1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bảo tồn 175,000 văn bản kinh Phật gốc từ Nepal

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi Milou, 04/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Bảo tồn 175,000 văn bản kinh Phật gốc từ Nepal

    Bảo tồn 175,000 văn bản kinh Phật gốc từ Nepal

    HAMBURG, Đức - Do sự tài trợ của chính phủ, các nhà khảo cứu người Đức với ý chí kiên trì suốt ba mươi năm đã hoàn thành công trình bảo tồn tốt những kinh điển quý báu của Phật Giáo gồm có 175,000 văn bản từ lâu được tàng trữ ở Nepal. Vị học giả người Đức ở Hamburg đã cho tuần báo United Press Internationalbiết như trên, và ông nói tiếp: "Chúng tôi đang bắt đầu giai đoạn hai là làm thành một thư mục để mọi người có thể tìm được tài liệu này trên mạng lưới điện toán, theo lời yêu cầu của bà Jan-Urich Sobisch của Hamburg University's Nepal-German dưới sự bảo trợ của Hội Đồng Nghiên Cứu Đức Quốc.

    Hiện những kinh điển nầy được lưu giữ tại những tu viện và các tư gia ở vùng Dolpo và Mustang thuộc Nepal, cách Katmandu 200 dặm. Tuần báo Pháp Le Figaro cho rằng khu vực ở trên dãy núi Hy Mã Lạp Sơn là những nơi mà nền văn minh Tây Tạng còn tồn tại. Vùng núi xa xôi mà một thời thuộc về Tây Tạng, ngày nay là lãnh thổ của Nepal. Những kinh điển quý giá của Phật Giáo được chôn cất tại đó từ thế kỷ thứ XII. Sau khi Trung cộng chiếm đóng Tây Tạng và phá hủy gần hết những Tu Viện Phật Giáo thì các nhà Sư càng ra sức gìn giữ hết sức cẩn thận những kinh điển này. Do đó, thoạt đầu họ rất ngại ngùng khi tiếp xúc với các nhà học giả người Đức vì "Những kinh điển này không được cho người ngoại đạo đọc". Bà Sobisch giải thích thêm: "Nhất là những phần liên quan đến lễ nghi".

    Trước vấn đề khá tế nhị nầy, một vị học giả trong đoàn khảo cứu, ông Klauss Mathes đã thuyết phục các vị Đại Sư Tây Tạng bằng cách nêu lên sự lợi ích của việc chụp lại các bản Kinh Điển để tránh sự hư hại bởi thời gian, như bị ẩm ướt, bị mối mọt và hỏa hoạn v.v... Nhờ vậy, phái đoàn khảo cứu Đức quốc đã được các vị Đại Sư Tây Tạng có thẩm quyền đồng ý cho chụp lại tất cả 175,000 trang Kinh Điển quý báu của đức Phật Thích Ca lưu truyền. Tất cả các bản sao nầy hiện được lưu giữ tại Thư Viện Quốc Gia ở Berlin và Thư Viện Katmandu và hoàn trả bản chính cho nguyên chủ.

    Tưởng cũng nên nói qua về sự gian lao của các học giả người Đức khi muốn đến được vùng nầy: Trước hết họ phải kéo dài một thời gian 4 tuần lễ để vượt qua nhiều ngọn núi cao mà có nơi cao hơn mười lăm ngàn bộ dưới thời tiết lạnh lẽo, có khi dưới 0 độ, cắm lều ngủ trên những tảng tuyết băng. Ngoài những gian lao vất vả vì thời tiết, vì địa hình, đoàn khảo cứu còn phải thích nghi với mọi hoàn cảnh, như bệnh tật và cả những nguy hiểm về tính mạng. Một học giả trong đoàn đã bị trượt té và bị thương nặng - Ngay cả khi đã đến nơi rồi thì những rắc rối khó khăn đối với người dân địa phương lại bắt đầu xuất hiện: Một người dân làng say rượu đã dùng dao tấn công ông Mathes và phá hủy máy quay phim của ông ta.

    Do ánh sáng thiên nhiên không đủ sáng để chụp hình nên đoàn khảo cứu phải chở máy phát điện lên núi. Tức thì, do sự mê tín dị đoan của một số dân quê, nên một vài tin tức được loan truyền trong dân chúng rằng: máy phát điện có thể làm cho đàn bà mang thai bị sanh non hoặc làm chết trẻ em. Tuy nhiên, dầu với bao nhiêu trở ngại như đã nói trên đây nhưng rồi cuối cùng các nhà học giả Phương Tây và các hiền triết Phương Đông cũng đều đồng ý rằng, đây là phương thức duy nhất để bảo tồn những văn hóa quý giá và tài sản tôn giáo của nhân loại, một kho tàng bằng tiếng Phạn, tiếng Tây Tạng và nhiều thứ tiếng khác về lịch sử của Phật Giáo, về Y học, Thiên Văn học và cả nghệ thuật về nuôi ngựa.

    Trên đây là tài liệu theo bản tin "Buddist Texts Preserved for Good" của ký giả Siemon-Netto (UPI Religion Correspondent) được chúng tôi trích dẫn để gởi đến những người con Phật như là món quà Phật Đản năm 2002.

    (Theo Tôn Thất An Cựu) (ty)





Chia sẻ trang này