1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn về trận Hambuger Hill

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi brucelee1306, 04/03/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. muvlc

    muvlc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2005
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    2
    Trận Hambuger Hill có tên gọi như vậy là vì với người Mỹ, đó là một trận tốn máu xương vô ích, cả lữ đoàn đánh nhau vỡ máu mặt để chiếm một ngọn đồi chả có ý nghĩa chiến thuật chiến lược gì cả! Chiếm xong rồi quân Mỹ cũng rút chứ không đóng giữ lại làm gì!
    Sau trận này, quân Mỹ cũng cơ bản bỏ chiến lược "tìm và diệt", không còn chủ động đi tìm chủ lực đối phương nữa (chỉ tổ thiệt thân vô ích)
    Công nhận Mỹ giàu thật đấy, đánh nhau ở một xó núi, trong một trận chả có ý nghĩa gì to tát, thế mà cũng lôi B52 ra ném bom
  2. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    Trận nào của Mỹ mà chả thế nhỉ. Cả toàn cục chiến tranh VN cũng thế, Mỹ vào chết quá xá rồi rút ra mà không được gì.
    Nhưng trận Hamburgher này bị dân Mỹ phản đối kịch liệt vì nó nằm vào thời điểm Nixon đã lên làm tổng thống nhờ lời hứa sẽ rút quân thật sớm. Trận này chứng tỏ lão Nixon đang hứa lèo, thay vì rút quân thì cho đi tìm và diệt!!!
  3. Dilac

    Dilac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2003
    Bài viết:
    950
    Đã được thích:
    0
    Trận này xảy ra trên Cao điểm 484 tai một vùng gần Biên giới thuộc tỉnh Kontum ngày 16.11.1965
    Lạ nhỉ, tìm khắp nơi về phía Việt không có một thông tin cụ thể nào. Chỉ biết là sau khi bị chốt chặn, một lữ đoàn TQLC Mỹ đã dùng Chinook đổ xuống một bãi bằng trên cao điểm 484. Ngay từ khi đổ quân, các trực thăng đã hứng một trận bão do 12 ly 7 gây ra. Chưa kịp củng cố đội hình thì hàng loạt đạn pháo đã giáng trúng đỉnh đồi và sau đó là những luồng đạn AK, tiếng hô xung phong dậy đất. Không còn con đường cứu vãn tình hình, Không quân Mỹ đã oanh tạc thẳng vào đỉnh đồi, ngay nơi mà được đánh dấu trên bản đồ là vị trí đổ quân của lữ đoàn lính Mỹ. Chiều tối là hàng loạt bom B52 phủ kín cao điểm. Kết thúc là những trái Napan xóa sạch dấu tích con người.
    Người ta đồ rằng, đỉnh cao điểm 484 bị biến thành bột đất, với chiều cao bị sạt đi khoảng 30cm.
  4. altus

    altus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.503
    Đã được thích:
    1
    Kinh nhỉ, năm 65 đã thế này rồi cơ à ? Bác Dilac có thể cho biết nếu không tìm thông tin Việt thì thông tin khác về trận này đọc được ở đâu ạ ?
  5. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Theo em biết thì trong chiến tranh với người Mỹ, do khả năng cơ động, hậu cần, hoả lực quá tốt nên thường thì đối phương phải chấp nhận trận đánh trong hoàn cảnh về chiến trường và điều kiện chiến đấu kém hơn hẳn và với cái thế bị động. Đối phương đa phần chết trước khi nhìn thấy bóng dáng anh lính Mỹ đầu tiên. Do đó, trong những năm kháng chiến chống Mỹ, để đối phó tiêu hao và tiêu diệt lính Mỹ, nhà ta phải tìm mọi cách để bắt Mỹ phải chiến đầu theo ý đồ của ta, tại chiến trường do ta chọn lựa.
    Các trận đánh quả đồi mà ta hay thấy trong cuối những năm 60 chính là một cách thể hiện của quyết tâm trên. Các quả đồi hay núi đó hoàn toàn không vô nghĩa, thường thì đó là những cao điểm có thể khống chế một vị trí nào đó của Mỹ. Mỹ phải đi dập những cao điểm đó, bộ binh bắt buộc phải phơi ra. Và đó là lúc họ phải chiến đấu trên một chiến trường do ta chọn lựa, với hầm hào kiên cố được chuẩn bị sẵn.
    Một cách khác, chiến thuật ưa thích của người Mỹ là đóng một cái đồn để chọc vào cổ họng đối phương, bắt buộc đối phương phải bộc lộ lực lượng để nhổ cái gai đó. Khi đối phương đã lộ rõ, Mỹ dùng sức cơ động của mình để đổ quân bao vây, chặn đường rút và tiêu diệt. Đây là chiến thuật Nhảy cóc. Nhà ta hiểu ý đồ đó nên cho nghi binh lực lượng rồi tính toán Mỹ sẽ "nhảy cóc" vào đâu thì phục kích ngay tại đó. Thường thì là chuẩn bị cả phục kích bằng hoả lực lẫn tổng lực. Nếu bị bom ác quá, không có điều kiện cho anh em xung phong thì trút tất cả pháo bắn thẳng, cối, lựu pháo v.v.... mà mình có vào đó rồi về.
  6. ki43hayabusa

    ki43hayabusa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2006
    Bài viết:
    531
    Đã được thích:
    1
    Trận này hình như là trận Ấp Bia ở Huế năm 1969. Các bác có thể vào Bách Khoa Quân Sự Toàn Thư để tham khảo!
  7. rongcoithit

    rongcoithit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2006
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    0
    Bác Tuấn gửi lúc 02:19, 27/03/07
    _______________________________________________________________________________________________
    ?o?Một cách khác, chiến thuật ưa thích của người Mỹ là đóng một cái đồn để chọc vào cổ họng đối phương, bắt buộc đối phương phải bộc lộ lực lượng để nhổ cái gai đó. Khi đối phương đã lộ rõ, Mỹ dùng sức cơ động của mình để đổ quân bao vây, chặn đường rút và tiêu diệt. Đây là chiến thuật Nhảy cóc. Nhà ta hiểu ý đồ đó nên cho nghi binh lực lượng rồi tính toán Mỹ sẽ "nhảy cóc" vào đâu thì phục kích ngay tại đó. Thường thì là chuẩn bị cả phục kích bằng hoả lực lẫn tổng lực. Nếu bị bom ác quá, không có điều kiện cho anh em xung phong thì trút tất cả pháo bắn thẳng, cối, lựu pháo v.v.... mà mình có vào đó rồi về.
    _________________________________________________________________________________________________
    Quân Mỹ có hỏa lực mạnh, cơ động nhanh, nhưng ở CT Tây nguyên, do bị ta lợi dụng địa hình và bố trí lực lượng, quân Mỹ ăn đòn cũng mệt.
    Bài này em xin trích lại, chiến dịch Đắc Tô 1967 (bác P20 đã viết ở trên), với chiến thuật vận động kết hợp chốt (có bài viết thì cho đây là mưu kế của tướng Chu Huy Mân):
     
    ĐẮC TÔ MỒ CHÔN QUÂN MỸ
     
    Thiếu tướng PGS Hồ Đệ
     
     
    Đầu năm 1967, sau thất bại ở Sa Thầy, quân Mỹ vẫn tiếp tục mở các cuộc hành quân có tính chất ngăn chặn các cuộc tiến công của ta vào vùng Gia Lai, đường 19, Đức Cơ, đường 21, Lạc Thiện, Quảng Nhiêu hoặc vào vùng Đắc Tô (Kon Tum). Song địch đã vấp nhiều thất bại, vì bị quân ta đánh trả, buộc phải rút bỏ một số nơi ở tây Sa Thầy, Sùng Thiện, Sùng Lễ... Liên tiếp cả trong mùa mưa, giao tranh giữa địch và ta hầu như không ngớt. Ta đã thực hiện được một số trận đánh khá tiêu biểu, bằng vận động tiến công hoặc bằng pháo kích (ĐKB) vào hậu phương, hậu cứ địch.
    Thời gian này, tôi cũng mới vào chiến trường. Ngày 25-7-1967, Đảng ủy mặt trận họp đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ của Quân ủy Trung ương và Quân khu 5 giao cho chiến trường (từ sau chiến dịch Sa Thầy) và đề ra nhiệm vụ cho lực lượng vũ trang Tây Nguyên trong đông xuân 1967-1968. Trên cơ sở nhiệm vụ được giao, ngày 10-9 giữa lúc bộ đội đang bước vào đợt sinh hoạt chính trị, Đảng ủy mặt trận chính thức quyết định mở chiến dịch Đắc Tô nhằm mục đích: Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, buộc địch phải cơ động lực lượng lên Tây Nguyên càng nhiều càng tốt, để phối hợp chiến trường với toàn miền; Thông qua tác chiến nhằm nhanh chóng nâng cao trình độ đánh tập trung của bộ đội chủ lực, tiêu diệt gọn từng đơn vị địch, đẩy mạnh phong trào chiến tranh du kích, nâng cao trình độ tác chiến của bộ đội địa phương lên một bước mới.
    Vấn đề gay cấn và suy nghĩ nhiều nhất lúc này là, sau chiến dịch Sa Thầy, quân Mỹ trong tình trạng tinh thần chiến đấu suy yếu, chúng đã phải dè dặt. Vậy ta phải làm thế nào để kéo được lực lượng lớn của địch ra xa căn cứ? Chọn khu vực mở chiến dịch ở đâu? Điểm quyết chiến chỗ nào để đạt ý đồ đánh tiêu diệt có giá trị, mà ta ít thương vong? Tất cả những điều ấy đã được Đảng ủy và Bộ tư lệnh mặt trận phân tích kỹ, vừa công phu tỉ mỉ, vừa có tính khoa học. Trước hết là, ta sử dụng đại đội 1 pháo binh 1 cùng với tiểu đoàn 6 bộ binh đưa pháo lên chốt ở Ngọc Bờ Biêng. Đảng ủy và Bộ tư lệnh mặt trận khẳng định: Với công sự tốt, hỏa lực mạnh, dBB6 chẳng những sẽ trụ bám được ở Ngọc Bờ Biêng, mà còn biến nó thành chốt hiểm yếu buộc địch phải ra giải tỏa.
    Chọn khu vực cao điểm 875 làm điểm quyết chiến của chiến dịch, đây là nơi có dải địa hình và các điểm cao nằm ở trung tâm không gian chiến dịch, mà cao điểm 875 lại là một trong những điểm cao tương đối đột xuất, khống chế các vùng xung quanh; đồng thời cũng là cao điểm xa các trận địa pháo binh: Đắc Mót-Plây Cần của địch. Ta có thể xây dựng trận địa chốt chắc ở cao điểm này để khi quân Mỹ đổ quân vào sâu, phải lần lên đánh điểm cao, sẽ tạo được thời cơ cho ta tiêu diệt chúng. Quá trình hành quân chiến dịch cũng là quá trình Bộ tư lệnh mặt trận ra lệnh cho các trung đoàn, tiểu đoàn chủ lực (đang phụ trách địa bàn tại chỗ) cùng bộ đội địa phương, dân quân du kích hoạt động để đánh lạc sự chú ý của địch, giữ bí mật cho hướng chính chiến dịch của ta.
    Sang tháng 10,  sư đoàn bộ binh số 4 của Mỹ đã chuyển cuộc hành quân Mác-ác-tơ ra vùng tây bắc Kon Tum. Ngày 2-11, quân Mỹ lên Đắc Tô, thiết lập hai trận địa pháo ở Plây Cần và Đắc Mót. Trung đoàn 320 của ta được lệnh gấp rút chiếm Ngọc Dơ Lang. Khi tiểu đoàn 6 vừa hành quân tới Ngọc Dơ Lang thì một tiểu đoàn bộ binh Mỹ cũng đến Ngọc Rinh Rua. Địch ra quân sớm hơn dự kiến. Giữa ta và địch cũng tranh chấp muốn chiếm điểm cao, nên tình huống chiến đấu diễn ra rất ác liệt. Tình hình đó thúc đẩy đội hình chiến dịch của ta phải nhanh chóng chiếm lĩnh và khẩn trương hoàn tất mọi công tác chuẩn bị. Chiều ngày 3-11-1967, Mỹ dùng máy bay lên thẳng đổ một tiểu đoàn bộ binh xuống khu đồi tranh phía đông dãy Ngọc Bờ Biêng khoảng 500m và tiến lên trận địa chốt của đại đội 11, tiểu đoàn 6. Bộ đội ta đang đào công sự phải bước vào chiến đấu. 15 giờ 30 phút ngày 3-11-1967, trên mỏm đồi yên ngựa dãy Ngọc Bờ Biêng, tiểu đội 7, đại đội 11, mở màn chiến dịch Đắc Tô bằng trận đánh quyết liệt với hai đại đội Mỹ trước chiến hào đơn vị. Các chiến sĩ nhảy lên chiến hào thu hai súng ga-răng,  một M79. Đây là những khẩu súng chiến lợi phẩm đầu tiên của chiến dịch. Sáng ngày 4-11-1967, địch ném bom đào, bom xăng và chất độc hóa học ngay từ sáng sớm đến 8 giờ, nhiều đoạn chiến hào của ta bị san phẳng. Quân Mỹ bắt đầu tiến công lên chốt, mỗi lần tiến công, chúng đều bị đánh bật trở lại, bom đạn lại giội xuống. Suốt ngày quân Mỹ đã tổ chức 8 đợt tiến công để chiếm chốt, ta có một số chiến sĩ bị thương vong, nhưng cuối cùng các chiến sĩ tiểu đội 7 đã anh dũng, bình tĩnh đánh lui được địch, diệt 120 tên, thu nhiều súng, giữ vững trận địa.
  8. rongcoithit

    rongcoithit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2006
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    0
    Ngày 5-11-1967,  một đại đội bộ binh Mỹ bất ngờ ập đến trận địa chốt thứ 2 của đại đội 11 ở Ngọc Tang. Thế là địch và ta dùng lưỡi lê, báng súng, lựu đạn đánh giáp lá cà. Ta đã tiêu diệt được 70 tên Mỹ. Cùng với những trận đánh của bộ binh, đại đội pháo binh 1 đã dùng 2 khẩu sơn pháo 75mm bắn phá Đắc Tô. Trung đội ĐKZ ở Ngọc Tang cùng lúc vừa chặn địch tràn xuống, vừa bắn vào sân bay đã gây thiệt hại cho địch. Trung đoàn 320 và trung đoàn 66 chặn đánh quân địch ở điểm cao 724, 823 và pháo kích vào Ngọc Rinh Rua, diệt hơn 300 tên, tiêu diệt và tiêu hao 3 đại đội Mỹ, bắn rơi 2 trực thăng. Như vậy, từ ngày 3 đến 10-11-1967, các phân đội nhỏ của ta kiên cường chống giữ các điểm cao, chốt chiến dịch được giữ vững, một số trận chiến đấu đã diễn ra.
    Lữ đoàn dù 173 Mỹ sau khi lần lượt đổ quân xuống cao điểm 823, 845, 882 trên dãy Ngọc Cam Liệt, bắt đầu tiến công vào sườn phải sư đoàn bộ binh 1 của ta, để tiến lên chiếm cao điểm 875. Ta liền tập trung từng trung đoàn đánh tiêu diệt trên khu quyết chiến Ngọc Cam Liệt và Ngọc Dơ Lang. Trong ngày 11-11, đã diễn ra hai trận tác chiến của hai trung đoàn do sư đoàn trực tiếp chỉ huy, hình thành trận vận động tiến công xuất sắc ở khu vực điểm cao 823, diệt gọn 4 đại đội dù thuộc lữ đoàn dù 173 và sư đoàn 1, sư đoàn bộ binh 4 Mỹ, giết và làm bị thương hơn 400 tên, trong đó lữ đoàn dù 4 bị diệt gọn. Đây là trận then chốt đầu tiên của chiến dịch. Đây cũng là trận đánh hết sức bất ngờ với địch, làm cho địch không thực hiện được ý đồ chia cắt chiến dịch với ta. Và đúng như phán đoán của ta, Mỹ đã đổ quân xuống khu vực Plây Cần và Ngọc Cam Liệt, với ý định chia cắt đội hình của ta và chúng sẽ hợp vây chiến dịch ở khu vực cao điểm 875.
    Diễn biến những ngày đầu chiến dịch chứng minh những phán đoán và dự kiến của ta là đúng. Ta đã nhử được lữ đoàn dù 173 và sư đoàn 4 Mỹ vào bẫy Đắc Tô. Song lần này địch ra quân dè dặt, nên các đơn vị của ta chỉ đánh bại từng mũi và nhử chúng từng bước, không đánh được những trận tiêu diệt lớn hơn. Trước tình thế lữ đoàn dù 173 và sư đoàn 4 Mỹ bị đánh đau. Bộ chỉ huy Mỹ buộc phải tung lực lượng dự bị gồm: hai tiểu đoàn thuộc sư đoàn không vận số 1 và chiến đoàn dù 3 ngụy sớm vào vòng chiến. Không quân Mỹ phải dùng mỗi ngày tới 700 lần chiếc máy bay B.52 và máy bay phản lực ném bom xuống Đắc Tô. Song với quyết tâm chiến đấu cao, bộ đội ta vừa quyết giữ trận địa đến cùng, vừa kết hợp xuất kích ngắn tiến công để diệt địch. Tiểu đoàn 6 Tây Ninh trên dãy Ngọc Bờ Biêng đã đánh thiệt hại nặng tiểu đoàn 3 thuộc lữ đoàn 1 Mỹ, diệt 300 tên. Địch ta xen kẽ, anh em đã bám những công sự, những đoạn hào còn lại, dùng lựu đạn, lưỡi lê, báng súng đánh giáp lá cà với địch.
    Trên hướng đường 18 và đông bắc Đắc Tô, các chiến sĩ của trung đoàn 24 chủ lực tại chỗ cùng công binh và bộ đội địa phương Kon Tum đã tiến công vào quận lỵ Đắc Tô, thị trấn Tân Cảnh, chặn đánh đoàn xe vận tải chở quân ứng cứu của địch, buộc chúng phải phân tán đối phó cả ở phía sau. Nổi bật nhất là trận đánh của trung đoàn 24 ở Ngọc Xia (14-11), Tân Cảnh (16-11), cao điểm 1030, 1423 và Ngọc Van (17, 19-11) đánh thiệt hại nặng hai tiểu đoàn địch, phá hủy nhiều xe quân sự. Bị đánh cả phía trước và phía sau, thế trận hành quân của địch hầu như bị rối loạn. Sau những cố gắng tiến công chia cắt đội hình chiến dịch của ta ở khu vực Ngọc Cam Liệt và Ngọc Dơ Lang không thành công, Bộ chỉ huy Mỹ buộc phải tìm cách chiếm cho được cao điểm 875 làm bàn đạp khống chế, thực hiện đòn đánh vu hồi vào sau lưng đội hình chiến dịch của ta.
    Ngày 17-11, hai tiểu đoàn 1 và 2 thuộc lữ đoàn  dù 173 bắt đầu tiến công để chiếm cao điểm 875. Khi quân Mỹ chưa đến 875 đã bị trung đoàn 66 chặn đánh, diệt từng bộ phận; tiểu đoàn dù 2 Mỹ tiếp tục tiến lên 875. Nhưng tại đây, đại đội 7 thuộc trung đoàn 174 của ta đã bí mật xây dựng cao điểm thành điểm chốt kiên cố. Khi quân Mỹ tiến lên, các chiến sĩ đại đội 7 nổ súng chặn đứng được đội hình chúng trước chiến hào, một bộ phận xuất kích đánh tạt sườn đã tiêu diệt một số địch. Không chiếm được cao điểm, địch lại cho từng tốp B52 và phản lực liên tiếp giội bom gần như san phẳng ngọn đồi, rồi lại thúc quân tiến lên, nhưng đều bị các chiến sĩ đại đội 7 dũng cảm đánh bật xuống. Nằm trước chiến hào của ta, quân Mỹ bắn xối xả như đổ đạn, lựu đạn Mỹ ném vào chiến hào, chiến sĩ ta nhặt ném trả lại. Có tổ 3 người đã lập công xuất sắc diệt 102 tên Mỹ. Ngày 19-11, trong lúc địch đang bị kìm chặt ở khu vực 875, ta hạ quyết tâm dùng trung đoàn 174 từ các hướng đã chuẩn bị sẵn, thực hành trận vận động tiến công tiêu diệt hoàn toàn tiểu đoàn dù 2 của Mỹ. Xác Mỹ nằm la liệt trên trận địa. Một số tên sống sót cụm lại dưới chân cao điểm đều bị pháo binh ta bắn diệt. Ngày 20, bộ đội ta diệt thêm một số, bắn rơi 12 máy bay lên thẳng khi chúng đến lấy xác đồng bọn. Đến ngày 27-11, tại cao điểm 875 lại diệt gọn một đại đội dù  Mỹ, kết thúc chiến dịch Đắc Tô.  Bộ chỉ huy Mỹ phải cho máy bay ồ ạt lên ném bom xăng trong một phạm vi rộng, để tiêu hủy xác chết và xóa dấu vết bại trận.
    Như vậy, chiến dịch Đắc Tô kéo dài 27 ngày đêm liên tục. Lực lượng vũ trang Tây Nguyên đã cùng đồng bào các dân tộc vượt qua muôn vàn khó khăn, ác liệt và đã giành thắng lợi vẻ vang. Trong đó, ta đã sáng tạo được ra nhiều cách đánh hay đạt hiệu suất chiến đấu cao.
     
    QĐND, ngày 2/12/04
  9. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Trận Đắc Tô này mang dấu ấn của bác Nguyễn Hữu An.
  10. saruman

    saruman Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    1.684
    Đã được thích:
    140
    Vậy sao ở wikipedia nó lại bảo Mĩ thắng nhỉ?Quân ta chết tới hơn 1400,Mĩ chết có 289,bị thương 985.

Chia sẻ trang này