1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bạn yêu thích thực vật?!? (nuôi, trồng, bảo vệ, kiểm dịch thực vật)

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi BachHop, 07/05/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Bạn yêu thích thực vật?!? (nuôi, trồng, bảo vệ, kiểm dịch thực vật)

    hi các bạn,
    Bh mở topic về những vấn đề trên, các bạn thấy thế nào?
    vì tuy hơi nghiêng về nông nghiệp nhưng mà cũng là lĩnh vực sinh học phải không!!! các bạn nghiên cứu và cho ý kiến nha, nếu được thì hãy tham gia nha các bạn!
    thân,
    ------------------------------------------------------------------------
    Kỳ này nói về Rau xanh đi nhỉ!
    hiện ở Hn ng ta ko dám ăn rau muống vì dư lượng thuốc trừ sâu!
    mà BH lại khóai món rau muống luộc chấm nước chấm chanh chứ!! hic hic, ăn rau gì cũng hơi ớn!!!
    vô vấn đề thôi!
    -----------------------------

    CÂY RAU
    Rau là cây trồng có giá trị kinh tế cao và có ý nghĩa đời sống kinh tế xã hội của nông dân ngoài thành phố Hồ Chí Minh. Hàng năm ở thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 12.000 ha rau được gieo trồng với chủng lọai rau đa dạng.


    Trong sản xuất rau, sâu bệnh hại được người trồng rau quan tâm nhiều, đặc biệt từ năm 1996 khi chương trình sản xuất rau an toàn được thành phố quan tâm không những chú ý đến hiệu quả phòng trừ mà người trồng rau còn phải đảm bảo dư lượng thuốc trừ dịch hại trông nông sản không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
    Tuy nhiên, không giống như lúa, rau được gieo trồng với chủng loại rau phong phú, cây rau thường là cây có thời gian sinh trưởng ngắn và đòi hỏi điều kiện chăm sóc, canh tác chu đáo hơn. Và nhiều loại rau không phải là rau bản địa như bắp cải, cải bông, cà chua? do vậy thành phần sâu bệnh hại cũng đa dạng và có nhiều loài dịch hại ngoại lai có thể trở thành dịch hại nguy hiểm.
    Việc sản xuất và tiêu thụ rau trên thế giới ngày càng gia tăng do trước kia rau chỉ sử dụng làm rau tươi để nấu ăn hoặc ăn sống, nhưng ngày nay người ta còn có thể chế biến nhiều loại sản phẩm như đóng hộp, muối chua, rau quả khô. Để đạt phẩm chất và chất lượng rau quả xuất khẩu, một trong những khâu quan trọng phòng trừ sâu bệnh.

    Điều tra sâu
    Nếu trồng thưa: 1m2.
    Nếu trồng dày: 0,2 m2.
    Nếu trồng vườn ươm: khung 40x50 cm.
    Riêng đối với loại chích hút như bọ phấn, bọ trĩ, nhện thì tính 10 cây, 10 dảnh, 10 lá trên một điểm, tùy theo vị trí gây hại của mỗi đối tượng.

    Điều tra bệnh
    Bệnh trên thân: 10 cây ngẫu nhiên.
    Bệnh trên lá: 20 lá ngẫu nhiên, tùy thuộc vào vị trí gây hại của từng loại bệnh.
    Bệnh trên củ, quả ngẫu nhiên.











    BachHop
  2. dong_hai

    dong_hai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/03/2002
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
    Đúng là hiện nay rau sạch hình như đã biền mất rồi sao á !
    Đến nổi bây giờ trong các trường bán trú nội trú cũng không dùng các loại rau lá nữa mà chỉ dùng các loại rau củ , quả thôi , thật tội cho mấy em ấy , ăn vậy ngán chết . Hiện nay việc sử dụng phân bắc đã được hạn chế thì ông thuốc trừ sâu , phân bón hoá học lại nhảy vào . Có chương trình trồng rau sạch nhưng giá thành lại đắt , đâu là lối ra .
    Có một chương trình như vầy , các bạn xem có được không , tụi mình sẽ tập trung tài liệu về trồng rau sạch và các loại cây trồng khác , khi đến mùa hè xanh đợt này sẽ chuyễn về các tỉnh như Bến tre , hay các quận huyện ngoại thành ...
    Dong_Hai
  3. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    dong-hai nói đúng ý BH rồi, trước tiên chúng ta phải nghiên cứu về Rau, tập tính sinh học, chủng lọai, lẫn phương thức bảo vệ.... sau đó có thể chúng ta cùng làm 1 đề tài nho nhỏ về Trồng rau sạch, vừa đơn giản và thực tiễn!!
    vậy mong các bạn tham gia nhé!
    thân ái,

    BachHop
  4. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    các sâu hại cây

    SÂU TƠ CẢI BẮP


    Tên khoa học: Plutella maculipennis
    Họ: Plutellidae
    Bộ: Lepidoptera

    Phân bố và ký chủ:
    Gặp nhiều ở các nước : Đông Nam Á, miền Đông và Trung châu Âu, châu Mỹ, châu Úc.
    Ký chủ chính là cải bắp, rau họ thập tự, bao gồm 39 loài. Có thể tấn công cà chua, khoai tây.
    Đặc điểm và hình thái:
    Thành trùng là 1 loại ngài nhỏ màu nâu xám, trên cánh trước có nhiều đốm nhỏ màu nâu, mép dưới cánh trước kéo dài từ gốc mép -> rìa cánh là 1 vệt trắng hình gợn sóng. Khi đậu 2 cánh xép trên lưng hình mái nhà, tạo 3 hình thoi. Cánh sau màu nhạt hơn, có lông rất dài.
    Trứng hình bầu dục màu vàng.
    Ấu trùng màu xanh nhạt, thân chia đốt rõ ràng, mỗi đốt có nhiều lông nhỏ.
    Nhộng nằm trong 1 kén mỏng, khi mới làm nhộng có màu xanh nhạt-> nâu vàng.
    Tập quán sinh hoạt:
    Thành trùng hoạt động vào chiều tối, ban ngày núp dưới lá khi bị động bay lên từng đoạn ngắn.
    Trứng đẻ được cả mặt trên và mặt dưới lá (mặt dưới nhiều hơn).
    Sâu non mới nở ăn phần biểu bì mềm của lá, nhất là lá bánh tẻ. Ở tuổi 1-2 sâu ăn phần mềm, chừa lại lớp màng mỏng. Sang tuổi 3, sâu ăn mạnh hơn làm lủng lỗ. Khi mật số cao sâu có thể phá hại gần hết diện tích lá. Những lỗ bị lũng dầy đặc, cải không cuốn được, chất lượng kém, có thể không sử dụng được.
    Khi đã đẩy sức sâu nhã tơ làm kén ngay trên mặt lá (trên và dưới lá), làm nhộng trong kén.
    Biện pháp phòng trị:
    -Luân xen canh với cây trồng khác (không phải ho thập tự).
    -Dùng bẫy Pheramon.
    -Dùng thuốc lân hữu cơ hoặc cúc tổng hợp, dùng thuốc luân phiên, ngưng dùng thuốc 15 - 20 ngày trước thu hoạch


    tb: hình ảnh post sau!

    BachHop
  5. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    SÂU XÁM
    --------------------------------------------------------------------------------

    Tên khoa học: Agrotis ipsilon
    Họ: Noctuidae
    Bộ: Lepidoptera


    Phân bố và ký chủ
    Xuất hiện phần nhiều các nước trên thế giới trừ châu Phi, trung Á.
    Sâu đa thực, có thể phá hại hàng loạt loại cây trồng.
    Ở nước ta sâu xám phá hại: bắp, cà chua, đậu, bông vải và các loại họ bầu bí.
    đặc điểm và hình thái
    Thành trùng là một loại ngài đêm, sãi cánh 35-40 cm, thân màu nâu tối, râu con cái hình sợi chỉ, râu con đực hình răng lược kép. Cánh trước có màu nâu thâm hoặc màu nâu đen, cánh trước có 3 vân, gần gốc cánh có một vân hình >, giữa hình tròn, cuối cánh hình hạt đậu. Cánh sau màu xám trắng.
    Trứng hình bán cầu có nhiều gờ nổi, mới đẻ màu trắng sữa -> hồng nhạt -> tím sẩm.
    Sâu non mới nở màu xám đất đẩy sức 18 cm, càng lớn có màu đất bóng mỡ, phần bụng màu nhạt hơn; trên mỗi đốt phía trên có 4 u lông nhỏ, phía dưới có 4 u lông lớn. Đốt cuối cùng ở mảnh lưng có 2 vệt màu nâu đậm.
    Nhộng có màu bóng
    Tập quán sinh hoạt
    Thông thường ngài vũ hoá buổi tối, hoạt động ban đêm trong đất, cỏ dại, khả năng đẻ trứng của con cái phụ thuộc nhiều vào dinh dưởng, ít thu hút bởi ánh sáng đèn.
    Tuổi 1 sống trên cây gặp những mô lá làm thủng lỗ nhỏ.
    Tuổi 2 chui xuống đất, ban đêm cắn cây con.
    Tuổi 3-4 sống xung quanh gốc cây.
    Sâu tuổi lớn hơn: ăn phá mạnh hơn.
    Khi thiếu thức ăn có thể di chuyễn từ ruộng này sang ruộng khác. Sâu non có tính giả chết và có khả năng sâu xé lẫn nhau. Khi đẫy sức, sâu non chui xuống đất 3-5 cm hoá nhộng.
    Biện pháp phòng trị:
    -Tiêu diệt cỏ dại.
    -Gieo trồng đúng thời vụ nhanh gọn.
    -Dùng bẫy chua ngọt để bẫy **** (4 phần đường đen + 4 phần dấm +1 phần rượu + 1 phần nước + 1% thuốc BHC).
    -Dùng Basudin, Furadan, Monitor.


    BachHop
  6. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    SÂU KHOANG (SÂU ĂN TẠP)
    --------------------------------------------------------------------------------

    Tên khoa học: Spodoptera litura
    Họ: Noctuidae
    Bộ: Lepioptera


    Phân bố và ký chủ:
    Xuất hiện nhiều nước trên thế giới, vùng nhiệt đới, Đông nam Á, Đông Âu, Úc.
    Ở nước ta sâu khoang phá hại nhiều loại cây trồng (200 loại cây trồng).

    Đặc điểm và hình thái:
    Thành trùng là 1 loài ngài đêm màu nâu đen, cánh trước có những hình dáng rất phức tạp. Ở 1/3 kể từ gốc cánh có 1 vệt trắng từ mép cánh trước đến giữa cánh. Khi đậu cánh xếp hình mái nhà, vệt sáng tạo trên cánh giống hình chữ V. Cánh sau màu trắng bóng có ánh tím.
    Trứng hình bán cầu, có khoảng 36-39 đường gân từ đỉnh trứng -> đáy trứng cắt những đường gân ngang quanh trứng tạo những ô nhỏ quanh trứng và có lông bao phủ.
    Ấu trùng mới nở màu xanh nhạt đến tối, có 3 vệt (vệt giữa lưng và 2 vệt phụ lưng) chạy dài từ đầu đến cuối bụng. Trên vạch phụ lưng mỗi đốt xuất hiện 1 vệt đen hình bán nguyêt. Riêng đốt bụng thứ 1 và 8 vệt đen hình bán nguyệt lớn dính liền với phần kia phụ thân tạo thành đốm đen => gọi là sâu khoang (loang lỗ).
    Nhộng màu nâu bóng, cuối bụng có 1 cặp gai ngắn.
    Tập quán sinh hoạt:
    Trưởng thành hoạt động vào chiều tối, ban ngày trong bụi rậm, cành cây, thường đẻ trứng trên mặt trên của lá.
    Sâu non mới nở sống tập trung và gậm những biểu mô của lá. Sang tuổi 2 sâu phân tán, xuất hiện 2 đốm đen, chưa có phản ứng với ánh sáng. Tuổi 3 xuất hiện 3 vạch chính, màu sắc sâu non thay đổi và có phản ứng với ánh sáng, phần lớn chúng hoạt động mạnh vào sáng sớm hoặc chiều mát. Khi có ánh sáng mặt trời sâu ẩn ở phía dưới lá hoặc trốn vào đất.
    Ở tuổi 2-3 sâu có thể ăn lủng lá đục thành những lỗ nhỏ.
    Tuổi 4-5 có khả năng phá hại mạnh ăn những mảng lá lớn, chừa lại gân chính, đôi khi chừa lại cuống lá, có phản ứng với ánh sáng rất mạnh.
    Tuổi 6 sâu hoạt động ít, ăn ít, cơ thể ngắn lại. Cuối tuổi 6 sâu không ăn, chui xuống đất, tạo thành nôi và hoá nhộng, đôi khi trong lá khô hoặc tàn dư thực vật.
    Biện pháp phòng trị:
    -Cày bừa phơi đất, diệt nhộng.
    -Dùng bẫy chua ngọt.
    -Dùng thuốc gốc hữu cơ hoặc cúc tổng hợp


    BachHop
  7. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    SÂU ĐỤC QỦA ĐẬU
    --------------------------------------------------------------------------------

    Tên khoa học: Maruca testulalis
    Họ: Pyralidae
    Bộ: Lepidoptera


    Phân bố và ký chủ:
    Xuất hiện nhiều ở các nước trên thế giới nhất là các nước nhiệt đới- cận nhiệt đới.
    Ký chủ cây họ đậu, ngoài ra còn có thuốc lá thầu dầu.
    Đặc điểm và hình thái:
    Thành trùng là 1 loại ngài sáng, màu nâu đậm. Cánh trước màu xám nâu, trên cánh có 3 vân màu trắng, 2 vân ngoài đôi khi dính liền nhau=> đốm trắng lớn. Cánh sau màu trắng chỉ có dìm cánh ngoài là màu xám nâu.
    Trứng màu trắng xanh hình bầu dục.
    Ấu trùng màu trắng đục, hơi nâu, mỗi 1 đốt bụng trên lưng có 6 u màu nâu đen, mỗi u vuông. Sâu càng lớn, u lông càng to.
    Nhộng có màu xanh -> nâu.
    Tập quán sinh hoạt:
    Thành trùng hoạt động ban đêm đẻ trứng rãi rác, chủ yếu vào những bộ phận sinh sản của cây trồng (chồi, búp).
    Sâu non mới nở nhả tơ di chuyển từ bộ phận sinh sản này sang bô phận sinh sản khác để tìm chỗ đục. Chúng nhả tơ cuốn hoa và đục vào bên trong chồi ngọn. Có khi đục vào bên trong trái non chỗ đục bị thắt lại hoặc đục vào bên trong trái lớn, làm cho các loại vi khuẩn xâm nhập trái thối, lên men.
    Sâu chui xuống đất và làm nhộng trong kén tơ.
    Biện pháp phòng trị
    -Vệ sinh đồng ruộng phát hiện trái bị sâu tấn công.
    -Dùng thuốc hoá học: lân hữu cơ


    BachHop
  8. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    BỆNH THỐI NHŨN
    Tên khoa học: Erwinia carotovora
    --------------------------------------------------------------------------------

    Phân bố và ký chủ:
    Bệnh hại từ ngoài đồng đến trong kho. Gây hại nặng vào những năm mưa nhiều.
    Xuất hiện thường xuyên thuộc họ thập tự, họ cà, họ bầu bí.
    Đặc điểm và hình thái:
    Thường gây hại khi cây cuốn bắp, hại từ đầu bắp lan vào trong, từ dưới gốc lên.
    Đối với cải bông hại từ khi ra hoa.
    Ở cây con khi xuất hiện 2 lá sò, 1 lá thật.
    Vết bệnh đầu tiên là giọt dầu nhỏ => biến thành màu nâu nhạt lan rộng nhanh chóng => mô bệnh thối nhũn có mùi hôi. Lá bên ngoài bị héo vào ban ngày, ban đêm phục hồi (bệnh nhẹ). Nếu bệnh nặng lá héo hoàn toàn không phục hồi => bắp bị gảy. Ở chỗ thối có dịch nhày màu trắng xám, lá bệnh khô hoàn toàn, bệnh không gây hại hoàn toàn trên lá mà từng chỗ.
    Bệnh do vi khuẩn có dịch nhày, vết thâm có giọt dầu.
    Quy luật biến động:
    Vi khuẩn có dạng hình gậy, có từ 2-8 roi, trên môi trường nhân tạo khuẩn lạc màu trắng xám. Không tạo thành bào tử, không có vỏ nhờn, loại vi khuẩn háo khí nhuộm gram (-), phát triển tốt T0 = 4 - 38, thích hợp nhất = 27-300C; T0 >50, pH = 5 -9,2 vi khuẩn chết. Trong điều kiện khô hạn, ánh sáng chiếu trực tiếp vi khuẩn chết.
    Vi khuẩn có tính kí sinh yếu, xâm nhập qua vết thương, tồn tại trong tàn dư cây bệnh trong đất, dụng cụ chăm sóc khi làm đồng, trên cơ thể côn trùng, đặc điểm là truyền qua hạt được.
    Vi khuẩn có thể tồn tại qua nhiều ký chủ khác nhau. Vi khuẩn tồn tại được 15 ngày nếu ta không tách nó ra khỏi kí chủ.
    Mưa nhiều ẩm độ cao -> bệnh nặng. Ẩm độ cao vết thương ẩm nước, cây thiếu oxy, khó hàn gắn vết thương.
    Côn trùng chẳng những là môi giới mà còn là tác nhân truyền bệnh. Vi khuẩn tồn tại ở miệng, tuyến nước bọt của côn trùng (bọ nhảy, sâu xanh).
    Biện pháp phòng trị:
    -Luân canh với cây lúa nước.
    -Trồng với mật độ vừa phải, không quá dày.
    -Không nên bón nhiều đạm.
    -Tăng cường bón K tăng sức đề kháng cho cây. Tiả lá già dưới chân cho thông thoáng.
    -Luống trồng cao có rảnh thoát nước.
    -Dùng thuốc hoá học phòng trừ: ***han 0,2%, Validacin 0,2%, Bidomil, Zineb, Zincopper


    BachHop
  9. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    BỆNH ĐỐM VÒNG
    --------------------------------------------------------------------------------


    Tên khoa học: Alternaria brassicae
    Họ: Hyphates
    Bộ: Deuteromycetes

    Phân bố và ký chủ:
    Hại trên cây con, ở giai đoạn bắp đã cuốn và 1 số cây trồng khác.
    Đặc điểm và hình thái:
    Hại trên lá và cây con.
    Ở trên thân, vết bệnh có màu đen lan rộng => cây suy yếu và chết.
    Ở trên lá, vết bệnh có hình vòng tròn lớn, có nhiều hình đồng tâm, màu nâu nhạt hoặc màu sẩm, đường kính >1 cm, vết bệnh thường lớn nhiều vết liên kết với nhau tạo thành hình bất kỳ và có lớp nấm đen.
    Quy luật biến động
    Trên mô bệnh có lớp mốc đen đó là lá cành bào tử phân sinh. Cành bào tử phân sinh ngắn có màu nâu nhạt. Bào tử phân sinh có màu nâu, có nhiều ngăn ngang dọc, kích thước 60 ??"140 x 16 -18m.
    Nấm bán kí sinh xâm nhập vào cây qua vết thương xay xát, lan truyền bằng bào tử phân sinh, phát triển trong đkiện ẩm ướt, mưa nhiều, T0 = 250C, thích hợp nhất cho nấm phát triển.
    Mật độ trồng dày, muộn, giống chín sớm bệnh phát sinh, phát triển mạnh. Nấm gây hại ở quả giống, ăn sâu vào trong hạt, làm cho hạt lép, tỉ lệ nẫy mầm thấp. Nấm tàn dư trong cây bệnh, hạt giống, ở bắp cải chưa có giống kháng.
    Biện pháp phòng trị:
    - Dùng giống sạch bệnh, hạt giống được phơi sấy ở nhiệt độ 300C trong 24 giờ, xử lý khô bằng hoá chất Granozan, Falizan 4g/kg hạt.
    - Tồn trữ hạt ở T0 thấp, lạnh và ở nơi khô có H% < 65%.
    - Xử lý hạt bằng nước nóng trước khi gieo ở T0 = 48 - 50 thời gian 20-25 phút.
    - Vệ sinh đồng ruộng, thu dọn tàn dư, tỉa bỏ lá già. Luân canh với cây lúa nước.
    - Dùng thuốc hoá học: ***han, Copperzin, Kasuran


    BachHop
  10. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    BỆNH ĐỐM MẮT CUA
    --------------------------------------------------------------------------------

    Tên khoa học: Cercospora sp.
    Họ: Hyphales
    Bộ: Deuteromycetes

    Phân bố và ký chủ:
    Phổ biến ở những vùng có T0 cao, H% cao.
    Hại từ cây con -> thu hoạch.
    Triệu chứng
    Vết bệnh đầu tiên là một đốm nhỏ, hình tròn, màu nâu về sau lan rộng ra 2 - 15 mm, vùng trung tâm vết bệnh có màu trắng xám, rìa có màu nâu, xung quanh có màu viền xanh.
    Trong điều kiện ẩm phần trung tâm vết bệnh có 1 lớp nấm mốc. Khi trời khô vết bệnh rách lổ chỗ trên lá, khi bệnh nặng các vết bệnh liên kết làm cho lá khô. Sự phá hại của bệnh tuỳ thuộc vào thời tiết khô, điều kiện sinh trưởng, dinh dưỡng, mà vết bệnh có biến đổi nhiều hay ít. Trên hoa vết bệnh nhỏ làm cho hoa và quả rụng.
    Quy luật biến động
    Nấm mọc qua lỗ khí, cành bào tử phân sinh. Bào tử phân sinh đa bào có từ 1- 4 ngăn ngang, màu nâu nhạt, bào tử phân sinh dài và mảnh, dưới góc phình to ở trên thon nhỏ dần, không màu. Kích thước 35 -115 x 2,5 - 5m. Sinh trưởng ở nhiệt độ 7-340 C, nhiệt độ thích hợp 270C.
    Bào tử lan truyền nhờ gió, mưa, không khí, gặp điều kiện thích hợp bào tử nẫy mầm.
    Nấm tồn tại trên hạt giống cây bệnh một đến vài năm. Nấm phát triển ở nhiệt độ cao (23 - 270C), ở nhiệt độ thấp bệnh vẫn phát tiển mức độ nhẹ.
    Biện pháp phòng trừ
    - Tăng cường chăm sóc, chống đọng nước, tránh trồng ở mật độ dày, luân canh.
    - Vệ sinh đồng ruộng sau thu hoạch.
    - Dùng thuốc: Topsin M, Benlate, ***hane, Zineb.
    - Để hạt giống ở cây không bị bệnh.


    BachHop

Chia sẻ trang này