1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bánh Cáy Thái Bình

Chủ đề trong 'Thái Bình' bởi Nguyen_Quang_Vinh_new, 19/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. gungcayvn

    gungcayvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/02/2002
    Bài viết:
    3.222
    Đã được thích:
    1
    hé hé... bóc được cái vỏ giấy thì cũng còn lớp vỏ nilon bên trong nữa cơ tình yêu ạ. Thời buổi giá trị xã hội đảo lộn hết thế này mà đứa nào nó cũng cho cụ bóc ra xem thế thì còn làm ăn dek gì được nữa?  Còn nói chuyện thuận mua vừa bán á? Ừ đấy, bán thế đấy, ko được mở hộp đấy, mua thì mua ko mua thì biến, nhá
    Chuyện chất phác bi h ko phải là ko còn, nhưng mà nói thật, đã bảo là xã hội đảo lộn, người thì ít ma thì nhiều. Anh em ruột thịt còn chém giết nhau vì vài ba đồng bạc lẻ, thì tớ dek tin lắm chuyện người ta đối tốt với nhau. Kinh doanh cũng vì miếng cơm manh áo, càng quen càng lèn cho đau, thế nên tớ vẫn giữ nguyên quan điểm: đek tin được bố con thằng nào cả.
    P/S: Phamthaithanh để im cho em làm việc nào, he he...  hum nào cafe nhá, để em còn trả nợ, he he
  2. t9g68

    t9g68 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2003
    Bài viết:
    1.254
    Đã được thích:
    0
    thôi thế này vậy, hôm nào bác đi mua bánh cáy, bác cứ ới em một tiếng, em mua thử 1 lần thực mục sở thị cho bác coi
  3. hamisoft

    hamisoft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/04/2004
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    1
    Nghe các bác bàn luận về vấn đề thử Bánh cáy em lại nhớ đến cái bến phà Tân Đệ của mình ngày xưa. Không biết có bác nào mua Bánh Cáy ở đó lần nào chưa, và có được thử không? Chư em là em vẫn ấn tượng nhất mấy em bán hàng ở phà Tân Đệ, Không biết các em đó bây giờ làm gì nhỉ. Bác nào biết thì cho em biết với.
  4. hai_yen104

    hai_yen104 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2004
    Bài viết:
    261
    Đã được thích:
    0
    Bánh Cáy mình cũng đã ăn rồi, đọc bài của các bạn bàn về bánh cáy rồi. Cũng thấy chú thích nguyên liệu làm bánh rồi. Bánh Cáy thật tuyệt vời. Nhưng có một điều làm mình thắc mắc mãi tại sao người ta lại gọi là Bánh Cáy mà không gọi là bánh gì khác. Có người nói là Bánh đó được làm từ con Cáy. Nhưng khi mình đọc thành phần làm bánh thì không có Cáy. Nghĩa là thế nào? Bạn nào biết nguồn gốc của từ bánh Cáy giải thích hộ mình với. Cảm ơn nhé.
  5. t9g68

    t9g68 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2003
    Bài viết:
    1.254
    Đã được thích:
    0
    Bác có thấy cái vàng vàng to như chiếc đũa, ăn giòn giòn ko ạ. Ngày xưa nó là trứng cáy thiệt đấy bác ạ, người ta trưng cất nó giòn và thơm, ăn vào ngậy ngậy, chẹp chẹp, chà, ...
  6. hai_yen104

    hai_yen104 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2004
    Bài viết:
    261
    Đã được thích:
    0
    Hình như hiện nay đó không còn là trứng cáy nữa. Mình chỉ thấy công thức làm bánh có mấy thứ như nếp quýt hoa vàng, vừng, lạc, dừa, gừng, gấc, mỡ lợn, đường, nha chứ có nghe nói có trứng cáy đâu. Bác coi lại coi.
  7. Connector

    Connector Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2001
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    0
    Ngày xuân - nhớ bánh cáy Thái Bình
    Ai đã một lần ăn bánh cáy, chắc hẳn không thể quên được cái hương vị ngòn ngọt, cay cay, bùi bùi, deo dẻo. Bánh cáy - một đặc sản của làng Nguyễn, quê lúa Thái Bình. Hàng năm, vào dịp trước tết một không khí làm bánh rộn ràng trong từng đường xóm. Hương xôi nếp tỏa ra thơm ngát, tiếng chày giã bánh dày thình thịch, tiếng cười nói vang vang mừng đón một mùa lúa bội thu.
    Nghe cái tên bánh cáy, nhiều người lầm tưởng bánh được làm ra từ một loại cáy biển, nhưng bánh được chế biến từ các loại nông sản. Nguyên liệu chính là lúa nếp hoa vàng mà nhân dân quen gọi là cái - có lẽ đọc ngữ âm trên nói trệch thành cáy - lâu ngày thành quen nên mới có cái tên bánh cáy. Lúa nếp hoa vàng, loại bỏ các bông lúa tẻ, tuốt sạch phơi khô, quạt sạch, xay giã sàng sảy thành gạo. Ngâm gạo một đêm, vo sạch vớt ra để ráo, nhuộm màu đem xôi. Mỗi loại xôi có một màu. Màu đỏ của gấc. Màu vàng của quả dành dành. Màu xanh của lá nếp. Giã xôi thành bánh dày. Khi giã, bánh phải nổi, kéo sợi ra phải trong thì bánh mới ngon. Sau khi phơi se mặt, bánh được thái nhỏ thành từng thanh như chiếc đũa, tiếp tục phơi bánh cho đến khô rồi cho vào chảo mỡ lợn đang sôi, rán phồng lên và dòn như bỏng.
    Ðã có cái tất phải có con, đó là nguyên liệu phụ gồm: Bỏng nếp rang từ thóc nếp cái hoa vàng, lạc vừng rang tuốt sạch vỏ lụa, gừng giã nhỏ, mỡ phần luộc xắt con chì. Người ta đổ mật mía (hoặc đường tốt) cho vào chảo đun sôi kỹ, vớt bọt, khi nào gần trở thành đường non cho tất cả cái và con vào chảo nấu đảo đều cho chúng dính vào nhau. Lấy ra, phân chia vào từng khuôn gỗ 40cm x 8cm x 8cm nén ép chặt cho thật vuông thành sắc cạnh. Bánh nguội, đem lăn vừng đều khắp sáu mặt, rồi gói kín trong giấy hồng điều, bên ngoài bọc giấy bóng. Bánh có thể để dùng hết mùa xuân mà mùi vị vẫn thơm ngon.
    Bánh cáy làng Nguyễn ấm áp tình làng nghĩa xóm, thường được làm vào dịp tết để dâng cúng tổ tiên, người đã có công khai phá đất đai, chọn giống lúa cứng cây sây hạt cấy cày để lại cho con cháu đời sau cái ngon, cái ngọt và cũng là để mừng thắng lợi sau một năm lao động vất vả.
    Ngày xuân, ngồi bên nhau uống chén nước trà thơm hương ngâu, hương sen, hương nhài ăn một miếng bánh cáy còn gì thú vị bằng. Nhìn đĩa bánh cáy cắt ra có đủ màu sắc hồng, xanh, vàng, trắng nâu đan xen nhau, tỏa ra một hương vị hấp dẫn tạo nên một không khí ấm cúng gia đình. Những người con Thái Bình xa quê, hàng năm vào dịp tết đều nhận được bánh cáy của gia đình, người thân gửi tới như nhắc nhở mọi người nhớ về nguồn cội, nhớ về một loại đặc sản của quê lúa Thái Bình.
    Dù ai đi Ðông, đi Tây...
    Nhớ mùi bánh cáy lòng ngây ngất lòng.
    NGUYỄN VĂN

Chia sẻ trang này