1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bảo tàng lịch sử Việt Nam tại TP HCM: quá khứ và hiện tại

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi vaputin, 02/05/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (Thành phố Hồ Chí Minh)

    Lịch sử Viện Bảo Tàng Lịch sử Việt Nam (Thành phố Hồ Chí Minh)
    Trước năm 1929


    Trước khi bị thực dân Pháp xâm chiếm vào năm 1858, Việt Nam không có hệ thống nghiên cứu nào về kinh tế, văn hóa và cũng không có Bảo tàng. Sau khi chiếm được 6 tỉnh Nam kỳ, người Pháp tiếp tục cho thành lập những tổ chức khác nhau dưới nhiều hình thức nhằm nghiên cứu về kinh tế, văn hoá Việt Nam và Đông Dương phục vụ cho mục đích thực dân. Có thể kể đến các tổ chức sau: Ủy ban Canh Nông và Kỹ nghệ Nam Kỳ (Comité Agricole et Industriel de la Cochinchine) ra đời năm 1865, Phái đoàn thám hiểm Cửu Long Giang thành lập năm 1866. Cũng trong năm 1866, có lẽ với một ý tưởng nào đó về bảo tồn, De La Grandìere, viên tướng cai trị Nam kỳ đã cho thu thập những cổ vật của các dân tộc ở Đông Dương tập trung vào một chỗ ở Sài Gòn. Từ năm 1868, các hiện vật nói trên được triển lãm cho công chúng xem tại vườn Bách Thảo Sài Gòn. Đó là những hoạt động đầu tiên mang tính chất Bảo tàng.

    Năm 1898, sau nhiều năm cai trị trong sự chống đối mãnh liệt của nhân dân Việt Nam, với ý đồ tìm hiểu văn hóa Đông Dương một cách sâu sắc hơn, chính quyền thực dân thành lập Phái đoàn Khảo cổ thường trực tại Đông Dương (Mission Archéologique Permanente en Indochine) đóng trụ sở tại Hà Nội

    Năm 1900 tổ chức này được đổi thành Trường Viễn Đông Bác Cổ (École Francaise d’Extrême-Orient) với quyền hạn quản lý toàn bộ các cơ quan văn hóa do người Pháp thành lập ở Đông Dương. Trước đó vào năm 1883, khi Ủy ban Canh Nông và Kỹ nghệ Nam Kỳ không được chính quyền thực dân cấp kinh phí hoạt động nữa, những người trong tổ chức này tuyên bố tự giải thể và chuyển thành tổ chức tư nhân với tên mới là hội Nghiên cứu Đông Dương (Socíete des Etudes Indochinoises).

    Năm 1913, ở Huế thành lập hội Đô thành hiếu cổ (Association des Amis du vieux Huế) cũng là một tổ chức tư nhân nghiên cứu về văn hóa Việt Nam. Như vậy trong vòng 30 năm (1883 - 1913) những cơ quan nghiên cứu về văn hóa dưới danh nghĩa các hội và trường vừa của chính quyền thực dân vừa có tính chất tư nhân của các cá nhân người Pháp và người Việt đã được lập ra ở khắp 3 miền Việt Nam hình thành nên một hệ thống nghiên cứu văn hóa Việt Nam khá hoàn chỉnh. Các trường và hội này hoạt động với một mô hình dường như được quy hoạch sẵn: thư viện - xuất bản phẩm - Bảo tàng trong đó thư viện là nơi tập trung các tài liệu, sau đó các kết quả nghiên cứu được công bố dưới dạng xuất bản phẩm còn Bảo tàng là nơi trưng bày các hiện vật do các tác giả đã sưu tầm và nghiên cứu. Với mô hình như vậy, có thể nói, các Bảo tàng là cơ sở của các hội và trường, đồng thời cũng là cơ quan phục vụ công chúng.

    [​IMG]

    Bảo tàng Parmentier được thành lập vào năm 1918 tại Đà nẵng
    __________________
  2. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (Thành phố Hồ Chí Minh)

    Lịch sử Viện Bảo Tàng Lịch sử Việt Nam (Thành phố Hồ Chí Minh)
    Trước năm 1929


    Theo dòng lịch sử, có thể thấy sự ra đời và phát triển của từng đơn vị như sau:

    Sài Gòn (Nam Kỳ) hội Nghiên cứu Đông Dương có 1 thư viện hội (hiện nay là thư viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - TPHCM), rồi xuất bản 1 tạp chí nghiên cứu là Tập san hội Nghiên cứu Đông Dương (Bulletin de la sociéte des Etudes Indochinoises, viết tắt là B.S.E.I) và cuối cùng là đi tới vận động thành lập Bảo tàng với kết quả là Bảo tàng Blanchard de la Brosse khánh thành năm 1929.

    - Ở Hà Nội (Bắc kỳ) trường Viễn Đông Bác Cổ thành lập 1 thư viện trường, xuất bản 1 tạp chí là Tập san Trường Viễn Đông Bác Cổ (Bulletin de L’École Francaise d’Extrême-Orient, viết tắt là B.E.F.E.O) và quản lý Bảo tàng Louis Finot - mà người Hà Nội thường gọi là nhà Bác Cổ - khánh thành vào năm 1932, (năm 1958 dưới chế độ Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Bảo tàng Louis Finot được đổi tên thành Bảo tàng Lịch sử Việt Nam).

    - Ở Huế (Trung Kỳ) hội Đô thành hiếu cổ cũng có 1 thư viện hội, 1 tạp chí là tập san hội Đô thành hiếu cổ (Bulletin des Amis du vieux Húe viết tắt là B.A.V.H) và vận động thành lập Bảo tàng Khải Định, khánh thành năm 1923 (sau nhiều lần đổi tên hiện nay Bảo tàng này là Bảo tàng mỹ thuật cung đình Huế). Trước đó vào năm 1918 tại miền Trung, do yêu cầu nghiên cứu văn hóa Champa, Bảo tàng Parmentier được thành lập ở Tourane (Đà Nẵng) dưới sự quản lý của trường Viễn Đông Bác Cổ, hiện nay Bảo tàng này có tên là Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chăm - Đà Nẵng [2]

    Với quá trình hình thành hệ thống Bảo tàng như trên, rõ ràng là văn hóa Champa được chính quyền thực dân quan tâm (năm 1918 lập Bảo tàng Parmentier) còn về Nghệ thuật An Nam tức văn hóa Nguyễn (năm 1923 lập Bảo tàng Khải Định) thì do tư nhân vận động và triều đình Huế thành lập dưới sự cho phép của Khâm sứ Trung Kỳ, rồi mới đến mỹ thuật Châu Á (năm 1929 lập Bảo tàng Blanchard de la Brosse) cũng do tư nhân vận động và cuối cùng là giới thiệu các cổ vật ở Bắc Kỳ tức một phần lịch sử Việt Nam (năm 1932 lập Bảo tàng Louis Finot) mới do nhà nước thực dân thực hiện. Điều đó chứng tỏ rằng hệ thống Bảo tàng ở Việt Nam ra đời đầu thế kỷ XX hoàn toàn không phải xuất phát từ một chủ trương chính sách chung của thực dân Pháp.


    [​IMG]

    Bảo tàng Louis Finot được thành ập năm 1932 tại Hà nội
  3. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (Thành phố Hồ Chí Minh)


    Lịch sử

    Từ 1929 đến 1954

    Bảo tàng Blanchard de la Brosse thành lập vào năm 1929, còn gọi là bảo tàng Hội nghiên cứu Đông dương. Ý định thành lập bảo tàng đã có từ năm 1882 khi Hội đồng quản hạt đồng ý trên nguyên tắc qua đề nghị của giáo sư Milne-Edwards. Hội Nghiên cứu Đông dương lúc này cần có một nơi để lưu trữ tư liệu, hiện vật khảo cổ Khmer, Cham, etc...

    Năm 1886 khi Thống Ðốc De La Grandière ra lệnh cho thu thập và sắp xếp những di tích của các dân tộc trên bán đảo Ðông Dương. Cũng trong năm này, phái đoàn thám hiểm sông Cửu Long Doudart de Lagré đem về tặng Ðô Thành Sài Gòn nhiều di vật quí Cam-pu-chia bằng sa thạch để dùng làm tài liệu khảo cổ về sau. Năm 1886, De La Grandière trở về Pháp nên dự án lập Viện Bảo Tàng vẫn ở trong tình trạng hồ sơ bàn giấy.

    Năm 1887 Thống Ðốc Le Myre de Villers cho phép cất một tòa nhà được vẽ kiểu với ý định làm viện Bảo tàng tại đường La Grandière (nay là đường Lý Tự Trọng) nhưng sau đó vì viên Thống đốc Nam Kỳ chưa có chỗ ở nên nơi đây trở thành dinh Thống đốc (tòa nhà này thời chính quyền Sài gòn là dinh Gia Long, hiện nay là Bảo tàng Thành Phố Hồ Chí Minh).

    Do đó trong thời gian từ 1882 đến 1929, bảo tàng tạm thời phải di chuyển ở nhiều nơi, như mướn một nhà (1904) ở 140 đường Pellerin (nay là Pasteur), ở số 16 rue Lagrandière (Lý Tự Trọng) trước khi dời đến địa điểm trong vườn bách thảo . Trong số các hội viên của Hội nghiên cứu Đông Dương ở Saigon được nhiều người biết sau này có các ông Aymonier, bác sĩ Mougeot, Trương Vĩnh Ký, Trương Minh Ký, Paulus Của, A. Landes, bác sĩ Dejean de la Batie, Lê Văn Thông, kĩ sư Thévenet, Henri Marchal, Georges Maspero, Nguyễn Văn Của (chủ nhà in Nguyen Van Cua).Tiền thân của Hội Nghiên cứu Đông Dương là Ủy ban Nông Công nghiệp Nam Kỳ (Comité agricole et industriel de la Cochinchine), ra đời ngày 16 tháng 6 năm 1865, gồm toàn công chức và trí thức người Pháp. Đến ngày 8 tháng 3 năm 1870, mới nhận Trương Vĩnh Ký làm hội viên chính thức. Năm 1883, bị cắt viện trợ hàng năm, nên ngày 23 tháng 2 năm ấy, Ủy ban Nông Công nghiệp Nam Kỳ đã tự giải thể và chuyển thành tổ chức tư nhân với danh xưng là Hội Nghiên cứu Đông Dương (theo Nguyễn Đình Đầu, “Từ Hội Nghiên cứu Đông Dương đến Bảo tàng lịch sử Việt Nam tại TP. HCM” in trong Hành trình của một tri thức dấn thân. Nxb. Thời Đại và tạp chí Xưa & Nay hợp tác ấn hành, 2010, tr. 301).


    [​IMG]

    Bảo tàng Blanchard de la Brosse
  4. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133

    Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (Thành phố Hồ Chí Minh)


    Lịch sử

    Từ 1929 đến 1954

    Hội Nghiên cứu Đông Dương vẫn kiên trì trong việc vận động thành lập Bảo tàng. Họ chủ động sưu tầm được khá nhiều hiện vật bằng cách kêu gọi công chúng hiến tặng hoặc xuất quỹ mua hiện vật, nhưng Bảo tàng vẫn không thể ra đời vì nhà nước thực dân chưa quan tâm đến việc thành lập.

    Ngày 18 tháng 2 năm 1927, nhà sưu tầm cổ vật Holbé qua đời, để lại nhiều cổ vật trị giá 45.000 đồng bạc Đông Dương (là một số tiền lớn lúc bấy giờ).


    [​IMG]
    Bảo tàng Blanchard de la Brosse khoảng những năm 30.
    Mặt phía bắc quay vào Thảo cầm viên

    Để mua lại số cổ vật này, ngày 17 tháng 6 năm ấy, Hội Nghiên cứu Đông Dương (Société des Etudes I Indochinoises, kể từ đây có khi gọi tắt là Hội) đã tổ chức một cuộc họp bất thường, và cuối vào đi đến quyết định là: xin 5 hội viên hảo tâm cho mượn trước số tiền trên, đồng thời xin phép chính quyền cho mở cuộc lạc quyên số tiền ấy trong dân chúng (để trả lại), với cam kết là sẽ tặng lại nhà nước số cổ vật sau khi mua xong.


    Sau khi hoàn tất công việc trên, để có chỗ gìn giữ và trưng bày số vật của Holbé vừa mua được, cùng với nhiều cổ vật khác mà Hội đã có (nhờ thu mua hay được tặng), Hội đã đề nghị với chính quyền xây dựng Bảo tàng, và xin dành cho Hội một phòng làm trụ sở và thư viện của Hội (chứa trên 5.000 tác phẩm chuyên khảo về Đông Dương và Viễn Đông bằng các thứ tiếng).
  5. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (Thành phố Hồ Chí Minh)


    Lịch sử

    Từ 1929 đến 1954

    Xét yêu cầu đó, ngày 24-11-1927, Thống đốc Nam kỳ Blanchard de la Brosse ra nghị định thành lập Musée de la Cochinchine tức Bảo tàng Nam kỳ với trụ sở được chọn như hiện nay là tòa nhà lớn đang chuẩn bị xây vào năm sau đó: Năm 1928 - trong Thảo Cầm viên Sài gòn (ở phía trái cổng vào) do kiến trúc sư Delaval vẽ kiểu, mà trước đây dự kiến làm Musée du Riz (Bảo tàng Lúa gạo), sử dụng chung cổng ra vào với Thảo Cầm Viên.

    Về mặt quản lý, trong nghị định thành lập, Bảo tàng Nam kỳ có qui chế riêng trực thuộc Trường Viễn Đông Bác Cổ, nhưng hội Nghiên cứu Đông Dương lại được đặt trụ sở trong Bảo tàng, vì vậy vào tháng 6-1928, Jean Bouchot, viên Bảo thủ văn thư của hội Nghiên cứu Đông Dương đồng thời cũng là thành viên của Trường Viễn Đông Bác Cổ được cử làm Giám thủ (tương tự chức vụ Giám đốc) đầu tiên của Bảo tàng. Sau đó, có lẽ vì muốn cho thấy vai trò của người Pháp trong việc hình thành hệ thống Bảo tàng ở Đông Dương nên ngày 6-8-1928, lại có một nghị định đổi tên Bảo tàng Nam kỳ thành Bảo tàng Blanchard de la Brosse tức lấy tên người ký nghị định thành lập Bảo tàng làm tên Bảo tàng – và ngày 1-1-1929 Bảo tàng chính thức ra mắt công chúng.

    Ngay trong năm 1929, có 140.000 người đến xem một sưu tập gồm 2893 cổ vật, chủ yếu là bộ sưu tập của Hônbê (Holbé) do Hội Nghiên cứu Đông Dương mua lại với giá 45.000 đồng. (Đến năm 2011, tức là 82 năm sau, mỗi năm bảo tàng này chỉ có được khoảng 300000 khách tham quan trong đó 1/3 hay 1/4 là du khách nước ngoài)

    Nhiệm vụ của Viện Bảo tàng Blanchard de la Brosse là như sau: “… có mục đích tập trung và gìn giữ tất cả các vật cũ ở Đông dương có tính cách mỹ thuật và khảo chứng, đặc biệt là những vật tìm thấy trong những dịp đào đất hay làm công tác gì trên địa hạt Nam kỳ, kể cả những vật điêu khắc riêng biệt mà sự bảo vệ khó thực hiện được chu đáo ở nơi phát hiện vì tình thế, chất liệu hoăc kích thước của vật đó.”

    [​IMG]


    Về nhân sự, do quan điểm Bảo tàng chỉ là nơi cất giữ và trưng bày cổ vật nên chính quyền thực dân bố trí rất ít nhân viên, chỉ có khoảng hơn 10 người bao gồm cả lãnh đạo, các nhân viên chủ yếu là nhân viên hành chính, bảo vệ và 1 - 2 nhân viên làm công tác nghiệp vụ hoặc tu sửa, hầu như không có nhân viên thuyết minh. Việc nghiên cứu dành riêng cho các học giả của hội Nghiên cứu Đông Dương. Về công tác nghiệp vụ, vào đầu thế kỷ XX tuy khoa học Bảo tàng chưa phát triển nhưng các nhân viên Bảo tàng Blanchard de la Brosse đã thực hiện được việc kiểm kê hiện vật với con số khoảng 3.000 hiện vật, thể hiện trong hệ thống sổ Inventaire (đăng ký) với các chi tiết khá cụ thể được quy định trong qui chế, giúp hình dung được hiện vật. Nhưng vì diện tích chật hẹp, nên hiện vật được để tùy tiện khắp nơi, có thể nói là không tổ chức được hệ thống kho hiện vật.

  6. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133

    Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (Thành phố Hồ Chí Minh)


    Lịch sử

    Từ 1929 đến 1954

    Về nhân sự, do quan điểm Bảo tàng chỉ là nơi cất giữ và trưng bày cổ vật nên chính quyền thực dân bố trí rất ít nhân viên, chỉ có khoảng hơn 10 người bao gồm cả lãnh đạo, các nhân viên chủ yếu là nhân viên hành chính, bảo vệ và 1 - 2 nhân viên làm công tác nghiệp vụ hoặc tu sửa, hầu như không có nhân viên thuyết minh. Việc nghiên cứu dành riêng cho các học giả của hội Nghiên cứu Đông Dương. Về công tác nghiệp vụ, vào đầu thế kỷ XX tuy khoa học Bảo tàng chưa phát triển nhưng các nhân viên Bảo tàng Blanchard de la Brosse đã thực hiện được việc kiểm kê hiện vật với con số khoảng 3.000 hiện vật, thể hiện trong hệ thống sổ Inventaire (đăng ký) với các chi tiết khá cụ thể được quy định trong qui chế, giúp hình dung được hiện vật. Nhưng vì diện tích chật hẹp, nên hiện vật được để tùy tiện khắp nơi, có thể nói là không tổ chức được hệ thống kho hiện vật.

    Về hệ thống trưng bày, Bảo tàng Blanchard de la Brosse có khoảng 1.000m2 gồm 4 khu vực quanh đại sảnh hình bát giác (bấy giờ chưa có khu vực kiến trúc hình chữ U rộng gần 2.000m2 phía sau) với các chủ đề: mỹ thuật Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc; mỹ thuật và dân tộc học Nam kỳ, Trung kỳ, Bắc kỳ và Tiền cổ học ở bên cánh phải; mỹ thuật Ấn Độ, Miến Điện, Thái Lan, Java tức Indonesia, Lào, Campuchia, Champa; Nam kỳ với mỹ thuật tiền Khmer và Khmer; nhân chủng học về Campuchia, Lào và Tiền sử học ở bên cánh trái. Với nội dung trưng bày đó, tuy còn nhiều hạn chế nhưng Bảo tàng Blanchard de la Brosse - mà người đương thời thường gọi là Bảo tàng Sài Gòn - đã tạo được tính cách riêng của một Bảo tàng khu vực, được nhiều người trong và ngoài nước biết đến. Trong giai đoạn này, Bảo tàng cũng đã tham gia trưng bày ở nước ngoài, khoảng những năm 1930? một số hiện vật thuộc Bảo tàng được gởi đi trưng bày tại Bảo tàng Guimet (Pháp).

    Thiết lập được một Viện Bảo Tàng qui mô như thế là đã xây dựng được một cơ sở rất lớn cho việc nghiên cứu, đi tìm những mặt chủ yếu của giá trị tinh thần, văn hóa, thẩm mỹ của dân tộc, lại hết sức hữu ích khi đặt nó giữa các nền văn hóa lân cận là phương thức cốt yếu để tìm hiểu và thấu đáo mọi lẽ. Viện Bảo Tàng Sài Gòn cũng góp công phần nào trong việc nâng cao trình độ thẩm mỹ của đại chúng, giúp cho mọi người thấy được cái đẹp, cái tinh túy của tiền nhân, của mấy ngàn năm lịch sử qua tiếng nói thầm lặng mà hùng hồn của những di vật để lại. Trong những ngày ngoại thuộc trước đây, khi vận mệnh xứ sở còn đặt trong bàn tay ngoại bang, đến thăm Viện Bảo Tàng Sài Gòn, chỉ cần nặng một chút ưu tư, thì bất kỳ người Việt nào cũng tìm thấy nơi đây một sức mạnh sâu xa tiềm tàng rất đáng tự hào, những di vật để lại là một sợi chỉ đỏ nối kết những điểm lớn trên chiều dài lịch sử, biểu lộ tính liên tục và độc đáo của đất nước. Và như thế, Viện Bảo Tàng Sài Gòn nguyên thủy được hình thành do nhu cầu của thực dân, muốn biểu lộ thể thống và sức mạnh của bọn cai trị, để chinh phục người bản xứ bằng lòng khâm phục, thì tự nó lại trở thành phần nào là vũ khí góp vào cuộc đấu tranh giải phóng xứ sở của những người mất nước, vừa kích thích lòng yêu tổ quốc, vừa học tập được một phương pháp nghiên cứu rất khoa học của thời đại.

    [​IMG]

    Bảo tàng Blanchard de la Brosse
  7. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (Thành phố Hồ Chí Minh)


    Lịch sử

    Từ 1929 đến 1954


    Theo tài liệu để lại - trong 18 năm tồn tại dưới chính quyền thực dân, Bảo tàng Blanchard de la Brosse trải qua 2 đời Giám thủ là người Pháp:

    1. Jean Bouchot : nhà nghiên cứu, Giám thủ từ năm 1928-1932.

    2. Louis Malleret: nhà khảo cổ học, Giám thủ từ năm 1932-1946.

    Một số nhà khoa học Pháp có đóng góp cho sự phát triển của Bảo tàng giai đọan này có thể kể đến là Louis Malleret, người chủ trì cuộc khai quật quy mô lớn đầu tiên về Văn hóa Óc Eo mang hàng ngàn hiện vật thuộc văn hóa này về Bảo tàng vào những năm 1942-1946? cũng như có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa cổ Nam bộ với những tác phẩm tiêu biểu như: Tổng cục các sưu tập của Bảo tàng Sài Gòn (1937), L’Archéologie du delta du Mékong (Khảo cổ học Đồng bằng sông Cửu Long) xuất bản từ năm 1959-1963. Louis Malleret cũng là công chức đầu tiên thuộc Bảo tàng đạt học vị Tiến sĩ Khảo cổ học.

    Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Việt Nam chính thức phục hồi nền độc lập sau gần 100 năm Pháp thuộc. Ngày 20 tháng 10 năm ấy, Bộ Quốc gia Giáo dục nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra nghị định đổi tên các Học viện, Thư viện và Bảo tàng. Theo đó, Bảo tàng Blanchard de la Brosse được đổi tên là Gia Định Bảo tàng viện. Tuy nhiên, đó chỉ là lý thuyết vì ngày 23 tháng 9 năm 1945, quân Pháp đã tái chiếm Sài Gòn.

    Năm 1946, do tình hình chính trị thay đổi, chính quyền thực dân Pháp giao Bảo tàng Blanchard de la Brosse lại cho chính quyền Nam kỳ quốc Nguyễn Văn Thinh. Tuy nhiên từ năm 1946-1954, chính quyền người Việt ở Nam Kỳ không trực tiếp quản lý Bảo tàng mà phải theo mô hình cũ cũng như nhờ đến sự trợ giúp của người Pháp, đã có những người Pháp do trường Viễn Đông Bác Cổ biệt phái tiếp tục thay nhau làm Giám thủ Bảo tàng:

    1. Louis Malleret, tiếp tục được lưu dụng 1946-1948

    2. Pìerre Dupont, nhà nghiên cứu, 1948-1950

    3. Bernard Groslier, chuyên gia nghiên cứu văn hóa Champa, 1951-1954

    Cũng trong giai đoạn này, từ năm 1948 Vương Hồng Sển đã vào làm việc tại Bảo tàng, đến năm 1954 khi cử Vương Hồng Sển làm Quyền Giám thủ, chế độ Sài gòn mới thực sự quản lý Bảo tàng, Bảo tàng không còn trực thuộc hội Nghiên cứu Đông Dương cũng như không còn các nhân viên người Pháp nữa.


    [​IMG]
    Bảo tàng Blanchard de la Brosse khoảng những năm 30.
    Mặt phía đông và Nam quay ra phía đường Nôrodom nay là đường Lê Duẩn
  8. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (Thành phố Hồ Chí Minh)

    Lịch sử
    Từ 1954 đến 1975

    Đến ngày 14 tháng 6 năm 1954, Bảo tàng được Bộ Quốc gia Giáo dục của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa tiếp thu trọn vẹn, sau khi 3 chuyên gia người Pháp rút về nước.


    Ngày 16 tháng 5 năm 1956, theo nghị định 321-GD/NĐ, đổi tên Bảo tàng là Viện bảo tàng Quốc gia Việt Nam thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục. Dưới chế độ VNCH, về mặt quản lý, Bảo tàng cũng có quy chế riêng trực thuộc Viện Khảo cổ của bộ Quốc gia Giáo dục (sau là bộ Văn hóa Giáo dục và Thanh niên) chính quyền Sài gòn nhưng căn phòng phía sau đại sảnh bát giác vẫn còn dành cho hội Nghiên cứu Đông Dương làm thư viện hội.

    Nhiệm vụ của Viện Bảo tàng Quốc gia Việt Nam tại Sài gòn được quy định rất đơn giản:

    - Nghiên cứu sưu tầm và trưng bày trong viện những di tích và các tài liệu cổ thời thuộc về mỹ thuật, sử học, cổ học và nhân chủng học gồm chung của nước VIệt Nam cũng như của các nước lân cận hoặc đồng hóa: Trung Hoa, Nhật Bản, Cao Ly, Cao Miên, Phù Nam, Lào ,Thái Lan, Tây Tạng , Ấn Độ, Cổ Chiêm Thành…

    - Tập trung về một chỗ và tàng trữ chung tại Viện những cổ vật hoặc di tích còn ẩn tàng trên lãnh thổ Việt Nam…[6]

    Lúc này, diện tích trưng bày của Bảo tàng vẫn như trước nhưng quan điểm trưng bày đã được thay đổi với sự chú trọng hơn về mỹ thuật Việt Nam, cụ thể là hệ thống trưng bày được “chỉnh đốn lại, thay đổi các phòng, trang hoàng cho có mỹ thuật, sơn phết tất cả từ ngoài lẫn trong”. Trong thực tế, hệ thống trưng bày chỉ thay đổi chút ít, chủ yếu vẫn là trưng bày về mỹ thuật của các nền văn hóa cổ Đông Á gồm 8 phòng như sau: mỹ thuật Phù Nam, mỹ thuật Việt Nam, mỹ thuật Nhật Bản, mỹ thuật Việt - Hoa, mỹ thuật cổ điển Cam Bốt, mỹ thuật tiền Đế Thiên, mỹ thuật Chiêm Thành, mỹ thuật Thái Lan.

    Có lẽ vì theo một hệ thống lý luận nào đó hiểu về các việc làm trong Bảo tàng một cách đơn giản nên bộ máy tổ chức của Viện Bảo tàng quốc gia (Sài gòn) tương tự như thời kỳ trước, với nhân sự 12 người gồm chủ yếu là bộ phận hành chính và bảo vệ nên không bảo đảm được đầy đủ các mặt hoạt động của Bảo tàng nhất là về vấn đề lưu trữ, bảo quản: Bảo tàng chỉ có một phòng nhỏ 36m2 làm kho. Việc nghiên cứu hiện vật Bảo tàng cũng chủ yếu là của viện Khảo cổ. Công tác sưu tầm tuy có được lưu ý nhưng không có người chuyên trách nên kết quả không cao, từ năm 1954 cho đến tháng 4 -1975 trong 21 năm, tổng số hiện vật của Bảo tàng là 5.000 hiện vật, chỉ hơn một ít so với thời Pháp thuộc.

    Từ năm 1959, Bảo tàng mới bắt đầu “thực hiện những cuộc viếng thăm Viện Bảo tàng có giải thích” tức bắt đầu tổ chức được công tác thuyết minh nhưng việc “giải thích” rất hạn chế vì chỉ có 2 nhân sự phụ trách công việc này trong đó có Quản thủ Viện Bảo tàng. Tuy nhiên khách đến Bảo tàng cũng rất đông, hàng năm có hàng trăm ngàn lượt khách vào tham quan Bảo tàng, cao nhất là năm 1956 đã có 333.831 lượt khách.

    [​IMG]This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 912x600.[​IMG]

    Viện bảo tàng Quốc gia Việt Nam
  9. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (Thành phố Hồ Chí Minh)

    Lịch sử
    Từ 1954 đến 1975

    Từ năm 1956- 1975 Bảo tàng đã được quản lý bởi các quản thủ sau:

    1. 1956-1964:Vương Hồng Sển, nhà nghiên cứu

    2. 1964-1969: Nguyễn Gia Đức, kiến trúc sư

    3. 1969-1975: Nghiêm Thẩm, giáo sư Dân tộc học.

    Những người có đóng góp cho sự phát triển của Bảo tàng thời kỳ này có thể kể đến là Vương Hồng Sển với một số tác phẩm cổ vũ cho việc sưu tập cổ vật và nghiên cứu về văn hóa Nam bộ cũng như tham gia giảng dạy đại học. Trong những năm 1957, 1969 Viện Bảo tàng quốc gia (Sài gòn) gởi hiện vật đi trưng bày tại Đại học Michigan (Mỹ) và Bảo tàng Quốc gia Mỹ. Năm 1974, Bảo tàng xuất bản cuốn “Chỉ nam về Viện Bảo tàng Quốc gia Việt Nam tại Sài gòn” “để tiện lợi cho khách đến xem Bảo tàng”.

    [​IMG]
    “Chỉ nam về Viện Bảo tàng Quốc gia Việt Nam tại Sài gòn”
    Thái Văn Kiểm-Trương Bá Phát.
    Bộ văn hoá giáo dục và thanh niên 1974


    [​IMG]

    Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (Thành phố Hồ Chí Minh)
  10. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (Thành phố Hồ Chí Minh)

    Lịch sử

    Từ 1975 đến nay

    Ngày 1-5-1975, chỉ một ngày sau khi Sài Gòn giải phóng, các chuyên gia vụ Bảo tồn Bảo tàng thuộc bộ Văn hóa nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do ông Lâm Bỉnh Tường, Giáo sư Bảo tàng học, lãnh đạo đã đến tiếp thu viện Bảo tàng nguyên vẹn, sau đó ông Lâm Bỉnh Tường được Bộ Văn hóa cử làm Phụ trách Bảo tàng

    Tháng 6-1977, có một quyết định làm thay đổi số phận Bảo tàng: Bộ Văn hóa ra quyết định bàn giao Bảo tàng cho Ủy Ban Nhân dân TPHCM. Sau khi nhận bàn giao vào ngày 18-11-1977, UBND TP.HCM giao Bảo tàng trực thuộc Sở Văn hóa Thông tin thành phố.

    Tháng 1-1978, ông Lê Trung, một cựu cán bộ làm công tác kho tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - Hà nội, được cử làm Phụ trách Bảo tàng. Lúc này, nhiệm vụ của Bảo tàng vẫn chưa được qui định, Bảo tàng chưa có tên gọi rõ ràng nên có người còn nhầm lẫn với Bảo tàng thực vật và đã đi đến việc ngày 16-2-1978 UBND TP.HCM ra quyết định lấy khu vực kiến trúc hình chữ U xây dựng dở dang phía sau Bảo tàng giao cho Phân viện Nghiên cứu Lâm Nghiệp [10]. Nhưng ngay lập tức lãnh đạo Thành phố thấy được yêu cầu cấp thiết phải có một Bảo tàng trưng bày lịch sử Việt Nam tại TPHCM, tạo điều kiện cho nhân dân Sài gòn và các tỉnh phía Nam hiểu sâu sắc lịch sử nước nhà, góp phần xóa bỏ những quan điểm sai lầm về lịch sử do chế độ cũ để lại, nên đã đề nghị Sở Văn Hóa Thông tin và ban lãnh đạo Bảo tàng xây dựng đề án thành lập Bảo tàng Lịch sử.

    Ngày 22-02-1979 Sở Văn hóa Thông tin thông qua “Quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và lề lối làm việc của Bảo tàng Lịch sử” và lập tờ trình đề nghị UBND TP.HCM ra quyết định thành lập Bảo tàng- chính thức đặt nền móng cho sự ra đời của một Bảo tàng lịch sử tại TP.HCM.

    [​IMG]
    TCV, xa xa là bảo tàng
    Tháng 2-1947

    [​IMG]

    Lối vào TCV và bảo tàng
    Tháng 2-1947

Chia sẻ trang này