1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Báo chí ta viết về Úc

Chủ đề trong 'Úc (Australia)' bởi CongTangTonNuNguyenThiMongMo, 28/06/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. CongTangTonNuNguyenThiMongMo

    CongTangTonNuNguyenThiMongMo Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2003
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Báo chí ta viết về Úc

    Thỉnh thoảng báo chí ta cũng có đăng bài viết về nước Úc. Một số chuyện nhiều người đã biết, nhưng cũng có nhiều tin tức khá lạ lẫm kể cả đối với những người đang sống gần nơi xẩy ra sự kiện. Tôi mở topic này để chúng ta có dịp sưu tầm những bài báo dạng này, một phần để chúng ta hiểu rõ hơn về Úc, một phần hiểu người trong nước nhìn thế nào về Úc, và quan trọng hơn để chúng ta có thể bình luận, đính chính hoặc thêm "mắm thêm muối" cho vui.
  2. CongTangTonNuNguyenThiMongMo

    CongTangTonNuNguyenThiMongMo Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2003
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật, 27/06/2004, 06:02 (GMT+7)
    Chiến tranh băng đảng ở Melbourne

    TT - Giữa nhà hàng đông đúc, một nhóm kẻ bịt mặt chợt xuất hiện. Chúng tiến đến bàn ăn của vị khách nọ. Những tiếng nổ chát chúa. Gã đàn ông gục xuống. Đó là thành viên một gia đình mafia thế lực.
    Chicago của thập niên 1930 ư? Không, đó chỉ là cảnh tượng đang diễn ra hằng tuần tại Melbourne (Úc).
    Thế giới ngầm Melbourne
    Đã có ngót nghét 25 xác chết. Thoạt đầu, các xác chết lỗ chỗ đạn được phát hiện trên giường, ngoài sân hoặc trên xe hơi. Càng về sau, thanh toán băng đảng càng diễn ra công khai và táo tợn.
    Trùm ma túy Jason Moran đã bị bắn chết trước mặt hai đứa con song sinh sáu tuổi giữa một buổi thi đấu bóng đá thiếu nhi. Ít lâu sau, gã đánh mướn Andrew ?oBenji? Veniamin bị "làm thịt" tại một nhà hàng Ý nổi tiếng.
    Rồi đến phiên "trùm của các trùm" Lewis Moran bị phục kích trong hộp đêm Brunswick Club. Những vụ thanh toán đẫm máu này đã tạo ra một không khí ngột ngạt và làm xôn xao dư luận Melbourne.
    Cuộc lật đổ "trùm của các trùm"
    Cảnh sát Melbourne nói vụ thanh toán Lewis Moran là bước ngoặt trong cuộc chiến tranh băng đảng tại đây.
    Phất lên từ những năm đầu thập niên 1980 nhờ hoạt động buôn bán amphetamine, rồi hợp tác với các băng nhóm gốc Ý bén rễ lâu năm tại Úc, chỉ trong vòng 10 năm Lewis Moran hầu như thống lĩnh toàn bộ thị trường này (việc buôn bán thuốc kích thích và ma túy tại Úc đem lại lợi nhuận chừng 3,8 tỉ USD/năm), kiểm soát việc phân phối các loại thuốc kích thích đến các hộp đêm, câu lạc bộ, vũ trường...
    Trong thập niên 1990, y bắt đầu bị thách thức bởi các băng tội phạm trẻ đến từ các thành phố khác và có nguồn gốc chủng tộc hỗn tạp... Bất chấp các cuộc thanh toán lẫn nhau dồn dập suốt năm năm qua, cảnh sát cho biết họ vẫn bị sốc trước cái chết của Lewis Moran. Thế lực nào đã mạnh hơn cả "trùm của các trùm"?
    Carl Williams - kẻ thách thức
    Andrew ?oBenji? Veniamin (gã bị giết tại nhà hàng Ý) là một gã bắp thịt cuồn cuộn, hình xăm đầy mình, và cực kỳ bẳn tính. 28 tuổi, hắn thuộc nhóm cận vệ trẻ của các trùm. Là một gã mê gái và mê xe tốc độ, chiếc Mercedes Benz trị giá hơn 150.000 USD của hắn tỏ ra hoàn toàn phù hợp với tính cách khoa trương và máu hung bạo.
    Nhiệm vụ chính của hắn là bảo vệ cho Carl Williams, một trong những ông trùm ma túy trẻ mới nổi lên đang bị tình nghi liên quan đến một phi vụ amphetamine trị giá hơn 15 triệu USD.
    Thân mình phục phịch và khuôn mặt non choẹt, Carl Williams, 33 tuổi, trông có vẻ vô hại. Hắn thường tự nói về mình như một người chủ gia đình bị hiểu lầm, một nhà phát triển bất động sản thất nghiệp mà... không hiểu vì lẽ gì đó các cộng sự của hắn cứ bị giết liên tục.
    Năm 1999, bản thân hắn suýt tiêu mạng bởi một viên đạn bắn vào bụng giữa một vụ tranh chấp liên quan đến ma túy.
    Hầu như ai cũng biết kẻ bắn hắn là Jason Moran hoặc người anh em cùng cha Mark Moran (hai con của ông trùm Lewis Moran). Chỉ ít lâu sau, Mark bị bắn chết trong xe hơi; Jason Moran thì, như đã kể ở trên, đã cùng cận vệ Pasquale Barbaro lãnh trọn năm tràng đạn khi cùng hai con xem đá bóng.
    Đã có những lời đồn đại về việc truất phế Lewis Moran kể từ khi y được trả tự do (nhờ đóng tiền thế chân) sau khi bị bắt do nghi ngờ tham gia một băng ma túy có doanh số làm ăn lên tới 1,5 tỉ USD. Y đã bị bắn bể đầu chết tại chỗ, còn người bạn Bert Wrout của y thì bị thương nặng ở ngực.
    Vụ thanh toán này được xem là đòn giáng quyết định vào gia đình tội phạm hàng đầu của Úc, đồng thời gút lại cuộc chiến tranh băng đảng suốt từ nhiều năm qua.
    Khởi đầu cuộc chiến băng đảng
    Cuộc chiến băng đảng bắt đầu từ năm 1998, sau vụ ám sát Alphone Gangiatano, một ?obố già? thuộc trường phái cổ điển. Người ta nghi rằng Jason hoặc Mark Moran đã bắn chết Gangiatano. Kẻ thứ ba có thể tham gia vụ này là Graham Kinniburg ?oquái vật?, một người bạn lâu năm của Lewis Moran và là người dẫn dắt cho hai con trai của Lewis.
    Quan hệ giữa Kinniburg và Lewis bắt nguồn từ thập niên 1960 khi cả hai cùng tham gia những cuộc chiến đẫm máu giành quyền kiểm soát thế giới ngầm Melbourne. Kinniburg nổi lên thành một trong những tên tội phạm lão làng ở Melbourne, xếp ngang ngửa với các trùm và được đám trẻ nể mặt, xem là bậc sư huynh.
    Khi hắn bị bắn chết bên ngoài ngôi nhà của chính hắn tháng mười hai năm ngoái, thì đó được xem là vụ thanh toán băng đảng chấn động nhất kể từ sau vụ "làm thịt" Freddy Harrison ?ocon cóc? năm 1958 (vụ này đã kéo theo một đợt tắm máu kéo dài giữa các băng tranh chấp).
    Giới xã hội đen nói rằng Kinniburg đã lọt vào tay Veniamin. Nhưng chính Veniamin cũng phải trả giá. Hôm đó Veniamin lái chiếc Mercedes đến quán La Porcella trên phố Carlton. Không thèm tắt máy, hắn bước vào, tiến đến bàn của ?ocông tử? Mick Gatto, một tay máu mặt khác trong giới giang hồ. Mick vừa ăn món mì Ý xong ở bàn ăn hắn thường ngồi.
    Hai tên bước vào một căn phòng ở sau quán.
    "Công tử" khai rằng Veniamin đã gí súng vào hắn để bắn, nhưng Mick đã chộp được súng và bắn trả vào đầu Veniamin... ít nhất hai phát. Khi trở ra, tay Mick vẫn cầm súng, miệng oang oang nói: ?oThằng con hoang đó đã chơi Graham (Kinniburg), giờ nó định xử cả tôi?. Gã cựu võ sĩ quyền anh này hiện đang bị buộc tội giết người, nhưng hắn một mực cho rằng đó là một trường hợp tự vệ chính đáng. Các thanh tra cho biết Veniamin còn là nghi phạm giết ít nhất bốn đối thủ của Carl Williams.
    Sau hàng loạt vụ thanh toán đẫm máu, ngoài Mick ra, cảnh sát cũng chỉ tóm được vài tên tép riu: Brincat và Thomas Hentschel, các đàn em Carl Williams bị buộc tội giết một tay buôn ma túy đối thủ; Brincat "gã maratông", kẻ tình nghi giết Jason Moran.
    Cảnh sát bất lực?
    Tiến độ điều tra chậm chạp đã khiến dư luận Úc đặt nghi vấn về việc cảnh sát ăn tiền của mafia. Một cuộc điều tra nội bộ cho thấy nhiều sĩ quan trong đội chống ma túy (mà giờ đây đã bị giải tán) đã điều hành các phi vụ chế tạo amphetamine, bán ma túy cho các tập đoàn tội ác và làm ngơ cho đám bán lẻ. 12 cảnh sát đã bị cáo buộc tham nhũng liên quan đến buôn bán ma túy, và hai cảnh sát khác đã vào tù.
    Thường thì những ông trùm cỡ Williams và Lewis đã bị tống giam, nhưng cảnh sát nêu lý do không có chứng cớ phạm tội để cho chúng tại ngoại, tiếp tục gây tội ác. Các thanh tra nội bộ cũng đã phát hiện chúng có thể mua được các thông tin ghi âm "nhạy cảm" của cảnh sát.
    Williams đã ra hầu tòa vào cuối tháng tư để khai báo về những sự việc xung quanh vụ thanh toán Veniamin. Và đúng như dự đoán, hắn đã tiếp tục "giả nai".
    Nhưng trong thế giới ngầm đã có tin đồn rằng sau vụ thanh toán Lewis Moran, mạng sống của Williams khó mà bảo toàn. Cảnh sát đã từng cảnh cáo cả Lewis lẫn Williams rằng chúng có thể là nạn nhân trong cuộc thanh toán băng đảng. Thậm chí cả hai đã được đề nghị bảo vệ nhưng đều từ chối. Nay Lewis đã bị hạ, liệu Williams sẽ cùng chung số phận? Nhưng hắn chỉ cười khẩy: "Tôi cóc thèm lo lắng".
    Kết quả điều tra do mạng Yahoo! vừa tiến hành cho thấy 51% người được hỏi tin rằng cảnh sát bang Victoria dính líu đến những băng nhóm ma túy và tội ác ở Melbourne. Chỉ 30% nói họ không tin như thế.

    MAI KHANH (Theo Sunday)
  3. sleepingdragon

    sleepingdragon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2003
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Khiếp quá, đọc cứ như là bố già ý!
  4. MI16

    MI16 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2004
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài của Congnu rùng rợn phết, giống như Godfather Vito Coleone sai các đàn em đi thanh toán đám người dám chống lại "Gia Đình". Đoàng một phát lăn quay ra. Cảnh sát có nhìn thấy cũng làm ngơ luôn vì chả ai dại mà dây vào mấy tên rách việc đó
    Tiện đây em post bài báo khá chân thực của Người Lao Động. Nhẹ nhàng tình cảm
    Du học Australia: Tài chính và việc làm (08:42:00 11-05-04) . Theo Báo Người Lao Động
    Ngân sách chi tiêu
    Trung bình hàng tuần, một du học sinh tại Australia chi khoảng 320 đô la Australia cho các chi phí như nhà ở, thực phẩm, quần áo, giải trí, đi lại, du lịch trong và ngoài nước, điện thoại và các phí tổn khác. Học sinh phổ thông thường chi ít hơn cho các nhu cầu tương tự: khoảng 265 đô la Australia/một tuần. Tất nhiên các con số này chỉ mang tính chất hướng dẫn, thực tế chi phí phụ thuộc vào các điều kiện cá nhân như địa điểm học, khoá học và lối sống của mỗi người.
    Khi đến Australia, học sinh có thể đổi ngoại tệ sang tiền tệ Australia tại các quầy đổi tiền ở phi trường, ngân hàng hoặc tại khách sạn. Học sinh có thể dùng trực tiếp các loại ngân phiếu du lịch (travellers cheque) nếu giá trị của ngân phiếu du lịch được tính bằng đơn vị đồng đô la Australia hoặc cũng có thể vào ngân hàng đổi các chi phiếu này ra tiền Australia hay đổi sang tiền mặt tại các khách sạn lớn và một số cửa tiệm.
    Tốt hơn hết là học sinh nên mở một trương mục ngân hàng ở Australia. Ðể làm điều này, học sinh cần mang theo thị thực và giấy tờ chứng minh nơi cư ngụ. Các dịch vụ ngân hàng ở Australia có sự cạnh tranh ráo riết với nhau nên cũng cần có sự cân nhắc kỹ cho phù hợp với điều kiện cá nhân. Australia có hơn 20 công ty tài chính trong và ngoài nước. Các ngân hàng lớn đều có chi nhánh tại các thành phố và các trung tâm khu vực. Hầu hết các trung tâm thương mại đều có các máy rút tiền tự động ATM (Automatic Teller Machine). Học sinh có thể dùng các máy ATM để ký gửi hoặc rút tiền hầu như bất kỳ lúc nào. Ða số các cửa hàng lớn, các siêu thị và các cửa tiệm bán hàng chuyên có trang bị tiện nghi trả tiền điện tử (EFTPOS). Với tiện nghi này, khách hàng có thể dùng các loại thẻ ngân hàng để thanh toán tiền mua đồ và trong một số trường hợp còn có thể rút thêm tiền mặt nữa.
    Hệ thống tiền tệ Australia áp dụng theo hệ thập phân với đơn vị cơ bản là đô la và xu (cent). Một đô-la bằng 100 xu. Tiền giấy có 5 loại trị giá: 5, 10, 20, 50 và 100 đô la. Tiền cắc gồm có các đồng 5 xu, 10 xu, 20 xu và 50 xu màu bạc, và đồng 1 đô la và 2 đô-la màu hoàng kim. Ở Australia, thẻ tín dụng được sử dụng rất phổ biến trong việc mua bán. Các loại thẻ phổ thông được các cơ sở thương mại chấp nhận bao gồm các thẻ American Express, Bankcard, Diners International, Mastercard, Visa và một số thẻ tín dụng có liên kết với các công ty tài chính này.
    Du học sinh cũng cần lưu ý rằng ở Australia không có tập tục cho tiền buộc-boa. Các khách sạn và nhà hàng cũng không áp dụng lệ phí phục vụ. Tại những nhà hàng sang trọng, khách hàng thường thưởng cho nhân viên phục vụ (bồi bàn) một món tiền buộc-boa, khoảng 10% hoặc ít hơn chi phí ăn uống, nếu cảm thấy được phục vụ chu đáo và tận tình. Học sinh có thể phải trả tiền khuân vác tại các nhà ga. Riêng tại các khách sạn, đây là một dịch vụ miễn phí. Nói chung việc cho tiền buộc-boa tùy thuộc vào sở thích cá nhân chứ không bắt buộc tại Australia.
    Việc làm trong thời gian học tập
    Du học sinh đến Australia theo diện thị thực du học có thể nộp đơn xin được phép làm việc trong khi đi học. Sau khi được chấp thuận, học sinh có thể làm các công việc không thường xuyên, tối đa 20 giờ/tuần trong thời gian đang học tại trường, và làm các công việc toàn thời trong thời gian nghỉ hè. Riêng đối với du học sinh đang theo học chương trình thạc sĩ hoặc tiến sĩ theo diện thị thực thứ hạng 574, họ có thể làm việc không giới hạn số giờ. Tất nhiên học sinh cũng cần xác định rõ rằng số tiền kiếm được ở Australia chỉ là thu nhập bổ xung và không nên xem đó là nguồn thu nhập duy nhất.
    Các thành viên trong gia đình cũng có thể nộp đơn xin Bộ Di trú Australia chấp thuận cho làm việc tối đa 20 giờ/tuần và có thể đi làm bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, học sinh chỉ có thể xin cấp loại thị thực cho phép làm việc sau khi học sinh đến Australia và đã nhập học. Lệ phí nộp đơn là 50 đô la Australia.
    Ða số du học sinh xin làm những công việc không thường xuyên hoặc bán thời trong thời gian học tập. Có một số công việc có liên hệ chặt chẽ với ngành học (chẳng hạn như các sinh viên sĩ quan ngoài thời gian học ở trường, họ tham gia các công việc tại đơn vị trong những thời gian còn lại, hoặc các sinh viên luật khoa thường xin làm việc bán thời tại các văn phòng luật sư). Một số sinh viên đi dạy kèm học sinh phổ thông, hoặc làm các công việc trong trường như căng tin, nhà sách, văn phòng hoặc phụ tá trong phòng thí nghiệm. Ngoài ra du học sinh cũng có thể tìm các công việc bên ngoài như bán hàng, giữ trẻ, làm vườn, tiếp tân, bồi bàn, hái trái cây hoặc các công việc khác.
    Ở một số cơ sở giáo dục còn có cả dịch vụ tìm kiếm việc làm cho học sinh. Khi đi làm, học sinh cần có số hồ sơ thuế (tax file number) do Sở Thuế vụ Australia cấp. Trong một số trường hợp, thân nhân của du học sinh cũng được phép đi làm.
    Việc làm sau khi tốt nghiệp
    Sinh viên tốt nghiệp từ các trường cao đẳng và đại học của Australia thường có nhiều chọn lựa nghề nghiệp, bao gồm những việc làm đầy hứng thú và thách đố như làm việc cho các ngân hàng lớn, các công ty tư vấn về quản trị, các công ty liên quốc, các tổ hợp pháp lý, công ty công nghệ cao và rất nhiều ngành nghề khác.
    Rất nhiều trường cao đẳng và đại học có tổ chức các buổi hội thảo để chuẩn bị cho sinh viên tốt nghiệp trở về quê nhà, và những lời khuyên về vấn đề tìm việc làm.
    Australia và các nước trên thế giới đều có những công ty tuyển mộ nhân viên giúp sinh viên tốt nghiệp tìm kiếm việc làm thích hợp và cung cấp các dịch vụ cố vấn nghề nghiệp. Nhiều công ty lớn có riêng dịch vụ tuyển mộ nhân viên và đánh giá cao những sinh viên tốt nghiệp có kinh nghiệm quốc tế chẳng hạn như những sinh viên tốt nghiệp với một văn bằng của Australia.
    Chương trình di dân theo diện tay nghề của Chính phủ Australia nhắm vào các thành phần trẻ, có trình độ giáo dục, tay nghề và những khả năng xuất sắc có thể đóng góp vào việc phát triển nền kinh tế nước Australia. Trong tổng số những di dân sang Australia theo diện tay nghề thì có đến phân nửa là những thành phần du học sinh đã tốt nghiệp tại Australia. Số lượng di dân theo diện tay nghề trong thời gian gần đây đã gia tăng vì sự thành công trong việc thu hút sinh viên tốt nghiệp đến Australia lập nghiệp, đặc biệt là trong những ngành đang có nhu cầu cao như công nghệ thông tin, y tá và kế toán. Ðể có thể di dân sang Australia theo diện tay nghề, học sinh cần đạt đủ điểm theo hệ thống tính điểm di dân và hội đủ một số yêu cầu cơ bản như hạn tuổi của người xin di dân không quá 45 tuổi, có đủ khả năng Anh ngữ, có bằng cấp đại học hoặc cao đẳng, hoặc kinh nghiệm làm việc có liên hệ đến nghề nghiệp học sinh đề cử trong đơn xin di dân. Học sinh sẽ được thêm điểm nếu có các bằng cấp của Australia


    Được Mi16 sửa chữa / chuyển vào 09:23 ngày 30/06/2004
  5. CongTangTonNuNguyenThiMongMo

    CongTangTonNuNguyenThiMongMo Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2003
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    vnExpress Thứ ba, 29/6/2004, 11:35 GMT+7

    Australia - quốc gia bẩn nhất thế giới
    Australia thải khí nhà kính nhiều hơn bất cứ quốc gia giàu có nào khác. Thực tế, xét trên đầu người, Australia là nước gây ô nhiễm môi trường nặng hơn cả Mỹ. Một cuộc khảo sát do nhóm các quốc gia giàu có OECD thực hiện đã cho thấy như vậy.
    Người Australia thải ra 27,2 tấn CO2/người mỗi năm, cao hơn nhiều so với 21,4 tấn của người Mỹ, và hơn gấp đôi trung bình của các nước giàu.
    Lý do chính để Australia trở thành đất nước ô nhiễm như vậy là việc dựa vào than để tạo ra điện thay vì các phương án khác như dầu hoặc gas. Australia, nhà xuất khẩu than lớn nhất thế giới, có trữ lượng than khổng lồ mà chính phủ nước này muốn tận dụng hết trước khi tìm đến các biện pháp sạch khác. Ngành công nghiệp này khai thác 120.000 công nhân và có lượng xuất khẩu trị giá 24 tỷ đôla Australia mỗi năm.
    "Thực tế là nguồn nguyên liệu cũ kỹ mà chúng tôi có lại đáp ứng nhu cầu năng lượng khổng lồ của chúng tôi. Lợi thế của nó khiến người Australia không thể vứt đi đâu được", Thủ tướng John Howard phát biểu.
    Đó cũng là lý do mà Australia chưa chấp nhận ký hiệp định Kyoto giảm lượng khí thải nhà kính, bởi ảnh hưởng của nó tới nền kinh tế. Để trở thành công ước quốc tế, Kyoto cần phải được 55 quốc gia phê chuẩn để có thể giảm tổng cộng 55% lượng khí thải toàn cầu.
    Minh Thi (theo IOL)

  6. NhatCuongGSM

    NhatCuongGSM Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/05/2004
    Bài viết:
    851
    Đã được thích:
    0
    Bill Gates chi 28 triệu USD xoá khoảng cách số cho Australia
    Good job

    - Sáng lập viên của Microsoft, Bill Gates, đang thực hiện một chương trình ''''''''''''''''tiềm năng không giới hạn'''''''''''''''', trị giá 28 triệu USD nhằm phổ cập công nghệ cho những người tàn tật và cô đơn ở Australia.
    Gates, người đàn ông giàu nhất thế giới sở hữu 46 tỷ dolla đồng thời là một nhà hảo tâm nổi tiếng, hiện đang ở Australia thực hiện một chương trình toàn cầu của ông nhằm thu hẹp khoảng cách về công nghệ thông qua các quỹ trợ cấp đào tạo, tài trợ phần mềm và xây dựng các hệ thống hỗ trợ cộng đồng.
    ''''''''''''''''Một nửa vấn đề chúng tôi đang đề cập đến ở đây là sự phân chia khoảng cách'''''''''''''''', Gates nói. ''''''''''''''''Chúng tôi và các đối tác cam kết sẽ thu hẹp khoảng cách này không phân biệt về địa lý, tuổi tác, mức thu nhập. Tất cả những nhân tố đó có thể cản trở con người tiếp cận với máy tính''''''''''''''''.
    Năm tổ chức của Australia bao gồm Smith Family, Computer Clubs Association của Australian Senior và Yarnteen Aboriginal và Torres Strait Inslanders Corporation sẽ tiếp nhận món quà đầy ý nghĩa của Microsoft trong vòng năm năm tới. Và họ sẽ hỗ trợ xây dựng một hệ thống các trung tâm tiếp thu kiến thức công nghệ cộng đồng trên toàn Australia.
    Elaine Henry - Giám đốc điều hành của Tổ chức từ thiện The Smith Family cho biết trước kia, những người bị thiệt thòi khi không có khả năng đọc hoặc viết nhưng ngày nay họ cảm thấy bị tách biệt ra khỏi xã hội nếu không được tiếp xúc với công nghệ.
    Thủ tướng John Howard sắp tới sẽ ra tranh cử nhiệm kỳ thứ tư vào cuối năm nay cho biết mức tăng trưởng công nghệ thông tin từng là một sự kiện chuyển giao lớn nhất thế kỷ 20 và là động lực thúc đẩy năng suất trong nền kinh tế thế giới.
    Thủ tướng cũng đã cảm ơn về sự đóng góp to lớn của Gates. Ông nhận định ''''''''''''''''''''''''Ông ấy là một tấm gương tiêu biểu cho phong trào đẩy lùi sự lạc hậu không chỉ ở Mỹ mà còn ở các cộng đồng khác trên toàn thế giới''''''''''''''''.
    Chương trình trên ước tính sẽ bao gồm 100 trung tâm được xây dựng trên toàn Australia vào năm 2005.
    (www.i-today.com.vn - Theo AFP)

    Được NhatCuongGSM sửa chữa / chuyển vào 18:07 ngày 09/07/2004
  7. CongTangTonNuNguyenThiMongMo

    CongTangTonNuNguyenThiMongMo Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2003
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Khi tù nhân đi ăn tiệc
    Lợi dụng hệ thống kiểm soát an ninh tại một nhà tù ở Port Augusta (Úc) bị trục trặc nhưng nhà tù không chịu thay mới, nhân một đêm tối trời, một tù nhân leo bờ rào ra ngoài, vẫy taxi đi tiệc tùng với bạn bè. Gần sáng, khi trở về hắn không quên ghé mua một ít... ma túy làm quà cho bạn tù. Đây mới chỉ là vụ vượt ngục duy nhất được phát hiện nhưng theo các nguồn tin thì chuyện như vậy xảy ra như cơm bữa tại nhà tù này.
    Mục Lượm lặt báo Thanh niên
  8. benjaminh

    benjaminh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0
    all the jounalists suck, why i said that, because i used to work as a journalist until i decided not *****ck for the rest of my life.
  9. CongTangTonNuNguyenThiMongMo

    CongTangTonNuNguyenThiMongMo Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2003
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Thứ Năm, 22/07/2004, 16:50 (GMT+7)
    Tình báo Úc đã thất bại trong việc đánh giá Iraq
    TTO - Tình báo Úc đã dựa vào những thông tin quá mỏng và nhập nhằng để đánh giá về vũ khí hủy diệt hàng lọat (WMD) của Iraq, tuy nhiên không có bằng chứng cho thấy có một áp lực chính trị nào ở Úc buộc phải có chiến tranh Iraq.
    Đây là kết quả một nghiên cứu độc lập do Philip Flood, cựu trưởng cơ quan tình báo Úc, thực hiện và được công bố đầu đầu tuần. Nghiên cứu này cũng khẳng định tình báo Úc đã thất bại khi không phán đoán được cuộc tấn công của nhóm Hồi giáo Jemaah Islamiah vào Bali làm chết nhiều người Úc.
    Báo cáo của Flood đã cho rằng Tổ chức tình báo quốc phòng Úc (ADIO) và Phòng đánh giá thông tin quốc gia (ONA) đã thất bại trong việc xác định phạm vi và bản chất của các chương trình WMD của Iraq. Flood cho rằng tình báo Úc "đã sử dụng những thông tin tương tự, nhưng không phải là tất cả, của những tư liệu mà tình báo Anh và Mỹ có được, và đánh giá chung của tình báo Úc trên tổng thể có thận trọng hơn (so với đánh giá của Anh , Mỹ), và gần với những gì chúng ta có được hiện nay".Ông cũng khẳng định không có một áp lực bên trên nào để buộc giới tình báo phải đưa ra những kết luận ủng hộ chiến tranh Iraq.
    Thủ tướng Úc John Howard, người sắp tuyên bố một cuộc bầu cử vào tháng 10 này, đã chào mừng báo cáo độc lập của Flood về việc không có tình trạng chính trị hóa trong tình báo Úc. Ông cho biết sẽ tăng gấp đôi ngân sách cho ONA theo đề nghị của Flood (khoảng 18 triệu USD).
    Phe đối lập Úc không đồng tình với đánh giá của Flood và đòi mở cuộc điều tra cấp cao về các họat động của tình báo nước này. Theo họ, báo cáo của Flood không đưa ra được một phân tích toàn diện cho tình hình an ninh quốc gia Úc. Hôm nay, người phát ngôn của phe đối lập Kevin Rudd cáo buộc chính quyền Howard muốn né tránh các cáo buộc rằng cuộc chiến tranh Iraq do chính phủ Howard tiến hành là dựa trên những thông tin tình báo giả dối. Ông nói chính phủ Howard đã đổ 100% trách nhiệm trong thất bại tình báo lên giới tình báo và nhận 0% trách nhiệm về phía mình!
    T. DANH (theo ABC, Reuters) Báo Tuổi Trẻ
  10. CongTangTonNuNguyenThiMongMo

    CongTangTonNuNguyenThiMongMo Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2003
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Tại sao ngừng cấp học bổng ADS bậc ĐH?
    09:34'' 03/08/2004 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Từ năm 2006, chương trình Học bổng Phát triển của Chính phủ Australia (ADS) không còn dành cho bậc ĐH, đồng thời có thêm những nội dung hỗ trợ người đi học trở về Việt Nam làm việc. Trao đổi với bà Catherine Gill, Bí thư thứ hai Đại sứ quán Australia.

    Tại sao sắp tới ADS sẽ không còn học bổng dành cho bậc ĐH?
    - Bà Catherine Gill: Lý do chủ yếu của việc không cấp học bổng ĐH nữa là có quyết định và sự đồng ý của Bộ GD-ĐT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư của Việt Nam. Quyết định này dựa trên ba lý do sau: Thứ nhất, theo khảo sát đã tiến hành vào năm 2002 với những người đã đi học ở Australia, chúng tôi thấy trình độ bằng cấp ĐH ở Việt Nam đã gần đạt tiêu chuẩn quốc tế. Thứ hai, chúng tôi thấy học bổng sau ĐH đạt hiệu quả cao hơn, thời gian học ngắn hơn và chi phí ít hơn. Và thứ ba, những người đi học tiến sĩ và thạc sĩ sau khi kết thúc khoá học thường trở về ngay Việt Nam và tham gia vào công việc, trong khi người học ĐH có xu hướng tiếp tục học lên. Một khóa học ĐH có thời gian dài gấp ba lần thời gian học thạc sĩ. Chính vì vậy, chi phí cũng phải gấp lên ba lần. Do đó, với một học bổng ĐH, chúng tôi có thể trao cho ba học bổng sau ĐH.
    Thế nhưng, theo chúng tôi biết, mỗi năm chương trình thông báo sẽ hỗ trợ 150 suất học bổng. Cắt học bổng ĐH, tại sao chương trình không mở rộng chỉ tiêu cấp học bổng sau ĐH?
    - Thực ra, sắp tới, chúng tôi sẽ tăng thêm số học bổng sau ĐH. Ngoài mức 150 học bổng hàng năm, chúng tôi sẽ có chương trình hỗ trợ tốt hơn cho sinh viên trước khi lên đường cũng như sau khi hoàn thành khóa học quay trở lại Việt Nam.
    Chẳng hạn, chúng tôi sẽ làm việc với các cơ quan, bộ ngành chủ chốt để có hướng tốt hơn cho chương trình học bổng này. Việc cắt học bổng ĐH là cơ hội để chúng tôi tiếp tục hỗ trợ học bổng sau ĐH và tăng thêm học bổng tiến sĩ, vì đây là bậc học tốn kém tương đối nhiều. Chi phí cho học bổng ĐH không phải là nguyên nhân chính để cắt loại học bổng này mà do tính hiệu quả của nó.
    Thưa bà, đã có những khảo sát nào về những đối tượng nhận học bổng ĐH từ ADS. Những người này đang tiếp tục học tập hoặc tham gia công việc như thế nào sau khi kết thúc các khoá học ở Australia?
    - Trong khảo sát năm 2002 với 95% số học viên của chương trình, có 75% sau khi hoàn thành khóa học đã trở về, còn 20% vẫn tiếp tục theo đuổi việc học tập ở nước ngoài. Trong số những người trở về Việt Nam, có 94% trở về nơi họ làm việc trước khi đi học, hầu hết là các cơ quan nhà nước. Sắp tới, chúng tôi sẽ giới thiệu chương trình hỗ trợ và theo dõi họ trong quá trình phát triển về công việc sau khi quay trở lại Việt Nam. Một yêu cầu của chúng tôi là các ứng viên này phải thiết lập kế hoạch hành động, kế hoạch đó sẽ theo suốt ứng viên trong quá trình học ở Australia, rồi trở về Việt Nam.
    Một đổi mới nữa là 50% học bổng sắp tới sẽ dành cho nhân viên các cơ quan Bộ, ngành chủ chốt mà chúng tôi thấy cần thiết cho sự phát triển của Việt Nam. Bản thân các cơ quan đó phải định ra những ứng viên mà họ gửi đi đào tạo. Đây là những vị trí chiến lược lâu dài. Họ phải xem xét nhân viên của họ thiếu những kỹ năng nào, trình độ ở bậc nào và họ đưa yêu cầu cho chúng tôi đào tạo.
    Vậy 50% còn lại có thể hiểu là những suất học bổng dành cho đối tượng không làm việc trong khu vực nhà nước?
    - Thực ra, chúng tôi vẫn có 30% suất dành cho các đối tượng "mở", những người không đến từ các cơ quan nhà nước. Sở dĩ như vậy vì chúng tôi biết trong khối "mở" này có rất nhiều người tài có khả năng đi học. Số còn lại được phân bổ theo mức: 10% dành cho những người có điều kiện học tập khó khăn và 10% dành cho ứng viên của các dự án phát triển đặc biệt.
    Khối "mở" có tính cạnh tranh rất cao, số lượng nộp đơn thường chiếm khoảng 60% đơn xin học bổng. Chúng tôi không bắt buộc là sau khi học xong, phải trở lại Việt Nam. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy những ứng viên có tuổi bao giờ cũng muốn quay trở lại Việt Nam.
    Bà có nói trong thời gian tới sẽ có thêm những nội dung hỗ trợ du học sinh của ADS về nước. Cụ thể, đó là những gì?
    - Chúng tôi dự định cung cấp chương trình phát triển về nghề nghiệp thông qua Hội học sinh đi học tại Australia. Nếu họ có nhu cầu học sau học bổng, chúng tôi cũng sẽ nghiên cứu và xem xét. Một điểm ưu thế nữa là khi đi học ở Australia, người học đã xây dựng được nhiều mối liên hệ, từ đó phát triển cho công việc sau này.
    Xin cảm ơn bà!
    Hạ Anh (thực hiện)

Chia sẻ trang này