1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

BẢO DƯỠNG CÔNG NGHIỆP

Chủ đề trong 'Cơ khí - Tự động hoá' bởi factorycare, 02/03/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. factorycare

    factorycare Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2007
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    BẢO DƯỠNG CÔNG NGHIỆP

    Thưa các bạn, hẳn các bạn cũng như nhiều doanh nghiệp khác đã từng phải đối mặt với sự cố bất thường của máy móc trong quá trình vận hành của mình và đã giải quyết thành công sự cố đó. Nhưng giải quyết một cách khoa học và tối ưu thì vẫn là một bài toán khó đối với nhiều người, nhiều doanh nghiệp.

    Thông thường, các doanhh nghiệp chỉ thực hiện việc bảo dưỡng công nghệ theo khuyến cáo của nhà sản xuất, đây là hình thức bảo dưỡng sơ khai nhất gọi là bảo dưỡng định kỳ và chỉ chính xác trong một giai đoạn nhất định. Ở Việt Nam hiện nay, bảo dưỡng lâm vào tình trạng ?ochìm đắm trong sửa chữa? tức là chỉ tiến hành bảo duỡng khi đã có sự cố xảy ra (NFX 60.010-tiêu chuẩn Pháp), máy móc hỏng thì mới sửa, không hỏng không sửa và không quan tâm đến việc dự phòng ngăn ngừa hỏng hóc, sự cố trước khi nó xảy ra cũng như có kế hoạch nâng cấp cải tiến đổi mới công nghệ. Các Doanh nghiệp luôn ở trạng thái bị động, độ sẵn sàng và độ tin cậy của máy móc thấp, không thể kiểm soát, ảnh hưởng rất xấu đến hoạt động của tổ chức.

    Làm thế nào để đảm bảo độ tin cậy của máy và phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất sự cố có thể xảy ra cũng như hạn chế rủi ro, thiệt hại do sự cố máy gây nên với chi phí thấp nhất, thời gian ngắn nhất? Hãy cùng TECHCONVINA FACTORY CARE (Tel: 04-7500975) trả lời các câu hỏi về bảo dưỡng công nghiệp, và giải quyết bài toán tối ưu hoá lợi ích.

    Vậy: Bảo dưỡng là gì? Tại sao phải bảo dưỡng? Khi nào thì tiến hành bảo dưỡng? Áp dụng loại bảo dưỡng nào? Bảo dưỡng với chi phí như thế nào?

    Trước hết hãy tiếp cận khái niệm bảo dưỡng. Theo hệ thống tiêu chuẩn Pháp AFNOR chuẩn NFX 60.010 thì bảo dưỡng là ?o tập hợp các hoạt động cho phép duy trì hoặc xác định một tài sản trong trạng thái quy định hoặc đảm bảo một dịch vụ xác định? với tổng chi phí xác định trong suốt tuổi thọ của thiết bị.

    Bảo dưỡng = Bảo trì + Giám sát, + Phòng ngừa
    (Phát hiện hư hỏng, Kiểm tra, Cải tiến
    Kiểm tra, Sửa chữa) Xem xét, Đổi mới

    Bảo dưỡng có vị trí vô cùng quan trọng.
    - Bảo dưỡng đảm bảo sự sẵn sàng hoạt động với mục tiêu không sự cố (zero panne) trong khuôn khổ tổng chi phí nhất định.
    - Bảo dưỡng đảm bảo an toàn cho người và tài sản, tránh nguy cơ sự cố khi hệ thống đang hoạt động.
    - Bảo dưỡng đảm bảo nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp. Công cụ cạnh tranh ?okhông sự cố, không chậm trễ? (zero panne, zero delais) đòi hỏi doanh nghiệp phải thường xuyên dự báo được độ tin cậy của máy.

    Vậy khi nào thì tiến hành bảo dưỡng và áp dụng các loại bảo dưỡng nào? Bài toán này nhằm lượng hoá sự cố, đưa ra những dự báo tính toán thời gian tối ưu, những phương pháp có thể khắc phục, ngăn ngừa sự cố xảy ra.
    Để khắc phục những khuyết tật của bảo dưỡng định kỳ, bảo dưỡng sửa chữa các chuyên gia đã đưa ra hai cấp độ về bảo dưỡng là bảo dưỡng cải tiến và bảo dưỡng phòng ngừa.
    - Bảo dưỡng cải tiến là tích hợp chi tiết mới tức đưa một số phần mới vào máy để nâng cấp công suất, duy trì hoặc cải thiện hệ thống máy móc, thiết bị.
    - Bảo dưỡng phòng ngừa bao gồm bảo dưỡng phòng ngừa có điều kiện và bảo dưỡng phòng ngừa có hệ thống. Bảo dưỡng phòng ngừa có điều kiện được thực hiện nhằm mục đích làm giảm xác suất gây hư hỏng một tài sản hoặc gây tổn hại đến một dịch vụ. Bảo dưỡng phòng ngừa có hệ thống là bảo dưỡng theo một lịch trình xác định theo thời gian và số lượng đơn vị sử dụng.(NFX 60.010)

    Bài toán chi phí đối với hoạt động bảo dưỡng là bài toán nan giải nhất, là lực cản để doanh nghiệp tiến hành tiếp cận và sử dụng hoạt động bảo dưỡng. Bây giờ hãy thử làm những phép tính đơn giản với TECHCONVINA FACTORY CARE:

    Tổng chi phí cho một hệ thống máy = Chi phí thiết bị
    + Chi phí vận hành
    + Chi phí đảm bảo sự sẵn sàng hoạt động
    + Chi phí do sự cố gây ra.

    Bốn loại chi phí này phụ thuộc lẫn nhau, trong đó chi phí sự cố là rất lớn và khó xác định.

    Chi phí do sự cố gây ra = Chi phí do ngừng sản xuất không dự kiến
    + Chi phí do sản phẩm hỏng hoặc kém chất lượng
    + Chi phí nhân công
    + Chi phí do rối loạn hoạt động của Doanh nghiệp
    + Chi phí do suy giảm uy tín và thương hiệu
    + Một số chi phí khác

    Thay cho lời kết có thể nói bảo dưỡng có vai trò hết sức quan trọng và là vấn đề cấp thiết đối với tất cả các doanh nghiệp có sử dụng máy móc, trang thiết bị công nghiệp. Giải quyết bài toán bảo dưỡng là giải quyết vấn đề tối thiểu hoá chi phí, tối đa hoá lợi ích cho các nhà quản trị doanh nghiệp.

    Xin vui lòng được trao đổi ý kiến cùng các bạn.
  2. oliverxinhxinh

    oliverxinhxinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2011
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    [r32)][​IMG]
    [r32)]

    [r32)]
    [​IMG]
    [r32)]
    [​IMG]
    [r32)]
    [​IMG]
    [r32)]

Chia sẻ trang này