1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn về Tu luyện chân chính

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi cyberkey, 25/04/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. cyberkey

    cyberkey Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/11/2007
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Bàn về Tu luyện chân chính

    Xin chào các bạn,

    Tôi thấy trên diễn đàn của mình có rất nhiều môn phái và cũng có rất nhiều bạn quan tâm đến các môn tập luyện và tu luyện như Nhân Điện, Yoga, Thiền, Tĩnh Khí Công, .v.v.

    Tôi viết bài này với mong muốn xây dựng ý nghĩa chân chính của hai chữ Tu Luyện và rất mong nhận được sự góp ý của các bạn và hy vọng rằng những điều chúng ta trao đổi sẽ mang lại lợi ích cho các bạn khác khi hiểu được điều này.

    Tôi nhận thấy vài chục năm gần đây, ở VN nước ta nói riêng, các vấn đề liên quan đến tập luyện, rèn luyện thân thể và tâm tính bắt đầu được quần chúng quan tâm nhiều hơn, môn phái cũng rất đa dạng, tôn giáo như Phật giáo cũng được Chính Phủ chú trọng phát triển nhiều, lành mạnh.

    Tuy nhiên trong giới tu luyện cũng xuất hiện nhiều tình huống, nhiều vấn đề phức tạp làm cho con người bây giờ phần đông nhận thức không rõ ràng về hai chữ Tu Luyện chân chính.

    Phần nhiều các bạn có ý muốn tốt cho sức khoẻ nên tìm đến các lớp học Yoga, Tĩnh Khí Công, Các môn động công. Cũng có nhiều bạn nghe nói về các Hiện tượng kỳ lạ như Khai mở luân xa, Thiện mục, các công năng đặc dị, thần thông liền lấy làm rất thích thú và rất quan tâm, tìm đến các môn như Nhân Điện, Khí Công để học. Có rất nhiều người cũng đã có được một số khả năng đặc biệt như giao tiếp được với "người cõi âm", "áp vong", .v.v. Ví dụ như cô Phan Thị Bích Hằng, cô Phương ở Thanh Hoá, và rất nhiều vị khác mà tôi không kể tên đến.

    Nói chung mục đích của chúng ta tìm đến các môn tập luyện và tu luyện là rất khác nhau, mỗi người có thể vì một điều gì đó mà mình muốn đạt được và có được trong khi tu tập. Nếu là các bạn tập luyện thì tôi xin không bàn đến, nhưng nếu bạn nào đọc đến đây và xem rằng mình là người tu luyện theo một môn phái náo đó, vậy cho tôi xin hỏi các bạn một câu hỏi:

    Các bạn Tu cái gì và Luyện cái gì? Đích đến của các bạn là gì? Con đường các bạn đi ra sao? Ai sẽ dẫn dắt các bạn?

    Nếu các bạn trả lời là tôi "Tu luyện vì sức khoẻ, vì để tinh thần sảng khoái, thư giãn" thì đó là tốt thôi, vì đương nhiên các môn tu luyện chân chính sẽ làm được điều này. Tuy nhiên đó là biểu hiện hết sức bề mặt mà không thể xem đó là ý nghĩa chân chính của các môn tu luyện hướng tới.

    Hiện tại cái nhu cầu về sức khoẻ, trị bệnh là một nhu cầu rất lớn trong quần chúng, có rất nhiều các thầy mở lớp đề giúp các bạn đạt được điều này và đó là hầu như tất cả là để làm như vậy. Vì quy luật của xã hội là có cầu thì có cung mà!

    Có một sự thật phải khăng định là rất nhiều bạn tìm đến các môn phái khác nhau với một mục đích thế này: để có được thần thông, làm được điều mà người khác không làm được. Ví dụ như nhìn thấy tương lai, quá khứ, nhìn thấy sinh mệnh ở không gian khác, không làm gì mà có thể điều khiển được các sự vật xung quanh mình, khinh công, và rất nhiều quyền năng khác mà tôi không muốn nhắc đến. Các bạn này đã xem đó như là ý nghĩa của việc Tu Luyện!

    Tôi xin nói là đó mới thực sự chỉ là biểu hiện của người tu luyện chân chính chứ không phải là ý nghĩa của người tu luyện là những khả năng đó. Vậy mà đã rất nhiều người đã xem đây là mục đích.

    Ở đây tôi không nói đến vấn đề luyện thế nào, vì mỗi môn có một phương pháp khác nhau ở các cảnh giới khác nhau. Ví dụ Khí Công có tầng luyện khí và xem khí như một phương tiện chủ đạo để đạt được các mục đích như khai thông kinh mạch, huyệt đạo, ... Yoga cung có pruna, luyện khai mở các luân xa, ..v.v. Là người tu luyện, chúng ta không thể lấy mục đích của Luyện để xem đó là mục đích của Tu được. Có rất nhiều bạn đã xem rằng: mục đích của tôi là tu luyện để khai mở được luân xa số 6, dẫn dắt Hoả xà, đạt luyện khí đến Tịnh tức hoặc luyện Tử Kim Hoàng, .v.v. Có những môn Pháp không có luyện thần thông mà chỉ có Tu, ví dụ như Thiền Tông và các Pháp môn trong Phật Giáo. Bởi vì sao lại có những môn không luyện mà chỉ có Tu? Bởi vì những vị cao nhân sau khi đắc Đạo hiểu một điều rằng, chữ Tu ấy còn bằng cả vạn lần chữ Luyện!

    Vậy chữ Tu trong Tu Luyện ở đây được hiểu thế nào cho chân chính? Các bạn đã từng hỏi thầy của mình là: Thưa thầy, môn của chúng ta Tu gì và Luyện như thế nào chưa? Nếu ông thầy của bạn mà không trả lời được cho rõ ràng thì tôi xin nói là bạn nên tìm đến một minh sư chân chính hơn! Nếu bạn đã thực sự đặt được câu hỏi này cho thầy của bạn, nếu là minh sư, người sẽ rất xem trọng các bạn và dẫn dắt các bạn. "Tu Luyện là phải Thuyết về Pháp, phải giảng về Đạo". Bởi vì sao? vì con ngưòi ta về phương diện vật chất - tình thần cũng đều là biểu hiện của sự biến hoá của Đạo, của Pháp. Đối với các môn tu luyện chân chính, vị Sư Phụ cần phải giảng cho các đệ tử điều này, tuy nhiên tuỳ vào căn cơ, ngộ tính của họ mà có thể Ngộ đến một cảnh giới nhất định rồi mới có thể luyện đến đó.

    Trong quá khứ, các Pháp môn tu luyện của Đạo gia đều giảng về Đạo và tuyển chọn đồ đệ rất kỹ lưỡng, trong rất nhiều người đến học, họ chọn lấy 3 người, và trong 3 người đó chỉ chọn lấy 1 người để truyền lại những điều chân chính! Vì sao lại như vậy? Vì người được chọn phải có tâm tính rất tốt, căn cơ cũng phải tốt thì mới có thể nói đến tu luyện chân chính được!

    Chữ Tu ở đây trong các môn tu luyện chân chính cần phải được hiểu là Tu Tâm! ở tầng người thường mà nói thì tu tâm là một quá trình vứt bỏ nhân tâm, vứt bỏ các loại ham muốn, dục vọng nơi người thường. Nói thì đơn giản như vậy nhưng đạt đến cảnh giới đó thì cần một quá trình tu - luyện bổ trợ cho nhau rất nhiều và rất gian khổ!

    Vị dụ như trong Phật giáo, Yoga vô thượng, người tu luyện phải ăn chay, giữ giới, tịnh hoá bản thể thì Tâm mới Định lại được, mới có thể ngộ được những điều cao hơn, Khi tâm tính đề cao thì có thể giữ được năng lượng lớn hơn. Bởi vì sao? bởi vì năng lượng của vũ trụ tại các tầng khác nhau cũng có những đặc tính nhật định, nếu tâm tính của người tu luyện không đủ cao để giữ được năng lượng đó, không phù hợp với đặc tính của nó thì ai cấp cho bạn năng lượng này bạn cũng không thể giữ lại được. Chỉ đơn giản là tâm tính của bạn không đủ!

    Nói đến đây các bạn cũng hiểu được phần nào ý nghĩa của chữ Tu trong Tu Luyện, nó là tu tâm, hoàn toàn là tu tâm tính. Vậy nên các bạn, những ai muốn tìm đến những điều chân chính thì cần coi trọng chữ Tu hơn chữ Luyện, chứ đừng chỉ biết luyện mà không tu! Tất nhiên khi tu luyện đến cảnh giới cao sẽ có những biểu hiện khác nhau, các bạn cũng không được xem những biểu hiện này là mục đích của tu luyện, đó đã là lầm đường lạc lối rồi.

    Các bạn ngồi đây, hẳn cũng có người hỏi vậy ý nghĩa của Tu là gì? Tại sao người ta phải Tu? Mỗi Pháp môn khác nhau đều lý giải điều này theo một cách riêng, nhưng chung quy lại là sự giải thoát thực sự! Còn giải thoát đến cảnh giới nào còn tuỳ thuộc môn Pháp, còn tuỳ thuộc căn cơ, ngộ tính và duyên của người tu luyện.

    Tôi chỉ xin lạm bàn đến đây và với mong muốn để các bạn cùng thảo luận về Tu Luyện chân chính. Hy vọng những điều này có thể giúp ích cho các bạn trên con đuờng giải thoát thực sự. Những điều tôi vừa trao đổi chỉ là hiểu biết của tôi ở tại tầng của tôi và trong bối cảnh muốn làm sáng tỏ điều này, chỉ mang tính chất tham khảo.

    Chào thân ái

    vtrung.

    Phật Pháp Vô Biên http://phapluan.org

    Được cyberkey sửa chữa / chuyển vào 16:47 ngày 25/04/2008
  2. tieusumui90

    tieusumui90 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/08/2007
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    0
    Bài vít này thực sự rất bổ ích cho mọi người. Thế nhưng nếu nói tu để giải thoái thì lại có sự '''' Muốn '''' ở trong đó. Cũng chỉ khác nhau là sự muốn này cao hơn thôi. Thực chất vẫn là mặt nạ của cái '''' Ngã '''' . Đấy là suy nghĩ chủ quan của tớ !!
  3. hml1810

    hml1810 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    Đọc xong mỏi cả mắt ,cảm giác mơ hồ !!!
  4. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Nếu như em nói thì "Tu" nó chỉ như một cái cầu thang; đi lên xong rồi vứt đi; nó ko phải là đích đến. Vả lại cái muốn này còn tốt hơn những cái muốn khác xét trên bình diện tương đối; nếu không phải quá khắt khe thì vẫn có thể chấp nhận đc
    Nếu Đức Thích Ca ngày xưa không muốn tạo cái thang này; không muốn xây cái cầu này cho mọi người use thì có lẽ Ngài đã mãi mãi là một vị Bích Chi Phật chứ không thuyết giảng mà ko thuyết giảng như đã "thấy"
    P/s :Phủ định những điều đã gõ!
    (Mà ai vote 5 sao thì phải nói chứ; cứ vote lia lịa bố ai biết là ai khen ai chê; ta cũng tự vote cho mình lun :)) )
  5. Nhimxu1982

    Nhimxu1982 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/12/2006
    Bài viết:
    770
    Đã được thích:
    2
    Chỉ cần đọc nửa bài đã biết bạn là đệ tử của sư phụ Lý Hồng Chí
  6. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Thực tình bài viết có nhiều điểm rất hay, rất có tâm, nhưng hơi lan man và thiếu tập trung.
    Những cái bôi vàng ở trên là quan điểm riêng của người viết, nhưng nếu coi đó là chân lý và mọi người đều phải hiểu như vậy thì ko nên.
    Tôi ko muốn dùng lý luận để bắt bẻ vì lý luận lòng vòng cuối cùng cũng chẳng dẫn đến đâu, và nhất là ko có tác giả bài viết ở đây. (Từ xưa đến nay, các đại sư nổi tiếng đa phần là nhờ diễn thuyết giỏi, chứ chưa chắc đã chứng được chân lý)
    Một vấn đề nữa, bạn cyberkey nên bổ xung thêm rằng bài viết này được copy từ bên TGVH sang, chứ cứ thế này mọi người dễ hiểu nhầm. Thực tình nhiều lúc tôi thấy lo cho các bạn.
  7. MM_Ngoc

    MM_Ngoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/03/2006
    Bài viết:
    2.479
    Đã được thích:
    0
    Từ xưa đến nay, các đại sư nổi tiếng đa phần là nhờ diễn thuyết giỏi, chứ chưa chắc đã chứng được chân lý , Câu này đúng ghê nơi . Còn nữa nè việc tu luyện để NHẬN BIẾT được chính bản thân mình đó mới là quan trọng sau đó mới có thể XẢ BỎ được tất cả để mà NGỘ VÀ GIÁC
  8. Nhimxu1982

    Nhimxu1982 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/12/2006
    Bài viết:
    770
    Đã được thích:
    2
    Ko đồng ý với quan điểm này. Tu luyện bước đầu phải thành tâm, tin tưởng sau đó mới tự giác ngộ được. Nếu như điều bạn nói thì ngay tự đầu đã thiếu sự thành tâm, tin tưởng chỉ đắm say trong đạo lý thì Đạo khó thành
  9. cyberkey

    cyberkey Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/11/2007
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Xin chào các bạn,
    Cảm ơn các bạn đã quan tâm đến vấn đề mà tôi nêu ra. Trước tiên để tránh hiểu lầm, tôi xin nói là ID này trên diễn đàn là tôi mượn một người bạn để có thể post được bài vì chức năng đăng ký đã ngưng hoạt động. Về các bài viết của tôi, tôi sẽ có trách nghiệm trả lời cho rõ ràng về những gì các bạn đặt câu hỏi, bằng cách này hay cách khác.
    Tôi biết vần đề này nêu ra có thể sẽ rất "động chạm" và có thể phát sinh tranh cãi. Tuy nhiên tôi hy vọng các bạn luôn giữ vững tâm lý từ bi, hoà ái, thanh tịnh, khách quan đề bàn về chủ đề này với mong muốn gây dựng những điều chân chính cho chung ta. Vậy nên xin các bạn không reply về những gì liên quan đến thái độ của người đọc bởi vì sự việc này không thể mang nhân tâm ra để đối đãi. Tất nhiên những gì tôi bàn luận tại đây có kèm theo lực lượng chân chính.
    Cảm ơn bạn. Trong mỗi môn Pháp đều có nhìn nhận riêng về vấn đề này tại các tầng khác nhau. Tất nhiên tu luyện là hướng đến sự giải thoát thực sự và đó là một quá trình. Tuy nhiên để đạt được điều này thì ở một cảnh giới nào đó cần phải vứt bỏ hoàn toàn các tâm, trong đó có cả tâm chấp vào mục đích của tu luyện, chấp vào Pháp.
    Cảm ơn bạn, bài viết có lẽ hơi dài đối với bạn bởi vì tôi cần viết cho phạm vị nhiều người đọc. Tôi mong muốn cùng các bạn xây dựng điều này nên rất muốn được nghe ý kiến của bạn thế nào về Tu Luyện chân chính.
    Về việc chứng Ngộ, tôi xin không bàn đến vì trong các môn Pháp khác nhau Ngộ được giảng cũng có thể khác nhau. Lục Tộ Huệ Năng của Thiền Tông giảng Đốn Ngộ, Thần Tú ở Bắc Phái giảng Tiệm Ngộ..v.v.. Nếu chúng ta xem việc phải nghe được lời của người đã Khai Ngộ đến cảnh giới nào đó rồi thì mới tin tưởng thì tôi xin có ý kiến là cần phải xem xét lại. Tại sao Thần - Đạo - Phật lại không hiển hiện ra dưới con mắt người thường cho mọi người thấy để mọi người cùng tin và cùng tu luyện? Bởi vì có đạo lý sâu xa trong đó. Con người phải ở trong mê mà Ngộ, rất có thể dưới sự an bài của các Ngài, lời nói của một người ăn xin cũng khiến chúng ta phải động tâm vì lời của các Ngài là có kèm Phật tính!
    Cảm ơn bạn, Thành tâm và tin tưởng là biểu hiện của Phật tính, điều này rất trân quý! Người tu luyện chân chính chúng ta ai cũng cần phải có điều này. "Phật tính nhất xuất, chấn động thập phương thế giới". Về việc đắm say trong đạo lý ý bạn nói là về Huệ Ngộ hoặc là Ngộ về lý tính thì cũng giống như người ta nhìn thấy con đường đi nhưng không chịu bước đi vậy. Tu luyện chân chính cần có Chính niệm - Chính hành.
  10. Nhimxu1982

    Nhimxu1982 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/12/2006
    Bài viết:
    770
    Đã được thích:
    2
    Cho mình hỏi theo bạn tại các tầng khác nhau thì sẽ có nhận thức về pháp khác nhau tức là ko có pháp duy nhất, ko có nhận thức về pháp duy nhất, ko có khẳng định tuyệt đối vậy bài viết của bạn là pháp tại tầng nào, liệu có pháp nào cao hơn hay ko???
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này