1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bao giờ Việt Nam sẽ có tập đoàn truyền thông?

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi AlexanderKing, 12/10/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mattimthan

    mattimthan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2006
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Bạn amifromhanoi mến!
    Mô hình tập đoàn báo chí đã xuất hiện ở nước ngoài lâu rồi phải không? Bạn có thể giúp tôi tìm hiểu thuật ngữ tiếng Anh chính xác của "tập đoàn báo chí" được không? Tôi thấy ở trên Thanh Niên Online (tiếng Anh) dịch là press group mà search google thì tìm không ra định nghĩa.
    Cũng có người bảo tôi là corporate media, media conglomeration, ... Tôi thật sự bối rối khi muốn tìm hiểu khái niệm "tập đoàn báo chí" ở các nước phương Tây.
    Cảm ơn bạn trước!
  2. gagovn06

    gagovn06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2006
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi các tập đoàn (group) có ở nhiểu lĩnh vực khác nhau: TĐ báo chí, truyền thông, dầu lửa, viễn thông, tài chính...bản chất nói chung là giống nhau chỉ khác nhau về lĩnh vực kinh doanh. Đây là khái niệm mới ở VN và vừa được cập nhập vào Luật Doanh nghiệp (mới) sẽ có hiệu lực vào tháng 7/06 này. Trong ngôn ngữ của Luật nói đến khái niệm "nhóm các công ty" (corporate groups). Mời bạn tham khảo chi tiết dưới đây.
    (Dự thảo Luật Doanh nghiệp 7/7/2005)
    CHƯƠNG VII
    NHÓM CÁC CÔNG TY
    Điều 140. Công ty mẹ và công ty con
    1. Một công ty được coi là công ty con của công ty khác,
    a. Nếu công ty khác đó là chủ sở hữu hoặc nắm giữ đa số phần vốn góp hoặc cổ phần phổ thông đã phát hành của công ty đó. hoặc:
    b. Nếu công ty khác đó có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp kiểm soát các cán bộ quản lý, các hoạt động kinh doanh hoặc tài chính của công ty đó.
    2. Công ty mẹ cao nhất là công ty mẹ mà công ty đó không còn là công ty con của bất kỳ công ty nào khác.
    3. Công ty mẹ cao nhất cùng với tất cả cácc công ty con liên kết tạo thành nhóm các công ty.
    Điều 141. Quyền và trách nhiệm của công ty mẹ trong liên
    kết với công ty con.
    1. Tuỳ thuộc vào loại hình pháp lý của công ty con, công ty mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông trong liên kết với công ty con theo quy định tương ứng tại luật này.
    2. Ngoài liên kết theo hình thức quy định tại khoản 1 điều này, tất cả các hợp đồng, giao dịch và quan hệ khác giữa công ty mẹ và công ty con đều phải được thiết lập và thực hiện độc lập, bình đẳng theo cơ chế thị trường.
    3. Trường hợp công ty mẹ can thiệp ngoài thẩm quyền của chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông hoặc buộc công ty con phải thực hiện hoạt động kinh doanh trái với thông lệ kinh doanh bình thường hoặc thực hiện các hoạt động không sinh lời, mà không đền bù hợp lý trong năm tài chính có liên quan, gây thiệt hại cho công ty con, thì công ty mẹ phải chịu trách nhiệm về thiệt hại đó.
    4. Cán bộ quản lý của công ty mẹ chịu trách nhiệm về việc can thiệp hoăc buộc công ty con thực hiện hoạt động kinh doanh nói tại khoản 3 điều này phải liên đới cùng công ty mẹ chịu trách nhiệm về các thiệt hại đó.
    5. Nếu công ty mẹ không đền bù cho công ty con như quy định tại khoản 3 điều này, thì chủ nợ hoặc cổ đông có sở hữu ít nhất 1% vốn điều lệ của công ty con có quyền nhân danh chính mình đòi công ty mẹ trả tiền đền bù thiệt hại cho công ty con.
    6. Trường hợp hoạt động kinh doanh như quy định tại khoản 3 do công ty con thực hiện đem lại lợi ích cho công ty con khác của cùng một công ty mẹ,thì công ty con được hưởng lợi đó phải liên đới cùng công ty mẹ chịu trách nhiệm hoàn trả khoản lợi được hưởng đó cho công ty con bị thiệt hại.
    Điều 142. Báo cáo tài chính của công ty mẹ và công ty con.
    1. Năm tài chính của công ty con phải theo đúng năm tài chính của công ty mẹ, trừ trường hợp có quy định khác bởi luật khác.
    2. Vào thời điểm kết thúc năm tài chính, ngoài báo cáo và tài liệu quy định tại điều 157 của luật này, nếu một công ty là công ty mẹ, còn phải lập và trình hội đồng thành viên hoặc đại hội đồng cổ đông thêm các báo cáo sau đây:
    a. Báo cáo quyết toán lỗ-lãi của công ty mẹ, của tất cả các công ty con và của cả nhóm công ty; và
    b. Báo cáo thực trạng kinh doanh, tài chính và quản lý của công ty mẹ và các công ty con tại thời điểm kết thúc năm tài chính. Báo cáo phải cung cấp thông tin, đánh gía công bằng và trung thực về lỗ, lãi và thực trạng tình hình của công ty và cả nhóm công ty.
    3. Người chịu trách nhiệm lập báo cáo quy định tại khoản 2 điều này chưa được lập và đệ trình các báo cáo đó nếu chưa nhận được đầy đủ báo cáo tài chính của tất cả các công ty con.
    4. Khi có yêu cầu của người đại diện theo pháp luật của công ty mẹ, người đại diện theo pháp luật của công ty con phải cung cấp các thông tin cần thiết như quy định để lập quyết toán lỗ - lãi hợp nhất của công ty và của các công ty con, và báo cáo đánh giá công tác quản lý công ty mẹ.
    5. Nếu không biết hoặc không nghi ngờ về việc báo cáo do công ty con lập và đệ trình có thông tin sai lệch, không chính xác hoặc giả mạo thì người quản lý công ty mẹ sử dụng các báo cáo đó để lập các báo cáo hợp nhất và báo cáo thực trạng của nhóm công ty.
    6. Trong trường hợp người quản lý công ty mẹ đã áp dụng các biện pháp cần thiết trong phạm vi thẩm quyền mà vẫn không thể nhận được báo cáo, tài liệu và thông tin cần thiết như quy định từ công ty con, những người quản lý công ty mẹ vẫn lập và đệ trình báo cáo hợp nhất của nhóm công ty. Báo cáo hợp nhất có thể gồm hoặc không gồm các thông tin từ công ty con đó, nhưng phải có giải trình cần thiết để tránh hiểu nhầm hoặc hiểu sai lệch.
    7. Người quản lý công ty mẹ phải lập và trình Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty mẹ các báo cáo hợp nhất và báo cáo của hä về công tác giám sát và quản lý cả nhóm công ty trong thời hạn một tháng, kể từ khi nhận đủ các báo cáo, tài liệu và thông tin như quy định từ tất cả các công ty con.
    8. Tất cả các báo cáo, tài liệu quyết toán tài chính hàng năm của công ty mẹ, của các công ty con và các báo cáo hợp nhất của cả nhóm công ty như quy định của pháp luật phải được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty mẹ. Bản sao của tất cả các báo cáo, tài liệu và thông tin nói trên phải có ở tất cả các chi nhánh trên lãnh thổ Việt Nam của công ty mẹ.
    9. Nếu một công ty là công ty con, thì ngoài các báo cáo, tài liệu quy định tại điều 157 của Luật này, tại thời điểm kết thúc năm tài chính công ty con đó còn phải lập và đệ trình báo cáo về thực trạng liên kết với công ty mẹ. Báo cáo phải nêu rõ các giao dịch, luân chuyển ngân quỹ và thực trạng lỗ lãi giữa công ty con đó và công ty mẹ trong năm tài chính vừa qua.
  3. mattimthan

    mattimthan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2006
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Cam on ban! Ah, minh con muon hoi them co phai Nha nuoc muon co tap doan bao chi la de co co so hop tac voi cac tap doan truyen thong nuoc ngoai ko? Giong nhu kieu Trung Quoc ay?
  4. nhanchung

    nhanchung Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/03/2006
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi việc thành lập tập đoàn và việc hợp tác với nước ngoài là 2 việc khác nhau mặc dù có thể có liên quan.
    Lập tập đoàn là để tập trung sức mạnh kinh tế, tận dụng lợi thế về quy mô, kiểm soát các mắt xích trong chuỗi giá trị từ việc nghiên cứu phát triển, xây dựng sản phẩm truyền thông, đến bán hàng...nếu thành công có thể tăng khả năng cạnh tranh và sức mạnh thị trường.
    Hợp tác với nước ngoài là cần thiết khi 1 mình không thể làm được mọi việc hoặc ko làm 1 số việc hiệu quả bằng người khác, hoặc muốn chia sẻ và cùng sử dụng nguồn lực, hoặc muốn nhận công nghệ tiên tiến, học hỏi cách quản lý hiện đại (trường hợp của VN), hoặc muốn xâm nhập thị trường mới (trường hợp của nước ngoài)...
    Theo các luật hiện nay thì có thể hợp tác với nước ngoài ở các khâu kỹ thuật (in, ấn, hậu kỳ...) hoặc thương mại (marketing, bán hàng...). Chưa được hợp tác về sản xuất nội dung. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng "content is king" vì vậy việc hợp tác chưa phát triển mạnh mẽ lắm. Có thể 1 lúc nào đó VN sẽ học tập T Quốc, chia báo chí thành 2 khối để quản lý: 1 khối chính trị cần hạn chế và khối phi chính trị được phép tự do đầu tư và kinh doanh.
    Hãy chờ xem nhé.

Chia sẻ trang này