1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Báo điện tử

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi ghostgirl1508, 06/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cuoihaymeu

    cuoihaymeu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Báo chực tiến anh làm chơi là chính, anh chỉ quan tâm đến tiền và c(g)ái đẹp nên không biết làm thế nào mà ra tay cho vừa ý chú được, anh cáo lỗi.
    Các em Gót, Cún cứ bài Khẩu Nhi mà đọc, với báo ta thì chả sai chữ x nào. À bây giờ chạy a đê sờ lờ thì các công đoạn ấy nó trâu gấp năm gấp mười đai ắp.
  2. lomo1

    lomo1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2004
    Bài viết:
    131
    Đã được thích:
    0
    cái topic này không có ai có ý định bàn luận nghiêm túc à?.Tôi đã làm ở một tờ báo điện tử một thời gian.Hồi ấy chẳng phải là báo nữa,khó khăn lắm.Nhưng tôi vẫn có thiện cảm đặc biệt với báo điện tử.Tôi tin là báo điện tử (báo trực tuyến có khi là đúng hơn,vì báo điện tử là cái tên mà cả phát thanh và Th đều nhận). sẽ là đối thủ đáng gớm nhất của Truyền hình (là cái bây giờ chiếm ưu thế nhất).Lý do chính là:
    -Không có báo nào lại có thể kết hợp tất cả các thế mạnh của các loại hình báo khác như báo trực tuyến.
    -Không có loại hình báo nào có khả năng lưu giữ hệ thống như báo trực tuyến.
    -không có loại hình báo nào cho phép có thông tin ngược chiều từ người xem như nó.
    -Không có báo nào có khả năng bao trùm về không gian như nó.
    Đấy là mấy điểm chung.Hiện nay tôi đang phải đi học ở trường.May quá nó đang sắp có ngành báo trực tuyến.Quả thật cũng chưa có cái gì để học,nhưng mà có còn hơn không.
    Về các vấn đề cụ thể,nếu có ai cùng thảo luận thì có khi tôi tiếp tục tham gia cái topic này.
  3. Katjusha

    Katjusha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2003
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Người bình luận nghiêm túc??? Có ngay! Có ngay!
    Cái này thì bác lomo đúng. Nhìn vào vụ Bảo Chấn vừa rồi, chỉ có mỗi báo trực tuyến là có khả năng cung cấp những mẫu bài hát mà người đọc có thể nghe đi nghe lại nhiều lần để nhận ra sự giống nhau của chúng.
    Tuy nhiên, khả năng lưu giữ hệ thống có phải là thật sự quan trọng trong báo chí không? Chức năng báo chí là đưa tin cập nhật thường xuyên. Tin càng nguội càng vô giá trị (đối với đại đa số người đọc chứ không phải với những người nghiên cứu). Như vậy, khả năng lưu giữ hệ thống có phải là cần thiết không?
    Bên cạnh khả năng bao trùm về không gian, một điều có lẽ còn quan trọng hơn là sự bao trùm ấy "loãng" hay "đặc". Sự bao trùm càng "loãng" thì khả năng tờ báo trực tuyến bán được quảng cáo càng ít. Nguồn thu nhập của báo trực tuyến không từ việc thu tiền của độc giả, nếu không bán được quảng cáo thì đói, mà đói thì dẫn đến chất lượng kém.
    Truyền hình có phạm vi audience "đặc" hơn, ổn định hơn và quảng cáo trên truyền hình có tính cưỡng ép hơn, vì vậy mà cũng hiệu quả hơn những cái banners và pop-ups trên trang web.
  4. Thiet_Khau_Nhi

    Thiet_Khau_Nhi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/01/2004
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    Đấy là tại vì các chương trình talk-back radio, talk-back television ở VN còn hạn chế. Nếu đây là điều làm báo trực tuyến đánh bại truyền hình thì phía truyền hình cũng hoàn toàn có thể xem xét gia tăng các show talk-back, tăng cường TV polls để thu hút nhiều phản ứng từ phía khán giả hơn.
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:
    Không có báo nào có khả năng bao trùm về không gian như nó.
    [/QUOTE]
    Bên cạnh khả năng bao trùm về không gian, một điều có lẽ còn quan trọng hơn là sự bao trùm ấy "loãng" hay "đặc". Sự bao trùm càng "loãng" thì khả năng tờ báo trực tuyến bán được quảng cáo càng ít. Nguồn thu nhập của báo trực tuyến không từ việc thu tiền của độc giả, nếu không bán được quảng cáo thì đói, mà đói thì dẫn đến chất lượng kém.
    Truyền hình có phạm vi audience "đặc" hơn, ổn định hơn và quảng cáo trên truyền hình có tính cưỡng ép hơn, vì vậy mà cũng hiệu quả hơn những cái banners và pop-ups trên trang web.
    [/QUOTE]
    Chán nhể các bác, có 1 tuần không vô đã thấy topic này tụt đến tận mắt cá chân rồi!. Thôi, post đại mấy dòng để kéo nó lên cho chỗ nhược vây!
    Em Lomo1 này, em diễn đạt anamít quá, để em Kat hiểu sai.
    Mấy cái đặc điểm chính xác phải hiểu thế này này (Kat em, em nhiều tiếng Anh nhất thì diễn đạt giúp nhá):
    1, Multimedia
    2, Interactivity
    3, Multi-layer information
    Hề hề, hổng phải thông tin lưu trữ hệ thống gì đâu nhá.
    Còn cái vụ "loãng" với "đặc" thì tưởng em Kat đấm đá xứ người phải lắm chữ hơn tụi ở quê chứ? "Loãng" với "đặc" phải căn cứ vào cơ cấu nội dung và target audience. Cái này chẳng thằng nào địch được báo điện tử đâu. (chà, diễn giải thì dài lắm đấy)
    So sánh cái Interactivity của báo điện tử với mấy cái vụ talk-back radio, talk-back television thì quê lắm! Chả lẽ các bác hùng hục xài cái forum này mà vẫn chưa rõ hay sao?
    Còn cái vụ cưỡng bách của quảng cáo thì em Kat nói chúng phóc, nhưng nguyên nhân không phải do cái audience "đặc" đâu nhá, mà là do đặc tính liner của phương tiện.
  5. lomo1

    lomo1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2004
    Bài viết:
    131
    Đã được thích:
    0
    Hê hê,tiếng Anh em ngu lắm,các bác tha cho em.Nhưng mà cứ theo cái kiểu anamit của em thì chính TV nó "loãng" hơn,chính vì nó áp đặt.Khi xem báo trực tuyến,người ta có quyền chủ động lựa chọn nhiều hơn về target,về thời gian cá nhân,về mức độ tiếp nhận thông tin,về chọn lựa hình thức của thông tin.Còn TV hiện chưa làm được điều đó.Cái này tiếng Anh gọi là gì?Tớ đọc rồi nhưng cóc nhớ.
    tớ chỉ đồng ý,mà cũng chỉ đồng ý một nửa với K. về điểm:
    quảng cáo trên truyền hình có tính cưỡng ép hơn, vì vậy mà cũng hiệu quả hơn những cái banners và pop-ups trên trang web.
    Nửa không đồng ý là:với tiến trình dân chủ,lối quảng cáo cưỡng ép không có tương lai.Với tiến trình kỹ thuật,không có gì TV làm được mà báo trực tuyến lại không làm được,kể cả trong lĩnh vực quảng cáo.Với xu hướng lịch sử,có ngày TV sẽ chỉ là một phần của báo trực tuyến.
    Được katjusha sửa chữa / chuyển vào 18:47 ngày 22/04/2004
  6. Katjusha

    Katjusha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2003
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Hic, tôi vẫn giữ nguyên quan điểm của mình.
    Phạm vi audience của truyền hình "đặc" hơn là vì truyền hình accessible hơn là báo trực tuyến. Ai ai cũng biết bật cái TV lên, còn báo trực tuyến thì là hiện thân của một thứ báo chí tương đối elitist. Cái điều này thì còn lâu lắm mới thay đổi được.
    Cho dù báo điện từ có target theo cách gì đi chăng nữa thì audience của nó vẫn chỉ trong phạm vi elitist audience đã nói ở trên.
    Tôi thấy lối quảng cáo cưỡng ép và tiến trình dân chủ chẳng có gì liên quan với nhau cả. Trên thực tế là tại các nước càng dân chủ người dân càng phải xem nhiều quảng cáo trên truyền hình hơn
    Hơn nữa, truyền hình bây giờ cũng đang tự đổi mới chứ không giậm chân tại chỗ. Đã có thể loại truyền hình cho phép người xem xem chương trình mình thích bất cứ lúc nào.
    Nói thêm một chút, môi trường trực tuyến là một môi trường rất antisocial. Sự phát triển của báo chí trực tuyến sẽ gây ra thêm nhiều loại bệnh tương tự như bệnh nghiện chat, những bệnh này còn tai hại hơn bệnh "couch potato" nhiều.
    Trong điều kiện kinh tế, xã hội như vậy, báo trực tuyến muốn nuốt được truyền hình cũng còn xa lắm. Thể loại báo chí chủ đạo cho tương lai có thể sẽ là sự kết hợp giữa truyền hình và trực tuyến, không có chuyện cái nào nuốt cái nào cả.
  7. ghostgirl1508

    ghostgirl1508 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2004
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    hơ, các bác chỉ biết so sánh báo điện tử với PT & Th. Thế sao ko ai nêu ưu điểm của báo in vậy nhỉ? Ra đời sớm nhất, và theo nhiều ý kiến thì nó có vẻ ko đc tiện lợi như các loại hình khác. Vậy tại sao nó ko bị đào thải? Sự thật là các báo điện tử của chúng ta hiện nay vẫn dựa vào báo viết để sống. Tin bài vẫn chủ yếu e*** lại báo viết một cách "cưỡng ép" ( tui nói cưỡng ép vì chính một bài của bạn tui bị e*** lại khủng khiếp và post lên vne với một cái tên khác). Báo điện tử ( phiên bản của các tờ báo giấy) mới chỉ là vỏ bọc của báo điện tử, còn nội dung thì hơi bị ...nhạt
  8. vladimirV

    vladimirV Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2004
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Lomo 1 có lý nếu như hiểu dân chủ ở đây không phải khái niệm chính trị,mà là tiếp nhận của người xem.Tin thêm: Tại USA lần đầu tiên số thuê bao TH DTH đã ngang bằng xem truyền hình mặt đất. Khuynh hướng kiếm tiền qua thuê bao đang thay thế dần kiếm tiền qua quảng cáo.Thói quen tiêu dùng từ chỗ bị động chuyển sang chủ động.
    K.nói có lý: Không phải chuyện nuốt nhau,nhưng tương lai kết hợp không xa với các nước có điều kiện.Kể cả ở VN,người ta cũng tính đến là các set-top-box để xem DTH nên có các tính năng khác để sau này nó phục vụ cho nhiều chuyện liên quan Internet.
    Cũng đúng là điều kiện KT-XH hiện nay còn xa vời khi nói đến sự thất thế của TV.
    Ghostgirl bực mình cũng có lý.Nhưng nên thông cảm chuyện vay mượn này.Thực ra thì cả tin hình cũng có thể là tình cho không biếu không.Giai đoạn sơ khai mà.Phối hợp với nhau cũng được,chỉ có điều nên có quy ước.
  9. Katjusha

    Katjusha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2003
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Hichic... lần sau bác Thiet_Khau_Nhi đừng có mà chỉ mặt gọi tên em như thế. Không reply thì mang tiếng mod vô trách nhiệm, mà reply thì quá bằng múa giáo giữa đường, nhục lắm!
    1. Multimedia: Truyền thông đa phương tiện, sự kết hợp của báo viết, báo hình, báo nói, vân vân... (đây là chỉ nói riêng trong lĩnh vực báo chí).
    2. Interactivity: Tính tương tác/khả năng tương tác giữa người làm báo và người đọc. Theo quan niệm hiện đại thì đây chính là một bước vô cùng quan trọng, có thể nói là mang tính quyết định trong việc hình thành meaning cho một tác phẩm báo chí. Cái vụ talk-back của radio và tv thì bác đừng nhắc nữa, em ngượng. Khổ quá, cái thói cãi chày cãi bửa chữa mãi mà chưa khỏi
    Còn cái thứ ba, multi-layer information, thì em chưa nghe nói đến bao giờ cả...nhưng theo thiển ý của em thì nó có gì đó liên quan đến interactivity.
    Em ngu dốt, có gì sai sót các bác bỏ quá cho!
  10. Thiet_Khau_Nhi

    Thiet_Khau_Nhi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/01/2004
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    Hix, Topic nay tụt đi đâu rồi thế này?
    Kat này, cái thứ 3 đấy là để đính chính cách nói thông tin lưu trữ gì gì đó của em Lomo1.
    Thông tin đa lớp thi khác thông tin lưu trữ và ngoại diên cũng rộng hơn.
    Thông tin trên 1 bài báo của các loại hình cũ thì chỉ có 1-2 lớp, khác với báo online ở chỗ đó.
    Thông tin lưu trữ có vai trò bổ xung, nó có giá trị nếu sử dụng đúng. Vậy thôi. Nếu nói báo chí ko sử dụng thông tin cũ thì không chính xác.

Chia sẻ trang này