1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bạn yêu thích thực vật?!? (nuôi, trồng, bảo vệ, kiểm dịch thực vật)

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi BachHop, 07/05/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    BỆNH HOA LÁ DƯA LEO

    Tên khoa học: Cucumic Mosaic Virus
    -------------------------------------------------------------------------------
    Phân bố và tác hại:
    Hầu hết trên thế giới và trên nhiều kí chủ: họ bầu bí, họ cà ??? nho, mận, đào ???
    Triệu chứng:
    Ở trên lá thứ 1 của cây cho đến hết thời gian sinh trưởng, vết bệnh là những đốm đậm nhạt loang lỗ trên những lá xanh nhất, làm cho cây phát triển yếu đi, các đốt ngắn lại, cây bị bệnh hoa ít, dễ rụng. Vết bệnh trên quả là những đốm xanh xám, tối.
    Ở trên ớt là những lá đỉnh, mầm non bị xoắn lại hình hoa thị, trên những lá nhẹ hơn là những đốm xanh đậm nhạt -> làm cho cây ngừng phát triển.
    Ở trên cây cà chua lá bị xoắn lại, cây ngừng phát triển, hại trên lá non.
    Quy luật biến động:
    Virus có f = 36 m.
    Nhiệt độ ngưng hoạt động 60 - 700C, thời gian 10 phút. Thời gian bảo quản trong phòng 3-4 ngày, độ pha loãng 1:104 (cây chỉ thị là cây Chenopodium quinoa).
    Virus xâm nhiễm qua vết thương và môi giới truyền bệnh là rầy mềm.
    Lan truyền ở trong cây lâu năm, truyền từ cây lâu năm sang cây ngắn ngày qua rầy mềm, hạt giống, lây qua vết thương trong quá trình chăm sóc hoặc qua các tàn dư thực vật.
    Biện pháp phòng trị:
    -Tạo giống kháng.
    -Thực hiện luân canh với cây khác họ (cây lúa nước).
    -Diệt cỏ dài, ký chủ phụ.
    -Vệ sinh đồng ruộng, tiêu diệt nguồn bệnh ở các vụ trước.
    -Dùng thuốc: Bassa, Trepon, Nupsin.


    BachHop
  2. dolly

    dolly Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/05/2002
    Bài viết:
    455
    Đã được thích:
    0
    Mấy biện pháp phòng trừ chị nêu ra không mang tính CNSH gì cả. Em đề nghị là dùng thiên địch và lây nhiễm thầy em đang làm mấy vụ này đó chứ dùng thuốc thì còn gì là sạch nữa.
    I am a Newbie
  3. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    bạn ui, BH post lên là để tham khảo trước, phải hiểu rõ bệnh đã vì thú thật về sinh học nông nghiệp thì BH hông rành đâu, chỉ biết trước măt sưu tầm đã, để hè liên hệ với bạn BH ở nông lâm rồi làm thực tế...
    nếu dolly có ý kiến gì về thiên địch thì post lên cho moi ng học hỏi đi!!
    thân,

    BachHop
  4. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1

    RUỒI ĐỤC QUẢ
    --------------------------------------------------------------------------------

    Tên khoa học: Bactrocera cucurbitae
    Họ: Tephrididae
    Bộ: Diptera

    Phân bố và ký chủ:
    Xuất hiện nhiều ở Đông nam Á, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Srilanca, châu Phi...
    Ký chủ chính là họ bầu bí, bông vải ???
    Đặc điểm và hình thái:
    Thành trùng là loại ruồi, trên lưng bụng có 1 vệt ngang đậm cắt nhau hình chữ T, cơ thể rất giống cơ thể ong. Trên lưng ngực trước có 2 đốm trắng vàng, phía lưng ngực giữa có 3 vệt vàng trắng, ở phía dưới giáp với ngực sau có 1 vệt hình vàng trắng lớn. Cánh trong suốt, có 1 vệt nâu kéo dài từ gốc cánh-> đỉnh cánh. Cặp cánh sau tiêu biến chỉ còn lại thuỳ cánh.
    Trứng mới đẻ màu trắng sữa.
    Ấu trùng dạng dòi màu trắng sữa ăn phá phần trong trái. Ấu trùng nhỏ dần cuối bụng có 2 gai.
    Nhộng bộc làm trong đất hoặc ngay trong trái.
    Tập quán sinh hoạt:
    Ấu trùng mới nở ra ăn phần mềm của trái làm hư tất cả phần trong trái, sang tuổi 3 màu sắc ấu trùng thay đổi chuyển từ vàng nhạt -> vàng trước khi làm nhộng.
    Trái bị hại thay đổi hình dạng, màu sắc. Có thể bị vi khuẩn nấm xâm nhập trái lên men, rụng.


    BachHop
  5. daicaruoi

    daicaruoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2004
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    thật ra nếu nói về bệnh trên rau thì đáng buồn mà nói rằng: có hàng đống bệnh trên cây rau, có bệnh chữa được, bệnh không. thường thì những bệnh chữa được sẽ được chữa bằng thuốc hóa học (cũng có thể dùng thuốc sinh học, nhưng cần thời gian tác dụng dài và lúc đó thì nông dân thất thu là cái chắc, nên nông dân chuộng thuốc hóa học nhiều hơn)
    bệnh không chữa được thì thường gây thất thu rất lớn cho nông dân, nhưng không hại gì đến người dùng sản phẩm cả, vì thường sản phẩm của nó không được thị trường chấp nhận.
    tóm lại, bệnh trên rau rất nhiều, nhưng buồn là chúng ta chưa đầu tư nghiên cứu nhiều về nó, rất nhiều nước có ngành học plant pathology, còn VN mình thì không, dù mình là nước nông nghiệp.
    nếu có một ngày ở SG mình có ngành học về Plant pathology, chắc tui xin gia nhập quá, tui thấy nó hơi bị trống nên nếu mình nhảy vào chắc có nhiều chỗ để ngồi (không phải đứng, vì chắc lúc đó tui già rồi). dù sao, cũng ráng chờ vậy.
    to: bachhop, co the cho biet you la ai khong? chuyen nganh cua you la gi? co ve you hoi hieu biet ve plant pathology do, tui cung quan tam lam.
    biotechnology is biotechnology!

Chia sẻ trang này