1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Báo về dịch thuật

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ Tiếng Anh Sài Gòn (Saigon English Club)' bởi Tao_lao, 19/10/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Dịch thơ như thế nào? 24.11.01
    pl nhận thấy khi nói đến dịch thuật thường người ta chỉ bàn đến văn xuôi. Còn văn vần thì sao ạ? Hoàn toàn pl mù tịt về thơ dịch. Nếu có thể được, pl rất mong được đọc một bài bàn về thơ dịch, nhất là những bài thơ có niêm luật vần điệu hẳn hoi của ngoại ngữ. Không hiểu người dịch sẽ và nên xử trí ra sao. Vì niêm luật đó thật là xa lạ với thi ca VN. Không lẽ mình phớt lờ mà diễn đạt thì làm sao cho vừa sát vừa thông? pl nghĩ chắc lý thú lắm khi được nghe các dịch giả "tâm sự" về công việc ấy. Các anh chị giúp hộ nhé!
    Thân mến,
    Lê Phạm Phương Lan (Quebec)
  2. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Dịch thơ như thế nào? - Sát nghĩa và sát giọng... 26.11.01
    Chị Lan thân,
    Tôi đã dịch rất nhiều thơ Việt sang tiếng Anh và thơ Mỹ sang tiếng Việt. Theo tôi, việc đầu tiên của người dịch là phải dịch sát nghĩa. Sau đó, người dịch phải trung thành với giọng, nhịp của nguyên bản. Dịch giả cũng nên tôn trọng cú pháp của nguyên bản nữa, không nên xáo trộn chấm, phảy... Còn có giữ được vần không, theo tôi không quan trọng lắm. Vì đạt được hai mục tiêu trên, sát nghĩa và sát giọng, thì đã khó lắm rồi. Tôi không phải đối phó với vấn đề này lắm vì phần đông những thơ tôi dịch là thơ tự do.
    Phần đông những thơ vần Anh ngữ có 10 âm, 5 nhịp, vần ở chữ cuối. Thơ vần Việt Nam thì phần đông là lục bát, vần ở cuối và giữa câu. Theo tôi, điều tối kị là ??oViệt hoá??? một câu thơ ngoại quốc, dịch sonnet thành lục bát chẳng hạn.
    Một trách nhiệm của người dịch là làm phong phú ngôn ngữ. Người dịch luôn luôn nên giới thiệu những cách viết lạ vào ngôn ngữ mình.
    Đinh Linh (Saigon)
  3. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Dịch thơ là gì? 24.01.02
    (Trả lời Lê Phạm Phương Lan)
    Đối với tôi, dịch thơ là làm thơ. Nhưng thay vì dùng ý tưởng của mình thì mượn ý người khác để làm ra bài thơ mới, bằng ngôn ngữ khác.
    Muốn dịch thơ tất trước hết phải biết làm thơ. Thêm vào đó phải biết đọc thơ ??" không những bằng tiếng mẹ đẻ mà còn phải hiểu ngôn ngữ thơ của một thứ tiếng khác nữa. Và đây là điều khó. Bởi một người thông thạo một thứ tiếng ngoại ngữ để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày chưa hẳn đã biết đọc và cảm được thơ của ngôn ngữ đó.
    Dịch thơ có nhiều cách, nhiều kiểu, thậm chí nhiều trường phái. Không cách nào là toàn hảo, nhưng tốt nhất người dịch phải biết chọn bài và biết tự lượng sức mình. Không phải bài thơ nào cũng có thể dịch được, bởi lẽ đơn giản thơ không phải là văn xuôi. Thơ là thơ. Là ??otuyệt cùng chữ nghĩa??? [chữ Mai Thảo] Ai đã đọc qua quyển ??oSpring Essence??? của John Balaban, dịch thơ Hồ Xuân Hương ắt thấy. Balaban tuy có cố gắng thật sự, nhưng thơ Xuân Hương ai dịch cho nổi?
    Về kỹ thuật, muốn dịch cho đạt, trước hết phải cảm được bài thơ như một tổng thể, kế mới đến phần ??ochuyển??? những cảm xúc đó qua một thứ ngôn ngữ thứ khác. Tất nhiên rất hiếm trường hợp bản dịch giữ được tất cả những luyến láy (nuance) trong âm điệu cùng ngữ nghĩa của bản gốc, và điều này người đọc phải chấp nhận. Tuy nhiên ta có quyền đòi hỏi người dịch phải tôn trọng phần hồn của bài thơ cho dù phần xác có bị thay đổi ít nhiều vì lý do ngôn ngữ ??obất đồng???.
    Có người cho rằng không nên thay đổi khổ thơ khi dịch. Như thơ Ðường không nên dịch ra thành lục bát chẳng hạn. Tôi không đồng ý với nhận xét này cho lắm, bởi vì cốt lõi của bài thơ là ý thơ và hồn thơ chứ không phải hình thức của nó. Yếu tố tiên quyết vẫn phải là làm sao để người nước A khi đọc bài thơ tiếng nước A có cảm giác giông giống như người nước B đọc bài thơ đó bằng tiếng nước B. Dĩ nhiên nếu một trong những yếu tố đó là ??ovần??? thì bản dịch cũng phải sử dụng vần. Nhưng sử dụng vần thế nào? Bởi vì không tiếng nước nào giống tiếng nước nào. Ðây cũng là một cái thú trong việc dịch thơ mà ít người để ý.
    Trên đây chỉ là một vài điểm phác hoạ rút tỉa từ kinh nghiệm bản thân, không chắc gì đúng hết, và có thể sai hoàn toàn không chừng. Nhưng điều đó không quan trọng chi. Ðể kết thúc bài viết nhỏ này, xin chép tặng các bạn một bài thơ dịch từ thơ Robert Frost về đề tài chiến tranh, nhân lúc nhân loại đang hăng tiết chém giết lẫn nhau. Thư sau tôi hứa sẽ đăng nguyên bản tiếng Anh cho các bạn nào tò mò hoặc thích chơi trò đối chiếu chữ nghĩa.
    Chúc vui.
    ° ° °

    Ngăn cơn huyết tử khó muôn lần
    Ðắp đê chắn nước chống thực xâm.
    Những tưởng giang tay kè cốt đập
    Nào hay máu dẫn thốc từ tâm!
    Lối quỷ ma đưa người biện chứng
    Hiềm thân cùng máu thảy vô thần.
    Ðắc thế cuồng uy hồng thủy khứng
    Người giương gan đởm, kẻ chùn chân.
    Chiến khí vô minh, tình bất cập
    Ðền cho toan nợ, đáp nghìn căm.
    Lũ đến, non cao còn rửa ngập
    Nhằm gì nhân. Ô, máu vẫn dâng!
    (03'97)
    Ian Bui (Florida)
  4. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Dịch thơ - The Flood 10.02.02
    Gởi các bạn nguyên bản bài thơ dịch đăng lần trước cho những ai thích nghiên cứu. Vì đang quá bận nên không có thì giờ thảo một bài viết ngắn gọn ra hồn tuy rất muốn. Mong các bạn thứ lỗi. Mến chúc mọi người một mùa Tết Nhâm Ngọ an vui.
    The Flood
    Blood has been harder to dam back than water.
    Just when we think we have it impounded safe
    Behind new barrier walls (and left if chafe!),
    It breaks away in some new kind of slaughter.
    We choose to say it is let loose by the devil;
    But power of blood itself releases blood.
    It goes by might of being such a flood
    Held high at so unnatural a level.
    It will have outlet, brave and not so brave.
    Weapons of war and implements of peace
    Are but the points at which it finds release.
    And now it is once more the tidal wave
    That when it has swept by leaves summits stained.
    Oh, blood will out. It cannot be contained.
    - Robert Frost
    Ðây là một bài thơ làm theo thể Sonnet cổ điển (14 hàng, vần abba-cddc-effe-gg) nhưng không chia đoạn theo cấu trúc 4-4-4-2 bình thường. Muốn đọc cho dễ ta có thể tạm chia thành 4-4-3-3 như sau:
    Mở đầu là bốn hàng, để ??onêu vấn đề???:
    Blood has been harder to dam back than water.
    Just when we think we have it impounded safe
    Behind new barrier walls (and left if chafe!),
    It breaks away in some new kind of slaughter.
    Kế đến là phần phân tích và so sánh hai mặt của ??ovấn đề??? (blood vs flood) Phần này ta có thể chia làm hai đoạn:
    We choose to say it is let loose by the devil;
    But power of blood itself releases blood.
    It goes by might of being such a flood
    Held high at so unnatural a level.
    It will have outlet, brave and not so brave.
    Weapons of war and implements of peace
    Are but the points at which it finds release.
    Cuối cùng là phần kết bằng ba hàng thay vì hai:
    And now it is once more the tidal wave
    That when it has swept by leaves summits stained.
    Oh, blood will out. It cannot be contained.
    Khi dịch bài này, tôi đã chọn thể thơ bảy chữ vì nó có âm hưởng Ðường Thi, giông giống Shakespearean Sonnet. Một điểm lạ là bản dịch chỉ có 12 câu mà vẫn diễn tả đầy đủ các ý tưởng trong bản gốc, vì đây không phải là một bản dịch ??osát nghĩa??? (verbatim). Tôi gọi lối dịch của mình là ??oDịch Rừng???, để phân biệt với lối dịch verbatim từng chữ, từng câu -- như thể một người đi rừng không thấy rừng mà chỉ thấy toàn cây với lá.
    Dịch thơ đối với tôi là làm thơ, cho nên tôi không câu nệ hình thức hay tuân theo quy ước gì cả. Làm thế nào miễn đọc lên nghe sướng tai là được. Nhưng nói thế không có nghĩa tôi nghĩ bản dịch của mình đã ??otoàn hảo???. Rất mong được nghe những ý kiến khác của các bạn để học hỏi thêm.
    Ian Bui (Florida)
  5. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Dịch thuật, một vấn nạn ngôn ngữ 23.12.01
    Dịch thuật có liên quan mật thiết đến việc phân tích và so sánh cấu trúc ngữ pháp các ngôn ngữ. Những thành quả nghiên cứu của ngôn ngữ học hiện đại có thể được áp dụng như thế nào trong việc này, cụ thể hơn nữa là trong việc dịch từ các thứ tiếng như tiếng Anh và tiếng Ðức sang tiếng Việt? Dũng Vũ, tác giả công trình nghiên cứu Tiếng Việt và Ngôn ngữ học hiện đại - Sơ khảo về cú pháp, sắp xuất bản, tìm cách trả lời câu hỏi này trong bài viết sau.
    Talawas
    Xưa nay đã có nhiều cuộc bàn luận về dịch thuật. Người ta có thể bàn đủ thứ, song có lẽ ít ai nhận ra cái hệ quả tai hại của dịch thuật, đặc biệt là giới dịch thuật khoa học nhân văn.
    Hầu hết người dịch chỉ quan tâm đến cái khó của dịch thuật là làm sao chuyển tải chính xác ý tưởng một văn bản được viết bằng một thứ ngôn ngữ gốc sang một ngôn ngữ dịch. Dịch văn đã khó, dịch thơ càng khó nữa. Ðại để, người ta chỉ chú tâm vào khía cạnh ấy và xem đó như một vấn đề.
    Tuy nhiên, đó không phải là vấn đề chính. Cái vấn đề chính là dịch thuật có thể phá hư ngôn ngữ mà ít ai để ý. Phải xem đấy là vấn nạn thì đúng hơn và tiếng Việt là một nạn nhân điển hình của vấn nạn dịch thuật.
    Không cần học ngôn ngữ học, không cần hiểu biết các lý thuyết ngữ pháp phức tạp, ai cũng biết, mỗi ngôn ngữ đều có cấu trúc riêng, nếu anh/chị ấy biết ít nhất hai ngôn ngữ. Ngôn ngữ không bất định mà có ngữ pháp. Mỗi ngôn ngữ đều có ngữ pháp riêng. Ngữ pháp của một ngôn ngữ không phải là cái gì ngẫu nhiên từ trên trời rơi xuống mà có quy tắc và logic, nó là kết quả của nguyên tắc hành ngôn đặc thù. Ví dụ tiếng Anh là một loại ngôn ngữ tuyến tính, tiếng Ðức không tuyến tính, tiếng Việt là một ngôn ngữ tịnh tiến (1). Nhờ thẩm năng ngôn ngữ, con người sẽ nhận ra ngay, một câu nói có phải là ngôn ngữ mà mình thông thạo hay không. Thử xem một ví dụ, Lê Văn Lý (1948) dùng 5 chữ tạo ra nhiều câu:
    Sao nó bảo không đến?
    Sao bảo nó không đến?
    Sao không đến bảo nó?
    Sao nó không bảo đến?
    Sao? Ðến bảo nó không?
    Sao? Bảo nó đến không?
    Nó đến, sao không bảo?
    Nó đến, không bảo sao?
    Nó đến bảo không sao.
    Nó bảo sao không đến?
    Nó đến, bảo sao không?
    Nó bảo đến không sao.
    Nó bảo không đến sao?
    Nó không bảo, sao đến?
    Nó không bảo đến sao?
    Nó không đến bảo sao?
    Bảo nó sao không đến?
    Bảo nó: Ðến không sao.
    Bảo sao nó không đến?
    Bảo nó đến, sao không?
    Bảo nó không đến sao?
    Bảo không, sao nó đến?
    Bảo! Sao, nó đến không?
    Không bảo, sao nó đến?
    Không đến bảo nó sao?
    Không sao, bảo nó đến.
    Không bảo nó đến sao?
    Không đến, bảo nó sao?
    Không đến, nó bảo sao?
    Ðến bảo nó không sao.
    Ðến không? Bảo nó sao?
    Ðến không? Nó bảo sao?
    Ðến, sao không bảo nó?
    Ðến bảo nó sao không?
    Ðến, sao nó không bảo.
    Ðến, nó bảo không sao.
    Ðến, nó không bảo sao?
    Ðến, sao bảo nó không?

    Với trò chơi hoán vị 5 từ bên trên, theo lý thuyết, ta sẽ được 120 chuỗi từ khác nhau (theo công thức 5! [5 giai thừa]). Song thực ra chỉ có 38 chuỗi từ nói được. Tạm cho là vậy, nhưng thế nào là nói được? Tại sao người Việt thấy câu ??oNó đến, sao bảo không???? nói được nhưng câu ??oNó đến không sao bảo??? thì không nói được? Người Việt còn có cảm giác ấy, nhưng người ngoại quốc không rành tiếng Việt thì sao? Cảm thấy một câu, một thành tố, một chuỗi từ, một cụm từ nói được bởi vì trong vô thức của từng người Việt đã tồn tại sẵn cái kho tàng cấu trúc tiếng Việt. Chỉ có những cấu trúc nhất định người Việt mới chấp nhận.
    Một ví dụ khác. Giả sử người Việt nói:
    Một cô gái đẹp.
    Cùng nội dung ấy, người Anh sẽ nói: ??oa pretty girl???, hoặc người Ðức: ??oein schönes Mädchen???. Rõ ràng hai cấu trúc cú pháp khác nhau (2). Ðặt câu hỏi, vì sao người Việt không đặt tính từ ??ođẹp??? trước danh từ ??ocô gái??? mà nói ??omột đẹp cô gái??? cho giống người Anh, người Ðức? Người Tàu nói một ??omỹ nhân???. ??oMỹ??? là ??ođẹp???, ??onhân??? là ??ongười???. Tại sao người Việt lại đi nói ngược thành ??ongười đẹp???. Nói theo ngôn ngữ học là tại sao danh từ trong tiếng Hoa được bổ nghĩa bên trái, còn tiếng Việt thì bên phải?
    Cái gì cũng có nguyên nhân của nó. Tiếng Việt là một ngôn ngữ thường dùng nguyên tắc đề diễn (theme/subject interpretation). Người Việt thường lập câu tịnh tiến để diễn đạt nguyên tắc này. Nguyên tắc đề diễn nói lên trình tự nhận diện và nhận thức về một đối tượng muốn diễn tả. Cái trình tự này giống như một hàm số vậy, trước nhất phải có phần tử gốc, rồi sau đó mới ứng dụng được một hàm số chọn lọc lên đó để được một phần tử ảnh. Ở ví dụ trên, đối tượng ??omột cô gái??? chính là phần tử gốc. ??oÐẹp??? là hàm số. Kết quả là ??omột cô gái đẹp???, một phần tử ảnh. Ðiều này logic bởi vì trước nhất phải có ??omột cô gái??? đã rồi mới xem có ??ođẹp??? không. Trước nhất phải nhận diện được đối tượng rồi mới nhận thức xem đối tượng ấy ra sao. Bởi cái trật tự logic này không thể đảo ngược, cho nên người Việt mới nói xuôi. Trong khi đó, người Anh, người Ðức, người Tàu đều nói ngược. Do đó mà ngay điểm này, cấu trúc cú pháp của họ mới không giống cấu trúc cú pháp tiếng Việt. Ðiều họ nói ngược có lý do của nó. Nó có liên quan đến cấu trúc sâu (deep structure) và cấu trúc bề mặt (surface structure), hình thái ngôn ngữ, ... (không thể kể hết ra đây; xin xem chi tiết ở Chomsky 1979, Language and Responsibitity).
    Như đã thấy, nguyên tắc hành ngôn tiếng Việt quyết định ngữ pháp. Ngữ pháp mà bị làm méo mó thì cả cái hệ thống nguyên tắc hành ngôn cũng bị ảnh hưởng lây. Theo thời gian, hạ tầng cơ sở tiếng Việt sẽ từ từ xuống cấp. Cuối cùng, đến một lúc nào đó, chắc chắn sẽ không còn ai đủ can đảm hoặc đủ khả năng giải thích nổi cái cấu trúc của tiếng Việt, bởi nó đã bị loạn chiêu hóa, phi logic hóa.
    Xưa nay ngữ pháp tiếng Việt đã bị biến đổi một cách vô tình, chủ yếu là qua hoạt động dịch thuật và đa phần đều xuất phát từ dịch thuật khoa học nhân văn. Thiếu kiến thức ngôn ngữ học, người dịch có thể làm hư tiếng Việt lúc nào không biết. Biết thế nhưng làm sao có thể trách một người là đã đi sao y cái cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh, tiếng Pháp vào tiếng Việt trong khi người ấy không phân biệt được cấu trúc ngữ pháp của hai ngôn ngữ khác nhau thế nào? Cái khác biệt của từng ngữ pháp nói lên đặc điểm của từng ngôn ngữ, làm sao con người có thể nhận biết ngôn ngữ của mình có đặc điểm gì, tinh hoa gì mà không phải ngôn ngữ nào cũng có? Làm sao có thể trách người dịch khi họ không được trang bị những thức kiến tối thiểu về ngôn ngữ: Thành tố (constituent) là gì? Cấu trúc ngữ đoạn (pharse structure) là gì? Tiếng Việt có những quy tắc ngữ pháp nào? V.v. và v.v.. Có nhà trường nào dạy cho họ những thứ ấy hay không? Ðó là chưa kể có trường hợp người dịch sống lâu năm ở hải ngoại, bị bản ngữ ảnh hưởng nặng đến nỗi, khi dịch, họ đã vô tình phản chiếu hầu như 1-1 cái cấu trúc bề mặt của ngoại ngữ vào tiếng Việt. Hãy xem một vài ví dụ sau đây mà người dịch tưởng rằng người Việt nào nghe cũng lọt lỗ tai.
    Câu bị động (passive sentence):
    My father was fined by the police.
    Ðây là cách lập câu bị động thông thường trong tiếng Anh. Nhiều người hay dịch sát chữ câu trên sang tiếng Việt:
    Bố tôi bị phạt bởi công an.
    Câu này bị lai cấu trúc tiếng Anh. Theo tính tịnh tiến của tiếng Việt, không ai hỏi:
    Bố tôi bị phạt bởi ai?
    Trong thực tế, người Việt không nói vậy mà nói:
    Bố tôi bị công an phạt.
    bởi cách trả lời này mang tính tịnh tiến:
    Bố anh bị gì?
    Từ đây có nhiều câu trả lời:
    Bố tôi bị bệnh (hoặc thất nghiệp, phạt, lường gạt, v.v.)
    Giả sử bị ai đó làm gì, người Việt sẽ hỏi:
    Bố anh bị ai làm gì?
    Từ đây mới có câu trả lời tịnh tiến, ví dụ:
    Bố tôi bị công an phạt.
    Bố tôi bị hãng sa thải.
    Bố tôi bị người ta lường gạt.
    Chứ không ai nói:
    Bố tôi bị sa thải bởi hãng.
    Bố tôi bị lường gạt bởi người ta.
    Hoặc tương tự vậy, người Việt không nói:
    Ông ta bị cắn bởi chó.
    Ðứa con út được cưng chìu bởi bố mẹ.
    Cuộc thi hoa hậu được tổ chức bởi hãng nước hoa Chanel.
    Tội ác sẽ bị lên án bởi xã hội.
    mà nói:
    Ông ta bị chó cắn.
    Ðứa con út được bố mẹ cưng chìu.
    Cuộc thi hoa hậu do hãng nước hoa Chanel tổ chức.
    Tội ác sẽ bị xã hội lên án.
    Giả như ??ochó???,??obố mẹ???,??ohãng nước hoa Chanel???,??oxã hội??? không đóng vai trò theta (q role) như một tác nhân (3), tức yếu tố gây ra hành động, đi chăng nữa, vẫn có trường hợp muốn diễn tả thái bị động (passive voice) mà người Việt không thể bắt chước y hệt cách lập câu của người Anh:
    A mountain was seen in the distance.
    * Một ngọn núi được trông thấy ở đằng xa. (4)
    Câu dịch sát chữ như vậy không được tự nhiên vì chúng ta đã vô tình sao chép nguyên cấu trúc tiếng Anh vào câu tiếng Việt. Cách hành ngôn đó là của người Anh. Cách hành ngôn của người Việt khác:
    Người ta thấy có một ngọn núi ở đằng xa.
    Người ta thấy một ngọn núi ở đằng xa.
    Có một ngọn núi ở đằng xa.
  6. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Cách hành ngôn trên mang tính tịnh tiến, ví dụ:
    Hỏi: Người ta thấy gì?
    Trả lời: Người ta thấy một ngọn núi.
    Hỏi tiếp: ... ngọn núi nào/ở đâu.
    Cuối cùng là câu trả lời: Người ta thấy một ngọn núi ở đằng xa.
    Cả những cấu trúc đề diễn chứa mệnh đề chính (main clause) và mệnh đề phụ (subordinate clause) trong tiếng Anh tưởng chừng rất dễ dịch sang tiếng Việt, thế nhưng không hẳn thế:
    It was I who knocked at your door.
    Nguyên câu trên là mệnh đề chính. Ðoạn ?owho knocked at your door? là mệnh đề phụ. Ðây là hình thức câu chẻ (cleft sentence) rất thông dụng trong tiếng Anh. Nếu sao chép cấu trúc này vào tiếng Việt, chúng ta sẽ được một câu nghe khá lạ tai:
    Ðó là tôi người đã gõ cửa phòng anh.
    Người Việt không nói thế. Cao lắm họ nói:
    Chính tôi đã gõ cửa phòng anh.
    Hình thức câu chẻ trên hầu như không thấy trong tiếng Việt. Hoặc hình thức dùng ?oto?:
    You forget to answer his letter.
    * Anh quên để trả lời bức thư của hắn.
    Người Việt không nói vậy mà thông thường là:
    Anh quên trả lời thư hắn.
    Anh quên trả lời bức thư của hắn.
    Hoặc:
    I?Tll come to see you tomorrow.
    Tôi sẽ tới để thăm anh ngày mai. *
    Ðối với trường hợp này, vẫn có cách nói thuần túy Việt Nam:
    Mai tôi sẽ tới thăm anh.
    Ngày mai tôi sẽ tới thăm anh.
    Nói chung, thay vì dùng ?oto? giữa hai động từ như người Anh, người Việt thường ghép hai động từ lại một: ?oquên trả lời?, ?otới thăm?, ... Tất nhiên trong tiếng Việt cũng có cách dùng?ođể? mà thường bị hiểu nhầm là hoàn toàn đồng nghĩa với ?oto? của tiếng Anh hoặc ?ozu? của tiếng Ðức. Trong tiếng Việt, ?ođể? nằm giữa hai động từ cốt để diễn tả một hành động nhằm mục đích gì, hoặc để diễn tả ý nghĩa nhằm mục đích gì:
    Ăn để mà sống chứ không phải sống để mà ăn.
    Sở dĩ tôi phải giải thích dông dài là để anh đừng hỏi nữa.
    Tiếng Anh là một loại ngôn ngữ tuyến tính giống như tiếng Việt, đặc biệt là cấu trúc câu xác định, tuy vậy, hai ngôn ngữ không giống nhau hoàn toàn (các ví dụ trên đã cho thấy).
    Ngữ pháp có thể bị người dịch thiếu hiểu biết vô tình làm hư mất. Nhưng lạ thay, đối với giới dịch thuật Việt Nam có lẽ điều này không đúng hẳn. Nhìn vào thực tế, ai cũng thấy có một hiện tượng khá lạ lùng là khi dịch tiếng Việt sang ngoại ngữ, người dịch cố gắng viết đúng ngữ pháp của ngoại ngữ ấy, ngược lại, khi dịch một ngoại ngữ sang tiếng Việt, người dịch lại sao chép cấu trúc ngữ pháp của ngoại ngữ ấy vào tiếng mẹ đẻ của mình. Ðây là một điểm yếu tiêu biểu của người Việt. Trong khi đó, lấy tiếng Ðức làm ví dụ, thử đọc bất cứ cuốn sách nào dịch sang tiếng Ðức, người đọc phải công nhận, người dịch luôn bảo đảm viết đúng ngữ pháp tiếng Ðức. Ðiều này chẳng có gì khó hiểu, bởi giới dịch thuật có bài bản là giới không những chỉ thành thạo ngôn ngữ một cách vô thức như người thường (hiểu theo Chomsky là người nói/nghe lý tưởng) mà còn có tri thức ngôn ngữ, nghĩa là ít nhiều gì họ cũng có học về ngôn ngữ học, trong đó, cú pháp (syntax) và ngữ nghĩa (semantic) là hai bộ môn bắt buộc. Lý do cần kiến thức cú pháp là để tránh vấn đề ngữ pháp, lý do cần kiến thức ngữ nghĩa là để tránh vấn đề diễn giải nội dung. Làm chủ kiến thức ngôn ngữ vẫn chưa đủ, họ còn có ý thức bảo vệ tính trong sáng của ngôn ngữ. Có thể nói rằng, kiến thức ngôn ngữ và ý thức ngôn ngữ là hai điều kiện căn bản bắt buộc mỗi người dịch thuật chuyên nghiệp phải có.
    Thế thì chúng ta, mỗi người đã từng dịch thuật, hãy tự hỏi mình đã đạt được những điều kiện ấy chưa? Nên nhớ, viết hay chưa đủ mà còn phải viết đúng ngôn ngữ. Ðiều này hết sức quan trọng, vì khi người đọc tiếp thu cái sai của chúng ta, nó sẽ tiếp tục lây lan như bịnh dịch, làm tiếng Việt càng thêm bịnh.
    Nói thế, chắc sẽ có ý kiến cho rằng, các ngoại ngữ mạnh như tiếng Anh chẳng hạn, nhờ cấu trúc đa dạng, họ có thể diễn đạt nội dung một cách phong phú, dễ dàng; điều này ta nên học hỏi. Theo tôi, cái nhìn này có vẻ thuần cảm xúc. Người có ý kiến ấy có lẽ chưa nhìn thấy mặt giới hạn của tiếng Anh. Hãy thử nhìn vào các lý thuyết nguyên thủy dựa trên ngữ pháp tiếng Anh như Ngữ pháp biến hình tạo sinh (Generative Transformation Grammar), Lý thuyết căn bản (Standard Theory), Lý thuyết căn bản mở rộng (Extended Standard Theory), Lý thuyết chi phối và ràng buộc (Government and Binding Theory [GB]), Nguyên tắc và thông số (Principles and Parameters [P&P]), Cực tiểu luận (Minimalism (MP]) của Chomsky (5). Quy tắc ngữ pháp được lập nên từ các lý thuyết đó đã phải được bổ sung, mở rộng để thỏa các cấu trúc ngôn ngữ khác mà tiếng Anh không có, ví dụ phần lớn quy tắc cấu trúc ngữ đoạn của tiếng Anh chỉ là một tập hợp con của tiếng Việt (tất nhiên tiếng Anh cũng có các cấu trúc mà tiếng Việt không có). Cụ thể, nhờ lý thuyết thanh-X (X-bar theory) (6), người ta có thể gói ghém hầu hết các cấu trúc tiếng Anh vào 3 quy tắc:
    Quy tắc biệt định ngữ (specifier phrase rule): X?T --> (YP) X?T
    Quy tắc phụ ngữ (adjunct phrase rule): X?T --> X?T (ZP) | (ZP) X?T
    Quy tắc bổ ngữ (complement phrase rule): X?T --> X (WP)
    Thế nhưng các quy tắc trên không thể giải thích mọi ngôn ngữ. Nó phải được mở rộng thành:
    Quy tắc biệt định ngữ: X?T --> X?T (YP) | (YP) X?T
    Quy tắc phụ ngữ: X?T --> X?T (ZP) | (ZP) X?T
    Quy tắc bổ ngữ: X?T --> X (WP) | (WP) X
    Kết quả, chúng có thể giải thích được các ngôn ngữ Ấn-Âu (Thổ, Ba Lan, Ý, ...), cả tiếng Tàu cũng không thành vấn đề, song đụng tới tiếng Việt là thất bại ngay. Tại sao? Bởi làm sao có thể giải thích được tính cảm đề của tiếng Việt, hoặc tính tỉnh lược, hoặc những loại từ không nằm trong các lớp từ ?overb class?, ?onoun class?, ?oadjective class?, ?oprepositional class? mà xưa nay các nhà ngôn ngữ Tây phương cứ nghĩ ngôn ngữ tự nhiên (natural language) chỉ có chừng ấy mà thôi?
    Nói ngắn gọn, nếu nghiên cứu kỹ về cú pháp học, chúng ta sẽ hiểu tại sao các quy tắc ngữ đoạn tiếng Anh không đủ giải thích tiếng Việt. Ðừng nên nghĩ văn hay hoặc dở là do cấu trúc. Muốn diễn tả thế nào đi nữa, chúng ta chỉ có bao nhiêu đó loại ngữ đoạn (động từ, danh từ, tính/trạng từ, giới từ); không thể chế thêm. Không ai phủ nhận cấu trúc ngôn ngữ là hạ tầng cơ sở của câu văn, song chưa hẳn đó đã là hạt nhân quyết định hoàn toàn văn phong của người viết. Viết hay/dở còn tùy vào cách dùng chữ, cách tỉnh lược, cách bố cục, ... và đặc biệt là ý tưởng. Người viết tiếng Anh/Pháp/Ðức/... cũng chỉ dùng bao nhiêu đấy loại ngữ đoạn để diễn đạt ý tưởng. Tiếng Việt cũng có các ngữ đoạn ấy.
    Ðã nhìn thấy vấn đề, nay hãy đặt câu hỏi: Làm sao giải quyết được vấn đề đó? Có một điều rất rõ và nên nhìn nhận là mặt giáo dục ngôn ngữ của Việt Nam xưa nay rất yếu. Yếu đến nỗi người Việt dùng tiếng Việt còn không biết cấu trúc của nó thế nào. Nhiều người tự mãn, tiếng Việt hay lắm, phong phú lắm, sâu sắc lắm, v.v., tiếng Anh, tiếng Pháp không bằng, ... Không hiểu nhiều, không nhìn xa nhìn rộng mà cứ tự cao quá đáng. Mặt khác, vì nhìn xa nhìn rộng, nhưng không thực sự hiểu hết cái hay đặc trưng của tiếng Việt, thấy mình không bằng ai, mất tự tin rồi cứ thế mà sao y bản chính cái cấu trúc của người ta. Cả hai thái độ đều không giúp chúng ta giải quyết được vấn đề.
    Nếu không có điều kiện học hỏi như ở các xứ tân tiến, chúng ta vẫn có cách giải quyết vấn đề như thường dù tương đối. Mỗi người Việt (biết tiếng Việt) đều nói đúng văn phạm (ngữ pháp) cả. Xin lưu ý là nói chứ không phải viết. Cái kho tàng quy tắc ngữ pháp còn nguyên vẹn đấy. Nó nằm trong vô thức của từng người. Ðó là cái lợi nếu biết vận dụng thẩm năng ngôn ngữ của mình. Người dịch thuật văn chương có thể thử nghiệm một trong hai giải thuật dịch ngoại ngữ sang tiếng Việt sau đây:
    Giải thuật 1:
    Bước 1: Dịch 1-1 đúng vị trí từng chữ/từ trong câu bản gốc.
    Bước 2: Ðổi vị trí từ hoặc lược từ trong từng thành tố một sao đúng kiểu tiếng Việt, theo văn nói.
    Bước 3: Ðổi vị trí thành tố sao cho đúng cách hành ngôn tiếng Việt (văn nói).
    Bước 4: Chọn lọc từ ngữ, lược từ, mở rộng thành tố cho vừa ý.
    Bước 5: Lập lại bước 1 cho câu kế tiếp.
    Giải thuật 2:
    Bước 1: Hiểu kỹ ý từng câu trong văn bản gốc. Ðể ý văn mạch, ngữ cảnh phía trước.
    Bước 2: Dịch tất cả các từ trong câu văn bản gốc sang tiếng Việt.
    Bước 3: Lẩm nhẩm trong miệng, với ý chính đó, ta sẽ nói bằng tiếng Việt thế nào cho xuôi rồi ghi lại. Xin lưu ý là văn nói chứ không phải văn viết.
    Bước 4: Thêm các chi tiết còn lại cũng bằng văn nói.
    Bước 5: Chuyển sang văn viết: Văn nói thường rất luộm thuộm. Cần trau chuốt. Chúng ta dùng các phương pháp như phép tỉnh lược, phép thế, phép mở rộng, ... ngoại trừ phép hoán vị.
    Bước 6: Ðối chiếu nội dung văn viết bản dịch với bản gốc xem có sát nghĩa không.
    Bước 7: Xem cách hành ngôn có quá xa rời văn nói hay không.
    Bước 8: Lập lại bước 1 cho câu kế tiếp.
    Ðành là có giải thuật, nhưng chưa hẳn là không có điều kiện. Ví dụ giải thuật 1 chỉ ứng dụng được đối với người dịch ít nhiều đã hiểu các nguyên tắc hành ngôn tiếng Việt (tính cảm đề, tính tịnh tiến, tính tỉnh lược, tính đề diễn, ...) cũng như đã hiểu thành tố, ngữ đoạn là gì. (Xem tóm lược trong chuyên luận cú pháp [Dũng Vũ 2001])
    Nói gì thì nói, cách tốt nhất vẫn là nên tìm hiểu thêm về khoa học cú pháp và ngữ nghĩa.
    Dũng Vũ (Stuttgart)
    _______________
    1) xem tài liệu tham khảo (Dũng Vũ 2001: ch.2-3)
    2) Giải thích theo lý thuyết Ngữ pháp cấu trúc ngữ đoạn (Phrase Structure Grammar)
    Terminal:
    N --> cô gái | girl | Mädchen
    A --> đẹp | pretty | schön
    D --> một | a | ein
    Non-terminal (phrase structure rules):
    Tiếng Việt: NP --> (D) N (A) = > một cô gái đẹp
    Tiếng Anh: NP --> (D) (A) N = > a pretty girl
    Tiếng Ðức: NP --> (D) (A) N = > ein schönes Mädchen
    (Ký hiệu: N = noun, A = adjective, D = determiner, NP = noun phrase, | phép OR của logic)
    3) xem tài liệu tham khảo (Dũng Vũ 2001)
    4) * là trường hợp không nói được
    5) xem tài liệu tham khảo: Chomsky
    6) xem tài liệu tham khảo: Dũng Vũ
    ______________________________
    Tài liệu tham khảo:
    Noam Chomsky: Language and Responsibitity. Pantheon Books, New York, 1979.
    Noam Chomsky: Aspects of the Theory of Syntax. M.I.T. Press, Cambridge, 1965.
    Cao Xuân Hạo: Tiếng Việt - Mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa. Nxb Giáo Dục, TP HCM, 1999.
    Dũng Vũ : Tiếng Việt và Ngôn ngữ học hiện đại - Sơ khảo về cú pháp, 2001 (đang được phổ biến trên Văn Học Nghệ Thuật, www.saomai.org, sẽ xuất bản).
    Le van Ly: Le Parler Vietnamien. Huong Anh, Paris, 1948.
    Nguyễn Tài Cẩn: Ngữ pháp tiếng Việt. Nxb Ðại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 1999.
    Nguyễn Kim Thản: Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt. Nxb Giáo Dục, TP HCM, 1997.
  7. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Ða nguyên trong dịch thuật 26.12.01
    Nếu tạm giả thiết rằng đa số dịch giả đủ khả năng diễn đạt các ý tưởng mà họ nhận thức được, thì Dịch gần như đồng nghĩa với Ðọc. Kinh nghiệm của tôi về đọc là một quá trình mang tính thực chứng: mỗi lần đọc lại một tác phẩm tôi đều khám phá được những kinh nghiệm, thông tin và mỹ cảm mới. Vì vậy quan niệm của tôi về Dịch cũng mang tính đa nguyên đa tầng.
    Có lẽ vì không phải là dịch giả, nên tôi hoàn toàn không bị những lo lắng ?oDịch là chết, Dịch là phản? dày vò. Ðối với tôi, bất cứ một bản dịch chấp nhận được nào cũng mang một giá trị nào đó dù nhiều hay ít. Tôi chưa bao giờ phải băn khoăn lựa chọn giữa bản dịch của Ngô Tất Tố hay của Phan Bội Châu khi đọc Kinh Dịch, bởi lẽ khi đọc tôi đều có một cái nhìn phê phán với bất kỳ bản dịch nào. Nếu bản dịch không bị mù mờ tối nghĩa theo tôi là chấp nhận được. Nhưng sau lần đọc đầu tiên thì có lẽ có trong tay càng nhiều bản dịch càng tốt. Ngay cả khi tôi có thể đọc nguyên bản gốc, đọc lại các bản dịch (không nhất thiết phải là tiếng Việt) cũng cho tôi những thông tin mới và lý thú.
    Theo quan niệm của tôi, văn bản là một chìa khoá để ta đi vào khai thác một nội dung nhiều tầng. Dịch nhiều khi phải bám vào một tầng nào đó, vì vậy có thể có nhiều bản dịch khác nhau với giá trị tương đương để bạn đọc lựa chọn tùy theo ý thích vào mỗi thời điểm.
    Hôm nay tôi mê bản dịch của Cao Xuân Hạo, ngày mai tôi lại đổi ý thích đọc bản của Bùi Giáng hơn, đâu có hại gì.
    Nếu các bản dịch này cũng chứa đựng nổi nhiều tầng ý nghĩa khác nhau thì chúng là những sáng tạo tuyệt vời. Sau khi đọc những bản dịch ?onghiêm túc?, đọc các bản dịch như của Bùi Giáng tôi vẫn thấy mình hiểu thêm tác phẩm hơn dược một chút. Có những ý tưởng mà một cách dịch ?onghiêm túc? dù tài hoa đến mấy cũng vẫn bị bỏ sót do tầng ý nghĩa mà tôi quan tâm có khác cái tầng Ðọc của dịch giả.
    Liệu chúng ta có cần giả thiết sự tồn tại của một bản dịch toàn hảo hay không? Liệu chúng ta có cần phải bám lấy một số nguyên tắc dịch nào đó hay không? Liệu các nguyên tắc này có mang ý nghĩa gì hay không? Hay chúng ta cần chấp nhận sự tồn tại của nhiều bản dịch hay, ở nhiều tầng, nhiều góc cạnh? Bản thân tôi sẽ rất hài lòng nếu như có một cái máy dịch, mặc dù sản phẩm có thể là những bản dịch ngây ngô thô sơ. Trong vòng nửa tiếng đồng hồ ta sẽ có một bản dịch cho ?oLolita? rồi trong vài tuần sẽ có các bản dịch khác nhau của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Phú Thịnh, Trương Hồng Quang, ... đều hay đều thú vị, nhưng khác nhau vì chúng khai thác những tầng ý nghĩa khác nhau. Chẳng lẽ như thế không tuyệt vời hay sao. Một nhu liệu như thế gắn vào ?oIn Tờ Nét?, cho phép các ông bà bới rác ở Việt Nam đọc được phần nào ý tưởng của tổng thống Mỹ trong thông điệp cuối năm mà chẳng có ích hay sao. Có thể nào một người bới rác có thể nhận thức như tổng thống Mỹ hay không và nhận thức như thế để làm gì ?
    Nhận thức là gì nếu không phải là một quá trình tiệm cận. Cũng may, chúng ta sống trong một thế giới cho dù nhiễu nhương, nhưng vẫn tương đối gần các điểm ổn định. Chính điều kiện này làm cho chân lý vẫn sống sót, và nhận thức ngày càng gần lại với nhau.
    Nguyễn Anh Cơ (Florida)
  8. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Vài lời về "Dịch thuật, một vấn nạn ngôn ngữ" của Dũng Vũ 28.12.01
    Có một vài điểm tôi không đồng ý với anh Dũng Vũ.
    1. Trong bài viết, anh Dũng Vũ nói:
    Tiếng Việt là một ngôn ngữ thường dùng nguyên tắc đề diễn (theme/subject interpretation). Người Việt thường lập câu tịnh tiến để diễn đạt nguyên tắc này. Nguyên tắc đề diễn nói lên trình tự nhận diện và nhận thức về một đối tượng muốn diễn tả. Cái trình tự này giống như một hàm số vậy, trước nhất phải có phần tử gốc, rồi sau đó mới ứng dụng đuợc một hàm số chọn lọc lên đó để đuợc một phần tử ảnh. Ở ví dụ trên, đối tượng ?omột cô gái? chính là phần tử gốc. ?oÐẹp? là hàm số. Kết quả là ?omột cô gái đẹp?, một phần tử ảnh. Ðiều này logic bởi vì trước nhất phải có ?omột cô gái? đã rồi mới xem có ?ođẹp? không. Trước nhất phải nhận diện được đối tượng rồi mới nhận thức xem đối tượng ấy ra sao. Bởi cái trật tự logic này không thể đảo ngược, cho nên người Việt mới nói xuôi. Trong khi đó, nguời Anh, người Ðức, người Tàu đều nói ngược. Do đó mà ngay điểm này, cấu trúc cú pháp của họ mới không giống cấu trúc cú pháp tiếng Việt. Ðiều họ nói ngược có lý do của nó. Nó có liên quan đến cấu trúc sâu (deep structure) và cấu trúc bề mặt (surface structure), hình thái ngôn ngữ, ... (không thể kể hết ra đây; xin xem chi tiết ở Chomsky 1979, Language and Responsibitity).
    a. Trật tự logic / cấu trúc hàm số (funktionale Struktur) của một cô gái đẹp là:
    $x [cô gái (x) ^ đẹp (x) ] = có một x, sao cho: x là cô gái và x đẹp.
    hoặc
    $x [đẹp (x) ^ cô gái (x) ] = có một x, sao cho: x đẹp và x là cô gái
    Manfred Bierwisch nói về cái gọi là Semantische Form (SF) như sau: ?oIn SF gibt es keine lineare, sondern nur funktionale Struktur... SF-Strukturen (und die ihnen entsprechenden Gedanken) werden durch Prozesse aufgebaut, die in der Zeit ablaufen. Diese Zeitstruktur entspricht aber nicht der Struktur der SF-Representation.? (1)
    Người Anh và người Tàu không thể nói ngược logic được, vì trong trường hợp này, cấu trúc logic chẳng có ngược xuôi gì cả.
    b. Vị trí tương đối của tính từ đối với danh từ mà nó bổ nghĩa đơn giản là một đặc tính riêng của một ngôn ngữ nhất định. Nó không liên quan gì đến cái gọi là cấu trúc chìm (deep structure) và cấu trúc bề mặt (surface structure) cả. Cấu trúc chìm của một cô gái đẹp là một cô gái đẹp. Cấu trúc chìm của ein schönes Mädchen là... ein schönes Mädchen.
    2. Về khái niệm ?otịnh tiến?, hy vọng anh Dũng Vũ sẽ giải thích kỹ hơn một chút. Tôi đã đọc đi đọc lại những ví dụ mà anh đưa ra nhưng chịu không thể tìm được một ý nghĩa gì cả. Chỉ xin hỏi như sau:
    Trong hai câu:
    Bố tôi bị phạt bởi ai?
    Bố tôi bị ai phạt?
    câu nào (có câu trả lời) tịnh tiến? (2)
    3. Anh Dũng Vũ nói:
    Nói chung, thay vì dùng ?oto? giữa hai động từ như người Anh, người Việt thường ghép hai động từ lại một: ?oquên trả lời?, ?otới thăm?, ...
    To trong tiếng Anh không phải chỉ là một preposition, mà còn là một grammatical morpheme, được dùng để chỉ một động từ nguyên thể (infinitive), tương tự như -en trong tiếng Ðức. Nếu coi trả lời trong quên trả lời là một động từ ở dạng nguyên thể, một điều không phải là hoàn toàn vô lý, thì quên trả lời chính là forget to answer.
    4. Anh Dũng Vũ có nhắc đến cái gọi là X-bar Theory:
    Chúng (những quy tắc ?oX-bar?) có thể giải thích được các ngôn ngữ Ấn-Âu (Thổ, Ba Lan, Ý, ...), cả tiếng Tàu cũng không thành vấn đề, song đụng tới tiếng Việt là thất bại ngay. Tại sao? Bởi làm sao có thể giải thích được tính cảm đề của tiếng Việt, hoặc tính tỉnh lược, hoặc những loại từ không nằm trong các lớp từ ?overb class?, ?onoun class?, ?oadjective class?, ?oprepositional class? mà xưa nay các nhà ngôn ngữ Tây phương cứ nghĩ ngôn ngữ tự nhiên (natural language) chỉ có chừng ấy mà thôi ?
    Có thể anh đã không rõ bản chất của X-bar. Tại sao lại là X, mà không phải N, V, A, P...? Bởi vì quy tắc này không đòi hỏi một thứ tiếng cần phải có đúng những gì mà trong ngữ pháp phương tây được gọi là noun, verb, adjective, preposition...Công thức X-bar (3) biểu thị tính cấu trúc của ngôn ngữ: một câu không phải chỉ là một chuỗi từ nối tiếp, mà bao giờ cũng có một cấu trúc. Các cụm từ / ngữ đoạn (phrase) có thể có chức năng cú pháp như một từ. Ví dụ anh bộ đội có cô vợ suốt ngày cằn nhà cằn nhằn có chức năng cú pháp như anh bộ đội, chẳng hạn như đều có thể đứng trước ăn cơm rất nhanh. Ðiều quan trọng là để anh bộ đội có cô vợ suốt ngày cằn nhà cằn nhằn có được một chức năng cú pháp như vậy, cụm từ đó phải có một từ như anh bộ đội. Muốn gọi anh bộ đội là danh từ hay là gì đi nữa không quan trọng. Ðó là ý nghĩa của quy tắc X-bar: X-phrase phải có một X. (4)
    5. Có lẽ anh Dũng Vũ hiểu Chomsky không giống tôi. Một trong những khái niệm cơ bản ở Chomsky là ?ongười nói/nghe lý tưởng?. Anh nói:
    Giới dịch thuật có bài bản là giới không những chỉ thành thạo ngôn ngữ một cách vô thức như người thường (hiểu theo Chomsky là người nói/nghe lý tưởng) mà còn có tri thức ngôn ngữ, nghĩa là ít nhiều gì họ cũng có học về ngôn ngữ học
    Hãy xem Chomsky nói gì:
    Linguistic theory is concerned primarily with an ideal speaker-listener, in a completely homogeneous speech-community, who knows its language perfectly and is unaffected by such grammatically irrelevant con***ions as memory limitations, distractions, shifts of attention and interest, and errors (random or characteristic) in applying his knowledge of the language in actual performance. (5)
    Có thể thấy là ?ongười nói/nghe lý tưởng? là một khái niệm khoa học trừu tượng. Chỉ riêng a completely homogenous speech-community đã là một điều kiện không tồn tại trong thế giới bên ngoài rồi.
    6. Về những người dịch, anh Dũng Vũ phàn nàn rằng:
    Làm sao có thể trách người dịch khi họ không được trang bị những thức kiến tối thiểu về ngôn ngữ: Thành tố (constituent) là gì ? Cấu trúc ngữ đoạn (pharse structure) là gì?
    Liệu đây có phải là một đòi hỏi hợp lý hay không? Biết được ?oHans singt? có cấu trúc thành tố:
    [cp [ Spec Hansi ][C?T [ C singtk ] [IP ti tk ]]]
    thì cũng thú vị, nhưng có cần thiết không?
    Giải thuật dịch của anh Dũng Vũ cũng có những bước mà tôi nghĩ một người dịch bình thường/chuyên nghiệp phải đánh dấu hỏi, ví dụ như :
    Bước 1: Dịch 1-1 đúng vị trí từng chữ/từ trong câu bản gốc.
    Bước 2: Ðổi vị trí từ hoặc lược từ trong từng thành tố một sao đúng kiểu tiếng Việt, theo văn nói.
    Bước 3: Ðổi vị trí thành tố sao cho đúng cách hành ngôn tiếng Việt (văn nói)
    Không hiểu để dịch một câu bình thường như ?oHans hat seinem Freund die Stadt gezeigt? thì nên tiến hành thế nào.
    7. Cuối cùng, xin trích câu sau của anh Dũng Vũ:
    nguyên tắc hành ngôn tiếng Việt quyết định ngữ pháp. Ngữ pháp mà bị làm méo mó thì cả cái hệ thống nguyên tắc hành ngôn cũng bị ảnh hưởng lây. Theo thời gian, hạ tầng cơ sở tiếng Việt sẽ từ từ xuống cấp. Cuối cùng, một lúc nào đó, chắc chắn sẽ không còn ai đủ can đảm hoặc đủ khả năng giải thích nổi cái cấu trúc của tiếng Việt, bởi nó đã bị loạn chiêu hóa, phi logic hóa.
    Ðây là nỗi ?olo bò trắng răng? điển hình: một ngôn ngữ không thể không có cấu trúc, không thể không có ngữ pháp được, vì ngữ pháp là một bản năng, được quyết định bởi (đúng vậy, quyết định bởi, passive voice, tịnh tiến hay không tịnh tiến xin tùy!!!) sinh học của loài người. (6)
    Trịnh Hữu Tuệ (Berlin)
    _______________
    1) Vorlesungsskript
    2) Vì anh Dũng Vũ hay nhắc đến trật tự logic, cũng xin lưu ý một điều là: tại LF (logical form), tất cả các operator như ai/gì/who/what đều được chuyển vị. Tiếng Anh/Ðức khác tiếng Việt ở chỗ operator được chuyển vị ngay tại S-Structure.
    3) Xn ® ... Xm... ; m = n hoặc n - 1
    Nói một cách đơn giản, quy tắc này đòi hỏi một cụm danh từ phải có một danh từ, một cụm động từ phải có một động từ...Từ loại, vị trí, số lượng của những gì đi kèm là một khả năng mở.
    4) Có lẽ lý thuyết X-bar được trình bày và giải thích rõ ràng nhất trong: Fanselow, Gisbert / Felix, Sascha W. (1987). Sprachtheorie. Die Rektions- und Bindungstheorie, Tübingen, Francke Verlag, trang 40-60.
    5) Chomsky, Noam (1965). Aspects of the Theory of Syntax, Cambridge, Massachussetts, The MIT Press, tr. 3.
    6) Xem: Pinker, Steven (1994). The Language Instinct, New York, William Morrow and Company, Inc. Hoặc: Lightfoot, David (1982). The Language Lottery. Toward a Biology of Grammars, Cambridge, Massachussetts, The MIT Press.
  9. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Dịch là cướp 11.12.01
    Theo tôi, dịch là cướp. Nếu không cướp được thì ăn cắp, như trường hợp một ông trạng đi xứ nhét hột ngô Tầu vào bìu khi qua ải Nam Quan, đem về Việt Nam làm giống.
    Vào cái thời chủ nghĩa thực dân đang cực thịnh, chuyện học tiếng Tây tiếng U chỉ là để ?otồn tại?, theo nghĩa của câu ?obây giờ ông đổi lông ra sắt, cách kiếm ăn đời có nhọn không?? Nhìn rộng ra, cả một nền văn chương dịch thuật, hoặc ?obảnh? hơn, viết văn bằng tiếng Tây tiếng U, trước đây, đều qui vào chuyện ?ocách kiếm ăn đời có nhọn không?. Thời Tây thuộc còn khá, vì còn có những bậc tiền bối dám mầy mò tới cõi văn Tây. Thời Mỹ thuộc thì thật quá tệ. Nhưng đây là do quan thầy chứ không phải do đầy tớ: Người Mẽo chỉ muốn có những thằng đầy tớ biết nghe răm rắp lời của chủ: tao là thằng chi tiền! Tây thì còn muốn ?olàm bạn? với một tên cô lô nhần nào sáng sủa một chút.
    Ngay cả những bậc tiền bối viết văn bằng tiếng Tây đúng mẹo văn phạm hơn cả Phú Lãng Sa, dưới mắt một độc giả mẫu quốc, những tác phẩm như ?oNhững huyền thoại về những cõi thanh bình? [Tạm dịch cái tựa ?oLes légendes des terres sereines?(?), của nhà văn Phạm Duy Khiêm] cũng chỉ được coi như là một thứ hương xa cỏ lạ.
    Hiện hữu có trước yếu tính. Tồn tại trước đã, kỳ dư là văn chương (tout le reste est littérature), như người Tây nói. Thành thử công đầu lại vẫn ở những bậc tiền bối như Trương Vĩnh Ký, hay những thầy thông, vào cái thời chữ Nho mới là chữ của nước. Vả chăng, quyền uy của chủ nghĩa thực dân lúc đó ghê gớm quá, dễ gì mà làm một thằng ăn cướp!
    Phải đợi đến những nhà văn di dân thời kỳ hậu thuộc địa, người ta mới hiểu được, chuyện viết văn bằng tiếng nước ngoài, không phải là mất gốc, mà là ngược lại: nói rõ hơn, muốn không mất gốc, là phải viết văn bằng tiếng nước ngoài! Theo nghĩa đó, Kazuo Ishiguro, nhà văn gốc Nhật viết văn bằng tiếng Anh, tác giả Tàn Ngày (The remains of the day), được coi là ?omột người Anh hơn cả người Anh? (un Anglais plus british que les autres), theo Sean James Rose, tác giả một bài viết trên tờ báo Pháp, Ðọc (Lire), số tháng Chín 2001.
    Salman Rushdie, một trong những đứa con của giờ Tý thì cho rằng, muốn giải phóng ra khỏi giấc mơ (muội) vong thân trong ngôn ngữ là phải viết văn bằng tiếng Anh. Trong bài viết ?oQuê hương tưởng tượng?, ông khẳng định: Chinh phục tiếng Anh có lẽ là hoàn tất tiến trình giải phóng của chúng ta.
    Vả chăng, vẫn theo ông, những nhà văn Anh gốc Ấn khó mà từ bỏ tiếng Anh. Con cái của họ lại càng khó hơn nữa, vì đây là ngôn ngữ thứ nhất của chúng. Phải chấp nhận, đối với tất cả và chống với tất cả. Theo từ nguyên học, ?odịch?, traduire, là từ tiếng La tinh ?otraducere?, ?omener au de-là?, mang (đi) đằng đó. Bị đá văng ra khỏi nơi chôn rau cắt rốn, chúng ta đều là những con người ?obị dịch? (nous sommes des hommes ?otraduits?). Cho dù ?odịch là chết ở trong hồn một tí?, ông vẫn khăng khăng với ý nghĩ, rằng có một chút chiến lợi phẩm, mỗi khi đi ăn hàng!
    Chuyện cũng chẳng mới mẻ gì. Cổ đại La tinh đã coi dịch là cướp, giống như mấy trò chém giết (đàn ông), hãm hiếp (đàn bà), cướp bóc vàng bạc của cải, đất đai.
    Nói ngắn gọn, đây chính là sự thành lập đế quốc. Thành thử hủy diệt ngôn ngữ một đất nước đã bị xâm lăng, là nhiệm vụ hàng đầu của kẻ thắng trận, là vậy.
    Talawas: ta là gì? Ta là thằng dịch thuật. Và dịch thuật với người Việt ở trong lẫn ở ngoài, là vấn đề sinh tử; nếu cần, hãy vờ đi chuyện sáng tác trong một thời gian; đổ công, đổ của, đổ sức vào việc dịch.
    Nghĩa là cướp. Không cướp ngày thì cướp đêm. Thành thử những ?onhà dịch thuật? chính là những tên biệt kích văn hóa, vậy.
    (Kỳ tới: Kỹ thuật cướp)
    Nguyễn Quốc Trụ (Toronto)
  10. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Đa đa 14.01.02
    Thưa các vị diễn đàn,
    Phần đông các vị đã lên tiếng ở diễn đàn này đều có vẻ ủng hộ đa dạng, đa chiều, đa nguyên... khiến tôi thấy rất an toàn. Ông Nguyễn Anh Cơ còn đặt vấn đề rất thoáng, không cần phân biệt đông tây. Sau đó lại thoáng hơn nữa, vạch một con đường rộng rãi từ nhất nguyên qua nhị nguyên lên thẳng đa nguyên. Tôi thì muốn không phân biệt nguyên lí, địa lí, thuyết lí, nên sẵn sàng nối từ nhị nguyên qua tam đoạn luận, tứ diệu đế, ngũ hành, lục gia, thất miếu, bát quái, cửu trùng, thập tông. Nhưng e như vậy không lên tới đa nguyên mà tới đa đa là cùng. Vậy xin làm một việc khác:
    Tôi cũng tán thành đa nguyên trong dịch thuật như ông Nguyễn Anh Cơ đề nghị. Tất nhiên tôi còn tán thành việc dịch là cướp và dịch là tiêu vong linh hồn như ông Nguyễn Quốc Trụ tiết lộ, mặc dù hành động cướp và việc linh hồn đang sống chuyển sang từ trần chắc là không diễn ra cùng một chớp mắt. Có thể từ trần trước, cướp sau. Có thể vừa biệt kích xong thì hồn vong thân. Tôi đã quen sống không thắc mắc với những điều còn khó hình dung hơn nhiều. Sau khi đồng ý để dịch giả rộng quyền như vậy, thậm chí cả quyền đụng vào cốt tuỷ tiếng Việt như ông Nguyễn Quốc Trụ có ý biểu dương, độc giả như tôi tất nhiên cũng rộng quyền chọn lựa. Ðồng ý với nhau về nguyên tắc như thế thì dễ lắm. Nếu có một nguyên tắc ngược hẳn, tôi lại sẵn sàng đồng ý, vì đối phó với mọi nguyên tắc là cách sống thọ nhất của người trong nước.
    Vấn đề của tôi là: rộng quyền chọn giữa những bản dịch tồi tệ, tất nhiên là mỗi cái tệ một kiểu, hết sức đa dạng (nhân đây xin nói là so với sự giầu có của cái dở thì cái hay bao giờ cũng là con nhà nghèo), thì xin lỗi các vị, tự do kiểu ấy là tự do chọn giữa đống rác, chắc ông Nguyễn Anh Cơ không có ý cho là thứ những người bới rác đang cần. Xin kể ra đây vài khả năng chọn lựa tự nguyện của người đọc:
    Chọn giữa cái không thể hiểu nổi này và cái cực kỳ tối nghĩa kia. Ví dụ 1: ?oMà bề ngoài của ông cũng không thuộc lứa đàn ông mà đàn bà sẵn sàng tha thứ và đánh giá rộng rãi hơn về sự thiếu trí tuệ. Tên của ông bị rút gọn lại chỉ còn là Appin và tên húy Cornelius dường như chỉ là một nghi thức rửa tội vô hình vô dạng.? (Saki Munro, Khi mèo nhà biết nói, bản dịch của Phương Lê, tạp chí Văn hoá-Văn nghệ công an tháng 12.2001). Ví dụ 2: ?oÐây là thắng lợi của sự tích cực tham dự văn học. Người ta có thể viết thứ văn học này. Việc tích cực tham dự văn học đã không kết thúc cùng với việc gắng sức cho nền văn học hiện thực của chủ nghĩa xã hội.? (Văn học ở chỗ nói ra chân tướng, các nhà văn giải thưởng Nobel nói về Guenter Grass, Phó Thiên Tùng dịch, Văn Nghệ, số 17.2000). Ví dụ 3: ?oVới những gì là hành động nói riêng, tất cả đều vượt qua như xuyên qua một cặp đôi mà người ta khớp vào cho đúng? (Trò chuyện với Patrick Modiano, Trần Hinh dịch, Văn Nghệ số 50.1999). Tôi chịu thua việc đánh giá rộng rãi hơn về sự thiếu trí tuệ và tên húy là nghi thức rửa tội vô hình vô dạng trong ví dụ 1. Tôi đầu hàng trước sự tích cực tham dự văn học của ông Günter Grass trong ví dụ 2, nên vui vẻ chọn ví dụ 3, vì hai dịch giả trên kia còn có vẻ hiểu một vài phần câu dịch, còn dịch giả thứ ba thì cũng như tôi, tuyệt đối không hiểu gì hết.
    Chọn giữa cái cẩu thả này và cái lôi thôi lủng củng kia. Ví dụ 1: ?oThường tôi đi ngủ tương đối sớm, nếu như có được sự dễ dàng.? (Trò chuyện với Patrick Modiano, như trên). Ví dụ 2: ?oNhững lời lẽ đã chĩa vào nền chuyên chế quốc xã của ông, có thể cũng sẽ thích hợp dùng cho thời kỳ cách ly chủng tộc ở Nam Phi.? (Văn học ở chỗ nói ra chân tướng, như trên). Thấm nhuần không khí dịch thuật này, tôi cũng xin phép đặt câu như sau: ?oNếu như có được sự dễ dàng, tôi sẽ chọn ví dụ 2, bất chấp sự phê phán chĩa vào khái niệm ?ocách ly chủng tộc?, vì có thể cũng sẽ thích hợp dùng cho những chọn lựa khác.? Các dịch giả trên đã nẫng ngoại tệ mạnh trong nhà băng văn hoá của thiên hạ, đem về xài không thèm đổi ra tiền mình. Nay tôi lại cướp được một nước sái, chẳng biết có được ông Nguyễn Quốc Trụ tán thưởng không?
    Chọn giữa cái sai này và cái sai khác. Ví dụ 1: C. McCullough, Tiếng chim hót trong bụi mận gai (nguyên tiếng Anh: The Thorn Birds). Ví dụ 2: Truyện cổ Grimm, Cô bé quàng khăn đỏ (nguyên tiếng Ðức: Rotkäppchen). Những cái sai có vẻ vô thưởng vô phạt như vậy lại không hề vô hại: lâu dần, người đọc nghiêm túc mất hẳn lòng tin vào các bản dịch. Thà đánh vật với cuốn từ điển ngoại ngữ tự học để mò mẫm từng chữ trong nguyên bản còn hơn.
    Chọn giữa một mẫu số chung duy nhất. Tôi cũng nhận là văn chương Việt Nam thiên về tình cảm, phải khéo lắm mới không thành đa cảm. Học trò tôi bình thường rất thực dụng, không tặng hoa ngày các nhà giáo nữa mà tặng bàn là hơi và chảo chống dính, nhưng cứ động bút viết bài tập làm văn là thành các nhà lãng mạn chân chính và rất chuộng những ví von mầu mè. Cái tiếng Việt chảy nước đầm đìa ấy ở đâu ra? Một phần rất lớn ở các bản dịch tác phẩm nước ngoài sang tiếng Việt. Hạng trên một chút thì có Một mình với mùa thu (Pautovski), Bản du ca cuối cùng (E.M. Remarque), Cây phong non choàng khăn đỏ (Aitmatov) ..., hạng dưới thì không tả xiết: Chiều tàn thu muộn, Người giầu cũng khóc, Nỗi lòng thấu trời xanh, Thiên thần gẫy cánh, Dòng đời nghiệt ngã, Ðêm trước một rạng đông vô vọng... Các nhân vật của ông Beckett nói tiếng Việt cũng bóng bẩy nhịp nhàng như các nhân vật của ông Shakespeare, mà các nhân vật của ông Shakespeare thì nói tiếng Việt không khác mấy các nhân vật phim Hàn Quốc ***g tiếng. Thế thì nhạc heavy metal do băng Sài Gòn Huớng dương đồng nội chơi có mùi tiền chiến cũng phải. Ðể bổ sung các nguyên tắc dịch chưa biết có khả thi không mà các vị đã nêu, tôi xin nêu thêm cái nguyên tắc đã thành hiện thực phổ quát là: Dịch là pha nước ngọt. Ông Nguyễn Anh Cơ có vẻ dễ tính, chắc đôi khi cũng thú món xi rô này.
    Những ví dụ như đã dẫn nhan nhản trong mọi tờ báo và tạp chí, không ai buồn trách nữa. Một lúc nào đó chúng ta sẽ coi đó là đương nhiên. Vận động của ngôn ngữ mà!
    Trần Trọng Hoàng Bách (Lái Thiêu)

Chia sẻ trang này