳ như thế nào hả anh ? Có phải là tuỳ vào ...."niềm tin nội tâm" của các Thẩm phán không ah? Nếu không phải là dựa vào "niềm tin nội tâm" thì phải có căn cứ cụ thể chứ !
  6. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Lại niềm tin nội tâm, chuyện nào ra chuyện đó chứ em ? topic này là topic nghiên về Tư Pháp hình sự mừ, vấn để ở đây ta đang bình luận về Chứng cứ qua băng ghi âm và ghi hình mừ. em giải thích xem có tòa nào chấp nhận không ? theo anh trong này có 1 người thừa sức giải thích mà cô ta không thèm giải thích, chỉ "cưỡi ngựa qua lại xem hoa", bỏ mặc cho anh em chúng ta đóan mò đấy thôi hehehe
  7. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Cách đây 1,5 năm mình có vào và thấy thầy có đăng một số bài viết của thầy thôi. (Hôm nọ vừa search cho bạn thì không thấy nữa, chắc down rồi - đoán thế thôi) Nhưng cũng không phải là tất cả. Thế nên lời khuyên tốt nhất là vào thư viện, tìm trong các tạp chí là OK nhất.
  8. vuabien

    vuabien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2006
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    [Còn câu 2 : thì theo Pháp luật VN, hiện nay chỉ được xem là chứng cứ tham khảo đối với các lọai băng ghi âm.( LHS) còn đối với vụ việc dân sự thì có lẽ tùy tòa án thôi.
    bạn tham khảo ở đây nhé : http://www.vietnamnet.vn/xahoi/phapluat/2005/05/440959/
    Gửi Kevin: dạo này bận quá giờ tớ mới đăng đàn đc.
    Chứng cứ đối với vụ việc dân sự không phải chỉ tùy vào mỗi toà án thôi đâu. Mà chủ yếu là tùy vào nguyên đơn và bị đơn dân sự. Họ mà hòa giải, thương lượng hay giải quyết bằng trọng tài thì Toà án chỉ còn nước ra quyết định công nhận kết quả thui Mặt khác trong tố tụng dân sự thì các bên đương sự có quyền yếu cầu TA ra qđ trưng cầu giám định (vđ có ý nghĩa quyết định đối với chứng cứ). Còn trong tố tụng hình sự thì đừng có mơ, chỉ có cơ quan tiến hành tố tụng mới được trưng cầu giám định. TA giỏi lắm thì trả lại hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung hoặc khởi tố vụ án hình sự ( quả này hơi smell nên ít vị dám làm lém) chỉ giỏi trả lại hồ sơ thui
    Nhân tiện cho tớ hỏi cái người " cưỡi ngựa xem hoa" đó là ai thế, nhắn thử đăng đàn xem ntn.
    Thế nhé, chờ topic mới của cậu đấy
  9. moc_xi_dau

    moc_xi_dau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2006
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Trong dân sự, toà án công nhận mọi thương lượng không trái luật của đương sự , như vậy là có trường hợp toà không công nhận sự thoả thuận của họ đâu đấy !
    Trong tư pháp hình sự thì có thể như vuabien nói thật ( vấn đề này về xem lại đã ! ). Chẳng hạn như tại phiên toà, Luật sư của bị cáo đưa ra bằng chứng mới về giá trị của chiếc xe mà bị cáo ăn cắp chẳng hạn , nếu lệch với kết quả giám định của cơ quan điều tra thì Luật sư của bên bị cũng có quyền yêu cầu Toà án hoãn phiên toà và để giám định lại ...
  10. vuabien

    vuabien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2006
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    Gửi moc_xi_dau
    Nói thật việc thực thi pháp luật dân sự của mình chưa ngon lém nên chờ đc thi hành án dân sự thì móm từ lâu rùi thế nên tốt nhất là giải quyết bằng hoà giải, thương lượng hoặc trọng tài ( chung thẩm lun cấm cãi). Chứ còn kể cả ra toà dân sự mà nếu nguyên đơn rút đơn thì cũng về mo nhé ( nguyên tắc tự định đoạt mà) Trong tố tụng hình sự thì đừng có đùa, khi có căn cứ toà hình sự có thể khởi tố vụ án hình sự như chơi, kể cả người bị hại rút đơn tẹt ga Đó là chưa kể cơ quan điều tra của VKSNDTC, cơ quan điều tra BCA có nghĩa vụ điều tra theo yêu cầu trả lại hồ sơ của toà hình sự.
    Chờ topic mới của cậu, tớ hay thăm forum này lém.Thế nhé

Chia sẻ trang này