1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Báo Sinh viên Việt Nam

Chủ đề trong '1984 Hà Nội' bởi bigghot, 25/04/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ruoi_xinh

    ruoi_xinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2002
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    chẳng hiểu tại sao dạo này mua báo Sv như là thói quen chứ ko còn là sở thích nữa
    đọc vẫn thấy nhiều thứ hay nhưng sao tui chẳng tháy háo hức đến ngày thứ 2 như hồi chuẩn bị thi đại học !chắc do có sự thay đổi về chất !
    ain`t nothing i could do,cause life is a lesson ,u will learn it w­hen u `ve through...



  2. bigghot

    bigghot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2002
    Bài viết:
    1.224
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay có báo sinh viên số mới nhất, tôi nay sẽ post bài hay nhất lên cho các bạn đọc. Chờ nhé.
    Me oi con muon lay vo
  3. oh12vn

    oh12vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn vì đã type và post bài của báo SV lên cho tui xem , tui chua xem lần nào. Nhưng nếu nó ko chán = HHT thì cũng may lắm rồi
    To RCE : lâu lắm ko thấy chú , có nhớ anh là ai ko , chuẩn bị khao đê
    Forever trust in who I am,
    and nothing else matter
  4. Thieu_iot

    Thieu_iot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.998
    Đã được thích:
    0
    Tôi đọc SVVN từ khi nó mới ra đời, trước đó nó là đặc san Hương đầu mùa Sinh viên. Nói chung là chất lượng các bài viết của SVVN khá hơn HHT rất nhiều, một phần vì nó ít cộng tác viên hơn, các phóng viên vận động nhiều hơn (quý hồ tinh bất quý hồ đa mà). Nhưng gần đây, nó bắt đầu có dấu hiệu sa sút. Các bài viết về tình yêu nhiều hơn, các kiểu quảng cáo cắt một mẩu báo được một cơ hội gì đó giống HHT xuất hiện nhan nhản. Rõ chán!
    Vũ vô kiềm toả năng lưu khách
    Nguyệt hữu loan cung bất xạ nhân
  5. hitori_vodanh

    hitori_vodanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/03/2002
    Bài viết:
    1.716
    Đã được thích:
    0
    Nỗi cô đơn của những người trẻ
    Tỷ lệ người tẻ bị trầm cảm hiện nay đang là cao nhất. Tại Niu Dilân cứ 7 người thì có 1 người trong đời đã từng bị trầm cảm. Ở Việt Nam tỷ lệ những người mắc bệnh rối nhiễu về tâm lý là 20% dân số trong đó những người ở độ tuổi thanh thiếu niên chiếm hơn 50%. Và dự báo trong thời gian tới khuynh hướng này ở giới trẻ càng lớn. >Lần đầu tiên những công trình nghiên cứu về tâm lý lâm sàng ở Việt Nam khiến ta phải giật mình về tyủ lệ thanh thiếu niên tự tử.
    Bạn có bao giờ cảm thấy cô đơn buồn chán, thất vọng..? Một loạt những dạng thức của ?oxì trét? xâm chiếm khiến bạn mệt mỏi? Và bạn có biết khi nỗi cô đơn, thất vọng ấy ?ogia nhiệt? đến một mức nào đso nó sẽ trở thành bệnh? Một căn bệnh tâm lý xã hội nghiêm trọng là đề tài cho các cuộc hội thoả, các công trình nghiên cứu, là nỗi lo lắng về những người trẻ ở các nước phát triển. Nỗi cô đơn trong bệnh án được mang tên ?oDepression?.
    ?oXe @, giày Nike, điện thoại Nokia chỉ là những bấu víu chống lại sự cô đơn trong một thế giới đang mất dần đi sự ấm áp?. Một công dân nước Việt ở độ U20 đã viết như thế trong bài ?oThế hệ tôi ơi?. Ý tưởng vừa được post lên mạng lạp tức như đã có một luồng xung độn kỳ lạ tác độn đến thế hệ tẻ: ?oThế hệ tôi, thế hệ chúng ta, có phải là thế hệ Thờ ơ, thé hệ Cô đơn? Họ đặt câu hỏi để ?osoi gương? ngắm nhìn lại mình và đang dần thức tỉnh.
    Những biểu hiện chưa từng có tiền lệ
    ?oMục đích khó khăn là vào được một cổng trường ĐH mình đã thực hiện được rồi. Mà trường mình lại chỉ xét tốt nghiệp chứ không thi hay bảo vệ nên học kiểu gì rồi cũng sẽ ra trường. Sáng xách xe đi, chiều lại về, tối vào net tìm web mới, chat chít với mấy ?obồ ruột?. Ban đầu thì thật khoái chí với box ỉn con Hà Nội, một thời mình còn làm mod ở đấy. Ngày nào cũng cãi nhau toé loe trên mạng, đêm nằm ?obuôn mess? đau cả ngón cái. Giờ thì ngán đến tận cổ với những mối quan hệ được thiết lập từ nick và thế giới ảo. Papa, mama bận tít mù, một mình với căn nàh 11 phòng, thành phố chật hẹp cũng đã hết chỗ chơi. Mình sút 4 cân và suốt ngày ủ ê trong cảm giác cô đơn, chán chường.?
    ?oTôi 24 tuổi, làm ở phòng đối ngoại của một công ty vốn là mơ ước của những người trẻ tuổi. Nhịp sống của tôi phụ thuộc ào vận tốc của các dự án. Lao đầu vào cạnh tranh khốc liệt, quay cuồng đến mức hàng tháng trời tôi quên mất rằng mình chưa gọi điện cho người yêu. Đôi khi tôi thấy mình không khác nhiều so với một con robot.?
    Một anh chàng 23 tuổi tâm sự dưới cái nick giotdang: ?oTôi chẳng ở nơi đất khách quê người, tôi cũng chẳng sầu thảm vì mối tình bỏ dở. Tôi đang sống trong một gia đình hạnh phúc chẳng mong muốn gì hơn. Bên cạnh tôi có nhiều bạn bè tốt. Nhưng không hiểu vì sao tôi vẫn thấy cô đơn??
    100% các loại box, forum trên mạng dành cho giới tẻ đều xuất hiện những trạng thái này. Có kẻ cực đoan còn cho rằng: ?oNếu cấm dùng các cụm từ cô đơn, stress, chán ngán, buồn đau.. thì các forum sẽ còn rất ít các hình thái xúc cảm.?
    Những biểu hiện chán chường thoạt tiên tưởng là đơn giản nhưng khi nó gia tăng ở một mức nào đấy sẽ phát triển thành bệnh. Tâm lý xấu với những triệu chứng tương tự như bệnh sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Ban đầu là đau nhức , mệt mỏi, mất ngủ, sau dần là hoảng loạn và dãn đến những triệu chứng tương tự như bệnh Alzheimer.
    Một kết quả thật đáng ngạc nhiên sau các công trình điều trả, nghiên cứu của các thầy trò khoa Tâm lý trường ĐH KHXH & NV HN: tỷ lệ những người tự tử đang gia tăng, và đặc biệt con số đáng bàn nằm ở thanh thiếu niên. Những công trình nghiên cứu tâm luý lâm sàng trước năm 1975 hầu như không quan tâm đến đề tài tự tử. Nhưng trong thời gian gầnd dây nó thực sự đã trở thành vấn nạn.
    Công nghệ triệt tiêu xúc cảm
    ?oNguồn bệnh từ chính những yếu tố hiện đại?. Trong hội thảo thường niên mang tên ?oDepression in young people? tổ chức tại Sydney của Hội đồng nghiên cứu Y học và Sức khoẻ quốc gia của Ôxtrâylia (The National Health and Medical Research Coungcil ?" NHMRC) các giáo sư đã khẳng định điều ấy.
    Một ngày không xa nữa, khi công nghệ nhân tính hoá máy tính tung hô những thành công rực rỡ của mình, khi tình yêu cũng có thể lập trình và? ?ochạy thử?, thì nỗi cô đơn đã trở thành một vấn nạn. Giáo sư Rosalin thuộc phỏng truyền thông của Viện công nghệ Massachusetts (MIT) nói rằng: Nhân loại đang tiến dần đến thời đại của máy tính cảm nhận. Rồi một ngày không xa, khi bạn bước chân ra khỏi cửa để đến công ty thì một lời ngọt ngào sẽ cất cánh từ chiếc computer: ?oChúc anh yêu một buổi sáng tốt lành?. Một thế giới sẽ đầy rẫy nhứng thứ nhân tạo, những xúc cảm được cài đặt sẵn.
    Một người trẻ cam đoan rằng: chỉ cần một máy tính nối mạng với đầy đủ các tính năng và lương thực đảm bảo thì họ có thể trở thành Robinson sống một mình ở hoang đảo. Nỗi cô đơn của người hiện đại khác rất nhiều so với quan niệm cô đơn truyền thống. ?oCô đơn dồng nghĩa với nhưng áp lực?. Hãy tưởng tượng xem, chúng ta càng ngày càng bị dồn vào chân tường. Chúng ta quá bé nhỏ trước sự phát triển như vũ bảo của khoa học công nghệ tiên tiến. Ra đường nhìn thấy phần nhiều là những gương mặt 20 đến 25 tuổi (nước ta nằm trong những nước có dân số trẻ). Thấy ai cũng bươn bả, lo toan và gồng mình? Kiếm tiền, làm giàu, những động từ ấy như có một sức mạnh ghê gớm hút lấy nhựa sống của tuổi trẻ. Và khi chúng tôi bằng lòng với chuyện để công việc ngút lên ngập đầu nghĩa là chúng tôi đang mắc vào căn bệnh cô đơn do chính mình tạo ra.?
    Ấn F5 (refresh) cho cuộc sống trẻ lại
    Emi Iwaki, Tokyo, là SV năm thứ 4 dự định sẽ dành một công trình nghiên cứu cho những biểu hiện mới và phức tạp của giới trẻ Nhật Bản. Trong đó nỗi cô đơn sẽ là chương đầu tiên và là chương quan trọng nhất: ?oThanh niên Việt Nam cũng như thanh niên Nhật Bản đang chịu những sức ép rất lớn của xã hội hiện đại. Nhưng đấy là một quy luật tất yếu. Khoảng 2/3 các bạn trẻ Nhật Bản ý thức rất rõ về việc này cho nên sau thời gian bùng phát căn bệnh trầm cảm, hiện tại Nhật Bản không coi ?odeprssion? là một vấn đề quá nghiêm trọng. Có thể các bạn sẽ tìm đến các bác sĩ tâm lý để nghe tư vấn và điều trị lâm sàng những bất ổn đó, nhưng theo tôi điều quan trọng nhất là sự tự ý thức và tự điều chỉnh của chính những ngườii 20 tuổi. Sự ý thức của chính bản thân bạn sẽ khiến cho nỗi cô đơn, buồn chán, những cú sốc tâm lý không bị biến thành bệnh án mà chỉ là những xúc cảm thoáng qua rất đơn thuần. Điều cần thiết là luôn phải làm cho cuộc sống tươi mới, trẻ trung. Mà vốn dĩ điều ấy là đặc quyền của chúng ta?.
    PHẠM THU HÀ
    ---------------
    Cổ kim hận sự thiên nan vấn...
    Phong vận kì oan ngã tự cư

  6. rut

    rut Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2002
    Bài viết:
    4.130
    Đã được thích:
    0
    TÂM SỰ CỦA HỌC SINH
    -Thầy cô mình nói là sẽ đưa ra những bài kiểm tra để thử xem là mình biết những cái gì .Thế mà tất cả các câu hỏi đều nhằm vào những thứ mình ko biết
    -Trước khi đến trường học ,mình chẳng biết cái gì .Giờ mình đã đến trường học ,mình vẫn chẳng biết cái gì .Nhưng giờ thì họ còn phải kiểm tra cả chuyện đó nữa ( quá đúng )
    -Trước giờ kiểm tra, cô giáo tớ nói : " Hãy điền cẩn thận tên các em và ngày hôm nay lên phần trên tờ giấy kiểm tra .Hãy viết thật cẩn thận và hãy viết thật chính xác vì có thể phần nhiều trong số các em sẽ chỉ đúng mỗi chỗ đó thôi " .
    Nhìn cái gì ! muốn chết hả !
  7. bigghot

    bigghot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2002
    Bài viết:
    1.224
    Đã được thích:
    0
    Tương thích

    Tương thích là một thuật ngữ mới xuất hiện trong tin học. Xuất phát từ tiếng Hán VIệt, Tương là lẫn nhau, qua lại (như tương hỗ, tương tác, tương đắc, tương đồng. tương ái, tương hợp...). Thích là phù hợp (như thích hợp, thích nghi, thích ứng, thích đáng...). Cái gì không tương thích thì không kết hợp được với nhau và bị khước từ, bị bật ra. Nghĩa của từ này không chỉ đúng với tin học mà còn có thể suy rộng ra và vận dụng được trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Chẳng hạn như, hai nhóm máu khác nhau, không những không cho máu được mà còn có thể gây ra nguy hiểm cho người được nhận.

    Việc ứng xử với môi trường, thiên nhiên cũng cần phải có sự tương thích với từng, nếu không con người sẽ phải trả giá đắt...

    Trong cuộc sống xã hội, chúng ta cũng cần phải có sự ứng xử tương thích với từng điều kiện môi trường, hoàn cảnh. Đơn cử như chuyện ăn mặc, thời trang, Khi đi cấy đi cày, bạn cần ăn mặc gọn gàng không câu nệ quần áo cũ vá, chẳng hạn nên mặc quần áo là lượt. Làm việc trên công trường, lại cần đến quần áo bảo hộ lao động để tránh tai nạn. Ngày lễ tết, là dịp để diện những bộ quần áo đẹp nhất. Trong các dịp lễ tết, ngoại giao cần mặc những "bộ đồ lớn", chứ không thể bù xú được...

    Gần đây dư luận cũng bàn nhiều đến việc ăn mặc, trang phục của của các ca sĩ, diễn viên. Dưới ánh đèn sân khấu, việc ăn mặc đương nhiên phải khác thường, phải đẹp và gây được mỹ cảm. Nhưng ngay cả trường hợp này cũng cần vận đụng đến tính tương thích. Hát quan họ không thể mặc Tây được. Nhạc thính phòng, nhạc trẻ có cách ăn mặc khác nhau. Tuy nhiên nếu đi quá, nếu không phù hợp với chuẩn mực văn hoá, với cộng đồng thì sẽ là không tương thích, lố lăng, và sẽ bị dư luận phê phán.

    Nhưng thế nào là không tương thích? Đâu là chuẩn mực? Mỗi thời có cách nhìn, cách đánh giá khác nhau. Ngày nay các quý ông không thể quay lại mặc áo the dài, quần lương, tóc búi tó và chân đi guốc. Các quý cô không ai "dám" mặc tấm yếm đào, miệng bỏm bẻm nhai trầu. Trang phục luôn có sự đổi mới cách tân, chính vì vậy nên mới hình thành nên cái gọi là thời trang. Tức là không thể hoài cổ. Mặt khác thế giới ngày càng càng rộng mở, viêc giao lưu văn hoá diễn ra hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chùng và cả trong giao tiếp, giao thương, việc ảnh hưởng lẫn nhau là không tránh được. Tuy nhiên, mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc vẫn có một bản sắc văn hoá khác nhau. Vì vậy việc bắt chước thiên hạ không có sự sàng lọc sẽ khó mà được cộng đồng chấp nhận. Và như thế cũng là không tương thích vậy.

    Nhưng làm thế nào để có được sự tương thích trong cách ăn mặc cũng như trong cách ứng xử? Điều đó tuỳ thuộc vào tri thức, vào vốn văn hoá của mỗi con người. Lới nói, cách xử sự và cả cách ăn mặc cũng đều phản ánh tầm văn hoá cao hay lùn của chúng ta.
    NHỮ NGUYÊN
    Me oi con muon lay vo
  8. bigghot

    bigghot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2002
    Bài viết:
    1.224
    Đã được thích:
    0
    SEA Games 2003 và SARS


    Sau việc rút lui không tham dự vòng loại giải vô địch bóng đá nữ châu á và giải bóng đá quốc tế tại Thái Lan của hai đội tuyển nữ và Olympic Việt Nam, sắp tới, thể thao Việt Nam cũng sẽ rút lui khỏi giải điền kinh Philippin mở rộng, không tham dự Đại hội thể thao Bắc Australia (Arafura 2003) của các đội tuyển: bắn súng, cầu mây, quyền Anh, điền kinh, bơi lội, TDDC. Tất cả đều có cùng một lý do: Dịch SARS !

    Việc rút lui khỏi các giải, Đại hội TDTT là một thiệt thòi không nhỏ cho các đội tuyển quốc gia trước ngưỡng cửa SEA Games 2003, vì mất đi cơ hội kiểm nghiệm lại năng lực VĐV và kết quả huấn luyện. Tuy nhiên, đây là việc làm bất khả kháng nhằm đối phó dịch SARS. Các nhà lãnh đạo và HLV trưởng các đội tuyển thể thao quốc gia cũng bày tỏ sự lo âu nếu đại dịch này không được dập tắt ba tháng trước khi diễn ra SEA Games 22- thời kỳ quan trọng sau cùng, là điểm rơi của các đội tuyển- sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thành tích chuyên môn.

    Trao đổi cùng chúng tôi tại Trung tâm thể thao Thành Long nơi đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam đang dừng chân tập luyện, HLV trưởng Rainer cho biết: '' Thông thường sau mỗi chu kỳ huấn luyện, các đội tuyển thường phải trải qua một giải đấu để kiểm nghiệm lại trình độ tiếp thu chuyên môn, khả năng xử lý tình huống, sức bền thể lực v.v?của các VĐV. Đó sẽ là cơ hội quý giá để Ban huấn luyện rà soát lại một cách toàn diện. Chúng tôi đã chuẩn bị khá chu đáo cho vòng đấu loại giải vô địch châu á tại Thái Lan vào trung tuần tháng 4 này. Tiếc thay mọi chuyện đã thay đổi hoàn toàn vào thời điểm này vì căn bệnh SARS. Việc AFC hủy bỏ giải là đúng, vì mục tiêu cao nhất vẫn là sự an toàn, sức khoẻ của cầu thủ. Nhưng, các đội bóng đã bị đảo lộn mọi kế hoạch. Giờ thì chúng tôi vẫn còn lúng túng trong việc thay đổi lịch thi đấu này. Đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam đang rất thiếu đối tượng để cọ xát, nay giải không được tiến hành đúng lịch trình, chúng tôi gặp phải không ít khó khăn. Đó là chưa kể sắp tới, đội tuyển phải tạm giải tán để các tuyển thủ trở về thi đấu cho CLB của mình trong khuôn khổ giải vô địch bóng đá nữ quốc gia. Khoảng thời gian đang ngưng này là điều chúng tôi lo ngại nhất. Bởi bóng đá nữ có những đặc thù riêng, hoàn toàn khác với nam. Tạm ngưng mọi chuyện một thời gian, đến lúc quay lại tập chung với nhau, chúng tôi lại phải làm lại mọi chuyện từ đầu vì: '' chữ của thầy trả lại cho thầy''. Nhưng cũng có cái may là giải tạm hoãn vì lý do khách quan, sẽ giúp cho nhiều tuyển thủ có thêm thời gian chữa trị chấn thương. Trong vấn đề này (tạm hoãn giải vì SARS), theo tôi, đội tuyển quốc gia nào cũng gặp trở ngại như thế. Cho nên khi SEA Games 2003 diễn ra, phần thắng sẽ thuộc về đội nào có sự chuẩn bị tốt hơn...''.

    Dich bệnh viêm đường hô hấp cấp đã thật sự là rào cản không nhỏ với thể thao toàn cầu. Giải cầu lông quốc tế do Việt Nam đăng cai tổ chức đã phải hủy bỏ vô thời hạn. Giải điền kinh tốc độ do TPHCM đăng cai tổ chức, đã đi chệch mục tiêu và hạn chế rất nhiều đến sự thành công khi vắng bóng hoàn toàn các vị khách mời quốc tế (rút lui khi SARS hoành hành khắp nơi). Cái rủi của người này, đôi khi lại là cái may của kẻ khác. ở giải quần vợt nữ quốc tế đang diễn ra tại TPHCM (Toyota Women's Tennis cup 2003), hai tay vợt Việt Nam (Hồng Thanh, Thùy Linh) đã lọt vào vòng đấu chính thức sau khi nhiều tay vợt quốc tế có tên tuổi và đẳng cấp cao, đã quyết định rút lui vì...sợ nhiễm SARS.

    Từ đây đến SEA Games, thời gian chuẩn bị không còn dài. Nếu dịch bệnh quái ác này không được dập tắt, chắc chắn các hoạt động thể thao sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, và cũng không loại trừ khả năng nhiều nước sẽ...quay lưng với SEA Games nhằm bảo toàn lực lượng, hệt như điều mà thể thao Việt Nam đã và đang làm vào thời điểm này. Mong sao mọi chuyện sẽ sáng sủa hơn trong những ngày tới!

    Me oi con muon lay vo
  9. bigghot

    bigghot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2002
    Bài viết:
    1.224
    Đã được thích:
    0
    Khi tổ chức Đoàn online


    Vào công cụ tìm kiếm nổi tiếng thế giới Google.com, gõ vào ô search cụm từ ''website thanhdoan Tp.HCM'' bạn sẽ nhận được kết quả chính xác ở ngay dòng kết quả đầu tiên ''Chao mung cac ban den tham website Thanh doan Tp.Ho Chi Minh'', ngay bên dưới là dòng địa chỉ www.thanhdoantphcm.org. vn.

    Những ngày ... nghẽn mạch
    Những năm gần đây, nhất là ở TP.HCM, một thành phố phát triển mạnh mẽ và sôi động nhất nước, đối tượng HS,SV và TN nói chung đã trở nên quá quen thuộc với môi trường Internet : những trang web, email và những forum trên mạng đã thực sự trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống giới trẻ. Một vài Đoàn trường, ví dụ như ĐH KHTN đã đưa được thông tin văn phòng Đoàn cùng với các bài thảo luận lên trang web và nhận được sự ủng hộ của rất nhiều SV. Tuy nhiên, nó chỉ gói gọn trong một trường ĐH. Sự xuất hiện của website Thành đoàn TP.HCM chứng tỏ tổ chức Đoàn rất thức thời, theo kịp sự phát triển của đối tượng thanh niên. Cũng vì thế mà website đã có một cuộc ra mắt khá sôi nổi tại Nhà văn hóa TN vào ngày 24-3-2002, ngay trong đợt kỷ niệm ngày thành lập Đoàn.
    Tuy nhiên, kể từ đó cho đến nhiều tháng sau, giống như khá nhiều website của một số tổ chức Đoàn thể và các trường ĐH, thông tin trên trang web này dường như không được cập nhật và số người truy cập tổng cộng chỉ xấp xỉ 5-6 ngàn lượt. Quá ít ỏi so với số lượng đoàn viên - TN của thành phố này. Giải thích tình trạng trên, anh Nguyễn Như Anh, Phó ban Tư tưởng - Văn hóa Thành đoàn, người trực tiếp quản lý và điều hành trang web từ những ngày đầu, cho biết : ''Lúc ra mắt, chúng tôi lệ thuộc một server khác (C***), vấn đề nhân lực cũng khó khăn, máy ở Thành đoàn thì xài chung, thường xuyên bị nghẽn mạch, nên việc cập nhật thông tin hay bị trục trặc. Vả lại, lúc đó gần như chỉ có một mình tôi điều hành, rất dễ bị chủ quan''.
    Trước tháng 3-2003, nếu truy cập vào trang web chính thức của Thành đoàn TP.HCM, bạn chỉ đọc thấy những thông tin hoạt động diễn ra từ... năm ngoái. Sau cuộc ra mắt đầy hồ hởi nhân dịp... trang web này gần như không hoạt động. Thông tin ít ỏi và thiếu cập nhật, đường truyền tải rất chậm.
    Từ hẻm ra... mặt tiền
    Còn bây giờ, anh Như Anh cho tôi xem một email gửi về mục Góp ý : ''Rất vui mừng vì trang web đã ''sống'' lại (dinhtq@netcenter-vn.net). Lý do là từ tháng 10-2002, Ban thường vụ Thành đoàn đã có chủ trương phải thay đổi bộ mặt trang web trước ngày 26-3-2003. Sau đó tổ chức Thành đoàn có sự điều chỉnh về nhân lực, bổ sung một cán bộ trẻ mới là Nguyễn Thanh Lâm, tốt nghiệp chuyên ngành CNTT chịu trách nhiệm về kỹ thuật cho trang web. Server cũng đổi địa chỉ về bưu điện thành phố, rộng rãi hơn nhiều. Trang web có domain chính thức:www.thanhdoantphcm.org.vn, không phải lệ thuộc vào tên server nữa. Phần thông tin phong phú và cập nhật liên tục theo các đề mục : Điểm tin hoạt động, Sổ tay cán bộ Đoàn, Tuổi trẻ tình nguyện, Giao lưu quốc tế, Thông tin việc làm, Địa chỉ SV cần biết, Điểm hẹn cuối tuần và Thư giãn. Đặc biệt mới có thêm mục SEA Games 22, cung cấp khá đầy đủ những thông tin liên quan đến việc tổ chức SEA Games tại thành phố như lực lượng vận động viên, quá trình chuẩn bị của TP.HCM, các địa điểm và đơn vị tỉnh thành tổ chức thi đấu, lịch sử các kỳ SEA Games, biểu tượng và logo v.v... Nguyễn Như Anh cho biết : ''Chúng tôi đã làm việc suốt từ tháng 11-2002, để website Thành đoàn TP.HCM có thể xuất hiện với bộ mặt mới trước sinh nhật Đoàn 26-3, cũng đúng vào dịp trang web tròn 1 tuổi''.
    Sắp tới website có thêm chuyên mục mới nào không anh ?
    - Trước mắt, để phục vụ cho đợt hoạt động chính trị tháng 5-2003, chúng tôi sẽ cung cấp một chuyên mục chứa đầy đủ các tư liệu về Bác. Tiếp theo, là cố gắng thực hiện một chuyên mục về Kỹ năng sống; giúp các bạn đoàn viên TN có những hiểu biết cơ bản về ứng xử, và những kinh nghiệm thiết thực trong cuộc sống hàng ngày.
    Hiện giờ, còn có những phần nào mà các anh chưa cảm thấy hài lòng?
    - Còn nhiều chứ. Bạn có truy cập vào hai mục Sinh viên cần biết và Thông tin việc làm chưa ? Đó là hai đường link với trang web của Trung tâm hỗ trợ SV và Lao động trẻ. Tuy vậy, cho đến nay, hai đường link này đều chưa hoạt động tốt. Một băn khoăn khác là mục Diễn đàn, còn quá ít người tham gia. Môt phần vì chưa có nhiều người biết đến, và từ lúc trang web được nâng cấp đến nay mới chưa đầy 1 tháng, một phần vì chưa có webmail, một công cụ cực kỳ quan trọng của diễn đàn.

    Sau khi nâng cấp, chắc các anh cũng nhận được nhiều ý kiến phản hồi của những người truy cập ?
    Đúng như vậy. Và... khen nhiều hơn chê. Từ khi nâng cấp, số người truy cập tăng lên rõ rệt, tính đến giữa tháng tư đã lên đến 20.330 lượt người. Trong đó có không ít SV VN đang du học ở nước ngoài. Ngoài ra, có một thông tin rất vui nữa là trong tương lai, trang web này sẽ được đưa vào đường trực tuyến của Netsoft, lúc đó tốc độ sẽ tăng lên 2Mb/s (hiện nay là 52Kb/s). Việc phát triển trang web sẽ dễ dàng và thuận tiện hơn rất nhiều. Chúng tôi thật sự mong website không chỉ là nơi giao lưu gặp gỡ của đoàn viên, mà còn mong sẽ đồng hành cùng thanh niên và giới trẻ nói chung nữa.
    Khi chào tạm biệt, anh Nguyễn Như Anh còn đùa : ''Website của mình giống như ngôi nhà vậy, trước đây ở trong hẻm chật chội, còn bây giờ mở đường rồi nên mình được đàng hoàng ra mặt tiền, rộng rãi thông thoáng hơn là cái chắc''. Tôi cũng cười, tin rằng nhờ vậy mà trang web sẽ thu hút được đông đảo các bạn trẻ đến với Đoàn hơn.

    Me oi con muon lay vo
  10. bigghot

    bigghot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2002
    Bài viết:
    1.224
    Đã được thích:
    0
    Câu chuyện tình hiếm có
    Nhận được tin Nguyễn Hải Yến - Chủ nhiệm CLB SV khuyết tật Hà Nội lên xe hoa, tôi tìm đến tò mò hỏi chuyện tình của đôi bạn năm cuối này. Một hai năm gần đây, báo chí đã đăng tải nhiều bài ca ngợi sự vượt khó của Hải Yến, cô SV chống nạng người vùng mỏ Đông Triều - Quảng Ninh, ba lần liên tiếp được nhận học bổng Prudential. Hải yến kể cho chúng tôi chuyện đến thật bất ngờ và bắt đầu từ khi nào không biết của mình. Giờ đây Yến đã có chàng ''vệ sĩ'' của riêng mình, một chàng trai cao to hoạt bát trong công việc nhưng lại ít nói và rất hiền : Phạm Tân.

    Ngay từ buổi đầu thành lập CLB, chàng SV tình nguyện này đã tìm đến dạy vi tính cho các bạn kém may mắn, đã có cảm tình ngay với cô chủ nhiệm hơn mình đến 2 tuổi. Cảm phục vì tấm lòng cao cả đối với những người cùng cảnh ngộ như mình của cô chủ nhiệm, Tân đã thầm yêu trộm nhớ. Nhưng Yến chỉ coi Tân như em mà chưa bao giờ nghĩ đến tình yêu đôi lứa. Mùa hè 2002, Phạm Tân ở CLB suốt cả ngày vừa dạy vi tính miễn phí cho các bạn, vừa ''rình'' cơ hội để tỏ tình. Yến cảm động nhưng nghĩ đến hoàn cảnh của cả hai người, rất tỉnh táo, cô đã phân tích cho Tân thấy những khó khăn sẽ đến cho cuộc sống về sau, nhưng khi cậu SV năm thứ 4 ngành Hóa học này đã quyết thì không ai ngăn cản nổi. Cậu đã phải vượt qua những lời đàm tiếu, dị nghị của người thân, bạn bè. Khi Yến về kể với gia đình, bố không nói gì, nhưng các chị thương em, rất lo tương lai của em. Các chị sợ Yến tàn tật như thế, lại lấy chồng mãi tận Bạc Liêu, tương lai chẳng biết ra sao, không may khổ cả một đời. Các chị khuyên em nên học xong về nhà lấy chồng, lỡ có làm sao thì còn có các chị. Yến đã phải suy nghĩ rất nhiều. Tháng 10/2002, Yến được đi dự hội nghị về Người khuyết tật quốc tế tổ chức ở Trung Quốc và Nhật Bản, chỉ có hơn hai tuần, nhưng Tân đã gửi không biết bao nhiêu là email. Yến hy vọng thời gian xa cách sẽ làm Tân nghĩ lại và vì thế đã tránh không trả lời tuy có hôm nhận đến vài chục bức thư. Tân buồn lo đến mức phải thốt lên : ''Trả lời cho Tân biết, đừng yên lặng làm Tân sợ''. Hôm về nước Tân ra sân bay đón Yến, hai người suýt oà khóc khi nhìn thấy nhau và tất cả các rào cản đều trở nên vô nghĩa.

    Tân dẫn Yến về Thanh Hóa, nhà của bố và dì, dẫn về quê mẹ ở Ninh Bình. Can cháu không được, bà bác Tân đã nói thẳng với Yến : ''Cô buông tha cháu tôi đi. Nó đã phải trải qua một tuổi thơ không mấy hạnh phúc, mới mở mắt chào đời đã phải chứng kiến cảnh bố hành hạ mẹ sau đó là ly dị. Họ hàng chúng tôi mong nó có cuộc sống hạnh phúc với người phụ nữ khoẻ mạnh để cùng chia sẻ, gánh vác công việc''. Bà còn gọi điện vào Bạc Liêu đòi mẹ Tân phải ra Hà Nội ngay để ngăn cản, vì bà nghĩ đó chỉ là sự xốc nổi của chàng thanh niên mới lớn. Nhưng không, Phạm Tân yêu Yến vừa là mối tình đầu vừa bằng cả một trái tim nhân ái, bằng ý chí của chàng trai đã phải trải qua nhiều vất vả lúc thiếu thời. Sau khi li dị, mẹ đưa hai anh em Tân vào Bạc Liêu, nơi không hề có người thân thích miễn sao càng xa càng tốt. Những ngày xa quê, mẹ con Tân gặp rất nhiều khó khăn. Anh Tân mới 12 tuổi đã phải đi bán kem nửa ngày, còn Tân thì đi bán vé số. Mẹ dạy hợp đồng ở trường cấp một kiêm thêm bán hàng quà vặt cho học sinh. Chính vì những khó khăn trải qua mà Tân đã quyết tâm học hành. Năm học 1998 - 1999, Tân đạt giải nhì Hóa học trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, rồi Tân đã đỗ vào cả ĐH Khoa học Tự nhiên và ĐH Dược, và anh đã chọn vào trường ĐH KHTN.
    Hải Yến, cô gái tật nguyền khi xưa còn bị các bạn kém ý thức trêu chọc, nay đã có một chàng ''vệ sĩ'' làm chỗ dựa vững chắc. Chàng vệ sĩ ấy còn là cả một kho kiến thức, không những thạo vi tính, giỏi sửa chữa các vật dụng trong nhà mà còn am tường về nhiều vấn đề khác trong cuộc sống. Chính những hiểu biết ấy làm cho Yến không cảm thấy khoảng cách tuổi tác giữa hai người. Rất thông cảm với hoàn cảnh của đôi trẻ, mẹ Tân bảo : ''Mẹ sinh các con, nhưng hạnh phúc của các con do các con quyết định''. Tết vừa qua Yến đã vào Bạc Liêu ra mắt mẹ chồng. Kể lại chuyện cô không giấu nổi niềm vui và hạnh phúc mà cô đã nhận được từ mẹ, anh và bạn bè của Tân trong đó.

    Đôi vợ chồng trẻ sắp ra trường. Hiện họ đang làm gia sư để có thêm thu nhập. Tân kiêm luôn cả ba môn tự nhiên Toán, Lý, Hóa, còn Yến dạy Văn và Ngoại ngữ. Họ ''đi làm'' bằng xe đạp, đôi chân của Tân bây giờ cũng chính là đôi chân của yến mỗi khi đi xa.
    THU HƯƠNG


    Me oi con muon lay vo

Chia sẻ trang này