1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Báo động cho anh em Cơ khí - Tự động hoá biết (đề nghị Mod cho giữ lại topic này vì bổ ích cho anh e

Chủ đề trong 'Cơ khí - Tự động hoá' bởi nganguyen6, 23/01/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nganguyen6

    nganguyen6 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/06/2006
    Bài viết:
    654
    Đã được thích:
    0
    Báo động cho anh em Cơ khí - Tự động hoá biết (đề nghị Mod cho giữ lại topic này vì bổ ích cho anh em trong box)

    Kinh hoàng chất phụ gia thực phẩm
    10:10'' 14/09/2006 (GMT+7)
    Thời gian gần đây, dư luận xầm xì về việc các hàng bán gà tần, bún, phở... tại Hà thành hay cho thêm chất gì đó trong khi nấu, giúp công đoạn ninh, hầm nhanh hơn, thịt mềm hơn, phóng viên Tiền phong đã vào cuộc và phát hiện một sự thật kinh hoàng...

    Báo động đỏ an toàn vệ sinh thực phẩm

    Chất phụ gia đang được sử dụng vô tội vạ trong việc chế biến thực phẩm. Ảnh: Phạm Yên (TP)

    Tại quầy hàng khô Đ. D trong chợ Hôm - Đức Viên, (Hà Nội), người bán hàng đưa ra một lọ nhỏ như lọ thuốc B1, bên trong đựng thứ bột trắng tinh, giá 14.000đ, nói là của Úc.

    Tuy nhiên tìm mỏi mắt trên thân lọ không hề thấy có dòng nào cho biết nó được sản xuất tại Úc, cũng không có hướng dẫn liều lượng sử dụng ra sao.

    Chúng tôi yêu cầu loại rẻ hơn nữa. Chị chủ quầy xách từ trong ra một hộp giấy to cỡ hộp hương muỗi, trọng lượng 454g, giá 10.000 đồng. Hộp không được bày ở ngoài hàng. Trên 6 mặt hộp rặt tiếng Anh. Chị bán hàng giải thích nó xuất xứ từ Trung Quốc nhưng in tiếng Anh để bán phổ biến trên toàn thế giới.

    Nội dung trên một mặt hộp nói rõ chức năng của chất này là ?ocho một ngôi nhà sạch sẽ và mát mẻ hơn!?. Trong đó nêu 3 tác dụng chính là làm sạch các đồ nhà bếp như: lò vi sóng, ấm pha trà, xoong chảo, bồn rửa bát; làm sạch đồ vệ sinh như bồn toa lét, sọt rác, máy nghiền rác, thảm, máy giặt?; khử mùi tủ lạnh (thay hộp mới trong vòng 3 tháng).

    Một mặt hộp hướng dẫn cách dùng chất này để làm bánh. Cho một thìa hóa chất với một thìa muối, bơ, đường, vani, hai quả trứng, sôcôla, lạc, trộn đều và nướng ở nhiệt độ 375oC là được một mẻ bánh.

    Không thấy nói đến tác dụng làm nhừ và mềm thịt nên tất nhiên không có hướng dẫn sử dụng liều lượng ra sao nếu nấu những món này. Tuy nhiên chị bán hàng quả quyết các hàng phở, gà tần vẫn mua loại này. Chị dặn: ?oChỉ rắc một chút như bột canh thôi, đừng cho nhiều quá không tốt. Một hộp dùng như vậy được rất lâu?.

    Tới chợ Đồng Xuân, tại quầy hàng khô của một chị tên Phương, chúng tôi mua được hoá chất tẩy trắng miến. Loại này chủ hàng bán theo cân, giá 24.000 đồng/kg. Chỉ vừa hé miệng túi, thứ bột trắng bốc lên mùi khó chịu.

    ?oCác em ở Hà Tây đúng không? Dân Hà Tây làm miến mua của chị thành khách quen rồi ?" Chị Phương xởi lởi ?" Một muôi bột này hoà với nước ngâm với một tạ miến là đủ. Dân làm miến vẫn làm như thế?.

    Cũng theo lời chị Phương, do hàng không nhãn mác nên chị không dám bày, chỉ khách nào hỏi mua mới mang ra. Chị đảm bảo ?otác dụng tẩy trắng khỏi chê?.

    Qua cửa hàng khô Lợi Nghĩa, chủ hàng hướng dẫn cách sử dụng diêm sinh để làm vàng măng, lại giữ được lâu không mốc. Chỉ với 10.000 đồng/kg diêm sinh có thể hoà nước ngâm vài tạ măng, sau đó phơi khô là có màu vàng đẹp mắt.

    Hầu như ở bất cứ hàng khô nào chúng tôi đều dễ dàng mua được những hóa chất dạng này.

    Rất độc hại nếu dùng quá liều

    Nhiều hóa chất vừa có thể dùng trong thực phẩm, vừa có thể dùng trong công nghiệp. Có chất vừa có tác dụng tẩy trắng thực phẩm, lại vừa có thể tẩy trắng sọt, thúng mủng bằng tre, chống mốc (kali sunfit); hoặc vừa có thể tạo bọt cà phê, vừa có thể dùng tạo bọt dầu gội đầu, làm xốp mì ăn liền? (CMC).

    Điều khác biệt quan trọng là khi dùng trong thực phẩm, những chất này phải ở dạng tuyệt đối tinh khiết. Với giá 10.000 đồng cho gần 500 g hóa chất vừa có thể cọ rửa nhà vệ sinh, vừa làm xốp bánh như trường hợp kể trên, không có gì đảm bảo chất đó tinh khiết bởi hóa chất tinh khiết vô cùng đắt dù chỉ là một lượng nhỏ. (PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh).
    Trao đổi với chúng tôi, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Giảng viên Viện Công nghệ Sinh học - Công nghệ Thực phẩm (ĐH Bách khoa Hà Nội), cho biết: ?oĐối với những phụ gia có trong danh mục được phép sử dụng của Việt Nam, liều an toàn đối với người chỉ tính bằng mg/kg trọng lượng cơ thể.

    Nếu không tuân thủ nghiêm ngặt quy định này sẽ rất nguy hiểm đối với sức khỏe con người. Nhiều hoá chất có thể gây ngộ độc tức thì hoặc ngộ độc trường diễn với các tổn thương gan, phổi trầm trọng. Chẳng hạn chất làm trắng bánh phở kali sunfit dùng sai liều quy định có thể gây viêm da, mắt, miệng, phá hoại dạ dày?.

    Đối với phụ gia được phép sử dụng, trên bao bì bao giờ cũng ghi rõ tên hóa chất, thành phần hóa học; tính năng kỹ thuật và tính chất vật lý (dạng lỏng hay rắn?); liều lượng, cách dùng (cho lúc nóng hay nguội?); tính độc với con người, độc với nồng độ bao nhiêu. Đặc biệt, đối với cơ quan quản lý, phải có phương pháp thử nghiệm (phương pháp xác định) đối với chất đó.

    Ngoài ra, người mua có thể căn cứ vào số hiệu INS (international number system) in trên bao bì để biết chất này có được phép sử dụng hay không. Đây là ký hiệu được Ủy ban Codex về thực phẩm xác định cho mỗi chất phụ gia khi xếp chúng vào Danh mục các chất phụ gia thực phẩm. Chẳng hạn INS của Carmin ?" chất tạo phẩm màu là 120, của chất điều vị Aspartam là 915. ?oNhững loại không có ký hiệu INS trên bao bì đều là những hàng trôi nổi, không được phép sử dụng? ?" Ông Thịnh quả quyết.

    Trước đây, TS Thịnh từng phối hợp với Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội tổ chức một vài lớp tập huấn, tuyên truyền cho chủ các quán ăn về việc sử dụng phụ gia thực phẩm an toàn. Tuy nhiên, những lớp như vậy rất ít. Nhiều người làm thực phẩm vẫn sử dụng các hóa chất độc hại không phải hoàn toàn do chủ đích của họ mà một phần do họ luôn bị thiếu thông tin. Họ không biết có những hoá chất tác dụng tương tự nhưng an toàn, không biết chúng được bán ở đâu.

    TS Thịnh cho hay để tạo bọt cà phê, người ta có thể thay thế bằng chất CMC. Làm trắng bánh phở có thể dùng kali sunfit, nhuộm đỏ bánh kẹo dùng sắt ôxít? Hiện nay trên thị trường có đầy đủ các phụ gia cho mọi nhóm thực phẩm.
  2. nganguyen6

    nganguyen6 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/06/2006
    Bài viết:
    654
    Đã được thích:
    0
    Thịt cá ướp phân đạm "thập diện mai phục" Tết 07:15'' 23/01/2009 (GMT+7)
    - Phòng giá đầu vào tăng, quầy thịt ém hàng từ 24 Tết để bán đến... ra Giêng. Chẳng cần tủ lạnh hay gió mùa đông bắc, thịt gà, lợn, bò vẫn se mặt, đỏ hồng, không bốc mùi lạ dù xếp hộp, phủ vải cả tuần.
    Thực phẩm tươi sống để ngoài trời cả tuần không thiu
    27 Tết, bà Dương (ở Trần Duy Hưng, Hà Nội) đi chợ Trung Hoà mua 2kg thịt lợn về gói bánh chưng. Tảng thịt bà hàng xẻ ra tươi hồng, nhưng khi được mang về, thái thành nhiều miếng bằng bàn tay, lại trở màu thâm và chảy nước. Bà Dương ngửi kỹ từng miếng thịt, không thấy mùi lạ nên yên tâm ướp gia vị làm nhân bánh chưng.
    Qua điện thoại, bà Dương than phiền với bạn về miếng thịt bánh chưng không được ngon, thì bà bạn (ở sát chợ Mơ, cách nhà bà Dương cả chục cây số) cũng kêu thịt khi mua thì trông rất tươi nhưng bị chảy nước sau khi thái miếng. Các bà đổ tại trời nồm, và giục giã con cháu nhanh tay gói bánh, xào giò.
    Chị V. - bán cá ở chợ Ngọc Hà thì tiết lộ, đây có thể là loại thịt được các bà hàng "ém" cả tuần trước, khi các ngày lò mổ chưa tăng giá, rồi tung ra bán sát Tết để tăng lời. Ai cũng phải trữ hàng, thậm chí trữ ra Giêng, bởi các lò mổ đồng loạt nghỉ từ 29 Tết và chỉ hoạt động trở lại sau mồng 7 Tết.
    Để trữ hàng cho cả tuần, các bà hàng không có tủ đá (hoặc không muốn dùng tủ đá do sợ thịt... hỏng màu) thường trông cậy vào một loại bột trắng, gọi là săm-pết. Chỉ vài thìa canh pha nước lã, phết lên mặt ngoài của các tảng thịt, để trong kho thoáng mát, đảm bảo giữ màu, không ôi, không bốc mùi lạ suốt tuần.
    Không chỉ thịt bò, lợn, gà, hàng tươi sống như tôm, cá, mực cũng được các bà hàng ngâm săm-pết để chống thối qua đêm. Nhất là những ngày đầu năm, khi mà nhà nhà đã ngấy ngán thịt, lao đi tìm thuỷ hải sản để nấu lẩu.
    Túi săm-pết chị V. đưa cho PV VietNamNet là một túi nilon bột trắng tự đóng gói, người bán ghi chữ "Spết". Chị V. bảo, hàng khô có cả chục loại bột phụ gia tự đóng gói để dưới gầm quầy, phải viết như vậy để tránh nhầm lẫn. Bột săm-pết được chia nhỏ từ bao lớn, nặng 20 hoặc 50kg, cũng không in chữ nghĩa gì. Giá bán ra rất rẻ, ngày thường 17.000 đồng/kg, sát Tết 20.000 đồng/kg.
    Phụ gia thành thuốc độc
    TIN LIÊN QUAN
    Video: Công nghệ mứt... siêu bẩn
    Bắt giữ hơn nửa tấn sách bò tẩm "phụ gia nở"
    Kinh hoàng chất phụ gia thực phẩm
    Phụ gia thực phẩm nguy hại "cháy" chợ Tết

    Về thứ bột trắng mà nhiều tiểu thương dùng để bảo quản hàng tươi sống, TS. Nguyễn Xuân Lãng (Phòng Phân tích và môi trường - Phòng Thí nghiệm trọng điểm, Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam, cho biết, đây có thể là một phụ gia có thành phần là Kalinitrat - chất giúp thịt động vật giữ màu hồng tươi, vài ngày ở nhiệt độ thường cũng không có mùi lạ. Lạp xường cũng có màu đỏ tươi và lâu hỏng nhờ chất này.
    Tuy nhiên, Kalinitrat đồng thời là chất chuyên dùng trong sản xuất phân bón, rất độc với người và có khả năng gây ung thư nếu ăn thường xuyên.
    Kalinitrat chỉ là một trong nhiều hoá chất công nghiệp được vô tình hoặc cố ý sử dụng như một nguyên liệu sản xuất, bảo quản thực phẩm, do rẻ hơn hàng trăm lần so với chất phụ gia thực phẩm cùng tính chất, giúp giảm đáng kể giá thành sản phẩm.
    Vì vậy, thị trường nước ta lưu hành song song những phụ gia có tính chất tương tự chất phụ gia trong danh mục được Bộ Y tế cho phép, nhưng bị cấm sử dụng cho thực phẩm, do ảnh hưởng sức khoẻ, thậm chí kịch độc với người dùng.
    Nhờ túi bột săm-pết này, tiểu thương như chị V. yên tâm "ém" hàng ra Giêng bán. Ảnh: Q.H
    Để kẹo giòn lâu sau khi mở bao bì, người sản xuất thiếu hiểu biết có thể trộn một lượng nhỏ bột Cacbonnat canxi (bột đá vôi dùng trong công nghiệp). Để làm dấm ăn, có thể dùng nguyên liệu "phụ" có tên Axit acetic, tuy nhiên khó ai mà biết nhà sản xuất dùng loại nào: phụ gia thực phẩm hay chất dùng trong công nghiệp, chứa hàm lượng kim loại nặng lớn, thường được sử dụng để chế biến cao su. Giò chả để ngon, giòn hơn, đã có hàn the; mứt, bún, phở đẹp và lâu hỏng nhờ formon và các chất tẩy trắng.
    Người ăn cũng nên nghi ngại cả bánh chưng để ngoài trời nồm vài hôm mà không hỏng, và có màu xanh tươi mướt mắt không loại lá dong nào có thể mang lại.
    Để bảo vệ sức khoẻ và mạng sống của người tiêu dùng, TS lãng cho rằng phải chặn ngay từ đầu nguồn các chất nguy hiểm đội lốt phụ gia thực phẩm, khi chúng còn là đơn chất (dễ phân tích), không đợi đến khi phải phát hiện chúng trong 1 hợp chất (sản phẩm tiêu dùng), thường rất khó khăn. Xiết chặt nguồn nhập phụ gia thực phẩm, kiểm soát chặt các loại phụ gia bày bán trên thị trường.
    Về phía người tiêu dùng, TS. Lãng khuyến cáo nên mua và sử dụng hàng hóa của những nhà sản xuất lớn đã có uy tín, thương hiệu, thường bắt buộc dùng nguyên liệu chuẩn và kiểm định thường xuyên chất lượng hàng hóa. Thịt nên mua tại siêu thị, nơi có hệ thống làm lạnh đảm bảo. Tránh tham rẻ, mua hàng của những cơ sở sản xuất nhỏ lẻ chưa có tên tuổi. Tránh dùng bánh mứt kẹo, thực phẩm có màu đẹp sặc sỡ hơn bình thường, thực phẩm hạn sử dụng quá dài (hàn càng dài lượng chất bảo quản có trong đó càng lớn). Hạn chế ăn thực phẩm có dùng chất làm đặc, làm sánh lại
  3. nganguyen6

    nganguyen6 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/06/2006
    Bài viết:
    654
    Đã được thích:
    0
    Các bác đừng ăn sách bò nữa nhé (đi ăn lẩu hay có món sách bò lắm)
    Bắt giữ hơn nửa tấn sách bò tẩm "phụ gia nở" 12:00'' 05/04/2007 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Miếng sách bò có trọng lượng ban đầu là 0,5 kg sau khi được cơ sở sản phất ?ophù phép? bằng một kỹ nghệ tẩm ướp lạ đã trương nở thành? 1,5 kg. Tổng cộng có 552 kg sách bò đã được ?ophù phép? bị phát hiện tại một cơ sở sản xuất tại Hà Nội.

    Thực phẩm kém chất lượng dễ làm người tiêu dùng bị ngộ độc. (Ảnh minh họa)

    Tin từ Chi cục Thú y Đống Đa cho biết, ngày 4/4, chi cục đã tiến hành tiêu huỷ toàn bộ 552 kg sách bò không rõ nguồn gốc bị thu giữ tại cơ sở sản xuất ở số 59 ngõ Thiên Hùng, Khâm Thiên, Hà Nội.
    Khi phát hiện lực lượng kiểm tra của Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội phát hiện, cơ sở trên đang tién hành ngâm tẩm, tẩy rửa sách bò trong các thùng, bể bằng các loại phụ gia chưa rõ thành phần, nguồn gốc. Nhờ quá trình phù phép, một miếng sách bò có trọng lượng ban đầu là 0,5kg đã trương nở thành 1,5kg.
    Theo giải trình của chủ cơ sở, số sách bò này được thu gom từ nhiều nơi về để ngâm tẩm, tẩy rửa rồi cung cấp cho một số cửa hàng ăn uống và chợ ở Hà Nội. Việc công việc kinh doanh của cơ sở đã ngâm sách bò bằng các chất phụ gia lạ bắt đầu từ tháng 12/2006.
    Tuy nhiên, nguồn tin từ tổ dân phố địa phương cho biết, cơ sở này đã tiến hành ngâm tẩy sách bò từ rất lâu và đang gây ô nhiễm, ảnh hưởng vệ sinh môi trường xung quanh do nước thải từ những chất tẩy rửa gây ra. Ngoài ra, cơ sở trên cũng không xuất trình được giấy phép kinh doanh.
    http://vietnamnet.vn/xahoi/2007/04/681254/
  4. Fico_Vitaly

    Fico_Vitaly Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    650
    Đã được thích:
    0
    Thanks bác nhiều
  5. DuyHoang82

    DuyHoang82 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2006
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Thưa anh em!
    Đã từ lâu nay, tôi nghe nhiều về chuyện thực phẩm, rau quả hoặc được chế biến bằng những quy trình kinh khủng hoặc được bảo quản bằng những phương pháp rợn người, (phở có phoóc môn, vịt được vặt lông bằng hắc ín, kẹo pha bột đá, mứt phơi ngoài đường, hoa quả để gần sáu tháng vẫn tươi nguyên như mới, rượu pha thuốc sâu, rau phun thuốc sâu hôm nay ngày mai hái bán...) và còn hơn thế nữa...Nhưng anh em ta sống giữa thành phố, liệu có thể tự trồng lấy lúa gạo rau quả, tự nuôi lấy gia súc gia cầm để đáp ứng nhu cầu của chính mình không? Chúng ta chết chắc rồi..
    Chúng ta là dân đen, không thuộc một cấp quản lý nào mà còn nắm được những thông tin này, thì thử hỏi những ông tai to mặt lớn, những cơ quan có thẩm quyền biết hay không nhỉ?..vậy mà các ông ấy biết hay không biết cũng cứ im ỉm..sống chết mặc bay, hơn cả thời phong kiến vỡ đê. Họp quốc hội thì mới hiểu ra..trách nhiệm ấy chẳng thuộc về ông nào cả, hứa là đủ rồi còn bắt các ông ấy làm làm gì nữa, khổ thân họ ra.
    Hằng ngày ra chợ, nhìn xung quanh rau quả xanh ngát, đẹp và rẻ, và còn nghe nói nó được bà con bên Tàu sản xuất...bấm bụng mà mua về thôi, vì đi đâu cũng thế cả, nó thì "thập diện mai phục", mình tránh né thế bố nào được.
    Mà anh em không phải lo đâu: Có ông Bộ trưởng Bộ Y tế canh mâm cơm cho chúng ta rồi, chết thế đếch nào được. Cứ vô tư mà ăn....
  6. DuyHoang82

    DuyHoang82 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2006
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Ấy tí thì quên!
    Nhân dịp năm mới: Chúc các bác vạn thọ vô cương, sống lâu trăm tuổi.
  7. detphongphu2

    detphongphu2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/10/2008
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Thanks chủ topic
  8. embupbehong

    embupbehong Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/11/2006
    Bài viết:
    745
    Đã được thích:
    0
    Cái bọn Bộ Y tế chẳng làm ăn gì hay sao mà để thế này?
  9. thuviet

    thuviet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2006
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Kinh hoàng về thực phẩm bây giờ , đúng là chỉ khuất mắt trông coi
  10. thaoph

    thaoph Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/08/2006
    Bài viết:
    445
    Đã được thích:
    0
    Tớ đi chợ bao giờ cũng rất cẩn thận trong chuyện chọn thực phẩm. Tuy không tránh được hết nhưng cũng hạn chế được một phần

Chia sẻ trang này