1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Báo chí giúp giữ gìn Văn hoá thời hội nhập?

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi DANKOVN21, 18/03/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Báo chí giúp giữ gìn Văn hoá thời hội nhập?

    Bản sắc Văn hoá là điều rất cần phải giữ lại, nếu không ta sẽ chẳng là gì hết trên cái thế giới này. Cũng như các phương tiện thông tin đại chúng khác, báo chí cũng cần vào cuộc trong nhiêm vụ khó khăn này.
    Tôi nhớ một câu của ai đó nói rất hay: ra nhập WTO như mở cửa cái hồ để nước biển vào hồ và nước hồ ra biển. Đó chắc là ông ta nói về kinh tế. Nhưng kinh tế phát triển - hoà nhập thì văn hoá cũng không tránh khỏi qui luật này. Vấn đề là hoà nhập thế nào?
    Cũng như mọi nền văn hoá khác, văn hoá nước ta có hai mặt: tốt và xấu, mặt xấu hay bị hiểu nhầm là: thói hư tật xấu hay vô văn hoá (*). Mặt tốt đó là những truyền thống tốt đẹp, những cái hay cái đẹp tao nên một dân tộc hiền hậu chịu khó và kiên cường. Còn mặt xấu là nhưng thói hư, hủ lậu thâm căn cố đế tồn tại song song cùng mặt tốt để hạn chế tính tích cực đi lên. Nên khi hoà nhập ta hãy cố gắng giành lấy cái lợi về cho mình: hãy sử dụng mặt tốt của nền văn hoá để đi lên và học hỏi nhiều mặt tốt của các nước bạn.
    Nhiệm vụ của các phương tiện thông tin đại chúng nói chung và báo chí trong bài viết này nói riêng là gì? Rất đơn giản, hãy dùng những công thức đơn giản như cha anh vẫn làm: tuyên truyền và giáo dục quần chúng. Nói đến văn hoá thì rất rộng, từ những tà áo, mái nhà nhìn thấy sờ được đến câu hát, lời du không giữ lại sẽ mất đi. Vậy phải tuyên truyền và giáo dục thế nào để nhan dân nghe, nhân dân hiểu từ đó làm theo.
    Các phương tiện thông tin đại chúng có thể liệt ke gồm: tivi, radio, internet (báo điện tử), báo giấy. Các phương tiện thông tin đại chúng này vẫn mang nặng tính tuyên truyền hơn là giáo dục, nghĩa là sao? Là kêu gọi người ta làm nhưng không giải thích cho họ tại sao lại phải làm. Bằng chúng là giới trẻ, tương lai của đất nước không mặn mà với văn hoá truyền thống. Muốn người ta quan tâm đến thì phải chỉ cho người ta các hay cái đẹp của nó. Nó không hay đẹp sao nó tồn tại đến nay?
    Kết hợp với đó là thông tin, giúp người dân học tập những cái hay - cái đẹp của những nền văn hoá trên thế giới. Điều này thì chúng ta làm tốt rồi, ra đường mười bạn trẻ thì có đến 5 - 6 bạn
    nghe nhạc ngoài, ăn mặc kiểu nước ngoài. Nhanh nhẹn linh hoạt nhưng ích kỷ và tự tin thái quá.
    Việc làm thế nào, phương pháp ra sao thì đó phải là công việc của những nhà chuyên môn, vì đã có cả một trường đại học và rất nhiều giáo sư về nó. Văn hoá rất rộng. Về phần tôi, với cảm tính có được từ góc nhìn nhỏ nhoi của mình, tôi thấy ái ngại. Ái ngại vì thế hệ chúng tôi đến khi có tuổi rồi, muốn biết mình là ai, muốn học hỏi lại văn hoá của mình e rằng khi đó không còn nhiều điều để học nữa.

    (*)
    - Mặt xấu văn hoá là cái xấu - cái dở đối ngược lại với cái hay - cái đẹp của mặt tốt văn hoá.
    - Vô văn hoá là không được giáo dục dẫn đến hành động xấu chứ không phải chủ động làm xấu dù biết là xấu, đó là vô giáo dục!

    Văn hoá chỉ mất đi khi không có loài người, nó rộng lớn nhưng rất cụ thể, nó ăn sâu vào máu từng con người.

    Vài dòng thô kệch...
  2. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Đúng là thô kệch! Nhưng không sao, chú hát không hay anh vỗ tay vì chú nhiệt tình.
    Anh xin mạn phép:
    Bản sắc Văn hoá là điều rất cần phải giữ lại, nếu không ta sẽ chẳng là gì hết trên cái thế giới này. Cũng như các phương tiện thông tin đại chúng khác, báo chí cũng cần vào cuộc trong nhiêm vụ khó khăn này.
    Tôi nhớ một câu của ai đó nói rất hay: ra nhập WTO như mở cửa cái hồ để nước biển vào hồ và nước hồ ra biển. Đó chắc là ông ta nói về kinh tế. Nhưng kinh tế phát triển - hoà nhập thì văn hoá cũng không tránh khỏi qui luật này. Vấn đề là hoà nhập thế nào để có lợi cho đất nước?
    Cũng như mọi nền văn hoá khác, văn hoá nước ta có hai mặt: tốt và xấu, mặt xấu hay bị hiểu nhầm là: thói hư tật xấu hay vô văn hoá (*). Mặt tốt đó là những truyền thống tốt đẹp, những cái hay cái đẹp tao nên một dân tộc hiền hậu, chịu khó và kiên cường. Còn mặt xấu là nhưng thói hư, hủ lậu thâm căn cố đế tồn tại song song cùng mặt tốt để hạn chế tính tích cực đi lên. Nên khi hoà nhập ta hãy cố gắng giành lấy cái lợi về cho mình: hãy sử dụng mặt tốt của nền văn hoá để đi lên và học hỏi nhiều mặt tốt của các nước bạn.
    Nhiệm vụ của các phương tiện thông tin đại chúng nói chung và báo chí trong bài viết này nói riêng là gì? Rất đơn giản, hãy dùng những công thức đơn giản như cha anh vẫn làm: tuyên truyền và giáo dục quần chúng. Nói đến văn hoá thì rất rộng, từ những tà áo, mái nhà nhìn thấy sờ được đến câu hát, lời du không giữ lại sẽ mất đi. Vậy phải tuyên truyền và giáo dục thế nào để nhan dân nghe, nhân dân hiểu từ đó làm theo?
    Các phương tiện thông tin đại chúng [có thể liệt kê gồm: tivi, radio, internet (báo điện tử), báo giấy] ngày nay vẫn mang nặng tính tuyên truyền hơn là giáo dục, nghĩa là kêu gọi người ta làm nhưng không giải thích cho họ tại sao lại phải làm. Bằng chúng là giới trẻ, tương lai của đất nước không mặn mà với văn hoá truyền thống. Muốn người ta quan tâm đến thì phải chỉ cho người ta các hay cái đẹp của nó.
    Kết hợp với đó là thông tin, giúp người dân học tập những cái hay - cái đẹp của những nền văn hoá trên thế giới. Điều này thì chúng ta làm tốt rồi, ra đường mười bạn trẻ thì có đến 5 - 6 bạn nghe nhạc ngoài, ăn mặc kiểu nước ngoài. Nhanh nhẹn linh hoạt nhưng ích kỷ và tự tin thái quá.
    Việc làm thế nào, phương pháp ra sao thì đó phải là công việc của những nhà chuyên môn, vì đã có cả một trường đại học và rất nhiều giáo sư về nó. Văn hoá rất rộng. Về phần tôi, với cảm tính có được từ góc nhìn nhỏ nhoi của mình, tôi thấy ái ngại. Ái ngại vì thế hệ chúng tôi đến khi có tuổi rồi, muốn biết mình là ai, muốn học hỏi lại văn hoá của mình e rằng khi đó không còn nhiều điều để học nữa.
    (*)
    - Mặt xấu văn hoá là cái xấu - cái dở đối ngược lại với cái hay - cái đẹp của mặt tốt văn hoá.
    - Vô văn hoá là không được giáo dục dẫn đến hành động xấu chứ không phải chủ động làm xấu dù biết là xấu, đó là vô giáo dục!
    Văn hoá chỉ mất đi khi không có loài người, nó rộng lớn nhưng rất cụ thể, nó ăn sâu vào máu từng con người.
    Vài dòng...
  3. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Người dân chúng ta hiền hậu, phần đa thế chứ không có nghĩa là tất cả, đâu cũng có người thế này thế khác. Thật thà, hiền hậu vì đa số là làm nông nghiệp, văn hoá lúa nước không như anh thương nghiệp của anh Tàu. Nhưng hiền hậu chất phát chứ không phải ta đần độn, ta lạc hậu là do ta không được tiếp xúc với văn minh, tiếp xúc với cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đầu thế kỷ 20. Lỗi lầm này là do chính quyền.
    Nhiều người vẫn hiểm nhầm rằng người phương Tây họ văn minh hơn ta, phát triển hơn ta vì họ làm cái gì cũng cơ bản, tức là khoa học đúng lý thuyết sách vở. Không phải thế, đó là bản tính của mỗi con người, đó là cá tính, không phải văn hoá. Và Việt Nam ta thắng trong các cuộc chiến lớn giữ nước có khi cũng là từ nhưng nguyên nhân tưởng chừng như vụn vặt ấy: chiến tranh du kích.
    Như bản tính của người Châu Âu, lục địa này được mang danh lục địa già, không phải già về địa lý mà là già về con người. Châu Âu đặc biệt là Anh Quốc tượng trưng cho một ông anh chậm chạp và chắc chắn, những ông em linh hoạt và uyển chuyển không chịu nổi vượt biển sang Bắc Mỹ cả rồi. Người Mỹ phần đa rất thông minh, thông minh cộng với thực dụng làm quốc gia họ rất giàu, giàu thể hiện trên từng góc phố. Nhưng đừng đùa, thông minh thường đi kèm với rắc rối bởi chỉ thông minh với... rắc rối. Và rắc rối chính là ở chỗ ai cũng cho mình là thông minh nhất. Từ đó dẫn đến tự tin thái quá, một lối văn hoá rất buồn cười ở Mỹ trái ngược hoàn toàn với người phương Đông, trong đó có VN ta. Chính cái sự thông minh + rắc rối đó sẽ làm hại người Mỹ, họ kiếm tiền nhiều nhưng tiêu dũng cũng nhiều, trong khi nguồn năng lượng của trái đất có hạn. Văn hoá hoang phí của người Mỹ là nguy cơ lớn của đất nước này.
    Tôi chưa thấy một bài báo nào hướng thông tin cho người dân đại loại về những điều này, ví dụ như: cách dạy con của người Mỹ, quan niệm của người Mỹ về công việc và gia đình. Hay chứ, ta có thể học ở họ chứ? Không dạy con giỏi sao họ nhiều người tài thế? Các tờ báo, kể cả như tờ mang danh là DÂN TRÍ cũng nặng về ***, ngôi sao hay cướp, giết, hiếp... Đành rằng là thị hiếu công chúng nhưng thị hiếu đó là do ta định hướng chứ, ta là đài báo cơ mà? Ta phát nhiều tin kiểu mì ăn liền thị cũng sẽ phát sinh thị hiếu mì ăn liền rẻ tiền, ta không phát họ lấy đâu ra mà đọc. Nhà nước độc quyền báo chí để làm nhiệm vụ này mà? Tin làm xấu xã hội như thế không cho người ta đọc thì tốt hơn bởi có những người không qua tin ấy để hiểu thực trạng xã hội mà thông qua tin ấy để xuyên tạc, bóp méo làm xấu đi hình ảnh của xã hội trong tư duy của chính mình cũng như những người khác, những kẻ không có lập trường.

Chia sẻ trang này