1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Báo động đỏ: Hãy quan tâm hơn đến con em chúng ta

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi sa_mac_khong_ten, 27/08/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. sa_mac_khong_ten

    sa_mac_khong_ten Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2003
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0
    Báo động đỏ: Hãy quan tâm hơn đến con em chúng ta

    Trích bài của 1209 sưu tầm
    ĐỌC ĐƯỢC MỘT TÂM HỒN LỚP TRẺ QUA VĂN CHƯƠNG
    Nhiều giáo viên chấm thi đại học năm nay nhận xét, mỗi năm bài thi văn lại kém hơn một chút. Có những lỗi sai không thể chấp nhận được, có những câu văn mà giám khảo phải ôm bụng cười tới năm phút sau mới có thể chấm tiếp. Nếu nói đọc văn biết người thì chúng ta đang đọc được một lớp người như thế này đây...


    Một giảng viên văn ở Hà Nội, sau chấm thi môn văn kì tuyển sinh đại học, cao đẳng vừa qua, đã đưa ra nhiều dẫn chứng cụ thể.

    "Thân thể ông lái đò hết sức tráng lệ"(!)

    Ở đây chúng tôi không đề cập đến những trường hợp khó viết đúng chính tả như: truyện ngắn, câu chuyện ...(những lỗi này thì nhiều vô kể), nhưng những lỗi sau đây, theo chúng tôi, là không thể tha thứ được.

    - Xuống dòng, chữ đầu dòng không viết hoa.

    - Tên riêng của người không viết hoa. Ví du: huy cận, nguyễn tuân...

    - Cả bài viết không có dấu câu nào.

    - Những từ đơn giản thông thường không viết đúng chính tả: lo nắng, í tưởng, Việt lam, đoạn quối truyện...

    Chúng tôi cũng không cần bàn tới chuyện học sinh phải dùng từ cho đúng phong cách, dùng những từ thật "đắt" mà chỉ dùng từ cho đúng nghĩa. Học sinh rất hay nhầm lẫn những từ có âm gần giống nhau. Ví dụ:

    - Thân thể ông lái đò rất tráng lệ (phải chăng học sinh định viết là cường tráng?).

    - Cách dùng từ của Huy Cận rất thuần tuý (phải viết là tinh tuý).

    - Những cánh đồng được phù sa bồi đắp trở nên rất phù du, màu mỡ (phải viết là phì nhiêu).

    - Ở giai đoạn này ý chí của người dân đang ở mức tuột đỉnh (tột đỉnh).

    - Đoạn thơ thể hiện sự vui sướng, hí hửng của tác giả (hớn hở).

    - Qua tác phẩm người lái đò sông Đà em rất ngưỡng mộ những cuộc giao hữu của ông lái đò với sông Đà (giao chiến chăng?).

    - Nhan đề bài thơ tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên có ý nghĩa rất sâu cay (sâu sắc).

    Rất nhiều trường hợp học sinh dùng từ sai, song chúng tôi cũng không biết học sinh định diễn đạt cái gì và thay thế bằng từ gì:

    - Đó là một cụm từ gợi cho ta nỗi buồn, nó bê tha đến nhường nào.

    - Nguyễn Tuân là một nhà văn cổ kính.

    " Nguyễn Tuân rất hung bạo"?!

    Có thể kể ra vô vàn những câu văn của học sinh mà người đọc không thể hiểu nổi học sinh đó muốn viết gì. Điều này chứng tỏ học sinh rất lơ mơ về kiến thức ngữ pháp tiếng Việt, đồng thời cũng chứng tỏ tư duy cũng hết sức rối rắm. Có những giáo viên khi chấm bài đã không thể chịu đựng được đã phê: "Thần kinh không bình thường". Xin kể vài trường hợp:

    - Từ lâu đến nay nói tới con sông Đà nhớ ngay tới Nguyễn Tuân vì Nguyễn Tuân có lúc rất hung bạo, một mình ông cũng ngồi trên một chuyến để lái đò và ông cứ xoáy sâu vào hình tượng sông Đà.

    - Trong nền văn học Việt Nam thì có rất nhiều nhà văn mà chúng ta được biết thì chúng ta không thể nói hết về nhà văn nhà thơ được mà Nguyễn Tuân là một nhà văn rất quen thuộc với bao cô cậu học trò cũng đang in rõ sâu trong lòng nhà thơ.

    - Chế Lan Viên là một nhà thơ xuyên suốt cuộc đời trong lãnh tụ của Đảng và nhân dân cũng như tất cả các cán bộ.

    Cần phải nhìn nhận một thực tế bây giờ là rất ít học sinh viết rung động đối với bài thơ hay, câu văn đẹp. Vì vậy khi viết văn các em toàn diễn xuôi hoặc "thô thiển hoá" văn chương. Một bài thơ hay, sau khi được các em phân tích, bình giảng bỗng trở nên một thứ ngớ ngẩn, không thể nào chấp nhận được, đọc mà nhiều lúc phát tức. Chúng ta hãy nghe thử một số lời bình sau đây:

    - Lời bình câu thơ: Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.

    Cảnh đông tàn rét mướt khiến cho con người không muốn quét tước gì nữa, để rồi sau khi nắng lên, sau lưng thềm lá đã rụng đầy như một bãi rác.
    - Lời bình câu thơ: Mùa thu nay khác rồi.

    Đấy mới hôm nào đấy quay về thì phong cảnh ở đây đã khác rồi, không ai đoán trước được chữ ngờ.

    - Lời bình câu thơ: Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu.

    Mở đầu bài thơ tác giả đưa ngay ra một cái cồn nhỏ. Cồn của người khác thì rậm rạp còn cồn của Huy Cận thì lơ thơ vài loại cây. Cây cối của Huy Cận chỉ đủ dùng cho một luồng gió.

    Lời bình câu thơ: Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.

    "Bến cô liêu" thì có nghĩa cô liêu là tên của một bến đò. Và "Cô" ở đây chỉ cô gái đứng cô đơn một mình.

    Còn đây là một cách mở bài rất điệu đàng và hoa mỹ: Mỗi khi nghe tiếng sóng dữ dội đập vào bờ biển đầy rẫy những hòn đá là em lại chợt rùng mình trong lòng như tê tái có một điều gì đó làm em lo sợ. Đúng rồi, đó là tiếng sóng dữ dội mà ông lái đò từng trải qua mà em đã từng được học trên lớp.

    Nếu nói văn là người thì qua những câu văn vừa rồi, bạn sẽ hình dung một lớp người như thế nào? Thật là lạ, lớp người ấy vừa đỗ tú tài xong!

    Nothing last forever!!!
  2. sa_mac_khong_ten

    sa_mac_khong_ten Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2003
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0
    Thật đáng buồn khi con em chúng ta đã không còn cảm nhận gì về văn chương. Trong khi đó, văn chương thể hiện rõ nhất đời sống tinh thần của con người cũng như phản ánh rõ ràng về cuộc sống.
    Mà làm sao có thể cảm nhận đưọc cuộc sống khi mà mở mắt ra thì chỉ biết đến video, điện tử, karaoke...
    Than ôi, cái chân, thiện, mỹ còn đâu nữa.
    Đau lòng lắm thay
    Nothing last forever!!!
  3. manhogany

    manhogany Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/11/2002
    Bài viết:
    239
    Đã được thích:
    0
    Đáng buồn thật khi tiếng Việt của chúng ta được sử dụng như thế. Nhưng chuyện này làm tôi nhớ đến một câu chuyện, xin đảm bảo là hoàn toàn có thật, được kể từ một người trong cuộc mà không một báo chí nào đăng:
    Việc chấm thi tốt nghiệp cấp 2 (tôi cũng không biết cấp 3có như thế không) được giao cho các giáo viên nhiều trường. Theo quy định, mỗi bài thi có 2 giáo viên chấm, giám khảo 1 chấm xong sẽ khớp với giám khảo 2. Thời gian khớp tối thiểu cũng mất 30'' do phải khớp từng câu, từng ý. hơn nữa phải điều chỉnh lại sự chênh lệch giữa 2 người chấm.
    Nhưng cũng có quy định, tính theo bài để tính tiền, chấm càng nhiều bài càng được nhiều tiền. Bởi thế mới có chuyện, một cô giáo khoe một ngày mình chấm được 5 tập bài, khớp 3 tập. Hãy tưởng tượng một ngày cô giáo đó chấm trong vòng 8 tiếng. Mỗi tập bài 25 bài, tổng cộng 125 bài. Khớp 3 tập đã mất 1tiếng rưỡi, như vậy cô còn 390'' để chấm 125 bài thi, trung bình mỗi bài cô chỉ có chưa đầy 2'' để chấm một bài văn, mỗi bài ngắn cũng 4 trang giấy. Vậy cô giáo đó chấm thế nào? Cô chỉ đọc lướt qua bài văn, bài nào có ý ngay từ câu đầu tiên thì cô cho điểm, nếu không thì thôi. Bởi vậy ai dại dột viết bài theo kiểu quy nạp thi tỏi rồi, vì cô ấy không đọc đến cuối đoạn đâu. Với cách chấm như thế, chỉ cần viết bài giống y kiểu gạch đầu dòng (chỉ thiếu gạch đầu dòng), khỏi văn chương gì cho mệt, thế là xong.
    BẠn bình luận về sự việc này như thế nào. Đó không hề là trường hợp cá biệt đâu bạn ạ. Cô như thế thì sẽ có những trò như thế. Tôi không nói tất cả, nhưng tôi cho là những nhà giáo dục học phải xem lại cách dạy, cách thi của mình. Bởi nếu cứ tiếp tục thế này thì hỏng hết cả văn chương của cả một thế hệ.
    Em hiểu lắm cái âm u đại ngàn
    Chẳng hề giống sự ồn ào phố xá
    Nhưng em yêu mỗi nhành cây ngọn cỏ
    Bởi ở đâu chẳng là đất quê mình
  4. sa_mac_khong_ten

    sa_mac_khong_ten Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2003
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0
    Đến nước này thì còn gì để bình luận nữa đâu. Tồi tệ hết mức. Bảo sao mà dân tình cứ thích cho con cái đi học nước ngoài. hic
    Nothing last forever!!!
  5. phaocoihangnang

    phaocoihangnang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2003
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    0
    Có gì đâu bạn, hệ thống giáo dục như thế, cải cách như thế, học thêm như thế, luyện thi như thế, giáo viên như thế... thì kết quả như thế là điều dẽ hiểu.
    Bạn có tin rằng : Một Kỹ sư Xây dựng ra trường (ĐHKT) mà không tính nổi diện tích hình tròn không? Nhwng điều đó đáng tiếc lại là một sự thật
    ...............................
    NGÀY SAU SỎI ĐÁ CŨNG CẦN CÓ NHAU...
  6. sa_mac_khong_ten

    sa_mac_khong_ten Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2003
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0
    Nhưng mà cay cú nhất là những thằng ngu như thế nhưng lại dựa vào "thế" mà được làm sẽp của mình, hoặc là dùng quyền mà hành hạ con nhà người ta.
    Nothing last forever!!!
  7. ftuguard

    ftuguard Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    975
    Đã được thích:
    2
    Cái này có thiệt không dzậy?
     
  8. Sulik

    Sulik Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/06/2002
    Bài viết:
    758
    Đã được thích:
    0
    Đó là căn bệnh bây giờ đấy bác ạ. Học sinh sinh viên thì như thế, còn những người đi làm rồi cũng ối người chẳng ra sao cả. Đọc sách báo, xem truyền hình, bác sẽ thấy đầy rẫy lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp...
    Mà những người như vậy vẫn ra dược trường đấy thôi(!)
    Nhưng mà em nghĩ, chữa bệnh thì phải chữa từ gốc.
    Em hâm mộ bác Trần Mạnh Hảo một phần vì bác ấy cũng đang "chiến đấu" trong lĩnh vực này.
    ...Here beside the news of holy wars and holy needs
    Ours is just a little sorrow talk...(Duran Duran-Ordinary world)
  9. phaocoihangnang

    phaocoihangnang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2003
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này