1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Báo động nạn khoan giếng tràn lan

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi Tem, 11/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tem

    Tem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2004
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    0
    Báo động nạn khoan giếng tràn lan

    Mời các bác cho ý kiến về bài báo này:

    Nước ngầm là nguồn tài nguyên quốc gia, thế nhưng nhiều năm qua đã bị khai thác, sử dụng phung phí mà chưa có quy định quản lý nghiêm nào của nhà nước. Nước ngầm không những bị khai thác cạn kiệt mà còn thông tầng, sụt lún, gây ô nhiễm và nhiều hậu quả khác chưa lường hết.

    Khoan giếng... chui


    Nghe giá nước máy tăng, nhiều người trong khu phố rủ tôi đi khoan giếng lấy nước ngầm xài miễn phí. Khảo sát một vòng để tìm địa chỉ tin cậy, chúng tôi vào cơ sở của ông T. nằm đường Nguyễn Kiệm, phường 4, quận Phú Nhuận. Lúc đầu ông ?ohét? 2 triệu rưỡi đồng/giếng. Cù cưa một hồi ông bảo 1,3 triệu. Cuối cùng lại hạ xuống còn 800.000 đồng/giếng cùng máy bơm 1 ngựa. Giá này có vẻ tương đương mức giá nhiều ?onhà giếng?, nhưng phải chấp nhận điều kiện: chỉ khoan có nước, còn nước mặn, phèn, tanh, chua? chủ nhà tự lo.

    Chúng tôi hỏi mượn mẫu hợp đồng, các chủ khoan đều trợn tròn mắt. Hóa ra giới này chỉ có ?ohợp đồng miệng?. Lần đầu tiên đi tìm cách đóng giếng, người nhà chúng tôi rụt rè hỏi ông T. về thủ tục xin phép khoan giếng làm ở đâu, ai lo, thì ông cười khẩy: ?oKhoan giếng mà đi xin phép-hãy về nằm chờ? chết khát đi?.

    Dạo quanh ?othị trường? khoan giếng tại các quận ven, giới ?onhà giếng chuyên nghiệp? cho chúng tôi biết, chỉ khoảng 20% cơ sở hành nghề có xin phép. Lần theo những địa chỉ được gọi là có phép như của Trần Thanh P. Nguyễn Nhật A. đường Trường Chinh, phường 15, quận Tân Bình; cơ sở Phan Văn Tr. phường 12, quận Bình Thạnh; cơ sở quấn mô tơ khoan giếng Trọng B. đường Nguyễn Kiệm, phường 4, quận Phú Nhuận? cũng có nhiều điều lạ. Đúng là họ có giấy phép nhưng phần nhiều được cấp từ 5 hoặc 10 năm trước, nay đã hết hạn nhưng vẫn được chủ cơ sở đem ép plastic để làm ?ocơ sở pháp lý?.

    Không cần giấu nghề, ông Hoàng Phải ?" chủ cơ sở khoan giếng nhà ở tổ 27, đường Lê Văn Thọ, phường 12, quận Gò Vấp mách với tôi, chỉ cần bỏ ra 15 triệu đồng mua bộ giàn khoan gồm: đầu khoan, mũi khoan, đế khoan, tời, túp, 3 môtơ, thang, máy thổi, là ai cũng có thể hành nghề khoan giếng. 1 giờ đêm ngày 29-6-2004, tôi theo ông đi xem khoan giếng cho nhà bà Bảy Bầm ở bên kia cầu vượt Quang Trung, phường Trung Mỹ Tây, quận 12.

    Bà Bầm khoan giếng chui, cơ sở ông Phải hoạt động lậu nên thỏa thuận làm từ 1 giờ đêm đến 4 giờ sáng để tránh địa phương kiểm tra. Không cần nghiên cứu địa tầng, không biết quan trắc, cứ khoan. Sau 3 tiếng đồng hồ, mũi khoan đã vượt qua tầng 1 (khoảng 80m) vẫn không lấy được nước sạch. Ông Phải bảo bà Bầm mua thêm bồn lọc 1 triệu đồng để lọc phèn. Bà Bầm không chịu. Họ thỏa thuận lấp giếng chờ đêm hôm sau khoan ở vị trí khác. Khi lấp giếng, 3 người thợ hè sức rút ống nhựa lên rồi bỏ đó. Cả vũng nước bùn nhiễm bẩn trên mặt đất đổ xuống tầng nước ngầm?

    Phần lớn cơ sở khoan giếng tư nhân hiện nay hoạt động chui (khoảng gần 80%). Không có chuyên môn, chẳng cần quy ước hay nguyên tắc gì, hộ nào muốn lấy nước nhiều thì họ đặt đường ống có phi từ 49 cm, 60 cm, 140 cm, đặt máy bơm tốc độ lớn bơm từ 25m3 đến 40m3/giờ. Bơm xả liên tục cho đến khi có nước sạch. Nhiều trường hợp làm sụp đất gây lún cho nhà bên cạnh.

    Khi chúng tôi hỏi bà Bầm vì sao không xin phép để tìm cơ sở có chức năng khoan giếng, bà nói: ?oNăm ngoái, tôi gửi đơn lên phường thì phường lại chuyển lên Sở TN&MT, rồi sở lại chuyển xuống chi nhánh cấp nước, chi nhánh cho nhân viên xuống rà soát khu vực đã có nước máy chưa? Cả năm chưa thấy trả lời. Không làm chui có? chết khát(!)?. Chả trách nào cứ có khu dân cư mới mọc lên thì giếng khoan khai thác nước ngầm bất hợp pháp ?onở? theo?

    Khi nước ngầm còn để tắm heo?

    Trước năm 1975, cả thành phố chỉ có khoảng 200 giếng khoan hộ gia đình, năm 2000 có trên 95.000 giếng. Đến năm 2004 này, có mấy trăm ngàn giếng không ai biết chính xác vì còn chờ cơ quan chức năng khảo sát điều tra.

    Chúng tôi lại lần tìm về những địa bàn ?onóng? có mật độ giếng khoan nhiều nhất hiện nay là các quận Gò Vấp, quận 12, Tân Bình, Tân Phú, quận 8, Bình Tân và huyện Bình Chánh? Hỏi nhiều vị lãnh đạo địa phương ở đây về số lượng giếng khoan, câu trả lời chúng tôi nhận được chỉ là ?okhoảng? chừng? và cho rằng địa phương đang ngày đêm phát phiếu rà soát. Phiếu thì vẫn phát, nhưng bên ngoài cơ sở khoan giếng không phép vẫn mọc lên hàng giờ.

    Tiếp xúc với nhiều gia đình, ai cũng cho là khoan giếng lấy nước sinh hoạt vì không có nước máy. Thế nhưng, ghi nhận của chúng tôi, người ta còn lấy nước ngầm làm nhiều mục đích khác: dịch vụ rửa xe, tưới cây kiểng, rửa ao cá, chuồng gà và? tắm heo. Một ngày quần thảo tại xã vùng sâu Lê Minh Xuân huyện Bình Chánh, chúng tôi được biết, ngoài 3 giếng bán công nghiệp cấp nước sạch, cả xã còn có trên 200 giếng khoan Unicef hỗ trợ.

    Cách phân bổ là từ 25-30 hộ ở gần nhau dùng 1 giếng. Nước không thiếu. Vậy mà rải rác trong 7 ấp của xã, bà con vẫn lén lút khoan thêm khoảng 300 giếng hộ gia đình để lấy nước tưới tiêu, tắm cho khoảng 1.800 con heo. Bà Nhân, một hộ chăn nuôi heo ở ấp 2 than rằng: ?oNuôi gà vừa bị cúm chết sạch, giờ nuôi heo mà không rửa sạch chuồng trại hằng ngày nó chết nữa có đi ăn mày??. Được hỏi, ông Phan Ngọc Châu-Chủ tịch UBND xã Lê Minh Xuân giả lả: ?oNgười ta lén lút gọi thợ từ nơi khác về khoan vào ban đêm thì làm sao địa phương quản nổi??.

    Ngoại thành đã vậy. Nội thành có nước máy mà người ta vẫn khoan giếng. Nước ngầm ?oxài chùa? nên mạnh ai nấy đổ. Nằm trên trục đường Phan Huy Ích khu vực giáp ranh giữa phường 12 quận Gò Vấp và phường 15 quận Tân Bình, hiện nay có hàng ngàn hộ dân thì cũng chừng ấy giếng khoan. Mỗi nhà một giếng, mỗi giếng một máy có công suất từ 1-1,5 sức ngựa (CV) khoan ở độ sâu từ 50m-80m, khai thác nước ngầm một cách khốc liệt.

    Chưa có thống kê một ngày đêm lượng nước ngầm ở đây bị khai thác bao nhiêu ngàn khối, nhưng nó được đem vào phục vụ tưới tiêu vườn kiểng, cho các nhà máy sản xuất, cơ sở dệt nhuộm? Cứ đi dọc theo các bờ kênh Tham Lương, cầu Cụt, cầu Trường Đai sẽ thấy hàng trăm ống cống thoát nước xả ra kênh chảy như lũ. Đó mới là một phần lộ ra của nước ngầm?

    HỮU THÁI

    Nguồn: http://www.sggp.org.vn/phongsudieutra/nam2004/thang7/8255/

Chia sẻ trang này