1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Báo Tuổi Trẻ thay tướng

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi usdollar, 19/08/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. usdollar

    usdollar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2006
    Bài viết:
    399
    Đã được thích:
    0
    Báo Tuổi Trẻ thay tướng

    Cuối cùng ông Huỳnh Sơn Phước và ông Quang Vĩnh cũng ra đi. Không biết ông Lê Hoàng thế nào?
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2007/08/070819_tte***orialchange.shtml
  2. cacuongtt

    cacuongtt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2004
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    0
    Chuyện này có gì đáng bàn đâu. Xưa rồi.
    Thay là chuyện của Trên.
    Dưới đừng có thắc mắc.
    Có Topic Tí Trẻ hay thế mà bị mod gỡ rồi. Chán.
    Thế nên tớ nghĩ dừng lại ở đây. bàn bạc làm gì.
  3. chuotbach07

    chuotbach07 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2007
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    có một bài khá rõ về chuyện này đây nè:

    Uốn nắn báo Tuổi Trẻ ?
    ?" Hải Vân ?" Cập nhật : 19/08/2007 22:00
    Theo nhiều nguồn tin, hai phó tổng biên tập chịu trách nhiệm về nội dung của báo Tuổi Trẻ, trong đó có anh Huỳnh Sơn Phước, một trụ cột lâu năm của tờ báo, vừa bị thay thế. Lý do chính thức là họ đã đến tuổi hưu. Nhưng, vậy mà không phải vậy...
    Điều gì đang xảy ra
    ở báo Tuổi Trẻ ?
    Hải Vân
    Nếu cầm trong tay Tuổi Trẻ hàng ngày hay xem Tuổi Trẻ online thì dường như không có gì đặc biệt xảy ra ở báo Tuổi Trẻ cả.
    Song, từ ngày 14.7, nhiều diễn đàn và blog trên mạng xôn xao, náo động về thông tin chưa được công khai hóa, theo đó hai phó tổng biên tập của báo Tuổi Trẻ - Huỳnh Sơn Phước và Trương Quang Vĩnh - đã mất chức, và thay thế họ là hai cán bộ trẻ của Thành đoàn (Đoàn thanh niên cộng sản Thành phố Hồ Chí Minh) chưa có kinh nghiệm làm báo [1]. Một số tin đầu tiên, thu thập và phối kiểm từ nhiều nguồn, cho phép nêu ra vài nhận xét, hay chí ít những giả thuyết, như sau.
    1. Điều đang xảy ra ở báo Tuổi Trẻ không phải là một sự thay đổi nhân sự bình thường do Huỳnh Sơn Phước và Trương Quang Vĩnh đã đến tuổi về hưu - lý do chính thức được đưa ra trong nội bộ. Nó cũng không phải là một biện pháp kỷ luật nhắm vào cá nhân nhà báo Huỳnh Sơn Phước - trụ cột lâu năm của tờ báo -, giống như vụ Kim Hạnh hay vụ Lê Văn Nuôi, hai tổng biên tập Tuổi Trẻ trước đây đã bị mất chức và đẩy ra ngoài ngành báo chí. Việc Thành đoàn áp đặt « hai cậu non choẹt nhưng biết nghe lời » vào chỗ của Huỳnh Sơn Phước và Trương Quang Vĩnh (hai người trách nhiệm nội dung của báo) được xem như là một biện pháp trấn áp nhắm vào tập thể Tuổi Trẻ, một cơ quan ngôn luận có quá trình lịch sử 31 năm : từ chỗ là tiếng nói của một đoàn thể thanh niên ở một địa phương, Tuổi Trẻ trở thành một nhật báo có tầm quốc gia, tiếng nói có uy tín đối với công luận cả nước. Đã nhiều lần, các người cầm trịch tư tưởng trong ********************** tìm cách uốn nắn, đưa nó trở vào khuôn phép của báo đoàn thể địa phương, và cũng không phải lần đầu tiên cơ quan chủ quản chính thức của nó (Thành đoàn) cử người đến để nắm lại bộ biên tập. Cho đến nay, có thể nói là tập thể Tuổi Trẻ đã kháng cự lại được, tuy nó phải trở nên khá thận trọng và chấp nhận nhiều nhân nhượng trong những năm về sau này.
    Cho dù toàn bộ báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng đều thuộc về các tổ chức của đảng, giai đoạn tiền đại hội X đã chứng kiến ban lãnh đạo đảng bị bất ngờ, lúng túng trước thái độ mạnh mẽ của nhiều tờ báo trong hoạt động chống tham nhũng và làm diễn đàn cho xã hội dân sự. Sau đại hội, một số tờ báo bị đóng cửa hay phạt tiền, một số nhà báo bị rút thẻ hành nghề, thuyên chuyển công tác hay bị công an thẩm tra (đặc biệt trong vụ tiền polymer và vụ Bùi Tiến Dũng ?" PMU18). Chính sách của ban lãnh đạo đảng đối với làng báo còn thể hiện qua những phát biểu thô bạo đến mức buồn cười của bộ trưởng thông tin và truyền thông Lê Doãn Hợp [2]. Vừa qua, nói về tương quan giữa « người quản lý » (bộ thông tin-truyền thông, các cơ quan chủ quản báo) và « người thực hiện » (nhà báo, các ban biên tập báo), ông Hợp đặt vấn đề : « Làm sao để trình độ người quản lý phải ngang và cao hơn người thực hiện ». Áp dụng đối với báo Tuổi Trẻ, lô gích của chuẩn mực này là : làm sao để trình độ nhà báo không được vượt qua và phải thấp hơn người quản lý ! Đó chính là ý nghĩa của kế hoạch đang được tiến hành ở báo Tuổi Trẻ mà ?~Cô gái Đồ Long?T gọi ví von là đưa « Tí Trẻ 31 tuổi đi nhà trẻ » [3].
    2. Trong những cái gọi là « tội » gần đây của tờ báo, dư luận đặc biệt quan tâm đến các bài viết về Vincom, công ty tư nhân Việt Nam đang phất lên trong lĩnh vực đầu tư và kinh doanh bất động sản (sau đề án xây dựng tháp đôi Vincom City Towers ở Hà Nội). Qua những bài điều tra, Tuổi Trẻ đưa ra ánh sáng không ít điều bất bình thường trong nhiều đề án đầu tư mà chính quyền đã cấp phép cho Vincom : đề án xây dựng khu du lịch Vinpearl Hòn Tre với hệ thống cáp treo « dài nhất thế giới », nhưng lại không đủ chiều cao, gây khó khăn cho tàu du lịch cỡ lớn khi ra vào cảng Nha Trang ; đề án cải tạo công viên Thống Nhất ở Hà Nội thành trung tâm vui chơi giải trí « theo kiểu Disneyland », ngang nhiên cắt mất một lá phổi của thủ đô vốn đã ít diện tích cây xanh ; và mới đây, chính quyền đã trao cho Vincom làm chủ đầu tư của khu « đất vàng » Eden ở Sài Gòn (tứ giác Đồng Khởi-Lê Lợi-Nguyễn Huệ-Lê Thánh Tôn) trong những điều kiện kêu gọi đề án thiếu công khai và thực lực tài chính của công ty được chọn không rõ ràng (số vốn đầu tư ở đây gấp 10 lần đề án tháp đôi Hà Nội) [4]. Trong khi Vincom tìm mọi cách đánh bóng tên tuổi của mình để huy động vốn, và trước mắt đưa công ty lên sàn thị trường chứng khoán TPHCM, các bài báo đã có ảnh hưởng nhất định lên giá cổ phiếu Vincom.
    Được biết rằng công ty mẹ của Vincom là tập đoàn Technocom của doanh nhân Việt Nam trẻ lập nghiệp thành công ở Ukraina, đứng đầu là ông Phạm Nhật Vượng - được tiếng là một trong những đại gia giàu nhất Việt Nam [5]. Không rõ chiến lược phát triển của Vincom có nhắm vào việc hình thành một tập đoàn mêdia hay không, nhưng có nhiều dấu hiệu cho thấy công ty đang tung tiền mua chuộc làng báo để khóa miệng nó. Trong những điều kiện đó, đối với một tờ báo như Tuổi Trẻ, không chỉ có áp lực của chính quyền, còn có sức ép của thế lực kinh tế tư nhân. Mà cuộc đương đầu với thế lực này không chắc gì sẽ dễ dàng hơn. Huống hồ khi nó câu kết với một bộ phận trong chính quyền [6].
    Hải Vân
  4. Baochi8X

    Baochi8X Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2006
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Phải chăng Tuổi trẻ không câu kết với chính quyền để làm chuyện này chuyện nọ????
    Chuyện thay tướng đổi quân chẳng có gì đáng phải bàn
  5. cacuongtt

    cacuongtt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2004
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    0
    Bài của bác Chuột Bạch hay quá. Giá mà đưọc đi sâu hơn về vấn đề này, thế mới gọi là Tự Do Báo Chí.
    Nhưng mà chắc chẳng được.
    Cám ơn bác Chuột Bạch về những thông tin bổ ích.
  6. chuotbach07

    chuotbach07 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2007
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Bài của bác Chuột Bạch hay quá.
    Không phải CB viết đâu. CB đọc bài này theo dường link nè: http://www.diendan.org/viet-nam/uon-nan-bao-tuoi-tre/
    Có người nói bài viết này đi quá sâu, có khi không đúng bản chất.
    Sự việc đơn giản hơn nhiều: TT đang được một số cán bộ TD- là chủ quản của TT- chọn làm "đầu ra". Nghe nói các lớp cán bộ TD trước đây giỏi hơn nhiều nên con đường tiến thân của họ thênh thang lắm, có thể chọn nhiều vị trí, nên họ không về TT (làm báo đúng nghĩa khổ lắm chứ bộ!). Còn lớp bây giờ không được vậy, nên mới chọn đường dễ đi là "xí chỗ ở nhà của các đơn vị con". Trong các ngôi nhà đó, TT là cái nhà thuộc lọai đẹp nhầt. Chuyện thay người ở TT chỉ có vậy thôi!
  7. chuotbach07

    chuotbach07 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2007
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0

    cái này đăng trên Tuổi Trẻ sáng nay nè:
    Đề cập đến vấn đề dư luận đang bàn tán về tổ chức nhân sự của Tuổi Trẻ, tổng biên tập Lê Hoàng nói: ?oBBC đã đưa tin, các blog đưa nhiều ý kiến. Họ nêu: đây có phải là việc làm giảm đi tính chiến đấu của tờ báo??. Ông Lê Hoàng cho rằng báo Tuổi Trẻ đến nay tiếp tục khẳng định tính dấn thân của tờ báo. Nếu báo Đoàn mất đi tính dấn thân thì không còn tham gia sự phát triển, đấu tranh góp phần phản biện cho các vấn đề dân chủ, minh bạch, công khai. Và tính dấn thân đó cũng chính là chất đoàn.
    Theo tổng biên tập Lê Hoàng, trong cơ chế hiện nay mỗi tờ báo phải có cơ quan chủ quản. Nhưng vấn đề là cơ quan chủ quản lãnh đạo thế nào để tờ báo phát triển, không bị bó lại bởi tính địa phương mà ngày càng vươn lên. ?oTôi nghĩ phương thức lãnh đạo tốt nhất là tạo điều kiện để báo Tuổi Trẻ vươn lên xứng tầm quốc gia và khu vực? - ông Lê Hoàng nói.
    Nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt dành nhiều thời gian cho vấn đề tổ chức, quản lý của Thành đoàn với các đơn vị trực thuộc. Ông nói: ?oTờ báo Tuổi Trẻ hay Nhà xuất bản Trẻ, thời kỳ đầu thành lập nếu không có cơ quan quản lý, không ra đời được. Một tờ báo lớn nhất của cả nước không còn mặc được cái áo của Thành đoàn trước đây, Tuổi Trẻ không chỉ viết về đối tượng tuổi trẻ, thanh niên, mà là tất cả đối tượng khác; không chỉ xã hội, đời sống mà là những vấn đề chính trị nữa. Nó vượt quá tầm của địa phương rồi. Nếu có gì sai mà để Thành đoàn chịu trách nhiệm thì oan và tội nghiệp các đồng chí quá.
    Đoàn chúng ta nên động viên các đối tượng của Đoàn viết thật nhiều cho Tuổi Trẻ. Thật ra thời gian qua hệ thống của Đoàn chưa tham gia tích cực vào nội dung này?.
  8. hello_Vietnam

    hello_Vietnam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/09/2006
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề ở đây là mấy ông THành ĐOÀN ("Công ty mẹ" của Tuổi Trẻ) không đủ tầm để quản lý Tuổi Trẻ. Gì chứ cái ông Tan Thành Cức làm sao đủ tầm mà nắm mấy ông Lê Hoàng,... Vì thế, khi thấy "con" nó qua mặt mình, thì phải đè một cái cho nó lùn xuống. Cái này xưa nay trong xã hội ta khá phổ biến.
  9. chuotbach07

    chuotbach07 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2007
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Một tờ báo lớn nhất của cả nước không còn mặc được cái áo của Thành đoàn trước đây, Tuổi Trẻ không chỉ viết về đối tượng tuổi trẻ, thanh niên, mà là tất cả đối tượng khác; không chỉ xã hội, đời sống mà là những vấn đề chính trị nữa. Nó vượt quá tầm của địa phương rồi. Nếu có gì sai mà để Thành đoàn chịu trách nhiệm thì oan và tội nghiệp các đồng chí quá.

    Bác Kiệt nói câu này hay quá trời luôn!!!!!!Mặc dù tuổi tác đã cao nhưng CB thấy bác vẫn sáng ngời như thời còn làm đương kim Thủ tướng nước ta. Hoam hô bác Kiệt!!!!!
  10. chuotbach07

    chuotbach07 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2007
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    CB thấy có cái bài rất hay của Bác Kiệt nữa nè:
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=206723&ChannelID=330
    Trong bài này, CB thích nhất đọan này:
    Sự tín nhiệm của công chúng, của bạn đọc quyết định vị trí của các sản phẩm báo chí. Càng đi theo những tiêu chí đó, càng nói tiếng nói của nhân dân, trở thành công cụ của nhân dân, báo chí VN càng trở về, một cách gần gũi hơn, với bản chất của nền báo chí cách mạng: yêu nước, tiến bộ.
    Sự phát triển đó của báo chí cũng đang làm xuất hiện không ít điểm bất cập trong mối quan hệ giữa báo chí và các cơ quan chủ quản. Rất nhiều cơ quan chủ quản vốn dĩ là một tổ chức hành chính nhà nước. Nhiều cơ quan chủ quản khác là đoàn thể chính trị nhưng lại đang có khuynh hướng hành chính hóa những hoạt động của mình.
    Trong khi báo chí càng ngày càng năng nổ, bám sát đời sống để cố gắng nói lên tiếng nói của quần chúng nhân dân thì có không ít cơ quan chủ quản, bởi khuynh hướng hành chính hóa đó, đang xa cách dần với quần chúng và trở thành ?ochiếc áo chật chội? cho những ?ocơ thể? đã trưởng thành.
    Chúng ta có hàng chục nghìn nhà báo đang có mặt ở khắp mọi miền đất nước, am hiểu thực tế và có thể nắm bắt kịp thời mọi diễn biến xã hội. Nếu chỉ sử dụng báo chí nói một chiều theo ý mình sẽ không phát huy được tính năng động, sáng tạo của đội ngũ nhà báo đông đảo đó.
    Báo chí ?omột chiều? chỉ có thể trở thành những công cụ dễ dàng làm vừa lòng mình nhưng không thật sự giúp được gì cho mình. Trong điều kiện một Đảng lãnh đạo, báo chí càng cần phải trở thành một kênh thông tin từ nhân dân, một công cụ giám sát quyền lực nhà nước của nhân dân; vừa phát hiện và vừa đóng vai trò phản biện.

Chia sẻ trang này