1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Báo TGĐA và thực trạng làng báo điện ảnh VN.

Chủ đề trong 'Điện ảnh (MFC)' bởi xixo, 15/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. xixo

    xixo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    0
    Báo TGĐA và thực trạng làng báo điện ảnh VN.

    Phải đau đớn mà thừa nhận thực tế rằng, tờ báo Thế giới điện ảnh đã thực sự biến đổi nhưng không phải theo hướng tích cực. TGĐA giờ đây nên đổi tên thành Thế Giới TVB và phim truyền hình thì hợp lý hơn. Không còn những bài viết tổng hợp đặc sắc mang tính chuyên đề về điện ảnh thế giới, thiếu cả những bài phân tích phim có giá trị, ngay cả chuyên mục rất hấp dẫn xưa kia là Ngôi sao và Tác phẩm kinh điển lúc này cũng chỉ là bài viết giới thiệu nội dung phim và các diễn viên một cách khô khan và lạnh lẽo. Thật đáng buồn, TGĐA đang trở nên ?ocải hoá,Hàn hoá và truyền hình hoá?, thử giở số mới nhất ra ngày 15/4/2004, Kết quả giải Kim Tượng HK lần thứ 23 ( một giải có sức hút trong khu vực) cũng chỉ được đóng trong một khung nhỏ bé nằm khiêm tốn ở trang cuối cùng, mà những nhà làm báo cũng chả thèm cho một tấm ảnh, thay vào đó là hàng loạt bài viết về mấy anh chàng bóng bẩy F4 dến nhàm chán ( bắt đầu từ số 4 và rồi thì số nào cũng có vài bài, lại còn chiếm mấy trang ảnh ở giữa nữa chứ), rồi diễn viên và phim truyền hình HQ ( mảng điện ảnh của nước này hoàn toàn bị bỏ rơi ), phim TVB và những phim truyền hình đang chiếu trên TV. Những gì dính dáng đến điện ảnh cũng như những bài viết đọc được cũng chỉ chiếm chưa đủ con số 10 trên tổng số 76 trang báo.
    Những tưởng TGĐA tăng số thì sẽ hấp dẫn hơn nhưng quả thật, giống như cốc cà phê bị đổ nước vào để san thành 2 cốc, nhạt thếch và làm bẩn mồm.
    Nhân tiện bàn thêm về báo chí điện ảnh nước nhà, tờ TGĐA-anh cả của làng báo điện ảnh ( thì dù sao cũng thuộc Hội điện ảnh VN ) thì èo uột như thế, tờ Điện ảnh ngày nay thì đang mải mê bận rộn tổ chức cuộc thi Người giống Mỹ Tâm, tờ Điện ảnh Tp.HCM thì nội dung như trộn lẫn giữa tờ Sân Khấu kịch tuồng với phim ảnh, còn tờ Điện ảnh kịch trường thì.....(thở dài). May ra đọc được và đọc hay là tờ ĐAKT số cuối tháng vì tính chuyên nghiệp và hơi thở điện ảnh mạnh mẽ hơn bất kỳ các báo trên.
    Làng báo điện ảnh của VN là như thế sao hay do tôi quá bi quan ?
  2. easyboy

    easyboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2003
    Bài viết:
    1.199
    Đã được thích:
    1
    Số người mua báo như Xixo hay mấy anh em yêu thích điện ảnh đáng bao nhiêu so với 1 rừng người yêu thích phim TH trong SG chứ, TGĐA, ĐAKT, ĐATPHCM, **CĐ, tất cả đều như nhau, nếu lúc nào cũng lôi những phim điện ảnh thật kinh điển ra mà phân tích bới móc thì ai mua... với lại báo điện ảnh không nhắm vào mấy mảng Hàn Hoa Nhật thì lấy đâu ra đề tài mà buôn tới mấy chục trang báo chứ....
    Thấy bác xixo nói giải Kim Tượng mới thấy sự ê chề của mấy thằng viết báo, mợ mấy cái giải diễn viên TH được yêu thích của báo gì báo gì bình chọn thì nó làm cho cả chục trang, mấy cái poster, còn Kim Mã Kim Tượng thì được vài dòng.... Đánh giá thế nào nhỉ...vịt.
  3. Giao_Hoang

    Giao_Hoang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2002
    Bài viết:
    3.697
    Đã được thích:
    0
    Đúng là báo nào cũng giống báo nào cả. Điện ảnh một tí, thời trang một tí, ca nhạc một tẹo. Toàn ảnh là ảnh. Lá cải hết chỗ nói. Lại được cái tờ Ngôi sao của bạn VDT, rồi Đất Mũi khỉ gió gì nữa y chang, suốt ngày lăng xê các ngôi sao mới nổi kiểu: hồi bé có năng khiếu hát và tham gia ở trường, lớn lên có khát vọng chứng tỏ mình, abc xyz.....sở thích: ba lăng nhăng vớ vẩn, ... vài cái ảnh nghệ thuột chụp tại ảnh viện....
    Than ôi, lá cải hoá các thể loại. MFC xin giấy phép làm báo đi thôi.
  4. lamthanh_hn

    lamthanh_hn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2003
    Bài viết:
    1.311
    Đã được thích:
    0
    Các bác bình tĩnh chút đi. Các báo bây giờ cũng chịu sự chi phối của kinh tế thị trường chứ bộ (hé hé) nên phải làm thế nào bán được càng nhiều càng tốt. Thế là bi h cái gì ăn khách là ta nhảy vào thôi, còn chức năng định hướng hay bồi đắp thẩm mỹ cho độc giả tạm thời vứt sang một bên (mà chả biết tạm thời đến đời nào nữa).
    Nói chung bây giờ văn hoá xem-nghe-nhìn-đọc của giới trẻ Việt Nam khá tả pí lù, chỉ tiếc là báo chí lại chạy theo thị hiếu nhiều khi là nhố nhăng (báo điện ảnh gì mà còn nhét chuyện đời tư ca sĩ, lăng-xê phim chán đời chắc là kết cấu với rạp...)
    Túm lại là khủng hoảng, cả điện ảnh và báo điện ảnh.
  5. Loving

    Loving Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    394
    Đã được thích:
    0
    Bài này đăng trên Tư vấn tiêu dùng. Chưa nói về chuyện hay dở, mình thực sự khâm phục về kiến thức của người viết, trước tiên là trong lĩnh vực điện ảnh đã. Viết một bài như thế này, theo mình, không một tờ báo chuyên ngành nào có thể làm được. Chỉ tiếc là bài này bị đăng trên tờ lá cải. Nhưng nó lại làm cho tờ báo lá cải đó hoành tráng hơn, vậy thôi.
    Lật mặt, (tên gốc là Paycheck ?" Tấm séc thanh toán) dàn dựng theo truyện ngắn khoa học viễn tưởng cùng tên của Philip Kindred Dick viết năm 1953. Đây là lần thứ 4 Hollywood đưa các tác phẩm của nhà văn này lên màn ảnh, sau những thành công đáng kinh ngạc của Blade Runner, Minority Report và Total recall. Một người Hongkong tên Ngô Vũ Sâm được chọn làm đạo diễn của Paycheck, Ben Affleck và Uma Thurman đảm nhiệm hai vai chính. Paycheck có tên trong danh sách phim ăn khách nhất dịp cuối năm 2003 ở thị trường Bắc Mỹ và ra mắt khán giả Việt Nam từ những ngày cuối tháng 3/2004.
    Ngô Vũ Sâm ?" bậc thầy của sự sáng tạo
    ở Hongkong, Ngô Vũ Sâm và Từ Khắc là 2 đạo diễn phim hành động hàng đầu. Từ Khắc luôn là người đi tiên phong trong thể loại phim kiếm hiệp, còn Ngô Vũ Sâm đã mở ra một trào lưu mới với dòng phim về thế giới ngầm ở xứ Cảng thơm. Loạt 3 phim Anh hùng bản sắc với Châu Nhuận Phát, Trương Quốc Vinh, Lương Gia Huy, Mai Diễm Phương đã phá mọi kỉ lục doanh thu phòng vé ở Hongkong trong thập niên 80, còn những màn đấu súng giữa Châu Nhuận Phát và Lý Tu Hiền trong Tay sát thủ được đưa vào sách giáo khoa dành cho những ai có mong muốn trở thành đạo diễn phim hành động. Có thể nói, phim của Ngô Vũ Sâm và Từ Khắc luôn đồng nghĩa với sự sáng tạo, mới mẻ, hấp dẫn đến khó tin. Năm 1983, Ngô Vũ Sâm sang Mỹ và ngay lập tức ông đã toả sáng cùng Jean Claude Van-Damme trong Hard target (Mục tiêu khó diệt). Một năm sau, ông làm sống lại sự nghiệp của John Travolta bằng Broken arrow (Mũi tên gẫy). Năm 1999, Ngô Vũ Sâm chính thức đứng vào đội ngũ các đạo diễn hàng đầu của Hollywood bằng ?oquả bom tấn? Face off (Lật mặt), với sự góp mặt của 2 ngôi sao hàng đầu: John Travolta và Nicolas Cage. Thêm một kỉ lục doanh thu nữa dành cho đạo diễn bé nhỏ người người Hongkong cùng vô vàn lời khen ngợi của báo chí trên toàn thế giới. Ông giúp Tom Cruise thành công với Mission impossible 2 (Điệp vụ bất khả thi), làm ngạc nhiên cả Hollywood bằng bộ phim chiến tranh Windtalker, đưa Châu Nhuận Phát trở lại màn bạc bằng Bulletproof monk (Hoà thượng giỏi võ). Với Paycheck, Ngô Vũ Sâm đã thực sự làm nên điều kì diệu, từ những chi tiết nhỏ nhặt nhất. Gay cấn, hồi hộp từ đầu đến cuối, Ngô Vũ Sâm biết cách dẫn dụ người xem vào một mê lộ và làm cho họ không thể đoán trước được điều gì sẽ xảy ra trên màn ảnh dù có thể đã biết nội dung phim. Bất ngờ nối tiếp bất ngờ, đó chính là phong cách của ông.
    Huyền bí và tràn đấy tính nhân bản
    Michael Jennings (Ben Affleck) bị cả FBI và những người lạ mặt săn đuổi, nhưng anh chẳng hiểu vì sao. Vốn là một thiên tài khoa học, Michael làm việc cho các tập đoàn kĩ thuật cao trong các dự án tối mật với mức thù lao cao ngất trời, tuy nhiên, anh luôn phải chấp nhận việc tẩy xoá kí ức mỗi khi hoàn thành để tránh việc bil lộ thông tin. Jenning đã chấp nhận lời đề nghị của người bạn thân Jimmy Rethrick (Aaron Eckhart) cho một dự án 3 năm với khoản lương cao đến chóng mặt: 92 triệu USD. Tuy nhiên, sau khi kế hoạch hoàn tất, thay vì tấm séc thanh toán, anh chỉ nhận được chiếc phong bì dán 6 con tem in hình Albert Einstein chứa toàn thứ vô giá trị cùng lời giải thích kì lạ: chính anh đã từ chối nhận số tiền kia và gửi chiếc phong bì cho mình. Vì đã bị tẩy kí ức nên Jenning chẳng thể nào hiểu đầu đuôi sự việc cho đến một ngày kia, anh tình cờ phát hiện ra những vật vô giá trị đó liên quan đến quá khứ của mình. Với sự giúp đỡ của Rachel (Uma Thurman), người mà anh đã cùng làm việc và yêu thương trong 3 năm, Jenning bắt đầu cuộc chạy đua với thời gian để chắp lại từng mảnh kí ức thất lạc? trước khi bị những người thuê mình sát hại.
    Nội dung của Paycheck chỉ đơn giản có vậy, nhưng nếu đi sâu hơn nữa, người xem sẽ tìm thấy những khía cạnh rất hấp dẫn về vấn đề liệu người ta có thể nhìn thấy tương lai của mình. Hẳn là khi viết ra truyện ngắn này, nhà văn Philip Kindred Dick đã nghiên cứu rất nhiều tài liệu về vũ trụ của các nhà khoa học lừng danh, đặc biệt là Albert Ein stein với thuyết tương đối rộng nổi tiếng. Trong Paycheck, Philip Kindred Dick đã mạnh dạn cho rằng vũ trụ có giới hạn và hình cầu (thực tế, theo Einstein, là hình trụ). Tức là vũ trụ có điểm khởi đầu (Big Bang ?" Vụ nổ lớn) và kết thúc (Big Crunch ?" vụ co lớn). Nếu đi một vòng quanh bề mặt của vũ trụ, người ta có thể trở lại điểm xuất phát. Công trình bí mật của Jenning thực hiện trong Paycheck chính là một chiếc máy nhìn thấy tương lai bằng phương pháp quan sát bề mặt của vũ trụ. Chắc hẳn ông đã lấy ý tưởng này từ lý thuyết của nhà khoa học người Nga Alexander Friedmann, rằng vũ trụ không phải vô hạn trong không gian, nhưng không gian lại không có biên. Lực hấp dẫn đã mạnh đến mức không gian bị cuốn tròn lại và na ná như bề mặt trái đất. Tuy nhiên, điều này có vẻ trái với lý thuyết về mũi tên của thời gian được viết ra trong cuốn sách cực kì nổi tiếng Lược sử thời gian (The brief history of time) của nhà vật lý lý thuyết Stephen Hawking. Theo đó, mũi tên nhiệt động học của thời gian luôn chỉ thẳng về một hướng và không bao giờ bị bẻ cong, nên chúng ta không thể quan sát tương lai qua pha co lại của vũ trụ, ở đó, sự sống có trí tuệ không hề tồn tại. Hơn thế, để đuổi kịp quá khứ và nhìn thấy tương lai, người quan sát phải đạt được tốc độ cao hơn tốc độ ánh sáng. Đó là điều không bao giờ xảy ra.
    Xem Paycheck, khán còn nhận ra ý nghĩa hết sức nhân bản trong nội dung của nó: con người không nên biết trước tương lai của mình. Bởi vì tương lai chính là hi vọng. Chỉ cho người khác tương lai, tức là người đó đã không còn tương lai. Cho họ biết điều bí mật, tức là lấy đi niềm hi vọng của họ. Cuộc sống không còn hi vọng, liệu có còn là cuộc sống? Vật cuối cùng trong chiếc rương Pandora định mệnh của thần Zeus (thần thoại Hy Lạp) dành cho con người chẳng phải hi vọng đó sao. Nhờ có hi vọng mà con người mới có thể tồn tại đến ngày hôm nay. Chúng ta không thể biết tương lai tác động lên chúng ta như thế nào, mà chỉ có thể tác động lên tương lai mà thôi.
    Những yếu tố hấp dẫn khác
    Paycheck được thực hiện trong trong vòng 6 tháng với phần lớn ngoại cảnh quay ở phim trường Vancouver, Canada. Diện tích của phim trường này khá lớn, có thể đáp ứng được sự đòi hỏi rất cao của đạo diễn Ngô Vũ Sâm về sự linh hoạt trong mỗi cảnh quay. Quay phim Jeffrey Kimball cho biết, làm việc với Ngô Vũ Sâm rất vất vả vì vừa di chuyển liên tục vừa phải đảm bảo đúng khuôn hình đạo diễn yêu cầu. Khó khăn nhất với anh có lẽ là cảnh rượt đuổi trên đường phố ra đến bến cảng, cũng là một trong vài trường đoạn hấp dẫn nhất phim. Để thực hiện cảnh quay này, bên cạnh máy quay chính, các nhà sản xuất đã sử dụng thêm hai máy quay có điều khiển từ xa chạy trên 2 sợi cáp mắc song song với con phố, cộng thêm rất nhiều máy phụ đứng tại các góc đường và trên mái nhà. Những ai đã từng say sưa với Taxi, XXX, Die another day (Chết vào một ngày khác) hay 2 fast 2 furious (Thử thách lần 2), phim đua xe hay nhất năm 2003 cũng sẽ rất thích cảnh rượt đuổi này trong Paycheck, nó thật một cách hoàn hảo, tạo cảm giác gần gũi với hành động của nhân vật cho người xem hơn là cảnh Trinity lái motor đưa Keymaker ra khỏi thế giới ảo trong The matrix reload (Ma trận tái hiện). ?oChất? Ngô Vũ Sâm lộ rõ nhất ở những màn đấu súng, cũng là sở trường của ông. Có vẻ như đạo diễn người Hongkong này rất thích để các nhân vật của ông đối diện nhau trong không gian hẹp, súng chĩa vào nhau theo cái cách mà Châu Nhuận Phát và Lý Tu Hiền đã thể hiện lần đầu tiên trong Tay sát thủ. Lại Châu Nhuận Phát và Lương Triều Vỹ làm thế trong Hard boiled. John Travolta và Christian Slater đã làm thế trong Broken Arrow. Nicolas Cage và John Travolta cũng đã làm thế trong Face off. Giờ đến lượt Ben Affleck và Aaron Eckhart.
    Không chỉ có vậy, Paycheck còn có những màn cận chiến đẹp mắt. Dù chỉ là một kĩ sư nhưng Michael Jennings cũng biết chiến đấu ra trò, đặc biệt khi có cây côn trong tay. Những gì Ben Affleck thể hiện trong Paycheck có phần còn đẹp mắt hơn cả trong Daredevil. Uma Thurman cũng không tỏ ra kém cạnh. Việc phải học võ thuật để vào vai Cô dâu trong Kill Bill đã giúp Thurman hoàn thành tốt những cảnh cần ?ora chiêu? trong Paycheck. Trận chiến cuối cùng trong phòng thí nghiệm với đủ loại khí hậu nhân tạo là cảnh hấp dẫn nhất trong phim.
    Dù là lần đầu tiên hợp tác nhưng Ben Affleck và Uma Thurman đã tỏ ra khá ăn ý, dù rằng nàng có vẻ già hơn chàng. So với Daredevil, diễn xuất của Ben Affleck tỏ ra chững chạc hơn nhiều, tuy nhiên, vẫn chưa thể sánh bằng cái hồi anh đóng trong Sum of all fear (Những nỗi sợ hãi) hay Changing lane. Cũng có lẽ do tính cách của Michael Jennings không đậm nét lắm, vì các nhà biên kịch đã quá tập trung vào khai thác tài năng của nhân vật này. Vai Rachel của Uma Thurman cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Ngoại trừ vài lần bày tỏ tình cảm với Jennings, nhân vật của cô giống một người phụ tá đắc lực hơn là một người yêu. Tuy nhiên, diễn xuất già dặn của Uma Thurman đã che khuất đi những nhược điểm đó. Dù không thuộc hàng ?otopten? ở Hollywood nhưng Uma Thurman vẫn là một ngôi sao rất có thực lực. Không phải ngẫu nhiên mà đạo diễn tài ba Quentin Tarantino luôn chọn cô cho các phim quan trọng nhất của ông: Pulp fiction và Kill Bill.
  6. ecran

    ecran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2004
    Bài viết:
    382
    Đã được thích:
    0
    Híc , có một đặc điểm nữa của tờ TGĐA là ĐẮT
    Trời những 18 000 VNĐ lận !
    Uh, đồng ý rằng nhiều poster, giấy đẹp, nhiều thông tin ... nhưng mà vẫn đắt. Trong khi tờ báo ''Đẹp'', giấy cũng đẹp kinh khủng, nhiều trang kinh khủng mà có hơn 9000 đ.
    Và đặc điểm của các poster là toàn poster của diễn viên Hồng Kông, Trung Quốc và Hàn Quốc là chính mà tui thì ghét phim Trung Quốc ghê cơ!
    Gần đây thì tui không mua tờ nào nhưng hồi xưa thấy mục '' Tác giả và tác phẩm kinh điển'' rất hay. Nhưng tóm lại thì phần nội dung về điện ảnh thế giới vẫn là quá ít so với tổng số trang của tờ báo. Tui thấy tờ báo giới thiệu quá nhiều về những bộ phim video gia đình của Hồng Kông hay Đài Loan gì đó. Gần đây còn có một số báo với hai ba bài về ban nhạc F4 với bốn cái poster to bự khiến cho một cô nhóc mà tui làm gia sư đã gạ gẫm tui ''Chị mua báo TGĐA đi chị, chị đọc rồi cho em ảnh của Vic chị nhé'' Híc híc. Chị đi dạy em được có 25K một buổi mà mua cho em tờ báo 18K thì còn gì là chị nữa ?
    Cuối cùng tôi rút ra một kết luận là nên đi mua báo cũ thì hơn bởi báo cũ vừa nhiều bài hay hơn vừa rẻ hơn nữa.
  7. Terminator3

    Terminator3 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2002
    Bài viết:
    3.174
    Đã được thích:
    0
    Uây, Tư vấn tiêu dùng là tạp chí của Thời báo kinh tế, có nhiều bài viết về Điện ảnh sâu sắc lắm. Không biết ai làm mục đấy.
    Tạp chí Đẹp có quảng cáo của mấy công ty sx hàng tiêu dùng nên chắc được trợ giá, sẽ rẻ hơn TGĐA. Cứ xem PCWorld, in dày thế giá có 10.000đ thôi mà.
  8. Milanista

    Milanista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/12/2001
    Bài viết:
    6.283
    Đã được thích:
    0
    báo bây giờ chỉ phục vụ có mỗi một mục đích là bán được nhiều báo mà thôi, bán được nhiều thì mới có tiền để làm báo bán cho các bác chứ
  9. L337Krew

    L337Krew Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.111
    Đã được thích:
    0
    đọc càng ngày càng tức anh ách,TGĐA ra 1 tháng 2 số,đọc 2 số 1 tháng thấy toàn F4 với cái chủ chuối gì,chả có cái gì ra hồn,trong trao giả oscar thì không nói,phim kinh điển thì như XIXO nói giới thiêu cái nội dung phim rồi có vài bài viết nhạt nhẽo về diễn vien,phần tin điện ảnh thì toàn lấy tin tức vở vẩn đắp vào như khởi quay mấy phim điện ảnh HK hay đại loại gì đó mà không có tin đặc sắc viết về các diễn viên như cũ nữa,đến phần phim thì toàn phim củ cải ở đâu ra không biết,có cả đài bình dương với cả bình định,đăng mấy phim sẽ chiếu trong tháng thì quá nửa đang chiếu và có phim thì chièu hết rồi,quả thật trước đây bỏ 18 khìn mua tuy thấy xót nhưng đọc tờ báo vẫn tháy có tin tức,giờ thì thà lên VNexpress đọc còn nhiều tin hơn
  10. Terminator3

    Terminator3 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2002
    Bài viết:
    3.174
    Đã được thích:
    0
    Báo Đất Mũi chỉ dành cho teen xem thôi. À có Kiến thức ngày nay, hầu như số nào cũng điểm mặt một lọat phim mới, giới thiệu sơ nội dung, diễn viên, đạo diễn....kể cũng đáng đồng tiền bát gạo.

Chia sẻ trang này