1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bảo toàn động lượng và bảo toàn năng lượng

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi VasilyTran, 13/07/2009.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. VasilyTran

    VasilyTran Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2008
    Bài viết:
    900
    Đã được thích:
    167
    Bảo toàn động lượng và bảo toàn năng lượng

    Có hai đĩa tròn đồng chất giống hệt nhau cùng có trục quay xuyên qua tâm.
    Đĩa 1 quay với vận tốc V1có động năng W1, đĩa 2 đứng im .
    Đẩy đĩa hai dính vào đĩa một thì cả hai đĩa sẽ cùng quay với V2=1/2V1 ( theo định luật bảo toàn động luợng ) nhưng động năng của cả hệ chỉ còn là W2=1/2W1 vậy còn một nửa kia đi đâu
  2. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Xin lỗi mình lại chen ngang
    Đối với vật quay người ta dùng ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN MOMEN ĐỘNG LƯỢNG. Bạn xem lại nhá!
  3. wertyreturn1

    wertyreturn1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2008
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Nửa còn lại tất nhiên chuyển thành dạng năng lượng khác
    Cái này giống như bài va chạm mềm thôi mà.
  4. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Thế tại sao phần năng lượng mất đi (nếu là va cham mềm) lại đúng bằng 1/2 mà không phải là 1 số khác?
  5. Archimedes

    Archimedes Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    1
    tớ xin fép hỏi riêng có fải bác trần văn sĩ lý cũng tham gia forum vndefene.info và đã từng bị cho leo cây ko?
  6. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.178
    Đã được thích:
    5.571
    Oài, nếu 2 vật có khối lượng khác nhau thì sẽ ra 1 số khác ngay [:x]
  7. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Đúng, m1 # m2 thì phần NL tiêu hao sẽ khác, nhưng ta vẫn có thể tính chính xác được phần NL mất đi đó. Bác không thấy lạ sao, năng lượng mất do ma sát, do biến dạng etc.. lại có thể tính chính xác được bằng công thức.
  8. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.178
    Đã được thích:
    5.571
    Mỗi bài toán vật lý đều phải dựa trên những giả định (assumption) nhất định để tính ra được một giá trị nào đấy. Có những giả định mâu thuẫn với nhau không thể dùng chung nhau được.
    Nếu tính cơ năng mất do ma sát, biến dạng ... thì cần phải có những giả định về những hiện tượng ma sát, biến dạng ... đó.
    Ở bài này, cơ năng được tính theo giả định va chạm mềm (2 vật sau tương tác dính liền thành 1khối) và hệ cơ học kín (không có ngoại lực tác dụng).
    Chưa chắc tính cơ năng mất do ma sát, biến dạng ... đã chính xác hơn được, bởi vì mô hình (giả định) cho các hiện tượng đó rất phức tạp.
    Được werty98 sửa chữa / chuyển vào 07:50 ngày 18/07/2009
  9. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.178
    Đã được thích:
    5.571
    Bài va chạm mềm có động lượng bảo toàn nhưng cơ năng không bảo toàn. Có ai nghĩ ra bài nào có cơ năng bảo toàn nhưng động lượng không bảo toàn không nhỉ
  10. mathagu

    mathagu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2009
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Nếu muốn bảo toàn cơ năng mà không bảo toàn động lượng thì chỉ có đối với hệ không kín mà thôi (nghĩa là không xảy ra va chạm). Ví dụ như một vật rơi tự do chẳng hạn, tốc độ ngày càng tăng nên động lượng tăng. Còn cơ năng (động năng + thế năng) thì không đổi. Hi hi hi

Chia sẻ trang này