1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bảo toàn động lượng và bảo toàn năng lượng

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi VasilyTran, 13/07/2009.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.178
    Đã được thích:
    5.571
    Ậy, đã gọi là "hệ" thì phải có nhiều hơn 1 vật chứ, còn VD nào khác ko
  2. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Với m1 và m2 nhất định nào đó, ta sẽ tính chính xác được NL mất mát do ma sát.
    Để đơn giản, ta xét trường hợp đặc biệt là 2 đĩa tròn giống nhau thì năng lượng mất mát đúng bằng 1//2 năng lượng tổng. Rõ ràng người ta có thể sản xuất cặp đĩa tròn bằng các vật liệu khác nhau, mức độ tinh xảo cũng khác nhau, thế nhưng mọi trường hợp đều có động năng mất mát là 1/2 tổng ban đầu.
    Giả sử cơ cấu dính 2 vòng vào nhau là một cơ cấu chốt hay ngàm chứ không phải do ma sát thì kết quả vẫn như vậy.
  3. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.178
    Đã được thích:
    5.571
    Cho trước m1 m2 đấy, mời Thohry tính thử xem?
  4. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Đơn giản thôi mà bác
    Cho 2 đĩa tròn m1 và m2 có bán kính là r1 và r2, từ đó tính được moment quán tính tương ứng là I1 và I2. Giả sử m1 quay với w1, m2 không quay. Vậy ta tính được động năng cũng như môment quay của m1 và đó cũng là của hệ. Gọi động năng và môment quay đó lần lượt là K và M, ta có:
    K = 0,5*I1*w1^2
    M = I1*w1
    Bây giờ 2 đĩa dính nhau và cùng quay với vận tốc góc W. Do môment quay được bảo toàn nên ta có phương trình:
    M = W*(I1+I2) => W = M/(I1+I2)
    Từ đó tính được vận tốc góc mới:
    W = (I1*w1)/(I1+I2)
    từ giá trị vận tốc góc tính được ta tính được động năng mới của hệ :
    Knew = 0,5 (I1+I2)W^2
    Goi phần động năng mất đi do ma sát, biến dạng v.v. . là Kd, ta có thể tính đựơc Kd theo pt :
    Kd = K - Knew = 0,5*I1*w1^2 ?" 0,5(I1+I2) *W^2
    với W=I1*w1/(I1+I2)
  5. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.178
    Đã được thích:
    5.571
    Hì hì, vẫn phải dùng bảo toàn momen động lượng đấy thôi.
  6. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Thì môment quay vẫn đựoc bảo toàn, chưa ai phản đối cả. Động năng không bảo toàn và lượng mất đi lại tính được theo công thức, đó mới là cái hay của vấn đề.
  7. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Bất kể vật liệu khác nhau thế nào, độ nhám bề mặt ra sao, hay cơ cấu ghép nối có gì đặc biệt thì lượng động năng mất đi do ma sát, biến dạng etc... đều tính được trước.
  8. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Vấn đề là ở chỗ ta đã giả thiết sau va chạm hai vật đó dính vào nhau, tức là quay cùng một vận tốc. Trong thực tế thì vận tốc của hai vật có quá trình thay đổi từ khi bắt đầu va chạm đến lúc kết thúc va chạm là khác nhau tuỳ thuộc vào chất liệu cũng như trạng thái bề mặt tiếp xúc nữa. Cả một quá trình biến thiên động năng đã bị ta trói vào một cái giả thiết tức thời sau va chạm chúng có cùng vận tốc rồi, cho nên mấy cái các bác nghĩ nó mới mất đi theo ấy chứ?
  9. VasilyTran

    VasilyTran Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2008
    Bài viết:
    900
    Đã được thích:
    167
    Nhưng nếu xét hệ chỉ có hai vật thì động năng bị mất chỉ phụ thuộc vào quán tính của hai vật chứ không phụ thuộc vào bề mặt tiếp xúc như thế nào quá trình biến thiên như thế nào.
  10. Archimedes

    Archimedes Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    1
    Tớ thấy sách VL 10 nó có 1 ví dụ khá là tương tự với cái này, nó thành lập công thức tính v sau khi va chạm đàn hồi và va chạm mềm, sau đó nó tính cơ năng hệ lúc sau thì va chạm đàn hồi ko làm thay đổi cơ năng, còn va chạm mềm thì có. Mà va chạm mềm định nghĩa là va chạm mà sau đó 2 vật có cùng vận tốc, nên cái vd mà chủ topic đưa ra thế tớ thấy là chưa chính xác ròi, vì va chạm mềm 2 vật cùng khối lượng thì v sau không thể = 1/2 v đầu đc còn tính thì tớ chưa rành fần này Bác chủ topic có thể liên tưởng 1 cái đĩa có 2 cái đinh chỉa lên đang quay, bên trên có 1 cái vành có 2 cái nan hoa đồng trục cái đĩa, đưa dần cái vành vào cái đĩa tới khi khoảng cách 2 cái < độ dài cái đinh mà ko chạm vào cái đinh, thì khi cái đinh đập vào 2 cái nan hoa thì ta có 1 vd về va chạm đàn hồi đó, lúc này thì cơ năng bảo toàn
    Được archimedes sửa chữa / chuyển vào 08:23 ngày 22/07/2009

Chia sẻ trang này