1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bảo vệ cổ vật quý

Chủ đề trong 'Sở thích' bởi ATC, 15/04/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Bảo vệ cổ vật quý


    Nạn buôn l<u, đánh cắp cƯ v

    ĐặỏằÊc sỏằưa chỏằa bỏằYi - Admin on 08/05/2001 06:11:32
  2. despi

    despi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/04/2001
    Bài viết:
    1.990
    Đã được thích:
    1
    Nạn buôn lậu, đánh cắp cổ vật đang có xu hướng gia tăng nhưng chưa có biện pháp thực sự hiệu quả để ngăn chặn. Theo tác giả Thái Bảo, để bảo vệ những cổ vật quý giá, các ngành chức năng nên tổ chức nhiều điểm trưng bày, xuất bản tư liệu giới thiệu về cổ vật góp phần nâng cao ý thức cộng đồng trong việc giữ gìn di sản văn hóa dân tộc. Về lâu dài, cần có kế hoạch đào tạo đội ngũ quản lý cổ vật có chuyên môn giỏi, am hiểu luật pháp có khả năng giám định giá trị cổ vật.
    Nước ta có lịch sử văn hiến hàng nghìn năm và là một trong những khu vực ở Đông - Nam á hiện lưu giữ hàng nghìn di tích cùng hàng vạn cổ vật quý. Chỉ riêng ở Hà Nội, lượng cổ vật hiện được lưu giữ tại di tích và bảo tàng (công khai) và trong dân (bán công khai) là khá lớn, khó có thể thống kê hết được. Mấy năm gần đây, cùng với sự khởi sắc chung của đất nước, nhiều đình, đền, chùa... được Nhà nước và nhân dân tu bổ, nhưng bên cạnh đó vẫn còn khá nhiều di tích lịch sử - văn hóa đang xuống cấp và có những di tích trở thành phế tích, cổ vật bị thất tán hoặc bị lén lút đưa ra khỏi biên giới bằng nhiều con đường bất hợp pháp.
    Theo Ban quản lý di tích và danh thắng Hà Nội, hiện có hơn 100 điểm bán công khai và bí mật buôn bán cổ vật ở khu vực phố Huế, Đại Cồ Việt, Kim Liên và nay mở rộng ra những khu vực tập trung nhiều người nước ngoài công tác tại nước ta. Một số thành phố lớn và đặc biệt là Hà Nội dần trở thành điểm "tập kết hàng" của các đường dây buôn lậu đồ cổ từ Thanh Hóa, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái hội về. 10 năm qua, các ngành chức năng ở thủ đô đã thu giữ, xử lý gần 100 vụ buôn bán, đánh cắp, thu lại gần 2.000 cổ vật quý, trong đó có hơn 120 trống đồng cổ, bổ sung vào bảo tàng và trả lại cho các di tích.
    Hình thức buôn bán đồ cổ khi lộ liễu, công khai, lại có khi "ngụy trang" tinh vi bằng nhiều thủ đoạn. Có cửa hàng bên ngoài bán đồ "giả cổ", nhưng bên trong lại là "điểm hẹn" của các khách hàng chuyên lùng tìm những cổ vật quý. Cách buôn lậu cổ vật phổ biến là qua "cầu" những người có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với người nước ngoài, như khách du lịch, lái xe, nhân viên khách sạn để "đánh hàng"... Đối tượng khách tìm mua cổ vật ngoài đối tượng buôn "chuyên nghiệp" còn có người nước ngoài, Việt kiều, cán bộ, người dân đi công tác, tham quan, du lịch hoặc thăm thân nhân ở nước ngoài...
    Theo sự phản ánh của Tổng cục Hải quan, tại nhiều cửa khẩu phát hiện nhiều cổ vật mua tại cửa hàng bán đồ mỹ nghệ (có hóa đơn do cơ quan Nhà nước phát hành). Do đó, khi bị thu giữ, khách phản ứng vì hàng mua có hóa đơn (!).
    Một cán bộ của Phòng Quản lý văn hóa Sở Văn hóa - Thông tin Hà Nội cho biết: Trong quá trình kiểm tra, giám sát tại cửa khẩu, mọi trường hợp hải quan tạm giữ hiện vật nghi là cổ vật đều có sự phối hợp sở để tổ chức giám định kịp thời. Trong năm 2000, Cục Hải quan Hà Nội đã bàn giao Bảo tàng Hà Nội 10 cổ vật, trong đó nhiều cổ vật có niên đại từ đầu Công nguyên.
    Cùng với nạn buôn lậu cổ vật là nạn đánh cắp cổ vật ở di tích đang ngày một gia tăng. Nhiều vụ táo tợn dùng tới cả phương tiện dò tìm cổ vật dưới lòng đất. Nếu như trước đây chỉ có một số pho tượng nhỏ ở những ngôi chùa làng heo hút giữa cánh đồng dễ bị mất cắp thì nay nhiều bảo vật ở những di tích nằm giữa đô thị sầm uất cũng bị kẻ gian "cuỗm đi"... Thí dụ, chỉ một đêm kẻ gian đã đào tường, đột nhập chùa Phương Viên, phường Bùi Thị Xuân, quận Hai Bà Trưng lấy đi hơn 30 pho tượng cổ trên tòa Cửu Long... Gần đây nhất, nhân dân thôn Văn Nội, Phú Lương, Thanh Oai (Hà Tây) đã kịp thời ngăn chặn vụ đào trộm cổ vật, thu được một trống đồng có niên đại cách đây khoảng hai nghìn năm.
    Chưa hết, nhiều cổ vật quý không những bị đánh cắp mà còn bị phá hủy một cách vô thức bởi ma lực của đồng tiền... Điển hình là vụ một chân đèn gốm thời Mạc (thế kỷ 15) ở đình Chử Xá, huyện Gia Lâm, hay ba quả chuông đồng lớn bị đánh cắp ở huyện Sóc Sơn (Hà Nội), trong đó một quả bị đập vỡ đưa lên biên giới phía bắc bán theo giá đồng vụn (!)... Nghiêm trọng hơn cả là vụ kẻ gian dùng chất nổ phá hủy ngôi mộ đá ở thôn Linh Đường, huyện Thanh Trì để tìm cổ vật, trang sức. Khi lực lượng chức năng phát hiện thì ngôi mộ đã bị đục thủng, phục trang của người quá cố bị lục lọi, lôi ra ngoài quan tài. Điều đáng tiếc, kiến trúc ngôi mộ là số ít kiến trúc đá có giá trị còn lại ở thời Lê Trung Hưng đã bị hư hỏng nặng.
    Di tích lịch sử - văn hóa trải rộng khắp nước, cùng đó là những cổ vật giá trị cao như các pho tượng kích thước lớn: chuông, khánh, đỉnh, sách đồng, những đạo sắc phong, hoành phi, đại tự... bị đánh cắp, đem bán là bao nhiêu, không thể thống kê xuể...
    Xã hội hóa việc bảo vệ cổ vật
    Nạn buôn lậu, đánh cắp cổ vật lan tràn đang làm mất dần kho tàng di sản văn hóa dân tộc và gây ảnh hưởng xấu trật tự - an ninh, xã hội. Trước thực trạng đó, những năm gần đây, ngành văn hóa ở nhiều địa phương đã phối hợp lực lượng an ninh văn hóa đẩy mạnh việc quản lý, bảo vệ cổ vật theo hai hướng chủ yếu: ngăn chặn, xử lý các vụ buôn bán cổ vật trái phép và bảo vệ cổ vật ngay tại di tích lịch sử - văn hóa.
    Hầu hết các địa phương đã thực hiện việc kiểm kê đăng ký cổ vật, lập hồ sơ công nhận di tích... tạo cơ sở pháp lý bảo vệ các cổ vật quý, cùng đó giúp chính quyền và nhân dân hiểu rõ hơn giá trị của những di sản văn hóa, nâng cao trách nhiệm bảo vệ di tích và cổ vật. ở Hà Nội, do thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 90 và Nghị định 73 của Chính phủ về công tác xã hội hóa văn hóa, ngành văn hóa - thông tin thủ đô đã vận động nhân dân đóng hàng tỷ đồng tu bổ di tích và tham gia nhiều hoạt động bảo vệ di tích, giữ gìn cổ vật. Có địa phương chọn cách làm đơn giản là cổ vật quý và nhỏ dễ bị đánh cắp được gửi ở một số gia đình có uy tín trông giữ. Đến ngày làng, xã vào đám, hiện vật được đưa về di tích. Lại có nơi để bảo vệ các pho tượng nhỏ dân làm khám kính bốn mặt trùm lên tượng hoặc bắt vít vào các pho tượng lớn. Tuy nhiên, cách làm này chưa thật ổn, bởi phá vỡ không gian văn hóa và vẻ đẹp vốn có của di tích. Tiến sĩ Nguyễn Doãn Tuân, Trưởng ban Quản lý di tích và danh thắng Hà Nội cho biết: "Cần vận động để người dân nâng cao nhận thức coi di tích và cổ vật là niềm tự hào của quê hương. Việc bảo vệ di tích, cổ vật phải trở thành một trong những nhiệm vụ văn hóa trọng tâm của địa phương. Hiện chúng tôi đang thử nghiệm cách làm: sau khi tổng kiểm kê, đăng ký, giám định cổ vật theo mẫu phiếu hiện vật của Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam thì giao hoặc phối hợp chính quyền địa phương quản lý".
    Cổ vật quý hiện chủ yếu nằm ở kho bảo tàng hoặc di tích, vì thế chưa phát huy hết giá trị văn hóa, lịch sử, kinh tế của cổ vật. Do thiếu hiểu biết, có nơi người dân đã đem đổi những pho tượng Phật có giá trị lâu đời lấy một số pho tượng sơn son thếp vàng mới(!) Các ngành chức năng nên tổ chức nhiều điểm trưng bày, triển lãm; xuất bản nhiều tư liệu giới thiệu về cổ vật góp phần nâng cao ý thức cộng đồng về vấn đề này, tạo áp lực xã hội sâu rộng ngăn chặn nạn buôn bán, đánh cắp cổ vật.
    Khắc phục những bất cập trong quản lý
    Có thể nói, tuy có cố gắng nhưng hiện tại chúng ta chưa chặn đứng được nạn buôn lậu và đánh cắp cổ vật do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó có việc tổ chức, quản lý cổ vật ở ta còn yếu kém, thiếu cán bộ có chuyên môn. Cùng đó, hệ thống văn bản pháp quy về lĩnh vực này thiếu chặt chẽ và chậm đổi mới.
    Hiện nay, cách quản lý đối với từng di tích và cổ vật ở các địa phương cũng rất khác nhau. Có nơi di tích do địa phương cử ra ban quản lý trông nom, bảo vệ, có nơi do thủ từ và sư trụ trì thờ tự và trông nom; lại có nơi đền, miếu, chùa... chưa có người trực tiếp "cai quản", vì thế chuyện mất mát cổ vật là khó tránh khỏi.
    Để góp phần làm tốt công tác quản lý cổ vật, một trong những việc làm cấp thiết ở nhiều địa phương là tổ chức đăng ký, kiểm kê cổ vật tại di tích, trong đó ưu tiên các di tích đã được Nhà nước công nhận. Đăng ký kiểm kê và giám định khoa học cổ vật giúp ta định ra phương thức bảo quản đặc biệt đối với những cổ vật quốc gia; đề xuất cách bảo quản đối với từng loại cổ vật, phù hợp đặc điểm, điều kiện tại mỗi di tích.
    Nhìn chung, phương thức bảo quản cổ vật ở ta còn lạc hậu, bởi vậy, khá nhiều cổ vật bị hư hỏng. Ngành văn hóa cần đầu tư thêm phương tiện kỹ thuật bảo quản một số cổ vật, nhất là những sắc phong, sách cổ; cùng đó, có sự hướng dẫn và giám sát chặt chẽ việc sử dụng, sửa chữa, tu bổ di vật quý tại các di tích lịch sử - văn hóa. Về lâu dài, có kế hoạch đào tạo đội ngũ quản lý cổ vật có chuyên môn giỏi và am hiểu luật pháp, có khả năng giám định giá trị văn hóa, lịch sử, nghệ thuật của cổ vật. Trước mắt, ngành văn hóa ở các địa phương có di tích nên chủ động mở những lớp bồi dưỡng chuyên môn về công tác quản lý cổ vật cho những cán bộ văn hóa cơ sở (những người trực tiếp trông nom, bảo vệ di tích).
    Di tích cùng cổ vật là bằng chứng sống về cuộc sống, sự hy sinh, cống hiến, sáng tạo ở nhiều lĩnh vực của nhiều thế hệ để lại cho chúng ta. Bảo vệ cổ vật chính là góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam. Chúng ta hy vọng, sau khi có Luật Di sản văn hóa, việc quản lý, bảo vệ cổ vật sẽ đạt hiệu quả hơn.
    Thái Bảo
    Despair is not Hopeless!​

Chia sẻ trang này