1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bao nhiêu % du học sinh Việt Nam ở Mỹ quay trở về khi học xong?

Chủ đề trong 'Mỹ (United States)' bởi Computerdeptrai, 15/01/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. fugitivekiller

    fugitivekiller Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2001
    Bài viết:
    171
    Đã được thích:
    1
    Tôi dinh làm cái trưng cầu này để xem ty lệ trong box My thế nào. Hy vọng các bác hưởng ứng
  2. fugitivekiller

    fugitivekiller Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2001
    Bài viết:
    171
    Đã được thích:
    1
    Các bác vào đảy trưng cầu rồi xem tỷ lệ
    http://www.ttvnol.com/United_States/494222.ttvn
  3. vinacan

    vinacan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/03/2005
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    VNC không phải là DHS như các bạn, nhưng cũng muốn góp mấy nhời cho vui. Nghĩ đến việc làm việc ở VN thì khá buồn chứ không phải bây giờ là KHÔNG đâu bạn ạ. VNC nói như vậy cũng có cơ sở của nó đấy. VNC đã từng làm việc gần 6 năm tại một ngân hàng quốc doanh lớn nhất VN ... và thật sự là quá oải khi nghĩ đến những ngày tháng đó. Các bạn cũng biết để vào làm việc được ở môt ngân hàng lớn của nhà nước không phải chí có khả năng mà còn những mối quan hệ khác nữa. Những cái đó VNC đều có đủ, nhưng không hiểu sao vẫn không thể hòa hợp được. Ở cơ quan VNC cũng được tiếp xúc với nhiều nhân viên khác, đến từ nhiều công ty nước ngoài, cổ phần, hay nhà nước ... và được nghe vô số những phàn nàn tự họ. Nếu chúng ta không muốn thì tại sao có khả năng tránh những điều đó, chung ta không tránh mà lại tập thích nghi với nó hả bạn? Mình khiếp không phải là nghe từ bên ngoài đâu nhé. Bây giờ, bạn làm cho công ty nước ngoài hay công ty nhà nước thì cũng đều vất vả cả. Nhưng để thích nghi với công ty nhà nước, các bạn phải biết nịnh ... phải được lòng lãnh đạo ... bạn có thấy cái cảnh tết đến nhân viên rồng rắn lên mây đến nhà sếp chưa? nghe tin năm nay nghiêm cấm đó, nhưng cũng là chuyện "đánh trống bỏ rùi mà thôi" (cứ coi Gặp nhau cuối tuần mà tham khảo) ... VNC đã trải qua đến vài đời lãnh đạo rồi đấy chứ, mà chẳng thấy ai khác ai tí nào. Bạn chỉ phát ngôn không cùng quan điểm với họ đi, hay không làm theo ý kiến chủ quan của họ, bạn sẽ thấy ngay gain cái gì ... Bạn phải phấn đấu không phải năng lực quan trọng với họ đâu, mà lời ăn tiếng nói của bạn, ráng mà giữ mồm giữ miệng, không thì tai vách mạch rừng đấy nhé. Lương thì vẫn ba cọc ba đồng thôi. Lậu thì nhiều ...nhưng đã nói đến lậu thì có tốt không các bạn nhỉ? Trong giới ngân hàng, làm nhân viên cho vay mới ăn bẩn được. ... Cái system làm việc như những bánh răng quay ... những cỗ máy nghiền ... chúng ta nhỏ bé quá liệu thay đổi được không?
    Con làm cho công ty nước ngoài ư? bạn ở đây nếu có phân biệt thì ... nó phân biệt ở đâu đó, chừ trước mặt bạn mà để lộ ra điều đó .. sa thải đi, gay to ấy chứ. Nhưng ở VN, các bạn cứ đối diện với sếp Tây đi ... đáng buồn thay cái kiểu coi thường VN của họ. Xét về mặt ngoại giao công cộng, họ không thế đâu, nhưng cứ tiếp xúc với từng cá nhân đang là sếp của các bạn, họ dùng những lời lẽ khá nặng nề đối với bạn ... họ xem chúng ta như những người chậm tiến, họ khinh khỉnh, nhún vai, và lắc đầu gây chúng ta phải sôi máu ... điều mà chắc chắn chủ bên này sẽ chẳng dám nói với bạn thế đâu. Và họ cũng chắng dám làm ở những nước giàu Đã được tiếp cận với xã hội tiến bộ, thì có về cũng ráng mà giữ lấy cái tốt đẹp mình được học, chứ dần dần thích nghi với cái xấu thì được cho mình nhưng chung quy thì cũng làm hại đất nước đấy.
    Nói thật VNC thích cái kiểu làm việc rõ ràng theo kiểu phương Tây hơn ... cứ cầy đi, mỗi năm vài tuần vacation để relax ... chứ ở VN bây giờ, các công ty có cường độ làm việc cao, chỉ nghỉ 3 ngay một lần thôi, nghỉ vài tuần là khó rồi đó.
    VNC gửi kèm đây mộ bài viết "Yêu nước kiểu du học sinh" khá hay cho các bạn tham khảo. À mà các bạn nào nhớ gia đình quá thì chuyện về VNC không bàn đến nhé.
    http://ngoisao.net/News/Du-hoc/2005/03/3B9B0AEA/
    Chỉ là ý kiến và kinh nghiệm cá nhân, các bạn cân nhắc lựa chọn cái nào phù hợp nhất với mình. Xin đừng trách móc nếu bạn nào phật ý.
  4. lining

    lining Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2005
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    Các bạn bàn nhiều rồi. Tớ chỉ muốn nói lại là VN đang đi theo con đường phát triển của nhiều nước, thời kỳ này vẫn còn "loạn lạc" lắm, có lẽ là như Hàn Quốc cách đây 30-40 năm, hay Đài Loan, Sin cách đây 20-30 năm,...vì thế không tránh khỏi những chuyện tiêu cực. So sánh làm gì cho mệt, hơn nữa, văn hoá "hối lộ" gần như là tập quán của dân Châu Á rồi, không cưỡng lại được đâu.
    Theo tớ, ở hay về là tuỳ hoàn cảnh, nhưng sau này nếu lo tạm ổn cho mình rồi thì nên nghĩ đến chuyện đóng góp phát triển VN bằng tiền, kiến thức và kinh nghiệm. Nghe có vẻ xáo , nhưng thế vẫn tốt hơn là chỉ đóng góp cho Mỹ
  5. lining

    lining Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2005
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    2nd option của bạn nên bỏ vế sau đi để mọi người giải thích sau
  6. Thornbird

    Thornbird Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/08/2004
    Bài viết:
    534
    Đã được thích:
    0
    Chào VNC.
    Mình hiểu ý của bạn.
    Còn ý của mình trong bài viết là : Khi mới ra trường, thấy tình hình ở VN mọi thứ còn lộn xộn, chưa ra đâu vào đâu, ở nhiều nơi không đánh giá con người theo năng lực mà theo nhiều thứ khác,mình cũng cảm thấy buồn và mệt mỏi.Bây giờ mọi thứ đó vẫn chưa cải thiện là bao thì mình KHÔNG còn cảm thấy buồn như trước mà trước hết chấp nhận và tạm thời thích nghi như nó phải có.
    "KHÔNG" ở đây là muốn nói đến trạng thái tâm lý của mình trước 1 sự vật hiện tượng chứ không phải nói đến tình hình xã hội. Còn tình hình xã hội muốn thay đổi thì cần nhiều thời gian nhiều yếu tố chứ đâu phải một sớm một chiều, vài năm là được đâu phải không???
    Cám ơn bạn đã có những ý kiến đóng góp của người trẻ có kinh nghiệm làm việc tương đối lâu ở VN.
    Được thornbird sửa chữa / chuyển vào 09:06 ngày 21/03/2005
  7. fugitivekiller

    fugitivekiller Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2001
    Bài viết:
    171
    Đã được thích:
    1
    cám ơn lining đã advise. Nếu bạn muốn giải thích thì đã có thread này dề đóng góp ý kiến
    http://www.ttvnol.com/United_States/472183.ttvn
    http://www.ttvnol.com/United_States/472183.ttvn
  8. Computerdeptrai

    Computerdeptrai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/01/2003
    Bài viết:
    1.486
    Đã được thích:
    0
    Ca sĩ hải ngoại "ấp ủ" ngày về?
    Trong khi nhiều ca sĩ trong nước đều mong muốn có được những chuyến lưu diễn ở nước ngoài thì ngược lại nhiều ca sĩ người Việt ở hải ngoại sau nhiều năm xa xứ họ khát khao được trở về hát cho khán giả quê hương mình và họ đã được khán giả trong nước đón nhận nồng nhiệt. Có lẽ, quê hương đang là đất sống cho những ca sĩ đã ở tuổi ngũ tuần.
    Ngày về - khao khát luôn ấp ủ
    ?oChiếc áo bà ba trên dòng sông thăm thẳm. Thấp thoáng con xuồng bé nhỏ lướt mong manh. Nón lá đội nghiêng tóc dài con nước đổ. Hậu Giang ơi em vẫn đẹp ngàn đời...? (Chiếc áo bà ba) giọng ca sĩ Hương Lan vang lên êm ái, ngọt ngào tỏa khắp khán phòng của phòng trà Đồng Dao như có sức hút kỳ lạ. Cả khán phòng như hòa quyện theo từng lời ca bay bổng.
    Hơn 10 năm sống trên đất Pháp, nỗi niềm hồi hương luôn thôi thúc và ngày càng lớn lên trong lòng Hương Lan. Lắm lúc đứng trên sân khấu hay thu băng, nước mắt chị cứ ràn rụa, nhất là những lúc hát lên những ca khúc quê hương. Chị nhớ những quán cóc ven đường, từng mái tranh của làng quê và cả những nơi chị từng vui vầy với bạn bè thuở nhỏ. Năm 1995, chị trở về VN và cộng tác với Trung tâm Băng nhạc Rạng Đông. Một năm sau đó, chị được biểu diễn chính thức lần đầu tiên trong chương trình ca nhạc phòng chống AIDS thế giới do Đoàn Thanh niên TP.HCM tổ chức. Nhớ lại lần đầu tiên đi hát ấy, chị như vẫn còn nguyên niềm xúc động: ?oTôi vui sướng và hạnh phúc như lần đầu tiên tôi đi hát. Điều làm tôi cảm động và trở thành nguồn động viên cho tôi là khán giả (có khán giả còn rất trẻ). Họ nghe tôi hát một cách say mê, chân tình?. Hiện nay, ngoài đi hát, chị còn bận rộn với việc kinh doanh quán ăn Vạn Long 2 ở Bình Thạnh, và một nông trại nuôi cá, trồng cây ăn trái ở Bình Phước. Công việc hát và kinh doanh rất ổn định, nhưng chị luôn ao ước: ?oTôi mong được hát ở những vùng sâu nhất, xa nhất của nước mình. Ở đó, giọng hát của tôi sẽ ý nghĩa hơn và cũng trọn vẹn hơn?.
    Nghiệp hát đi cùng khói phở
    Khi nhắc đến ca sĩ hải ngoại, không thể không nhắc đến ca sĩ Giao Linh. Về tuổi đời và tuổi nghề, chị đứng trong số những người có thâm niên nhất với 40 năm gắn bó với nghiệp hát. Hơn 20 năm ở nước ngoài, đến năm 2001 chị mới trở lại VN. Ở nước ngoài, do chỉ hát những ngày cuối tuần nên công việc chính của chị là kinh doanh quán phở VN. Trở về quê hương, chị vẫn bán phở nhưng công việc chính của chị là đi hát, bởi quán phở ?ochỉ là nơi gặp gỡ bạn bè". Ca sĩ Giao Linh gia nhập nhóm hát Sao Đêm được hơn tháng nay và đi hát khắp mọi miền đất nước. Dù tuổi đã bước qua ngũ tuần nhưng được đi hát vẫn là niềm đam mê của chị. Chị kể, ở nước ngoài, những người hát dòng nhạc tiền chiến, trữ tình như chị chỉ có những buổi diễn hiếm hoi vào cuối tuần. Khán giả thì ngày càng ít đi bởi họ không thể tự mình đi hàng trăm cây số để đến nghe chị hát. Vì vậy, khi được trở về VN chị như được hồi sinh, chị được hát thường xuyên và luôn được khán giả đón nhận nồng nhiệt. ?oChỉ có ở quê nhà, tôi mới có được cảm giác an nhàn. Bởi tôi có nhà riêng, mà không còn phải trả tiền nhà hay phải loay hoay với vòng xoáy công nghiệp như trên đất khách nữa? - chị thổ lộ.
    Trở về là bắt đầu cuộc sống mới
    Những ai thường xuyên đến các phòng trà M&Tôi, 2B Lê Duẩn, Đồng Dao, Tiếng Tơ Đồng... hẳn sẽ thường xuyên thấy sự xuất hiện của ca sĩ Elvis Phương. Từ những câu chuyện kể của bạn bè trong những lần về nước, Elvis Phương cũng mong mỏi một lần được về thăm quê. Và cũng trong chuyến về quê hương định mệnh năm 1996, anh đã quyết định về ở hẳn. Khán giả trong nước đã có dịp được nghe anh hát những tình khúc quê hương chứ không phải qua băng đĩa như trước kia nữa. ?oLệnh vua hành quân, trống vang dồn, quan với quân lên đường, đoàn ngựa xe cuối cùng, vừa đuổi theo cuối thôn, phất phới ngọn cờ bay?? (Hòn vọng phu). Hơn 40 năm đứng trên sân khấu, tuổi đời cũng chồng chất nhưng giọng hát của anh vẫn còn truyền cảm như ngày đầu. Cùng về với Elvis Phương có ?onội tướng? Lệ Hoa. Từ chuyện gia đình đến việc nhận sô diễn, trang phục..., vợ anh đều lo cho anh. Vì vậy, anh dành toàn bộ thời gian của mình để trau chuốt giọng ca, Elvis Phương tâm sự.
    Chuyến trở về gần đây nhất là ca sĩ Duy Quang (tham gia chương trình ca nhạc Duyên dáng Việt nam 14 do báo Thanh Niên tổ chức nhằm gây quỹ học bổng Nguyễn Thái Bình). Mới hát lại không lâu nhưng anh đã có một lịch biểu diễn dày đặc tại các phòng trà và thu âm. Như các ca sĩ ở nước ngoài về quê nhà, Duy Quang cũng bận rộn với công việc kinh doanh. Một quán cà phê nhạc 40 trên đường Trần Cao Vân, và sắp tới là một quán ăn ngoài trung tâm TP, là cái vốn để lấy dài nuôi ngắn (nghiệp hát). Anh tâm sự: ?oTôi rất vui khi được hát ngay trên mảnh đất mình được sinh ra. Tôi đang bắt đầu một cuộc sống mới. Tôi mong đợi sự biến đổi từng ngày ngay trong tâm hồn tôi?.
    Thỉnh thoảng, trong những chuyến về thăm quê, những ca-nhạc sĩ hải ngoại như Đức Huy, Trịnh Nam Sơn, Tuấn Vũ... hát để phục vụ bạn bè và thỏa mãn niềm đam mê của chính bản thân họ. Còn có rất nhiều ca sĩ khác đang mong được hồi hương, được hát trong vòng yêu thương của khán giả quê nhà.
    Ca sĩ hải ngoại không kèn trống rộn rã, không đắt sô như ca sĩ trong nước. Nhưng với cuộc sống hiện tại, hầu hết họ đều cảm thấy thoải mái và yên lòng. Ngoài ưu thế dòng nhạc trữ tình luôn có chỗ đứng nhất định trong thị trường âm nhạc, thì đất sống của ca sĩ hải ngoại là khán giả cùng thời. Ở quê nhà, họ còn có thêm lượng khán giả trẻ. Dù không nhiều, nhưng đây chính là điều khác biệt với nơi họ diễn trước đây. Như lời tâm sự của ca sĩ Giao Linh: ?oLà ca sĩ, ai cũng mong có được khán giả. Với những người đã có tuổi như chúng tôi, điều này chỉ được tìm thấy trên quê hương mình. Tôi thậm chí có cả khán giả ái mộ chỉ ở tuổi đôi mươi. Điều này chưa từng xảy ra khi tôi còn ở nước ngoài?.

    (Theo Người Lao Động)
  9. arryo

    arryo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2004
    Bài viết:
    495
    Đã được thích:
    0
    Mình thấy quyết định ở hay về cũng tùy vào hoàn cảnh của mỗi người. Mình cũng đồng ý với quan điểm của một số bạn cho dù ở đâu thì mình cũng là người ViệtNam, cũng làm việc, cũng góp phần làm tăng GNP của ViệtNam. Làm việc ở ViệtNam thì không phải chỗ nào cũng giống chỗ nào, kể cả công ty nhà nước, cũng có chỗ giống như bạn gì đấy nói tức là vẫn còn tồn tại những chuyện như nịnh hót sếp trong những ngày lễ tết v.v. tuy nhiên cũng có những công ty nhà nước với quan điểm khá thoáng, tuyển người theo năng lực và chế độ lương thưởng rõ ràng (nhất là những doanh nghiệp đem lại lợi nhuận, mình không đề cập đến những đơn vị hành chính sự nghiệp). Mình khá may mắn khi được làm việc trong một công ty như vậy trong một thời gian dài. Chủ trương của công ty mình đúng theo quan điểm quản lý hiện đại là quản lý theo mục tiêu, từ sếp đến nhân viên đều nhất quán với mục tiêu đặt ra và làm việc theo mục tiêu đó. Mỗi cá nhân trong công ty đều phải thiết lập ra từng mục tiêu cho riêng cá nhân (theo mục tiêu chung) ngay từ đầu quí hoặc đầu năm và đến cuối kỳ thì tất cả đều sẽ được review theo từng tiêu chí. Chính vì kiểu quản lý như vậy mà hầu hết mọi người đều cảm thấy thoái mái, nhất là không phải có những hành động bợ đỡ, xu nịnh.... Cho nên khi nhận được thư chấp nhận của trường thì câu hỏi đi học hay ở lại làm việc cũng làm mình nhức đầu trong một thời gian, mình cũng cố đặt 2 vấn đề lên bàn cân, xem xét mọi yếu tố (gia đình, tình cảm, tương lai....), và cuối cùng, kết quả của cái sự tính toán ấy là: Chi phí cơ hội của việc đi học quá lớn, một người theo rational thinking thì sẽ chọn không đi, nhưng chả hiểu sao cuối cùng mình cũng quyết định đi. Và khi sang đây, ngoại trừ những chuyện mà ai cũng phải trải qua, đó là buồn, nhớ nhà etc, thì mình cảm thấy rất hợp với cuộc sống ở đây. Chuyện về hay ở thì chưa nói được, nhưng mình quan niệm một điều tri thức là vô vàn, đi một đàng học một sàng khôn, và nếu đem cái khôn đấy về VN (trực tiếp hay gián tiếp) thì thật là tuyệt vời.
    Chúc vui
    PS. Bạn gì đó nói là thích ở Mỹ hơn vì ở Mỹ đi đâu cũng được, ở VN đi sang Mỹ đâu dễ. Mình hoàn toàn đồng ý, vì mình thích về VN chơi mà mỗi lần qua xin VISA ngại quá. Nhưng thử nghĩ đến một thời gian sau (chẳng biết bao nhiêu năm nữa đây), thông thương dễ dàng (mà nền tảng cho sự dễ dàng đấy là kinh tế), thì liệu đó còn là vấn đề nữa hay không?
  10. Computerdeptrai

    Computerdeptrai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/01/2003
    Bài viết:
    1.486
    Đã được thích:
    0
    Vn đi sang Mỹ khó nhất là du học sinh bởi vì học xong tỉ lệ về ít do đó xin visa khó là đương nhiên. Nhưng nếu bác làm business thì lại là chuyện khác, trong số những người làm business mà em biết chưa ai phỏng vấn rớt cả.

Chia sẻ trang này