1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bạn yêu tôi bằng mắt hay bằng tim?

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi rubiru, 18/10/2012.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. rubiru

    rubiru Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2012
    Bài viết:
    315
    Đã được thích:
    0
    Tham khảo:
    Darling, Do You See Me Better With Your Heart Than With Your Eyes, Like My Online Lover Does?
    Money seduces the eyes and persuades the heart.
    Published on April 24, 2009 by Aaron Ben-Zeév, Ph.D. in In the Name of Love


    Tiền quyến rũ đôi mắt và thuyết phục trái tim.

    Kiểu kết nối nào - dựa trên thị giác hoặc dựa trên giao tiếp bằng lời - có 1 ảnh hưởng sâu sắc hơn đối với những mối quan hệ lãng mạn? Và 1 người tình qua mạng khác với 1 người tình đời thực ở điểm nào?

    Thực chất của từ 'tôn trọng' nghĩa là 'nhìn vào'. Tôn trọng 1 người ám chỉ rằng nhìn cô ấy như cô ấy đang là, nhận ra tính cách duy nhất của cô ấy. Tuy nhiên, chúng ta không rõ liệu chỉ bằng việc nhìn thấy 1 người thì chúng ta có thể thực sự nhìn nhận cô ấy như cô ấy đang là hay không. Chúng ta nên nhớ là Thần tình yêu bị mù. Những người từng có những cuộc tình qua mạng thành công tuyên bố việc tìm thấy tình yêu đích thực qua mạng là khả thi và cách chắc chắn nhất để làm điều này là 'lắng nghe con tim của bạn' và ' trải nghiệm hơn là nhìn thấy.'

    Tôi đã từng lập luận rằng tình yêu lãng mạn bao gồm 2 thành tố cơ bản (a) quyến rũ ngoại hình và (b) những tính cách tích cực.

    Những khả năng thị giác dường như quan trọng hơn để bắt đầu yêu ai đó, vì thị giác cung cấp nhiều thông tin hơn bất kỳ giác quan nào khác. Mặt khác, những năng lực lời nói dường như gần gũi hơn với những đặc tính quan trọng để kéo dài mối quan hệ lãng mạn hơn năng lực thị giác. Tuân theo những sự đánh giá thị giác của chúng ta có thể có lợi thế trong những trường hợp của tình yêu mê đắm, nhưng có thể gây ra những sự đánh giá bị bóp méo về lâu về dài; tuân theo sự đánh giá về những tính cách được tiết lộ bởi những năng lực lời nói có thể cốt lợi về lâu dài nhưng có thể ít hữu ích hơn trong việc tạo ra sự mê đắm. Thị giác gắn bó chặt chẽ với sự lôi cuốn về ngoại hình hơn, trong khi nghe hoặc đọc có thể liên quan đến những khía cạnh sâu sắc hơn ám chỉ những năng lực trí tuệ cao hơn.

    Trong những mối quan hệ trực tiếp, hầu hết mọi người bắt đầu yêu nhằm đáp ứng với những gì họ nhìn thấy, và sau đó tình yêu được tăng cường hoặc suy yếu khi nhiều thông tin được tiết lộ. Trong những mối quan hệ qua mạng, nơi mà sự bộc lộ bản thân lớn hơn và do đó tính thân mật là quan trọng và xuất hiện sớm trong mối quan hệ, hầu hết mọi người đã biết nhau trực và sau đó bắt đầu yêu nhau. 

    Trong lý thuyết tình yêu lãng mạn thì tình yêu bắt đầu với hình thức mãnh liệt nhất của nó: tình yêu đam mê. Tình yêu như vậy được xem là cái gì đó chúng ta không biết hoặc không chuẩn bị; nó bao hàm 1 yếu tố mầu nhiệm. Theo quan điểm này, chúng ta vụng về trượt chân vào tình yêu đam mê và hy vọng điều mầu nhiệm sẽ cho phép chúng ta vượt qua bất kỳ trở ngại nào. Do đó, chúng ta hẹn hò với người không sẵn sàng hoặc không phù hợp, với hy vọng rằng không gì ngăn cản được tình yêu mầu nhiệm đó xuất hiện.

    Quan điểm trên có 2 giả định cơ bản: (a) tình yêu đam mê là người chỉ dẫn chính xác nhất của chúng ta, và (b) sự quyến rũ là dấu hiệu của tình yêu - một khi nó hiện diện, những nét tính cách tích cực được giả định sẽ xuất hiện theo một cách tự nhiên. Cả 2 giả định đều sai, hoặc ít nhất là quá đơn giản.
       
    Tình yêu đam mê là 1 kiểu đánh giá tự phát dựa trên 1 quan điểm cục bộ và thông tin hạn chế. Giống như những kiểu linh cảm khác, nó có thể đôi lúc có hiệu quả, nhưng trong nhiều trường hợp thì không. Khi 1 cái nhìn rộng hơn dựa trên những thông tin được mở rộng bổ sung cho sự đánh giá tự phát, chúng ta có nhiều khả năng đưa ra những sự lựa chọn tốt hơn. Tình yêu không thể được giảm xuống thành sự quyến rũ về ngoại hình. Tình yêu là 1 thái độ bao hàm toàn diện, phải tính đến sự đánh giá về những tính cách cá nhân của người kia. Tỷ lệ ly dị cao ngày nay là một dấu chỉ của sự khiếm khuyết của 2 giả định trên - rằng tình yêu đam mê là người chỉ dẫn chính xác nhất và sự quyến rũ ngoại hình là dấu hiệu của tình yêu. Thực tế là đôi lúc cường độ tình yêu của chúng ta gia tăng khi chúng ta hiểu người kia tốt hơn cho thấy tình yêu bao hàm nhiều điều hơn chỉ là sự quyến rũ ngoại hình.

    Theo ý nghĩa nào đó, những mối quan hệ lãng mạn qua mạng đánh dấu sự quay trở lại của truyền thống này. Tình yêu qua mạng là sản phẩm của 1 quá trình mà 2 người đến để tìm hiểu lẫn nhau. Theo thứ tự của tình yêu và ********, quan hệ ******** là kết quả của tình yêu mãnh liệt. Trong những mối quan hệ qua mạnh, mọi người trước tiên là nói chuyện mà không thực sự nhìn thấy hoặc chạm vào nhau, và chỉ sau đó họ mới tiến đến những hoạt độ y ********. Kiểu tình yêu trong không gian mạnh có thể tăng cường chất lượng của mối quan hệ giữa hai người. 

    Trong tình yêu qua mạng, nơi mà những kỹ năng nói quan trọng hơn sự quyến rũ ngoại hình, thì những kiểu mẫu lãng mạn liên quan đến những kỹ năng này chiếm ưu thế hơn. Một người lưu ý rằng nếu có ai đó sai 1 lỗi chính tả thì họ vẫn chấp nhận, vì tất cả chúng ta đều mắc lỗi, nhưng "tôi không thể nói cho bạn biết tôi bực mình như thế nào khi người đó không biết sự khác nhau giữa their, there, và they're và you're và your.""Trong những mối quan hệ qua mạng, khả năng đánh máy nhanh và viết tốt cũng tương đương với có đôi chân dài và vòng 3 đẹp trong thế giới thực."

    Khi cả cảm xúc và trí tuệ đều quan trọng trong cuộc sống của chúng ta thì 1 sự kết hợp của những năng lực thị giác và lời nói là quan trọng trong tình yêu lãng mạn. Chúng ta yêu người ấy bằng cả mắt và trái tim của chúng ta (hoặc bộ não của chúng ta). Để trở thành đối tượng của tình yêu thì sự quyến rũ ngoại hình là không đủ; những đặc điểm nội tâm khác như sự thông minh và hài hước cũng rất quan trọng. Và tất nhiên, chúng ta không nên quên tiền, vì nó quyến rũ đôi mắt và có sức thuyết phục trái tim.



    Nguồn: psychologytoday.com

Chia sẻ trang này