1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bàn về Tu luyện chân chính

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi cyberkey, 25/04/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cyberkey

    cyberkey Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/11/2007
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn đã trả lời, trong Phật giáo có chép lại rằng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có giảng rằng tu Phật có 84000 Pháp môn, nhưng trong Phật giáo chỉ có Thiền tông, Tịnh Độ, Thiên Thai, Hoa Nghiêm, Mật tông, v.v khoảng hơn chục pháp môn, không thể bao quát hết Phật Pháp được. Trong dân gian vẫn còn lưu truyền các môn tu luyện thuộc Phật gia và Đạo gia chân chính, được đơn truyền qua các thời đại trong lịch sử, tất nhiên người hữu duyên mới đắc được. Pháp Luân Đại Pháp cũng là một trong những môn Pháp có thể tu Phật. Trong chủ đề này tôi xin không bàn cụ thể hoặc chi tiết vào bất kể Pháp môn nào vì như vậy nhất định sẽ phát sinh tranh luận.
    Theo như bạn luận: "tầng khác nhau thì sẽ có nhận thức về pháp khác nhau tức là ko có pháp duy nhất". Không thể suy luận như vậy được. Người tu luyện khi theo Pháp môn nào thì tại tầng đó chỉ có thể nhận thức được biểu hiện của Pháp tại tầng đó nhưng vẫn tu trong Pháp môn này. Ví dụ khi tu lên tầng cao hơn, nếu ai khai mở thiên mục sẽ thấy những cảnh tượng tại tầng của mình (biểu hiện của Pháp tại tầng của mình), có người thấy các vật là mầu đỏ nhưng tại tầng cao hơn lại thấy là mầu tím, cao hơn nữa thì lại thấy khác, hình thái biểu hiện cũng khác nhau, .v.v.
    Lời tôi nói ra mang tính trao đổi với các bạn và xoay quanh chủ đề này, chỉ có tính chất tham khảo, vậy nên không nên đưa các vấn đề cao hay thấp vào đây, nếu bạn có suy nghĩ riêng về vần đề này, rất mong bạn cùng chia sẻ và chúng ta cùng làm sáng tỏ.
    Được cyberkey sửa chữa / chuyển vào 13:55 ngày 26/04/2008
  2. rarach24

    rarach24 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/03/2008
    Bài viết:
    1.104
    Đã được thích:
    1

    nhưng theo như mình hiểu
    ngay đến niềm tin, tin vào con đường tu luyện , tin vào thầy của mình, tin vào phật, hay niềm tin rành cho một điều gì đó trong mỗi ng cũng là không giống nhau
    1 ng bình thường, cần "2 lạng gạo" để tin
    1 ng có đầu óc hơn thì cần 3 lạng
    1 ng tinh tế, sâu sắc, biết hoài nghi có khi lại cần đến vài Kg chẳng hạn
    __________________
    đó mới chỉ là các cấp độ trong tư duy của một con ng
    rồi trong cấp độ "ngộ" có lẽ còn ric rắc nhiều khác
    ko biết bạn có nghiêm túc thật không. nhưng mình thấy bài viết của bạn rất nghiêm túc .
    bạn nói tu bằng vạn lần luyện ?!
    còn theo mình hiểu
    luyện là cách kiếm tiền
    tu là cách tiết kiệm tiền
    mình hiểu dưa muối như vậy ko biết có đúng ko !?
  3. cyberkey

    cyberkey Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/11/2007
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn đã trả lời, về bài viết của bạn tôi xin có ý kiến như sau:
    1. Về vấn đề tin hay không tin hoặc tin đến đâu, trong rất nhiều Pháp môn tu luyện chân chính đều nhìn nhận đây là vấn đề Ngộ tính. Có rất nhiều người nói rằng "phải tai nghe mắt thấy tôi mới tin" hoặc có những vị nhìn thấy rành rành nhưng vẫn mở miệng ra nói "Tôi không tin"! Những người như vậy trong giới tu luyện xếp vào dạng Ngộ tính thấp. Người loại này nghiệp lực nhiều nên ảnh hưởng đến ngộ tính. Đúng là bàn đến Ngộ thì trong tu luyện chân chính mà nói thì cảm giác của con người cũng không là gì cả, không thể căn cứ vào các cảm giác ấy để xác định là mình Ngộ thế nào.
    2. Nói về vấn đề hoài nghi, ở đây bạn nào đã tu luyện lên cao tầng sẽ chứng ngộ được rằng "Hoài nghi" cũng là một sinh mệnh có thể khống chế sinh mệnh con người vậy nên người hoài nghi cũng sẽ gặp phải vô vàn khó khăn khi tìm đến chân lý. Tất nhiên còn rất nhiều sinh mệnh khác nữa chi phối con người và tôi không muốn bàn chi tiết.
    3. Bạn có quan điểm "luyện là cách kiếm tiền" và "tu là cách tiết kiệm tiền", đó là quan điểm ở một góc độ nào đó và trong một hoàn cảnh nào đó ngoài xã hội. Thực tế mà nói, bây giờ có rất nhiều vị xem việc tu luyện có liên quan mật thiết với tiền bạc và các lợi ích khác trong cuộc sống. Có rất nhiều vị xem việc mở lớp học tu luyện để kiếm tiền là mục đích (tất nhiên luyện tập khỏe người thôi thì tôi không muốn bàn), nếu vậy thì các vị này xin chấn chỉnh lại cho là các vị mở lớp để hướng dẫn người ta khỏe người, giống như thể dục vậy. Còn tu luyện chân chính vốn đã là điều siêu thường với người thường, không thể so sanh với bất thứ cái gì của người thường được. Cái mà người tu luyện chân chính có, người thường muốn cũng chả được.
  4. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Không thể "tin" ngay được. Tin vào một cái gì đó thì sẽ chấp trước vào nó, và sẽ khó mà thoát ra được.
    Chỉ có sự chứng đắc thật sự mới đem lại cho ta cái "biết" thực sự.
    Nếu Phật tổ tin vào thầy của mình, Người đã không thể chứng đắc thành Phật.
  5. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Cái thấy khi khai mở Thiên mục thì tới 99,99% là ảo giác. Có thể là ảo giác do nội sinh (thông tin có sẵn trong ta, phản ánh những hiểu biết của ta, mong muốn của ta...), hoặc do ngoại nhập (thông tin từ môi trường bên ngoài).
    Bởi vì cái thấy đó là sự tiếp nhận tín hiệu thông tin của não bộ, các thông tin đó vốn vô cùng đa tạp, chỉ một thoáng mất Định tâm, xao lãng tâm là thông tin đó đã bị ảnh hưởng, biến đổi, méo mó.
    Tất cả những người đã khai mở thiên mục mà ko đạt được đại định thì đều nhận được ảo giác cả. Chỉ có đạt được Đại định thì mới có được cái biết thực sự (Lậu tận minh).
  6. kundalini2

    kundalini2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2006
    Bài viết:
    1.519
    Đã được thích:
    1
    Nhiều khi hoài nghi 1 thời gian rồi tin sái cổ!=)) Tâm lí của mọi người là thế, lúc hoài nghi thì gì cũng hoài nghi, lúc tin rồi thì gì cũng tin...
    Một niềm tin không nghi ngờ là 1 niềm tin chết...
    Đa phần chúng ta đang giữ một vài niềm tin chết trong mình.
  7. rarach24

    rarach24 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/03/2008
    Bài viết:
    1.104
    Đã được thích:
    1
    1. chứng đắc
    cho tớ hỏi về khái niệm này
    theo tớ hiểu nôm na đó có phải là trải nghiệm cái sự đúng của nó
    ta biết nó là đúng, và thực hành đc cái đúng, lấy đc "cảm giác " về cái đúng đó ?!
    2. con ng không ngừng tác động lên nhau, chuyền niềm tin lên nhau, ảnh hưởng nhau, từ những ng bên cạnh
    như trong một cốc nước trước mặt tôi đây. mỗi ng là một phân tử trong đó
    đc các phân tử khác tác động, nâng đỡ, đè nén. chính nhờ các phân tử khác mà ta giữ đc bản than ta ở một giá trị nhất định , và không ngừng bị các phần tử khác tác động
    3. thương hiệu niềm tin
    vẫn 1 câu nói này, thế nhưng nó đc phát ra từ những con ng với những vị thế không giống nhau, thì góc nhìn, lát cắt đó có dung lượng ko giống nhau, màu sắc, trọng lượng cũng vì thế mà khác nhau.
    nó cũng phân tầng
    ah,. cái thằng đó nó học về CNTT đấy, nên nó nói về CNTT thì hẳn là phải có căn cớ
    còn thằng đó nói về kiến trúc, nhạc họa thì còn phải xem thế nào đa~
    còn ông kia là thầy tâm linh đấy, những gì lão nói về tâm linh ắt hẳn phải qua quá trình trải nghiệm
    còn bà kia, bà ta là nhà triết học, trong những lời nói của bà ấy hẳn rất sâu xa, ko biết liệu mình hiểu dc bao tầng nghĩa trong lời nói của bà.
    chính vì thế ng ta thường chấp nhận ng nói trước rồi mới chấp nhận lời nói
    __________
    ng ta có thể chuyền cho nhau lí thuyết bài vở nhưng ko thể dạy cho nhau trải nghiệm thực tế cho chính ng đó đc
    nhưng theo những gì mình hiểu, biết về những ai đó học khí công, học thiền hay đại loại như vậy
    cái chứng nghiệm của họ
    là sự chuyền niềm tin, chuyền cả chứng nghiệm từ ng thầy sang trò
    ng thầy càng " mạnh" khả năng chuyền "chứng nghiệm" đó sang trò càng cao ?!
    4.cảm nhận vô hình
    có những ng, ng ta nói rất hay, rất có lý >>> thuyết phục đc ta cái này chưa đúng , cái kia mới là nên làm
    và thậm chí trong lòng ta nhiều khi biết chắc chắn thế này là sai trái, làm việc kia là việc cần làm
    nhưng
    ta vẫn không làm , ko " buộc" ta đc vào cột cây niềm tin đúg sai đó
    hay nói theo cách khác : chưa chứng đắc niềm tin
    cũng có những ng , ng ta chẳng nói cũng chẳng dạy mình điều gì. nhưng khi ở bên họ , không khí bao quanh họ , cách sống của họ, trải nghiệm của họ lại lan vào ta rất nhanh
    như những kẻ chết đuối, vớ đc cọc rồi thì trở nên " yêu vô cùng chiếc cọc kia ơi" từ cái sự cứu thoát chết đó họ lại chuyển sang tôn sùng, tin __cực kì tin cái cọc
    trong khi
    nếu như ngày đó ko phải cái cọc, mà là 1 cái cọc khác, khúc gỗ khác, hay là một con thuyền thì ...........
    như vậy có phải rằng .
    ta ơi ! cẩn thận chiếc cọc
  8. hml1810

    hml1810 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
  9. cyberkey

    cyberkey Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/11/2007
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn đã trả lời, trước tiên tôi xin nhắc lại rằng tôi không muốn đi sâu vào bất kể một Pháp môn nào cả. Trong câu trả lời của tôi về vấn đề Pháp vô định Pháp chỉ nêu ra một ví dụ về Thiên mục. Tất nhiên đối với Thiên mục, trong rất nhiều môn Pháp không giảng rõ điều này.
    "Phật gia giảng ngũ thông: nhục nhãn thông, thiên nhãn thông, huệ nhãn thông, Pháp nhãn thông, Phật nhãn thông. Đó là năm tầng lớn của thiên mục; mỗi một tầng lại phân thành thượng, trung, hạ. Đạo gia giảng chín lần chín là tám mươi mốt tầng Pháp nhãn."
    Tất nhiên cảnh tượng nhìn thấy tại mỗi tầng là biểu hiện của Pháp tại tầng đó, vậy nên nếu người tu luyện chấp vào cảnh giới nào (tin vào những gì tại tầng đó) thì sẽ hạn cuộc trong cảnh giới đó. Phật gia giảng hầu hết những điều nhìn thấy được trong quá trình tu luyện là Huyễn tượng để người ta không bị hạn cuộc vào tầng đó.
    Cách giải thích của bạn mới chỉ đứng ở góc độ người thường để giải thích những điều siêu thường và theo chứng Ngộ và Pháp môn của bạn. Nếu bạn có hứng thú về vấn đề thiên mục, tìm hiểu sâu sắc hơn, về cái gọi là bí mật trong những bí mật thì bạn có thể xem tại cuốn kinh Chuyển Pháp Luân của Sư Phụ Lý Hồng Chí, bạn có thể download sách này tại http://phapluan.org
    Đối với vấn đề mà bạn rarach24, kundalini2, battambattu nêu ra đều xoay quanh vấn đề Ngộ và Phật tính mà tôi đã trả lời trong bài trước. Tôi xin viết lại như sau:
    Về việc chứng Ngộ, tôi xin không bàn đến vì trong các môn Pháp khác nhau Ngộ được giảng cũng có thể khác nhau. Lục Tộ Huệ Năng của Thiền Tông giảng Đốn Ngộ, Thần Tú ở Bắc Phái giảng Tiệm Ngộ..v.v.. Nếu chúng ta xem việc phải nghe được lời của người đã Khai Ngộ hoặc chứng Ngộ đến cảnh giới nào đó rồi thì mới tin tưởng thì tôi xin có ý kiến là cần phải xem xét lại. Tại sao Thần - Đạo - Phật lại không hiển hiện ra dưới con mắt người thường cho mọi người thấy để mọi người cùng tin và cùng tu luyện? Bởi vì có đạo lý sâu xa trong đó. Con người phải ở trong mê mà Ngộ, rất có thể dưới sự an bài của các Ngài, lời nói của một người ăn xin cũng khiến chúng ta phải động tâm vì lời của các Ngài là có kèm Phật tính!
    Thành tâm và tin tưởng, mong muốn tu luyện là biểu hiện của Phật tính, điều này rất trân quý! Người tu luyện chân chính chúng ta ai cũng cần phải có điều này. "Phật tính nhất xuất, chấn động thập phương thế giới". Về việc đắm say trong đạo lý ý bạn nói là về Huệ Ngộ hoặc là Ngộ về lý tính thì cũng giống như người ta nhìn thấy con đường đi nhưng không chịu bước đi vậy. Tu luyện chân chính cần có Chính niệm - Chính hành.
    Về thiên mục và rất nhiều vấn đề cao thâm khác nữa như Châu thiên, bạn có thể tham khảo với những lời giảng rất sâu sắc trong cuốn Chuyển Pháp Luân của Sư Phụ Lý Hồng Chí tại http://phapluan.org
    Cảm ơn các bạn đã quan tâm.
    Được cyberkey sửa chữa / chuyển vào 22:50 ngày 26/04/2008
  10. rarach24

    rarach24 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/03/2008
    Bài viết:
    1.104
    Đã được thích:
    1
    1. mình chưa học thiền hay đại loại khí công tương tự
    nhưng trong hiểu biết hạn hẹp của mình. mình thấy thật hoài nghi về " chứng nghiệm" của bạn
    thêm nữa
    ý nghĩa bài viết của mình có thể bạn ko để ý hay ko có time "muốn" đọc
    2. mình có đọc qua Kinh Luân Pháp Vương của sư phụ Lí Hồng Chí . mình thấy rất hay__với 1 ng ngoại đạo như mình
    1 tài liệu " tham khảo rất hữu ích"
    thời loạn ngày nay lắm thầy nhiều ma.
    cũng như trước khi dồn hết lực vào một cú đấm cũng nên biết mình đấm cái gì vậy.
    3. đạo j cũng đc, phật đạo thánh...
    hay các hiểu biết kiến thức cũng chỉ là 1 con đường nào đó vẫy tay mời gọi_hút ta vào. có điều gì có thể lớn hơn đc cái tôi (trước khi ta là vô vi) . còn để nói đúng
    nói chính sác mà nói
    ko phải mọi ng mơ mơ hồ hồ tin là đúng , chơi vơi +tin vào thầy của mình. đạo của mình. để điều đó dẫn rắt sao.
    kẻ mộng du đc ng "tỉnh" dắt tay dẫu có đạt đc bến bờ nào thì cũng mãi là kẻ mộng du
    ng đời không tin vào khí công, thiên nhãn. hay cao hơn là con đường giải thoát__đắc đạo
    nhưng các bạn biết nó tồn tại, tin vào nó
    trong thâm tâm các bạn ko phải có phần nhận thấy mình cao siêu, mình đi đúng đường
    rồi thêm cụm từ, ta là ng tu luyện chính cống sao
    liệu có giống không đứa trẻ nhận ra bản thân nó rất đẹp trai
    4. cọp xuống đồng chó bắt nạt
    rồng vô ham cọp sứt vẩy trầy da là đương nhiên
    nhưng là rồng thì có " đủ " bản lĩnh làm rồng
    đợi!
    xem rồng gì, trời hay đất ?!
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này