1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Báo về dịch thuật

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ Tiếng Anh Sài Gòn (Saigon English Club)' bởi Tao_lao, 19/10/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Xin hỏi anh Trịnh Hữu Tuệ 31.03.02
    Trước nhất xin cảm lời thư trả lời của anh Tuệ. Tranh luận với anh phải nói là thú vị, chỉ có điều là đôi khi tôi vẫn chưa hoàn toàn hiểu anh hoặc không đồng ý với anh. Dựa vào tinh thần thư trả lời của anh, trực tiếp và ngắn gọn, tôi xin hỏi anh những điểm cụ thể sau:
    Theo anh, thế nào là đúng ngữ pháp đối với một ngôn ngữ tự nhiên của một cộng đồng tiếng nói?
    Muốn nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, theo anh, phải có điều kiện gì, dựa trên cơ sở gì, phải để ý những gì để đừng bị ngữ pháp ngôn ngữ khác ảnh hưởng?
    Theo anh, để giải thích 2 câu ví dụ anh cho:
    The painting hangs on the wall.
    This book sells well.
    anh sẽ vẽ sơ đồ X-gạch, làm rõ vai trò từng phần tử ra sao? Ðể so sánh, xin vẽ hộ luôn câu (người Bắc thường hay nói):
    Chó treo mèo đậy.
    Một ứng dụng thực tiễn. Giả sử anh muốn chế máy nhận diện ngôn ngữ con người mà bộ phận phân tích cú pháp chỉ dùng quy tắc X-gạch. Máy nhận được hai câu:
    Tôi phải đi ăn cơm.
    Tôi phải đi cắt tóc.
    theo anh, anh sẽ dạy máy phải hiểu thế nào cho giống người?
    Ví dụ một câu người Việt nói được: ?oNhà tôi có nuôi một con mèo?. Lược từ ?ocon? thành ?oNhà tôi có nuôi một mèo?. Theo anh, câu tỉnh lược này nói được không? Nếu được, xin miễn bàn. Nếu không, ?okhông nói được? có thể coi là ?ođúng ngữ pháp? được không?
    Ðối với ngôn ngữ, tôi để ý, anh thường tin một cách chắc nịch vào logic cổ điển để lý luận. Ðiển hình, khi phát biểu: ?oKhi nói 'do tỉnh lược (p) nên sai ngữ pháp (q)', tức là muốn đúng ngữ pháp (~q) thì không được phép có tỉnh lược (~p). Ðây là modus tollens, chẳng có gì là 'không ổn' cả.?, anh đã dùng phép phủ định quá dễ dàng. Vậy suy ra, có thể nói theo anh, nhỏ là không lớn, lớn là không nhỏ?
    Ðể tránh tình trạng mất thông tin lệ thuộc vào ngữ cảnh, văn mạch, tôi không cắt xén, trích dẫn từng câu mà kèm theo sau phần bài kỳ rồi của anh có liên quan đến 6 điểm trên cho tiện việc theo dõi.[*] Cảm ơn anh.
    Dũng Vũ (Stuttgart)
  2. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Dịch là chấp nhận phần số của mình (1) 20.01.02
    Lời người viết: Nhân Trần Trọng Hoàng Bách, một tác giả ở trong nước, có nhắc tới hai bài viết mới đây của tôi, trên diễn đàn Talawas, tôi viết bài này, như một món quà gửi người bạn nói trên, (trong bài viết có một chi tiết làm tôi tự hỏi, liệu có phải đây là một cố nhân đã từng rành rẽ Sài Gòn, và quãng đời sa sẩy tuyệt vời của tôi hay không). Bài hơi dài, tôi xin viết thành vài kì.
    NQT
    Trăm Năm Cô Ðơn, tiểu thuyết của G. García Márquez, bản dịch của Nguyễn Trung Ðức, Phạm Ðình Lợi, Nguyễn Quốc Dũng; Nguyễn Trung Ðức viết lời giới thiệu, nhà xuất bản Văn Học, Hà Nội (ấn bản 2000), trang 67 (chương thứ nhì, ngay sau chương mở đầu):
    ?oKhi tên cướp biển Phranxít Ðrăc tấn công Riôcha ở thế kỷ XVI, bà tổ của Ucsula Igoaran quá kinh ngạc trước tiếng chuông nhà thờ inh ỏi đổ hồi và tiếng đại bác chát chúa nổ rền, đến mức quẫn trí ngồi vào một bếp than hồng. Những vết sẹo cháy đã làm bà cụ trở thành một người vợ ăn bám suốt đời. Cụ chỉ có thể nằm nghiêng một phía, dựa lưng trên những chiếc gối đệm, và đi đứng kỳ dị, bỏi thế chẳng bao giờ cụ đi ra ngoài trước con mắt mọi người. Cụ từ bỏ mọi sinh hoạt xã hội, vì bị ám ảnh bởi cái ý nghĩ người mình phả ra mùi khét khó chịu. Ánh bình minh bắt gặp cụ ở ngoài sân. Cụ không dám ngủ bởi nằm mộng thấy bọn người Anh cùng với những con chó dữ tợn đã trèo qua cửa sổ phòng ngủ và làm cụ chết khiếp vì những cực hình ghê rợn bằng những thanh sắt nung đỏ.?o
    Ðoạn văn dịch trên đây thật dễ đọc, và chẳng có gì là khó hiểu, hay lủng củng, nhưng với một độc giả ?ođọc đến nơi đến chốn?, không có trong tay, hoặc không thể đọc nguyên bản, chỉ căn cứ vào bản tiếng Việt, sẽ có ít ra là hai ?othắc mắc? sau đây:
    1. ?oQuá kinh ngạc trước... đến mức quẫn trí...?: kinh ngạc làm sao có thể đưa đến quẫn trí?
    2. ?oNhững vết sẹo cháy... ăn bám suốt đời?: ?osẹo cháy? làm sao ?olàm cho bà cụ trở thành ăn bám suốt đời??
    Theo ghi chú của nhà xuất bản, bản tiếng Việt được dịch từ nguyên tác Tây Ban Nha. Người viết bài này không biết tiếng Tây Ban Nha, nhưng đã thử so sánh đoạn trên với đoạn được dịch ra tiếng Anh (dịch giả Gregory Rabassa, NXB Avon Books, Nữu Ước):
    1. Tiếng chuông nhà thờ đổ hồi, bản tiếng Anh: tiếng chuông báo động đổ hồi (the ringing of the alarm bells). Quá kinh ngạc, bản tiếng Anh dịch là became so frightened: quá khiếp sợ.
    2. Bà vợ ăn bám suốt đời, bản tiếng Anh: bà vợ vô dụng suốt những ngày còn lại của bà (a useless wife for the rest of her days).
    Như vậy, bà vợ vô dụng suốt những ngày còn lại của mình có nghĩa là bà vợ không còn đáp ứng được việc chăn gối, chứ không phải, vì bị sẹo bỏng nên không làm việc được nữa, và phải ăn bám chồng con.
    Bản tiếng Anh còn cho thấy một số khác biệt (vết sẹo cháy/vết bỏng; đi đứng kỳ dị/ dáng đi của bà chắc phải kỳ cục, cho nên bà không còn đi ra ngoài đường ngoài phố nữa; cực hình ghê rợn/tra tấn nhục nhã (shameful torture)... những chi tiết đều quyện vào nhau, mỗi chi tiết cho thấy/hoặc giấu giếm một ý nghĩa nào đó của câu chuyện, và chỉ ?osáng tỏ, khi ?osự thực?o xuất hiện: ?oChỉ vì sợ nằm mơ thấy mấy tên cướp người Anh và những con chó dữ tợn... tra tấn nhục nhã bằng những thanh sắt nung đỏ.?o
    Bạn có thể coi cả đoạn trên chỉ là một câu văn, bởi vì nên nhớ một điều, García Marquez là một nhà văn thuộc ?otrường phái?o William Faulkner!
    Phạm Thị Hoài, nhân câu chuyện, cung cấp bản dịch tiếng Ðức:
    Als im sechszehnten Jahrhundert der Seeräuber Francis Drake Riohacha überfiel, erschrak Ursulas UrgroYmutter dermaYen über Sturmläuten und Kanonendonner, daY sie die Nerven verlor und sich auf einen brennenden Herd setzte. Die Brandwunden machten sie für den Rest ihres Lebens zu einer untauglichen Ehefrau. (Bản dịch của Curt Meyer-Clason, NXB Kiepenheuer & Witsch, Köln, 1970)
    và cho biết những chỗ gạch chân:
    - erschrak: khiếp sợ, hoảng
    - Sturmläuten: chuông dồn dập, đổ hồi. Không thấy có nhà thờ trong câu này. Nghe chuông dồn dập thì tất nhiên là hoảng, rồi nghe Kanonendonner, sấm đại bác, tiếng đại bác gầm, lại càng hoảng, đầu óc để đi đâu cả (die Nerven verloren), nên mới ngồi lên luôn cái bếp đang cháy.
    - Brandwunden: không phải là vết sẹo cháy, mà là vết bỏng.
    - untauglich: vô dụng, chứ không phải ăn bám.
    Như vậy bản tiếng Anh và bản tiếng Ðức tương đối khớp nhau.
    Bản dịch sẽ bớt sai sót, nếu:
    Người dịch thật rành rẽ tiếng... Việt.
    Ðây là điều kiện tiên quyết, tối hậu, sinh tử v.v... và v.v... đối với bất cứ một cá nhân nào lăm le dịch tiếng nước ngoài ra tiếng nước mình. Bạn càng rành rẽ tiếng nước mình tới đâu, bản dịch càng đáng tin cậy tới mức đó. Một người rành tiếng Việt, làm sao không ?ongạc nhiên?o tự hỏi, tại sao ngạc nhiên lại đưa đến quẫn trí, tại sao chỉ bị bỏng ở bàn tọa, mà lại trở thành bà vợ ăn bám?...
    Dịch hay không dịch, bất cứ bản văn nào cũng đều cưỡng lại mọi cố gắng làm cho nó có nghĩa. Trần Trọng Hoàng Bách đành chọn cái này, thay vì cái kia, trong khi không có nguyên tác trong tay, điều này cho thấy, ông căn cứ trên khả năng, sự rành rẽ tiếng Việt của ông, khi chọn lựa.
    Nếu dịch là cướp, chỉ một khi bạn tự tin vào khả năng phòng thủ của mình mới dám rước họa vào nhà, mới biến của cải của người thành của mình. Theo nghĩa đó, George Steiner cho rằng, thi sĩ là những dịch giả tốt nhất. Sau nhà thơ, tới những kẻ bị đá văng ra bên lề xã hội, hay bị đá văng ra khỏi nơi chôn rau cắt rốn (outcasts, wanderers). Và dịch là số phần của họ, nếu muốn ôm dịt lấy căn nhà hữu thể (chữ của Heidegger để chỉ ngôn ngữ).
    ?oBảnh?o hơn nữa, là dùng ngay tiếng của người làm võ khí, để đi ăn cướp! Phần số, trời đầy, kẻ bị trù yếm: Cứ mỗi lần Ursula bị khổ vì những ý nghĩ khùng điên của chồng, bà lại chồm ngược về quá khứ hơn ba trăm năm, cái quá khứ của số mệnh và trù ẻo, cái ngày Sir Francis Drake tấn công Riochia; tôi cũng muốn bắt chước bà, nhảy ngược về quá khứ, của số mệnh và trù ẻo, cái ngày mà người Pháp tấn công Nam Kỳ....
    (còn tiếp)
    Nguyễn Quốc Trụ (Toronto)
  3. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Muốn dịch đúng, phải có hiểu biết về văn hoá nước mình, và phải... đọc 18.06.02
    Vào tháng 4/2002, trong bức thư mang nhan đề "Vài suy nghĩ về bản dịch bộ Mĩ học-Hegel của Phan Ngọc", tôi có đề nghị Talawas ra tay thẩm định bản dịch của Phan Ngọc. Hôm nay, lên Talawas đọc bài "Sấm Hegel" của Phạm Thị Hoài, tôi thấy cần phải thành thật bày tỏ lòng biết ơn của tôi đối với cuộc thẩm định gọn ghẽ mà đích đáng của chị.
    Trong thư này, tôi xin nêu lên vài hiện tượng khác, cũng hơi... khó coi. Cùng lúc, tôi cũng xin đóng góp vài ý nhỏ vào cuộc đàm luận về dịch thuật của chúng ta.
    1. Muốn dịch đúng, phải có hiểu biết về văn hoá nước mình
    Trong bài "Dịch là chấp nhận phần số của mình" (Talawas, Ngôn Ngữ và Dịch Thuật, 20.01.02 và 22.01.02), Nguyễn Quốc Trụ có nêu lên một ý tưởng nhằm giúp người dịch bớt sai sót. Ông viết:
    "Bản dịch sẽ bớt sai sót, nếu: Người dịch thật rành rẽ tiếng... Việt. Ðây là điều kiện tiên quyết, tối hậu, sinh tử v.v... và v.v... đối với bất cứ một cá nhân nào lăm le dịch tiếng nước ngoài ra tiếng nước mình. Bạn càng rành rẽ tiếng nước mình tới đâu, bản dịch càng đáng tin cậy tới mức đó."
    Tôi hoàn toàn đồng ý với Nguyễn Quốc Trụ về điều ấy, vì điều ấy vốn đã hiển nhiên đến độ ai cũng biết. Tôi chỉ xin góp ý với ông rằng, để bản dịch bớt sai sót, không những người dịch phải thật rành rẽ tiếng nước ngoài và tiếng nước mình, mà còn phải có hiểu biết về... văn hoá nước mình nữa. Ðiều này thoạt nghe có vẻ... quá thừa, nhưng, kỳ thực, lại chẳng thừa chút nào.
    Thông thường, trong các cuộc đàm luận về dịch thuật, người ta thường bảo nhau rằng để bản dịch bớt sai sót, người dịch phải có hiểu biết về văn hoá của quốc gia làm chủ thứ tiếng của văn bản gốc. Chẳng hạn, để dịch nhóm chữ "Extraordinary Fellow", người dịch phải biết rõ các chức năng và trách vụ trong sinh hoạt hàn lâm của các học viện ở Anh quốc, chứ không thể tỉnh khô quăng ra nhóm chữ kỳ quặc "Người Bạn Khác Thường", như Nguyễn Quốc Trụ đã "dịch" ra Việt ngữ chức vụ của George Steiner tại Học Viện Churchill thuộc đại học Cambridge. (Xem bản dịch của Nguyễn Quốc Trụ ở http://www.saomai.org/~tinvan/unicode/pv/pv06_george_steiner.html) Ðọc nhóm chữ "Người Bạn Khác Thường", chắc chắn độc giả Việt Nam trong nước sẽ chẳng đoán nổi ông Steiner làm gì ở Học Viện Churchill. Tôi trộm nghĩ có lẽ nên dịch nhóm chữ "Extraordinary Fellow" thành ra "Viện Sĩ Kiệt Xuất", hay "Viện Sĩ Ưu Liệt", chẳng hạn, thì dễ hiểu hơn và chính xác hơn chăng?
    Tuy nhiên, đối với độc giả phổ thông, những sai sót như thế của dịch giả có thể tạm... "thông qua", vì cái ông Steiner gì đó có là "Người Bạn Khác Thường" của học viện gì đó ở Anh quốc thì cũng chẳng sao cả. Vâng, tạm "thông qua", vì không rành văn hoá của nước ngoài thì "nhìn chung" cũng có thể châm chước được (mặc dù đối với giới dịch thuật chuyên nghiệp thì đây là điều không thể khoan thứ).
    Nhưng dịch mà không rành văn hoá nước mình là điều thật khó "thông qua". Thật ra, trong các cuộc đàm luận về dịch thuật của chúng ta, tôi cũng chưa nghe ai nhắc đến điều kỳ cục này. Có lẽ vì đó là điều khó có thể xảy ra. Ấy vậy mà nó lại xảy ra mới thật là đau chứ!
    Năm 1997, trong lúc đọc tạp chí Thơ (số 11), tôi tình cờ thấy một bản Việt ngữ của bài thơ "El guardián de los libros" của Borges do Nguyễn Quốc Trụ thực hiện. (Bản dịch này hiện đang được đăng lại trên http://www.saomai.org/~tinvan/unicode/cn/cn06_borges_noi_ve_tho.html). Borges là một tác giả tôi say mê, và bài thơ ấy cũng là một bài thơ tôi đặc biệt yêu thích, vì có lẽ đó là bài duy nhất Borges viết về Trung Hoa. Tôi lập tức đọc bản dịch Việt ngữ. Và tôi... lạnh mình. Ngay từ những câu đầu tiên của bài thơ, Nguyễn Quốc Trụ đã dịch như thế này:
    Người Giữ Những Cuốn Sách
    Sừng sững nơi đây: Những khu vườn, những miếu đền và lý do của những
    miếu đền;
    đúng: âm nhạc, đúng: những từ;
    hình sáu điểm sáu mươi-bốn; những buổi lễ; chúng là sự uyên thâm độc nhất
    ông trời dành cho con người;
    ...
    Nguyên tác tiếng Tây Ban Nha của đoạn thơ trên là thế này:
    El guardián de los libros
    Ahí están los jardines, los templos, y la justificación de los templos,
    la recta música y las rectas palabras,
    los sesenta y cuatro hexagramas,
    ...
    Tạm bỏ qua mấy chỗ chướng mắt nho nhỏ như những dấu hai chấm vô nghĩa, chẳng hạn; hay như nhóm chữ "la recta música y las rectas palabras" (trong bản Anh ngữ là "exact music and exact words"), mà Nguyễn Quốc Trụ dịch thành "đúng: âm nhạc, đúng: những từ" (sao không dịch là "chính nhạc và chính ngôn"?); tôi xin thú thật rằng tôi... nín thở khi thấy nhóm chữ "los sesenta y cuatro hexagramas" (trong bản Anh ngữ là "the sixty-four hexagrams") bị ông dịch thành "hình sáu điểm sáu mươi-bốn".
    Bài thơ này nằm trong một bài phỏng vấn Borges, do Di Giovanni thực hiện. Như thế, Nguyễn Quốc Trụ hiển nhiên đã dịch từ bản tiếng Anh. Theo như diễn biến của cuộc phỏng vấn đó, sau khi nghe Di Giovanni đọc hai câu "exact music and exact words, / the sixty-four hexagrams", Borges đã ngắt lời và giải thích rất rõ ràng ý đồ của mình. Thử đọc lại bản dịch của Nguyễn Quốc Trụ ở đoạn này:
    Di Giovanni:
    Exact music and exact words;
    the sixty-four hexagrams...
    Borges: Tôi đang nghĩ đến The Book of Changes, hay I Ching, và những hình sáu điểm...
    Như thế, Borges cho biết rõ rằng ông viết hai câu thơ trên khi đang nghĩ đến Kinh Dịch. Tôi ngờ rằng Nguyễn Quốc Trụ không biết "The Book of Changes", hay "I Ching", tức là Kinh Dịch, và có lẽ ông cũng chưa hề đọc Kinh Dịch hay bất cứ sách nào về Kinh Dịch, nên ông mới bạo gan sáng tác một nhóm chữ vô nghĩa là "hình sáu điểm sáu mươi-bốn" để dịch nhóm chữ "the sixty-four hexagrams".
    Ở đây, tạm bỏ qua hiểu biết căn bản về Kinh Dịch, chỉ riêng việc chuyển ngữ trực tiếp đã vấp phải sai lầm trầm trọng. Tệ lắm cũng phải dịch "the sixty-four hexagrams" thành "sáu mươi bốn hình sáu điểm" cho đúng văn phạm, chứ sao lại thành "hình sáu điểm sáu mươi bốn"? Mà người dịch "thật rành rẽ tiếng Việt" thì sao lại có cú pháp lạ lùng như thế!
    Thật ra, có lẽ đa số người Việt có hiểu biết căn bản về văn hóa Ðông Á đều hiểu ngay "the sixty-four hexagrams" là "lục thập tứ quái", hay dễ hiểu hơn, là "sáu mươi tư quẻ sáu vạch". Từ "sáu mươi tư quẻ sáu vạch" ở Ðông Á, chạy sang tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh thành "los sesenta y cuatro hexagramas" và "the sixty-four hexagrams", thì chẳng có gì rắc rối. Ðến khi nó chạy ngược về tiếng Việt, qua trung gian dịch thuật của Nguyễn Quốc Trụ, thì thành... sấm: "hình sáu điểm sáu mươi bốn". Ðố ai hiểu đó là cái gì nữa?
    2. Muốn dịch đúng, trước hết phải... đọc
    Trong bài "Nói mà chơi" (Talawas, Ngôn Ngữ và Dịch Thuật, 08.05.02), Phạm Xuân Nguyên viết:
    Ông Dương Tường có nói một ý này hay: dịch những tác phẩm văn học để giúp cho giới văn nâng cao nghệ thuật kỹ thuật viết, ngoài ra còn giúp cho đông đảo người Việt viết đúng viết giỏi tiếng Việt hơn. Tôi nhắc đến cuốn ?oTerre de l?Thomme? của Saint-Exupéry với hai cách chuyển ngữ đầu đề: ?oCõi người ta? (Bùi Giáng), ?oQuê xứ con người? (Nguyễn Thành Long). Ông Tường bảo ông muốn dịch là ?oNhân gian?, vì cái tên gốc có cả phần đất và phần người, hai cái tên dịch kia nhấn nhiều về phía người, vả lại đọc sách thì thấy cậu Hoàng tử nhỏ ở hành tinh khác nhìn về quả đất kia mà.
    Ông Dương Tường nói: "dịch những tác phẩm văn học để giúp cho giới văn nâng cao nghệ thuật kỹ thuật viết". Nghe thích lắm. Và ông nói: "...giúp cho đông đảo người Việt viết đúng viết giỏi tiếng Việt hơn". Nghe lại càng thích. Chỉ có một điều cả ông Dương Tường lẫn ông Phạm Xuân Nguyên quên nói. Ðó là: muốn dịch những tác phẩm văn học nước ngoài, trước hết phải chịu khó đọc những tác phẩm ấy.
    Ðiều này nghe có vẻ quá thừa thãi và đáng buồn cười nhưng, kỳ quặc thay, lại cần phải nói ra ở đây. Bằng chứng hiển nhiên là cả hai ông Dương Tường và Phạm Xuân Nguyên đều chưa đọc tác phẩm của Saint-Exupéry mà đã "dịch" tùm lum cả lên! Này nhé: nhan đề cuốn sách là Terre des hommes chứ đâu phải là "Terre de l'homme". Té ra hai ông chưa đọc đến cả nhan đề của nguyên tác! Lại nữa: cuốn Terre des hommes (do Saint-Exupéry viết năm 1939 sau khi được André Gide khuyến khích) kể lại đoạn đời của chính tác giả khi làm phi công cho Aéropostale, chứ đâu phải cuốn Le petit prince (viết năm 1943) mà có cái chuyện "vả lại đọc sách thì thấy cậu Hoàng tử nhỏ ở hành tinh khác nhìn về quả đất kia mà"? Té ra hai ông cũng chưa đọc cả hai bản dịch Cõi người ta và Hoàng tử bé của Bùi Giáng! Thật thú vị nhỉ!
    Nhân đây, tôi cũng xin nói thêm rằng tôi không đồng ý với chuyện "Ông Tường bảo ông muốn dịch là ?oNhân gian?, vì cái tên gốc có cả phần đất và phần người, hai cái tên dịch kia nhấn nhiều về phía người".
    Chữ "gian" có nghĩa là "giữa". Trong Từ Ðiển Hán Việt Hiện Ðại (nxb Thế Giới, Hà Nội, 1994), chữ "nhân gian" được giải thích là "giữa cuộc đời, giữa những con người". Vậy, "phần đất" của ông nằm ở chỗ nào? Còn chữ "cõi", ngược lại, có thể là chữ chứa chút ít "đất" trong đó chứ chẳng chơi. Khi người anh em Trung quốc kéo quân xâm lấn "bờ cõi" của nước ta, thì nhân dân trong toàn "cõi" Việt Nam há đã chẳng tạm thời gát lại mọi chuyện của "cõi" riêng để cùng hiệp lực chống trả đó ư? Cụ Tiên Ðiền làm thơ "trăm năm trong cõi người ta...", thì "cõi" ấy ở trên mặt đất hay là ở đâu vậy?
    Bùi Giáng, nhà thơ tài hoa đã từ giã "cõi" trần, dịch Terre des hommes thành Cõi người ta, tưởng là đã quá hay, mà lại bị chê bai bởi những dịch giả chưa hề đọc Terre des hommes. Ngược lại, Louis Galientière dịch Terre des hommes thành Wind, Sand, and Stars, tưởng là quá... trật lất, mà lại được La Société Civile pour l?T'uvre et la Mémoire d?TAntoine de Saint-Exupéry xem là bản dịch classique. Thế mới biết tiêu chuẩn dịch thuật của trí thức Việt Nam quá cao so với Pháp! Hãnh diện quá!
    *
    Có lẽ tôi nên dừng lại ở đây vì tự nhiên thấy mất hứng. Chỉ xin kết luận rất gọn rằng "rành rẽ tiếng nước mình" đến đâu đi nữa, mà dịch giả không đủ hiểu biết về văn hoá nước mình, thì bản dịch cũng chỉ là... sấm; và nếu muốn "dịch những tác phẩm văn học để giúp cho giới văn nâng cao nghệ thuật kỹ thuật viết, ngoài ra còn giúp cho đông đảo người Việt viết đúng viết giỏi tiếng Việt hơn", thì trước hết dịch giả phải chịu khó... đọc nguyên tác.
    Hoặc Ngữ (Australia)
  4. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Sấm Hegel 09.06.02
    Bertolt Brecht từng tuyên bố: ?zNgười nào đọc Hegel là lỗi tại người ấy.?o(?zWer Hegel liest, ist selbst schuld.?o) Tôi không tự nguyện đọc Hegel bao giờ, cũng không ngờ có Mĩ học ("sthetik) của Hegel trong tiếng Việt trước, còn những tác phẩm trụ cột, ít nhất là Phänomenologie des Geistes, có lẽ lại không bao giờ xuất hiện. Dịch Hegel sang tiếngViệt là việc hiếm người dám làm. Phan Ngọc đã thực hiện việc ấy, có lẽ trong cả chục năm ròng rã. Kết quả là Mĩ học, trọn bộ hai tập với lời giới thiệu của dịch giả, tổng cộng gần 1800 trang, nhà xuất bản Văn Học, Hà Nội, 1999.
    Sự nổi tiếng của tác phẩm này, như tất cả những tác phẩm một thời gian dài bị khoá trong hai cái ngoặc kép có vấn đề (vì sao lại ngoặc kép, tôi không bao giờ cắt nghĩa nổi) mà thỉnh thoảng vẫn bị kẻ sành sỏi moi ra vài câu đầy trọng lượng để trích dẫn, rất đắt, cũng như uy tín của dịch giả khiến người đọc bản tiếng Việt tuy sớm đầu hàng, song phần đông còn sớm trút bỏ mọi hoài nghi hơn. Vả lại Mĩ học-Hegel ấy của Phan Ngọc không phải không dùng được vào việc gì. Dùng để bói, như Kinh Dịch, Trạng Trình, Nostradamus, có lẽ rất thích hợp. Giở bất kì trang nào trong gần 1800 trang đó, kể cả những trang mục lục, cũng trúng ngay một câu không có cách nào hiểu bằng lí trí đơn thuần. Dường như chỉ dành cho những trí tuệ siêu đẳng. Dường như dùng siêu ngôn ngữ. Chúng là những câu sấm.
    Mĩ học của Hegel trong nguyên tác không phải là tác phẩm khó đọc và khó hiểu nhất. Nó vốn là các bài giảng ở đại học Heidelberg những năm 1817, 1818 và Berlin 1820/21, 1823, 1826 và 1828/29 về triết học nghệ thuật, sau này được soạn thành bộ. Ông thầy Hegel đứng trên bục có lẽ đã phải truyền đạt những tư tưởng dù không đơn giản của mình sao cho người nghe có thể theo dõi và tiếp thu được. Ngôn ngữ của các bài giảng ấy là một ngôn ngữ hàn lâm trừu tượng nhưng tương đối sáng tỏ, phần lớn là đủ mạch lạc, nhiều đoạn dài còn có vẻ giản dị. Không hề là ngôn ngữ sấm.
    Tôi xin phép khẳng định ngay rằng, đánh giá bản dịch của Phan Ngọc bằng cách so với nguyên tác là việc không đòi hỏi công sức gì đáng kể. Nếu nó chỉ có một số sai sót thì tìm ra chúng giữa gần một triệu chữ sẽ khổ công lắm. Nhưng nó không sai sót một cách khiêm tốn như vậy. Thật may là gần như toàn bộ bản dịch đều sai cả. Hoạ chăng phải làm ngược lại: phải lặn lội giữa gần một triệu chữ ấy, tìm ra một vài chỗ đúng. Song chúng ta biết rằng, một vài chỗ đúng không có giá trị gì, vì triết học nghệ thuật của Hegel là một hệ thống có trình tự và quy củ của nó, tuy chứa đựng không ít mâu thuẫn (từng được các học giả mác-xít rất chú mục), lại thêm một số rối ren do việc biên soạn các bài giảng thành một bộ sách đem lại, nhưng muốn vào thì không thể nhảy cóc và đọc tủ. Cái sai chỉ ở một chỗ dù nhỏ trong bản dịch cũng khiến mọi cái đúng trước đó và sau đó thành vô nghĩa, thậm chí có thể thành xuyên tạc.
    Có ba khía cạnh liên quan đến chất lượng bản dịch cần lưu ý:
    1. Bản tiếng Việt chúng ta đang nói tới được dịch từ tiếng Nga, có tham khảo một số bản tiếng Nga, Pháp, Trung khác và đối chiếu với bản tiếng Ðức (1). Bản tiếng Ðức ra năm 1955 chỉ có thể là bản của Friedrich Bassenge, do Aufbau-Verlag Berlin und Weimar xuất bản, vì vậy tôi cũng dùng bản đó để đối chiếu một lần nữa. Việc chuyển qua chuyển lại, từ tiếng Ðức sang tiếng Nga, từ tiếng Nga sang tiếng Việt, với sự tham dự không rõ mức độ của tiếng Pháp và tiếng Trung, khiến một số yếu tố nhất định như cấu trúc câu, giọng văn, nhịp văn, hình ảnh, cách diễn đạt, những chi tiết đệm... không còn giá trị so sánh nữa, vậy tôi xin bỏ qua, chỉ tập trung vào những gì không được phép sai lệnh dù qua bao nhiêu chuyển dịch. Ai đó có thể hỏi, sao dịch giả không dịch thẳng từ bản tiếng Ðức, khỏi mất công đi vòng rồi lại quay về đối chiếu với chính bản tiếng Ðức. Tôi không thấy thắc mắc này hoàn toàn hợp lí. Việc đối chiếu, có lẽ trong trường hợp này là đối chiếu giản lược, không nhất thiết đòi hỏi khả năng ngoại ngữ như việc dịch. Vậy tôi sẽ không lấy bản tiếng Ðức ra làm chuẩn mực khe khắt, dịch giả đã không trực tiếp dịch từ tiếng Ðức. Công bằng hơn cả phải đánh giá bản dịch của Phan Ngọc trên cơ sở gốc của nó là bản tiếng Nga năm 1968. Các bản dịch Hegel ra tiếng Nga nói chung đều được giới chuyên môn ở Ðức xếp vào hạng có uy tín. Cá nhân tôi càng không tin là nước Nga, ở thời điểm đó là cường quốc Liên Xô, cố tình bóp méo Hegel, khiến Hegel kiểu Việt vô tình méo theo, song cũng không dám nhất quyết loại trừ một khả năng chưa được kiểm chứng mà lại li kì như vậy. Tuy nhiên có hai lí do khiến việc dùng bản tiếng Ðức để đánh giá vẫn là cần thiết: thứ nhất, dịch giả cho biết có đối chiếu với bản tiếng Ðức, dù không nêu rõ đối chiếu ở cấp độ nào; thứ hai, mục đích chính của chúng ta cuối cùng vẫn là để xác định: tác phẩm Mĩ học của Hegel trong tiếng Việt - nếu nặng lời - là sự hủy diệt nguyên tác trong tiếng Ðức, mà cái xác ấy, nói theo ý Nguyên Ngọc (2), thật tội nghiệp không còn là xác Hegel. Nói nhẹ hơn, nó là một biếm họa miễn cưỡng của nguyên tác, có thể gây hiệu quả ngoài ý muốn, là khiến người đọc phải thường xuyên bật cười.
    2. Mĩ học của Hegel gần như là tác phẩm triết học phương Tây đồ sộ đầu tiên được dịch sang tiếng Việt và chính thức lưu hành ở Việt Nam, nếu không kể những tác phẩm triết học Mác-Lê (dường như không được tính vào phương Tây) và một ít tác phẩm triết học hiện đại, chủ yếu của Pháp và Ðức, từng được phổ biến ở miền Nam trước 1975. Chỉ nói riêng về phương diện thuật ngữ, người dịch đi tiên phong như Phan Ngọc cũng hầu như không thể không thất bại trước hai thử thách quá sức một người đơn độc.
    Thứ nhất, phải tự mình xây dựng một hệ thống thuật ngữ phần lớn chưa ai biết. Về điều này, Nguyên Ngọc đã trình bày rất rõ. Với bản dịch Mĩ học, Phan Ngọc có thêm một đóng góp ngoạn mục vào tình trạng hỗn loạn thuật ngữ nói chung, song ông không phải là người đầu tiên và cuối cùng. Ðương nhiên những bất cập ở một dịch giả có uy tín bao giờ cũng có vẻ trầm trọng hơn tự chúng.
    Thứ hai - và ở đây thì chúng ta cũng thật khó trách riêng một Phan Ngọc - một phần đáng kể các khái niệm triết học phương Tây, dù có được dịch chính xác, cũng không thể truyền đạt đúng nội dung mà chúng tải, vì nghĩa của chúng trong tiếng Việt đã bị chiếm, bị cố định, và bị lũng đoạn quá lâu dài và mạnh mẽ bởi những hệ thống tư duy và môi trường văn hoá khác.
    Ðịa vị thống lĩnh mấy ngàn năm của các tư tưởng phương Ðông truyền thống trong tiếng Việt khiến mọi tư tưởng khác muốn xuất hiện và trụ lại trong ngôn ngữ này phải đủ sức cạnh tranh thật sự, hoặc phải được bảo hộ và bao cấp mãnh liệt, hoặc phải tìm ra những cơ hội và phương tiện chưa bị sở hữu. Một ví dụ nhỏ: nếu chữ sắc không có một đời sống vững vàng thuộc hẳn về Phật giáo như thế, thì cái Schein của Hegel trong Mĩ học dịch thành sắc có lẽ là đắt. Nếu phải dịch, tôi cũng tránh chữ sắc mà dùng chữ vỏ. Song Phan Ngọc đã làm khác, ông dịch là ?ongoại hiện?, để rồi đương nhiên sẽ khó xử với những khái niệm khác như das "uYere, der Ausdruck, EntäuYerung, Vergegenständlichung, và nhất là Erscheinung, rồi gần như trong cùng một câu, vẫn cái ?ongoại hiện? ấy được dịch là ?obộc lộ?, ?ophát hiện? và ?obiểu hiện? (tr. 65, I). Tất cả những tâm, thức, tuệ, tri, giác, niệm, định, hằng, tồn, ngã, dục... đều đã yên bề như vậy cả, không dễ gì huy động vào việc trái với thói quen lâu đời của chúng.
    Ðịa vị độc tôn nửa thế kỉ nay của chủ nghĩa Mác-Lê, hay quan trọng hơn: toàn bộ môi trường văn hoá nảy sinh từ sự hiện diện của nó tại Việt Nam, cũng đẩy mọi tư tưởng khác vào thế bất lợi về ngôn ngữ diễn đạt.
  5. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    (3) Một trong những dấu ấn còn lâu mới phai mờ trong tiếng Việt, dù những thế lực đóng dấu ấn ấy có thể đang qua đi, là dấu ấn của ngôn ngữ cách mạng với thói quen khuếch trương mọi nội dung cần truyền đạt lên tầm hoành tráng và cao cả. Một tập thể, một xã hội, một nhân loại được mệnh danh là tiến bộ, dường như hoành tráng hơn một cá nhân, vậy đời sống cá nhân hãy khoác lấy tấm áo ngôn ngữ cỡ rộng vốn dành cho sinh hoạt tập thể. Ðiều thú vị là phần lớn chúng ta bơi trong cái áo thùng thình, bùng nhùng, rõ ràng là thứ đi mượn ấy, không những không ngượng mà còn nhanh chóng thấy hợp ý. Vừa cất giấu an toàn phần riêng tư của mình, vừa như được nâng lên một tồn tại lớn lao hơn. Chúng ta không ?okhuyên bảo? nhau nữa, mà ?ođả thông? nhau; thay vì ?ophải lòng, ngỏ lời, yêu đương rồi lấy nhau? thì chúng ta tiến hành các bước: ?ocó cảm tình, đặt vấn đề, tìm hiểu, rồi xây dựng hoặc tổ chức?. Mở miệng là chúng ta xuất ra những ý thức, tinh thần, tình hình, hoạt động, lí tưởng, giác ngộ, ý chí, tâm niệm, chủ trương, mục đích vv. Rủi cho Hegel và càng rủi cho Phan Ngọc, những khái niệm then chốt trong Mĩ học: Geist, Ideal, Wirklichkeit, Entfremdung... đều là những chữ chúng ta ưa phát ngôn như thế:
    a) Hoặc đó là những chữ đã có nơi chốn, đã kết-nghĩa rõ ràng, không còn một chút tự do nào nữa. Nói cách khác, dường như cái vỏ chữ của chúng đã đóng kín, không nghĩa mới nào còn lách được vào. Chúng là những con thuyền đã cắm bến, không nhận chở thêm nghĩa nào, nhất là nghĩa lạ. Cái Weltanschauung ở Marx đã chắc chắn là ?othế giới quan? trong tiếng Việt, dường như vì thế mà Phan Ngọc khó xử với cái Weltanschauung ở Hegel, thỉnh thoảng ông cho phép nó vẫn là ?othế giới quan?, còn phần lớn là ?onhãn kiến thế giới?, và có lúc ?" lúc quan trọng - nó bỗng là ?ocái nhìn của thế giới?. Hegel: ?oTotalität der Weltanschauung?, Phan Ngọc: ?ocái nhìn của toàn bộ thế giới?(!). Quả nhiên chúng ta chỉ có thể bật cười. Das Ideal của Hegel, Phan Ngọc dịch là ?olí tưởng?. ?oLí tưởng? trong tiếng Việt có một đời sống hoàn toàn khác, bị hạn chế trong những nội dung rất cụ thể. Một thời gian dài, ?olí tưởng? được hiểu duy nhất theo nghĩa ?olí tưởng cách mạng? mà biểu hiện cụ thể là việc đi theo cách mạng, trở thành đảng viên. ?oLí tưởng? trong nghệ thuật thì đơn giản là hoài bão sáng tạo nghệ thuật. Còn ?olí tưởng? theo nghĩa phổ biến nhất thì đồng nghĩa với ý chí phấn đấu cho một mục đích nào đó. Không có một nghĩa thực sự tồn tại nào của ?olí tưởng? trong tiếng Việt đủ độ thân thích với nghĩa của das Ideal ở Hegel. Nếu dịch ngược thì ?olí tưởng? trong tiếng Việt phần lớn tương đương với Idealismus trong tiếng Ðức, song chuyển sang tiếng Việt, Idealismus chỉ là ?ochủ nghĩa duy tâm?. Dịch chính xác hơn, thành ?ocái lí tưởng? thì may ra loại trừ được một số nghĩa gây nhiễu của ?olí tưởng?. Tiếc rằng Phan Ngọc không chọn giải pháp này một cách nhất quán. Ông không hề nhất quán trong mọi giải pháp.
    b) Hoặc đó là những chữ chẳng hề bị buộc vào đâu cả, chúng hoàn toàn tự do, chúng là những cửu vạn chở mướn cho toàn thiên hạ, tự chúng tuyệt đối vô nghĩa, không đủ sức làm một khái niệm độc lập nữa. Cái vỏ chữ của chúng đã hoàn toàn rách nát. ?oTinh thần? là một chữ cửu vạn hăng hái như thế. Chúng ta có đủ thứ ?otinh thần?: tinh thần lao động, tinh thần kỉ luật, tinh thần đoàn kết, tinh thần xây dựng, tinh thần dân tộc, tinh thần nghị quyết... Trong muôn vàn cách thăm hỏi, ta có thể hỏi bạn: ?oSao, tinh thần thế nào??, và bạn đáp rằng: ?oTinh thần là dạo này đói lắm.?, để sau đó ta có phận sự ?olên dây cót tinh thần? cho bạn. Khi được giao nhiệm vụ chuyển tải cái nghĩa của Geist ở Hegel thì ?otinh thần? trong tiếng Việt đã kiệt sức bởi những vụ làm thuê triền miên ngoài chương trình từ nguyên như thế. Cho nên cái Weltgeist của Hegel có thể được hiểu là chủ nghĩa quốc tế , vì tiếng Việt của nó là ?otinh thần thế giới?, và objektive Geistlichkeit , ?otinh thần khách quan? trong bản dịch của Phan Ngọc, thì đồng nghĩa với thái độ trung lập, không thiên vị, không định kiến. ?oSự tha hoá?, tiếng Việt của Entfremdung, cũng vậy. Thuở ban đầu, khi đi kèm với ?obiến chất?, nó vẫn quanh quẩn ở đâu đó trong phạm vi có thể truy ngược về nghĩa gốc, nhưng trong tư duy của nửa thế kỉ qua thì ?obiến chất? tất yếu là chuyển từ chất vô sản, tiến bộ, tốt đẹp sang chất tư sản, *********, xấu xa. Biến chất là tha hoá. Vậy ngoại tình là tha hoá, viết văn ủy lụy cũng là tha hoá, lười lao động lại càng là tha hoá, một lúc nào đó muôn vàn sự sa đoạ, đổ đốn - hay nói đúng hơn: bị coi là sa đoạ, đổ đốn - của con người đều được gọi chung là sự tha hoá (4), chỉ có cái Entfremdung của Hegel ngơ ngác đâm đầu vào đấy là nhầm cửa mà thôi.
    3. Chúng ta biết rằng muốn được giới thiệu, dù chỉ trong phạm vi tham khảo nội bộ và giành riêng cho giới nghiên cứu thì mọi tư tưởng không trùng khít với hệ tư tưởng chính thống tại Việt Nam phải được đỡ đầu chu đáo. Giới chuyên lót đường cho những vị khách lạ ấy thành công hay thất bại tùy thuộc ở nhiều phương diện, song quan trọng là ở khả năng dẫn khách với giá nào. Giới ấy có những kinh nghiệm thú vị của họ. Họ có thể cho rằng, dẫn được một con chim cánh cụt đến nhà cá là việc chính, còn cắt cái cánh đằng nào cũng cụt của nó và thay vào đó cái vây là chuyện phụ. Tôi từng muốn trải thảm cho Kafka bằng cách khăng khăng tuyên dương ông là con chim bơi sâu hơn cá, không nhà văn Việt nào lặn ngụp trong hiện thực Việt Nam hơn Kafka, là tai hoạ cho văn chương Việt Nam hơn Kafka, nhưng tôi không thành công. Phan Ngọc uyển chuyển hơn nhiều, ông khen, chê, thêm cái vây này, cắt cái cánh kia, chỗ nào có thể trung thành thì trung thành, chỗ nào cần sáng tạo cho hợp hoàn cảnh và khí hậu Việt Nam thì linh động sáng tạo, mà đừng chẳng được thì ông thổi cho Hegel thành rối tung mù mịt, một Hegel vô nghĩa đương nhiên vô hại và an toàn.
    Trong phần giới thiệu ở dạng tóm tắt nội dung dài 50 trang mở đầu bản dịch Mĩ học, Phan Ngọc trình bày một bản hướng dẫn sử dụng cái cỗ máy tư tưởng khổng lồ và có vẻ dễ gây sự cố này sao cho an toàn nhất, trên cơ sở kết hợp hai thái độ căn bản cần phải có: a) phải lấy chủ nghĩa duy vật lịch sử, phép biện chứng mác-xít và mĩ học mác-xít với hạt nhân là lí thuyết phản ánh để phê phán những khuyết điểm và hạn chế ở Hegel; b) phải nhìn nhận những đóng góp tích cực nhất định của Hegel. Sở dĩ chúng là những đóng góp đáng nghiên cứu bởi chúng chẳng những không hoàn toàn mâu thuẫn mà còn tương đối gần với chủ nghĩa duy vật lịch sử, phép biện chứng mác-xít và mĩ học mác-xít với hạt nhân là lí thuyết phản ánh. Thái độ thứ nhất là đương nhiên, không có gì cần chú ý. Nhưng thái độ thứ hai là thứ cho phép những người đỡ đầu như Phan Ngọc dường như vừa đi đúng đường lối vừa giúp cho đường lối ấy khỏi chết cứng trong giáo điều. Vị trí tuy-đúng-đường-lối-nhưng-không-giáo-điều vốn là sự lựa chọn ưa thích của giới trí thức trong nước (người anh em sinh đôi của nó ở hải ngoại là tuy-quốc-gia-nhưng-mềm-dẻo) và là sự lựa chọn có vẻ lương thiện duy nhất tương đối an toàn. So với những lựa chọn tuyệt đối an toàn (trong đó có cả lựa chọn vô can) thì nó là một cái gì nhang nhác sự dũng cảm. Có lẽ cũng đã đến lúc cái nhang nhác dũng cảm và thường được âu yếm gọi là ?omạnh dạn? đó nên tìm ra mình, để chỉ giống chính mình thì sòng phẳng hơn. Song như thế nào mặc lòng, trong trường hợp cụ thể này thì lựa chọn của Phan Ngọc khiến ông phải hiểu, trình bày và chuyển tải Hegel sao cho chúng ta đủ hình dung ra một trí tuệ tuy có những cái ?otrác việt? của nó nhưng đầy hạn chế không thể tự vượt qua, một trí tuệ ắt phải đi đến chỗ ?obi kịch?, ?oquái đản?, ?obế tắc?.
    Chúng ta, người đọc Việt, phải lấy làm tiếc cho cái tài năng đi trệch đường và bị lịch sử bỏ qua không nhân nhượng ấy và bày tỏ lòng thông cảm bằng cách... đọc bản dịch Mĩ học, dù đó là việc thực ra không cần thiết, bởi cái dở của nó chúng ta biết rồi, mà cái hay chẳng qua chỉ gần bằng cái hay của chúng ta, cũng biết rồi, mà thôi. Phan Ngọc khen Hegel nói hay về ?ocâu chuyện nhân tính của nghệ thuật?(!) - câu chuyện chúng ta đã thuộc lòng - và bình luận rằng: ?oNhân tính của nghệ thuật nằm ngay trong sự chiếm hữu của con người đối với hiện thực khách quan. Ví thử nhà triết học kéo cả lao động sản xuất vào đó thì câu chuyện đã xong xuôi từ lâu.? (tr. 11, I) Kéo vào đâu? Vào nhân tính của nghệ thuật, vào nghệ thuật, vào sự chiếm hữu của con người đối với hiện thực khách quan, hay vào hiện thực khách quan? Câu trả lời không quan trọng, vì với chúng ta thì câu chuyện xong xuôi từ lâu, có lí do gì mà đọc một kẻ nói mãi chưa xong chuyện như Hegel? Khi Hegel không đủ tầm nhận thức rằng các khái niệm mà ông ?ođã xác lập rất tài giỏi đều xuất phát từ đấu tranh chống thiên nhiên và đấu tranh giai cấp? (tr. 12, I); không biết ?ocụ thể hoá khái niệm con người là quần chúng lao động? để ?okhái niệm nhân loại của ông khỏi trừu tượng? (tr. 12, I); chỉ biết ?othan phiền về sự tan rã của nghệ thuật? (!) mà ?okhông thấy triển vọng của một nghệ thuật vì quần chúng lao động? (tr. 13, I) và hoàn toàn không đủ khả năng ?oxây dựng một mĩ học cho người lao động? (tr. 22, I) thì ông còn dùng được vào việc gì? Khi chúng ta bẩm sinh đã mang sẵn lí thuyết phản ánh trong người thì một kẻ hì hục lặn lội mãi mới ?otiến gần đến lí luận phản ánh? (tr.21, I) như Hegel chỉ còn đáng thương. Và tuy Phan Ngọc nhiệt tình mời chúng ta đọc Mĩ học ?ođể trèo lên vai Hegel? (tr. 54, I), nhưng động tác đó thực ra không khả thi: Marx đã lộn ngược Hegel cho cắm đầu xuống đất mất rồi. Còn chính Phan Ngọc lại bảo: ?oTôi biết trong từng lĩnh vực của nghệ thuật Việt Nam các bạn của tôi có nhiều kiến thức hết sức quý báu mà Hegel không sao có được.?o và mong muốn chúng ta hãy ?ochuyển hoá biện chứng pháp này (của Hegel) sang con đường thoả mãn những nhu cầu vật chất và những đòi hỏi của tâm thức Việt Nam?(tr. 54, I). Chuyển biện chứng pháp của Hegel sang con đường thoả mãn những đòi hỏi của tâm thức Việt Nam? Chuyển biện chứng pháp của Hegel sang con đường thoả mãn những nhu cầu vật chất của chúng ta? Ai đã hiểu ý tứ của câu ấy có thể chuyển sang tìm hiểu một câu khác: Phan Ngọc cho rằng tuy ?otác phẩm của Hegel đọc hết sức rối rắm, khó hiểu. Nhưng nếu ta vứt nó đi thì chẳng khác gì đổ chậu nước tắm cùng với đứa trẻ đang được tắm.? (tr. 22, I). Tác phẩm của Hegel với sự rối rắm, khó hiểu của nó ví như chậu nước tắm. Ðứa trẻ nào bỗng tắm trong đó khiến ta không đành lòng hất đi?
  6. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Như trên đã nói, gần như toàn bộ bản tiếng Việt của Mĩ học đều sai cả, hoạ hoằn có chỗ tạm đúng về nghĩa thì cái nghĩa ấy lại bị cách diễn đạt che tối hoặc sơ lược hoá, thậm chí dung tục hoá. Trong phạm vi bài này tôi xin nêu một số lỗi chính của bản dịch:
    1) Ðọc sai:
    Ðây là một trong hai khuyết điểm trầm trọng nhất và cũng thường xuyên nhất. Hầu như bất kì câu phức hợp, có nhiều mệnh đề ***g vào nhau nào - đáng tiếc lại là sở trường của các triết gia Ðức mà Hegel thuộc hạng dẫn đầu - cũng bị đọc nhầm. Vừa bước vào phần Dẫn luận, câu phức hợp đầu tiên của bản dịch đã thất bại: ?oThực ra, danh từ "sthetik (?omĩ học?), không hoàn toàn thích hợp với đối tượng chúng ta khảo sát, bởi vì mĩ học kể ra chỉ là khoa học, khảo sát cảm giác, tình cảm. Nếu hiểu như vậy, thì mĩ học đã nảy sinh ở trong trường phái Vônphơ với tính cách một khoa học mới, hay ít nhất là với tính cách mầm mống của một nền triết học tương lai. Trong lúc đó, ở Ðức vẫn quen khảo sát các tác phẩm nghệ thuật ở trong mối liên hệ với những tình cảm mà chúng cần phải nêu lên - chẳng hạn liên hệ với những khoái cảm, tình cảm ngây ngất, sợ hãi, cảm thương v.v...? (tr. 55, I)
    Chưa kể cách diễn đạt vụng về (?okhảo sát các tác phẩm nghệ thuật ở trong mối liên hệ với những tình cảm mà chúng cần phải nêu lên?), người chỉ đọc bản tiếng Việt không thể hiểu toàn bộ sự lằng nhằng đầy mâu thuẫn của đoạn này được viết ra nhằm mục đích gì. Mĩ học kể ra chỉ là khoa học, vậy mà chính trong cái nghĩa phải hiểu như vậy thì nó đã nảy sinh ở đâu đó với tính cách một khoa học mới, mà ở Ðức thì người ta quen khảo sát abc, còn vì sao phải nêu cái khảo sát abc đó ra trong đoạn này thì chịu, không ai cắt nghĩa nổi. Không trách Thảo Hảo than rằng, đọc rồi không biết nội dung cái vừa đọc là gì mà thuật lại (5).
    Cả đoạn trên ở Hegel là một câu như sau: ?zDĩ nhiên là với đối tượng này (tức ?zvương quốc rộng lớn của cái Ðẹp?o, đã xác định trong câu mở đầu phần Dẫn luận- PTH) thì cái tên "sthetik thực ra không hoàn toàn phù hợp, vì đúng ra thì "sthetik là tên của môn khoa học về giác quan, về cảm xúc; và hiểu theo nghĩa này thì nó, với tư cách một môn khoa học mới hay đúng hơn là một bộ môn triết tương lai, đã bắt nguồn từ trường phái Wolff vào cái thời điểm mà ở Ðức người ta xem các tác phẩm nghệ thuật với ý chú trọng những cảm giác mà chúng phải gợi ra được, chẳng hạn cảm giác dễ chịu, cảm giác ngưỡng mộ, sợ hãi, thương xót v.v.?o (?zFür diesen Gegenstand freilich ist der Name "sthetik eigentlich nicht ganz passend, denn ?o"sthetik? bezeichnet genauer die Wissenschaft des Sinnes, des Empfindens, und hat in dieser Bedeutung als eine neue Wissenschaft oder vielmehr als etwas, das erst eine philosophische Disziplin werden sollte, in der Wolffischen Schule zu der Zeit ihren Ursprung erhalten, als man in Deutschland die Kunstwerke mit Rücksicht auf die Empfindungen betrachtete, welche sie hervorbringen sollten, wie z.B. die Empfindungen des Angenehmen, der Bewunderung, der Furcht, des Mitleidens usf.?o, tr. 13, I, bản tiếng Ðức)
    Chúng ta thấy rõ, Hegel tìm cách lấy cái tên vốn dùng cho một ngành khoa học khác, nảy sinh trong một hoàn cảnh khác, cho môn triết học nghệ thuật của mình ra sao. Ông muốn khoanh rõ phạm vi mình đang chuẩn bị bàn đến. Không có gì là quá phức tạp.
    Song ngay cả những câu đơn giản hơn nhiều cũng bị đọc sai. Ðọc câu ?zCũng giống như thơ trữ tình phương Ðông, thơ trữ tình Hi Lạp và La Mã khác thơ trữ tình lãng mạn.?o của Phan Ngọc (tr. 715, II), chúng ta phải ngạc nhiên. Trình tự phát triển của nghệ thuật theo Hegel là tượng trưng - cổ điển - lãng mạn. Sao bỗng nhiên cái cổ điển của Hi Lạp và La Mã phải giống cái tượng trưng của phương Ðông, để cả hai được khác cái lãng mạn? Hegel nói câu ấy như sau: ?zThơ trữ tình của người Hi Lạp và La Mã cũng khác với thơ trữ tình lãng mạn, hệt như khác với thơ trữ tình phương Ðông.?o (?zWie von der orientalischen, so unterscheidet sich die Lyrik der Griechen und Römer auf der anderen Seite ebensosehr von der romantischen.?o, tr. 506, II, bản tiếng Ðức) Vậy là Hegel tự mâu thuẫn ở đâu, chứ không ở một ý hoàn toàn nằm trong quỹ đạo tư duy của mình như vậy.
    2) Dịch vô nghĩa:
    Hãy lấy ngay ví dụ do Thảo Hảo nêu: ?oTrong khi cố gắng tác động ra ngoài và biểu hiện cái bên ngoài nghệ thuật nhằm mục đích gây tác động ra ngoài, và nét chung nhất là cố gắng gây ấn tượng. Nghệ thuật có thể đạt được những hiệu quả này nếu như nó sử dụng yếu tố xấu xí, gò ép, đồ sộ, những hiệu quả mà ở đấy thiên tài phi thường của Miken Ăngcơ đã biểu hiện, hay sử dụng những sự đối lập rõ rệt để gây nên những tương phản nhất định.?(tr. 13, II). Ðương nhiên đó là một đoạn vô nghĩa như muôn vàn đoạn khác trong bản dịch. Dường như muốn làm một câu sấm qua sự lặp lại liên tục của ?otác động ra ngoài?, ?obiểu hiện cái bên ngoài?, rồi lại ?otác động ra ngoài?, của ba lần ?ogây? và hai lần ?ocố gắng?, hai lần ?obiểu hiện?, hai lần ?ohiệu quả?. Nhưng để làm sấm thì nó thiếu sự cô đọng cần thiết.
    Ðoạn ấy là một câu như sau: ?oNhưng khi toàn bộ cái cấp bậc nghệ thuật này còn chủ trương tác động hướng ngoại bằng cách thể hiện cái bề ngoài thì một nét chung nữa của nó có thể được nêu thêm ra ở đây là cái hiệu quả có được qua sử dụng những phương tiện gây ấn tượng như cái khó ưa, cái gắng gượng, cái đồ sộ (khuynh hướng sa ngã của một thiên tài ghê gớm như Michelangelo chẳng hạn), hay sự tương phản mạnh mẽ, vv.?o.(?oInsofern nun aber diese ganze Stufe der Kunst auf die Wirkung nach auYen hin durch die Darstellung des "uYeren losgeht, können wir als ihre weitere Allgemeinheit den Effekt angeben, der sich denn auch des Ungefälligen, Angestrengten, Kolossalen, wohin z.B. das ungeheure Genie des Michelangelo oft ausschweift ist, schroffer Kontraste usf. als Mittel des Eindruckes bedienen kann.?o, bản tiếng Ðức, tr. 12, 13, II)
    Cái cấp bậc nghệ thuật đang nói tới là cấp bậc của phong cách vừa lòng (Hegel: der gefällige Stil; Phan Ngọc: phong cách thú vị) sau phong cách nghiêm ngặt (Hegel: der strenge Stil; Phan Ngọc: phong cách trang trọng) và phong cách lí tưởng. Lời dịch của Phan Ngọc tất nhiên không cho thấy tiến trình này, mà những đặc trưng của mỗi giai đoạn phát triển cũng hoà tan trong đống hổ lốn của những kí hiệu hình như là chữ Việt.
    3) Suy diễn và đoán mò:
    Tôi luôn hình dung ra một vở kịch phi lí với ba nhân vật, gồm Hegel, dịch giả Phan Ngọc và người đọc Việt, trong đó thỉnh thoảng người đọc Việt lại gật gù, tiến ra bắt tay Hegel, còn Hegel thì quay sang bắt tay Phan Ngọc cảm ơn. Cả ba đều hạnh phúc. Hegel nói gì mặc kệ, ông ta có thể bỏ tiếng Ðức mà dùng tiếng sao Hoả, không sao cả, miễn là Phan Ngọc còn khả năng đoán ý. Ðoán mò cũng không sao cả, miễn là trúng cái tai của người đọc Việt. Nghe đoạn ?oNó xua tan nỗi buồn bực của ta trong những giờ nhàn rỗi, và ngay cả ở nơi không thể có điều gì tốt lành thì ít nhất nghệ thuật cũng thay thế cái xấu, và điều đó cũng còn tốt hơn là cái xấu.? (tr. 59, I), người đọc Việt thấy lọt tai lắm, khen cho Hegel có quan điểm hợp lí, rất gần gũi với chúng ta. Nghệ thuật mà thay thế cái xấu thì đương nhiên là tốt hơn rồi.
    Ý Hegel thực ra như sau: lúc nhàn rỗi thì cái đẹp và nghệ thuật là thứ thú vị để xua đuổi thời gian (chứ không xua tan nỗi buồn bực nào như suy diễn của người dịch), và khi không lấy đâu ra một cái Thiện mà làm thì nó (cái đẹp và nghệ thuật) nhảy vào chỗ cái ác, ít ra nó cũng giữ chân này giỏi hơn cái ác. (?o?indem sie?die MüYigkeit auf eine unterhaltende Weise tilgt und, wo es nichts Gutes zu vollbringen gibt, die Stelle des Bösen wenigstens immer besser als das Böse einnimmt?, tr. 15, I, bản tiếng Ðức.) Quả nhiên không phải là một ý tưởng gần gũi với chúng ta. Cứ chỗ nào có vẻ bùi tai trong bản dịch của Phan Ngọc là chỗ ấy suy diễn và đoán mò, quy tắc này có thể áp dụng triệt để.
    4) Giản lược hoá và dung tục hoá:
    Và một quy tắc nữa : cứ chỗ nào cũng có vẻ bùi tai khi chúng ta chỉ nghe loáng thoáng nửa tai là đã được dịch giả dàn xếp thế nào đó. Cách dàn xếp thông dụng nhất là vứt bỏ mọi khía cạnh rối rắm, mọi so sánh phiền toái, mọi ý tứ quá tế nhị, mọi liên tưởng quá xa xôi, chỉ giữ lại cái mà dịch giả quan niệm là ý chính. Cả đoạn nói về châm biếm hiện đại (tr. 283, I) là như vậy, và nếu đủ khả năng đọc vỡ những câu văn bí hiểm của Phan Ngọc, có lẽ chúng ta cũng tưởng mình đã nắm được ý chính, ai nhẹ dạ còn có thể chép câu sau đây vào sổ tay để dùng khi có dịp: ?oVới tính cách một nghệ thuật huỷ bỏ tất cả do tính chất rầu rĩ vô bổ của nó, châm biếm, cũng như sự ham muốn mà chúng tôi đã nói ở trên, đi đến một trình độ không nhất quán, chẳng có gì là nghệ thuật cũng chẳng quan hệ gì với cái lí tưởng thực sự.? Hegel đã được xào xáo lại theo cách chém to kho mặn, miễn sao ăn được. Câu ấy vốn là mệnh đề kết thúc một loạt các trình bày về những khía cạnh khác nhau và về bản chất của châm biếm hiện đại: ?o...cho nên cũng như cái khao khát kia, là một nghệ thuật chối bỏ toàn diện, so với cái lí tưởng đích thực, châm biếm đồng thời hàm chứa mặt thiếu nhất quán nghệ thuật nội tại.? (?o?so behält die Ironie als diese allseitige Vernichtungskunst wie jene Sehnsüchtigkeit, im Vergleich mit dem wahren Ideal, zugleich die Seite der inneren unkünstlerischen Haltungslosigkeit.?o, tr. 161, I, bản tiếng Ðức).
    5) Tùy tiện thêm, bớt:
    Dịch đương nhiên là cho nguyên tác thêm một cái gì, trước hết là một đời sống mới trong một ngôn ngữ khác. Và tước đi một cái gì, trước hết là những đặc trưng không thể tái hiện ngoài phạm vi văn cảnh gốc. Song phần còn lại để chuyển ngang giá trị của mọi văn bản, có lẽ chỉ trừ thơ, vẫn đủ lớn và đủ cố định để đòi hỏi trung thành với nguyên tác còn là chính đáng. Những ví dụ đã nêu đều cho thấy độ chênh lớn giữa nguyên tác và bản tiếng Việt. Ngạc nhiên chỉ là, sự thêm và bớt của Phan Ngọc dường như hoàn toàn tuỳ tiện, thiếu mọi cơ sở, ngay cả ở những chỗ trung thành là giải pháp dễ và hợp lí nhất. Hegel: ?oTa có thể xếp người Do Thái, người Ả-rập và người Ba Tư liền nhau trong khu vực thứ ba của nghệ thuật sử thi phương Ðông.? (?oIn einem dritten Kreise der orientalisch-epischen Dichtkunst können wir die Hebräer, Araber und Perser nebeneinanderstellen?, tr. 456, II, bản tiếng Ðức) Phan Ngọc: ?oTrong số các dân tộc phương Ðông đã sáng tạo nên một nền thơ ca sử thi, người ta còn có thể xếp những người Do Thái, người ảrập và người Ba Tư.? (tr. 645, II)
    Dàn ý của Hegel hoàn toàn mạch lạc, trước hết ông nói về sử thi Trung Hoa, rồi đến Ấn Ðộ, tiếp đến Cận Ðông là khu vực thứ ba mà câu trích đề cập. Lời dịch thêm và bớt của Phan Ngọc khiến câu văn chỉ còn là một sự liệt kê vô vị, không hữu cơ với mạch đi của cả đoạn văn.
    Những đoạn tương đối phức tạp ở Hegel, khó trung thành hơn, thường bị cắt phăng, chỉ chừa lại vài ba câu chống chếnh nào đó thì nhiều không kể xiết, điển hình là đoạn bắt đầu bằng ?oHơn nữa sự khẳng định cho rằng...? (cuối trang 65, I) đến ?o...do tinh thần sản sinh ra? (tr. 66, I).
  7. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    6) Cẩu thả:
    Một cụm từ đơn giản như ?odie römische Konstruktion der Bogenwölbung? (cấu trúc La Mã của vòm hình cung), sở dĩ ở Phan Ngọc là ?okiến trúc xây dựng La Mã xây dựng trên cái vòm hình cung? (tr. 834,II) thì chỉ có thể do quá cẩu thả. Chẳng lẽ còn một lí do sâu sắc hơn cho việc dịch ?okünstlerische Konzeption? (ý đồ của nghệ sĩ ) là ?ohư cấu nghệ thuật? (tr. 836, II); ?odienende Baukunst? (nghệ thuật kiến trúc phục vụ, để phân biệt với nghệ thuật kiến trúc của giai đoạn tượng trưng trước đó) là ?onghệ thuật vụ lợi? (tr. 834.II); ?odie dichtende Subjektivität? (chủ thể sáng tác thơ, tức nhà thơ) là ?otính chủ thể nên thơ? (tr. 837,II); hay ?oMaterial der Malerei? (chất liệu hội hoạ) là ?otài liệu hội hoạ?, ?odie schöne Kunst? (mĩ thuật) là ?osáng tác nghệ thuật? và ?obloYer Schein? (cái vỏ suông) là ?ongoại hiện trần truồng?? Có lẽ ở ví dụ cuối này người dịch quả nhiên đã đối chiếu với bản tiếng Ðức và dùng luôn cái nghĩa ghi trong một từ điển tồi nào đó. Một tấm thân bloY dịch là ?otrần truồng? thì cũng được, còn cái vỏ bloY, cái vẻ ngoài suông, cùng lắm thì dịch là ?otrần trụi? (dù sai ý Hegel), sao lại ?otrần truồng??
    7) Sử dụng thuật ngữ võ đoán:
    Ta đã biết những khó khăn, thậm chí bế tắc, của việc tìm thuật ngữ tương ứng trong tiếng Việt. Ngay cả những dịch giả và học giả xuất sắc cũng có thể bó tay hoặc mắc lỗi. Nhưng có những lỗi không nhất thiết phải mắc, và một chút thận trọng khi quyết định sáng chế thuật ngữ có lẽ không thừa. Khi đã dịch Prosa là ?ovăn xuôi?, sao Phan Ngọc lại quyết gọi ?otính văn xuôi? (prosaisch) là ?ocái nôm na?? Người đọc khó mà không giật mình khi bắt gặp ?ochủ nghĩa tượng trưng quái đản? (die phantastische Symbolik) ở văn hoá Ấn Ðộ. Cả danh từ Phantasie lẫn tính từ phantastisch của nó đều được dịch là ?oquái đản?, mà trong phần giới thiệu Mĩ học, khi phê phán Hegel, Phan Ngọc đã cho người đọc biết ?oquái đản? là gì. Vì sao Symbolik (hệ biểu tượng) bỗng thành ?ochủ nghĩa tượng trưng?o, hay ở một chỗ khác, cá nhân các vị thần (Götterindividuen) lại thành những ?ovị thần cá biệt?? Lập một cuốn từ điển thuật ngữ cho Mĩ học bản tiếng Việt là được một sưu tầm ?oChuyện lạ đó đây? đáng kể.
    8) Diễn đạt tối nghĩa, cứng nhắc, lủng củng, què cụt, sai văn phạm, lệ thuộc vào cấu trúc câu văn tiếng nước ngoài:
    Sự bất lực của người dịch tiếng nước ngoài, đặc biệt là các thứ tiếng phương Tây, sang tiếng Việt xưa nay vốn là một trong những bi kịch chúng ta đã quen và chán tới mức chẳng buồn nói nữa. Bây giờ nói về thất bại của Phan Ngọc, chẳng qua vẫn là cái bi kịch tuyệt vọng và hài hước bất đắc dĩ ấy, có đáng nhắc hơn chỉ vì quy mô đồ sộ của nó, gần 1800 trang hình như là tiếng Việt, vì dịch giả đồng thời là một học giả chuyên về ngôn ngữ học, nặng thâm niên, dày dạn kinh nghiệm dịch thuật và biên khảo, là tác giả của hàng chục đầu sách và hàng trăm bài nghiên cứu, trong đó nên kể đến những công trình mang cái tên nôm na - lại nôm na!- là ?oMẹo?: Mẹo dịch các biểu thức nối ý (1983), Mẹo dịch thơ chữ Hán ra chữ Việt (1999), Vài mẹo về phong cách khoa học (1984), Mẹo giải nghĩa các từ Hán-Việt (1991)..., và tự cho biết là đã ?ochuẩn bị công trình Một nghìn linh một mẹo dịch mà thực chất là sự mò mẫm của một đời làm công tác dịch thuật để tìm cho ra những cách diễn đạt rất Việt Nam đồng thời lại phù hợp với yêu cầu thời đại mới đặt ra? (6).
    Chúng ta có thể nhắc thêm một nửa mẹo nữa để thành một nghìn linh một phảy năm mẹo dịch, là: số nhiều và số ít trong tiếng Việt không hoàn toàn dễ dùng như trong tiếng Tây. Nửa mẹo còn lại: khi nào phải trực tiếp hiển thị số nhiều để phân biệt với số ít, khi nào ít và nhiều đều được viết giống nhau nhưng chắc chắn được hiểu khác nhau, khi nào ít là nhiều, nhiều lại là ít (vâng, ta đang nói về sự đồng bóng khó thương mà dễ được sùng bái của bà hoàng là tiếng Việt, về khả năng bắt nạt và bắt bí người lạ của thằng lỏi là tiếng Việt, ta đang nói về khả năng xuất quỷ nhập thần của anh du kích là tiếng Việt), cái nửa mẹo còn lại ấy đố ai giảng nổi.
    Dịch tiểu đề ?oEdelsteine und Glas? (Ðá quý và thủy tinh) theo kiểu Phan Ngọc thành ?oCác ngọc và thủy tinh? có khác nào treo biển cho công ti vàng bạc và đá quý là ?ocông ti những vàng bạc và các ngọc?. Cứ như vậy thì chúng ta có Steinbeck với tác phẩm ?oCủa những chuột và những người? hay ?oCủa các chuột và các người?? Các và những tràn ngập bản dịch, thậm chí cả khi Hegel không hề dùng số nhiều, (Hegel: Das Verhältnis des Ideals zur Natur, tiểu đề một đoạn trong chương ?oCái đẹp nghệ thuật hay cái lí tưởng?; Phan Ngọc: Những quan hệ của lí tưởng đối với tự nhiên). Vì sao phải dịch ?o...trong các quan niệm về sự sáng tạo thế giới, trong các lịch sử các trưởng lão...? (tr. 645, II), trong khi nó rất giản dị là: ?otrong hình dung về sáng thế, trong truyện tổ tiên?? Không nhất thiết phải chiều người đã bỏ công đọc Mĩ học bằng những câu văn mượt mà trong sáng, vốn không là đặc sản của Hegel, nhưng cũng chẳng có lí do gì để phạt hắn bằng kiểu câu đầy tinh thần mậu dịch quốc doanh ?" lại tinh thần! - , có thế thôi, đọc được thì đọc: ?otrong những bức tranh Hà Lan về những quán rượu, những đám cưới, và những cuộc vui và những cuộc ăn uống...? (tr. 297, I) Rồi ?ovới tính cách?, ?omang tính?, ?omang tính chất?, ?ocó tính chất?, ?onhư là?, ?ođược coi là?, ?ođược xem xét?, ?ođược quy định?, ?ođiều làm cho?, ?ocái nói lên?, ?ocái thuộc về?, ?otrong sự liên hệ với?, ?znhờ đó mà?o, ?zở chỗ mà?o... tất cả những cách chuyển ngữ lười biếng và máy móc ấy cũng tràn ngập bản dịch. Song đó còn là những lỗi mọn, không đáng kể nhất trong cái tập hợp trùng điệp, ngổn ngang, dày đặc sai phạm về cách diễn đạt tiếng Việt này.
    Diễn đạt thừa: ?oVề tính đặc thù của giai điệu, theo tôi những đIều quan trọng nhất mà người ta có thể nói về vấn đề này là như sau.? (tr. 429, II) Chẳng lẽ Hegel cũng ăn nói vô duyên như những cán bộ văn hoá bất đắc dĩ, thường độn ?ovấn đề? vào mọi ?ovấn đề? cho ra ?ovấn đề?? Thực ra Hegel nói rằng: ?oLưu ý tới điểm nói trên thì thứ hai, về đặc tính của giai điệu, theo tôi những khác biệt sau đây là quan trọng.? Câu dịch vừa bị thiếu ý, mất liên hệ với đoạn trước, vừa bị chêm một kiểu nói tầm phào.
    Diễn đạt thô thiển: ?o...cho nên chúng ta phải sử dụng những áp dụng của quan điểm cao hơn này đối với nghệ thuật.? (tr. 132,I)
    Diễn đạt tối tăm lủng củng: ?oở giai đoạn này, đối tượng của nghệ thuật là tính tinh thần tự do cụ thể, cái này cần phải nêu lên tinh thần, sinh hoạt nội tâm ở trong hiện tượng.? (tr. 167, I). Tính tinh thần cần phải nêu lên tinh thần ư? Sinh hoạt nội tâm ở trong hiện tượng là cái gì? Xin miễn phải trích câu nguyên tác của Hegel, nó là một câu hoàn toàn khác.
    Không làm chủ nổi câu văn Việt: ?oKhái niệm cũng thế: trong khi làm cho sự tồn tại thực tế bên ngoài nhờ đó nó trở thành sinh động, khái niệm được hưởng tính chất tự do ở trong tính khách thể này nó biểu hiện ở đấy như ở bản thân mình.? (tr. 215, I) Xin miễn phải cấp cho câu văn này thêm hai dấu phẩy và một vài liên từ, bởi có sửa sang cũng không ích gì, đằng nào nó cũng sai về nội dung rồi.
    Sự phong phú của cái xấu trong Mĩ học bản tiếng Việt, tác phẩm bàn về cái đẹp, dường như vô tận, nêu ví dụ này e phụ ví dụ khác. Ai thực lòng muốn đọc Hegel (tất nhiên lỗi tại người ấy), có lẽ nên học tiếng Ðức, là một thứ tiếng không dễ, nhưng công bỏ ra cho tới khi hiểu nổi Hegel trong nguyên tác chắc chắn không bằng công đọc bản dịch của Phan Ngọc trong tiếng Việt, chỉ có điều mất đi cái thú của việc mầy mò đoán sấm và cái ngứa ngáy muốn chữa lành những câu tiếng Việt không dưng mà tàn phế. Vì có trạng và có thương binh đang tắm trong đó mà ta chẳng nỡ đổ cả chậu nước tắm đi chăng?
    Còn lại để suy ngẫm là khả năng thành công của tiếng Việt mỗi khi ta cần nó vào việc chuyển dịch những tác phẩm quan trọng của các nền văn hoá khác. Tình trạng những tư tưởng, học thuyết, trường phái và trào lưu bên ngoài vào đến Việt Nam là trệch đường ray, biến dạng, bị xuyên tạc, nhẹ nhất là bị sơ lược và dung tục hóa, khiến chúng ta có nghe cũng như nghe sấm, hiểu thế nào thì hiểu, có phải cũng do sự bất lực phần nào của tiếng Việt hay không? Tiếng Việt cũng như bếp Việt, đều là đối tượng đặc biệt để chúng ta bày tỏ lòng quan tâm và yêu mến. Ai cũng sẵn một giải pháp có thể áp dụng tức khắc cho mảnh tiếng Việt này hoàn hảo hơn, một bí quyết cho món Việt kia bất hủ hơn. Song những khi tiệc lớn cho mấy trăm thực khách thì bếp Việt bắt đầu lúng túng. Nó thích đem toàn bộ cái ưu việt của mình phục vụ bữa cơm gia đình ấm cúng và nóng sốt hơn. Những khi diễn đạt một nội dung đồ sộ phức tạp, tiếng Việt cũng không kém bối rối. Nó thích trút sự kì diệu của mình vào những khoảnh hình như còn bao quát được và có vẻ cận nhân tình hơn. Chẳng lẽ chúng ta chỉ biết dịch thơ Ðường rất hay, có lẽ sẽ dịch hay cả một chút tiểu thuyết phương Tây hiện đại, ngoài ra thì thất bại là chắc chắn hay sao?
    Phạm Thị Hoài
    ______________________________
    Chú thích:
    1) Hoặc Ngữ: Talawas, Ngôn ngữ và Dịch thuật, 22.04.2002
    2) Nguyên Ngọc: Talawas, Ngôn ngữ và Dịch thuật, 18.04.2000
    3) Việc ở Việt Nam, kinh điển Mác-Lê được dịch và truyền bá bằng ngôn ngữ như thế nào để trong một thời gian ngắn có thể tạm đẩy lùi hoặc tạm thay thế những tư tưởng phương Ðông truyền thống, trở thành vốn liếng văn hoá ở cả những tầng lớp bình dân, là một đề tài thú vị.
    4) Nhiều người cho rằng chữ ?otha? trong ?otha hoá? cùng một nghĩa như trong ?othối tha?o.
    5) Thảo Hảo: Talawas, Ngôn ngữ và Dịch thuật, 20.04.2002
    6) Phan Ngọc, Cách giải thích văn học bằng ngôn ngữ học, nhà xuất bản Trẻ, 1999, tr. 210
  8. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Vài suy nghĩ về bản dịch bộ Mĩ học-Hegel của Phan Ngọc 22.04.02
    Phan Ngọc dịch bộ Mĩ học của Hegel theo một kiểu... "phi thường". Cách đây mấy năm, một anh bạn về Việt Nam thăm nhà và mua tặng tôi bản dịch của Phan Ngọc (nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1999). Tôi lấy làm mừng vì thấy nước ta đã có người quan tâm đến mỹ học và bỏ công dịch bộ sách đồ sộ ấy. Tuy nhiên, khi giở ra đọc, tôi... giật mình. Chẳng hạn, ngay câu đầu tiên của bộ "sthetik, Hegel viết:
    Diese Vorlesungen sind der "sthetik gewidmet; ihr Gegenstand ist das weite Reich des Schönen, und näher ist die Kunst, und zwar die schöne Kunst ihr Gebiet.
    Phan Ngọc dịch thành:
    Những bài giảng này bàn đến mỹ học. Ðối tượng của nó là vương quốc cái đẹp rộng lớn, đúng hơn, lĩnh vực nghệ thuật, hay đúng hơn nữa, lĩnh vực sáng tác nghệ thuật.
    Mặc dù vốn tiếng Ðức của tôi thuộc hạng tối sơ cấp, tôi đỏ mặt khi thấy Phan Ngọc dịch schöne Kunst thành sáng tác nghệ thuật. Mà dường như suốt cả bộ sách, cứ chỗ nào thấy schöne Kunst, Phan Ngọc dịch ngay thành sáng tác nghệ thuật. Than ôi!
    Ðó là chưa nói đến lối hành văn của Phan Ngọc, chẳng hạn: "vương quốc cái đẹp rộng lớn", sao không là vương quốc rộng lớn của cái đẹp? (das weite Reich des Schönen). Những chữ "lĩnh vực" dùng ở đây lại thừa thãi... Và cách nói "đúng hơn... đúng hơn nữa" lại không đi sát với lối hành văn của Hegel.
    Tôi đã bỏ một vài giờ đọc bản dịch của Phan Ngọc và thử so với nguyên tác của Hegel, và tôi quyết định xếp bản dịch ấy vào một góc, chẳng bao giờ dùng đến nữa, vì bản dịch khác quá nhiều so với nguyên tác. Oan thay cho Hegel! Những ai chưa đọc nguyên tác của Hegel, lại vớ trúng bản dịch của Phan Ngọc, chắc phải đánh giá Hegel sai lầm vô cùng.
    Phan Ngọc dịch Hegel như thế đã là liều lĩnh, mà Phan Ngọc viết cái "tóm tắt nội dung" về bộ sách của Hegel lại càng liều lĩnh hơn. Có thể nói Phan Ngọc đã ám sát Hegel hết sức dễ dàng qua lối "tóm tắt" đầy sai lầm và xuyên tạc. Chẳng hạn, Phan Ngọc đem một câu văn dịch lủng củng và tối tăm ra gán cho nó là định nghĩa của Hegel về cái Ðẹp. Phan Ngọc viết:
    1.0 Nếu cần thu gọn toàn bộ mỹ học của Hêghen vào một câu thì có thể đó là Luận điểm 1 của ông về định nghĩa cái đẹp.
    * Luận điểm 1: Ðịnh nghĩa cái đẹp.
    "Cái đẹp (nghệ thuật ?" PN) là ý niệm được quan niệm như là thể thống nhất trực tiếp của khái niệm với hiện thực của nó trong chừng mực thể thống nhất này xuất hiện trong cái hiện thực và cảm quan".
    Câu này cho ta biết đối tượng, nội dung và các đặc trưng của mỹ học.
    Rõ ràng Phan Ngọc không phân biệt được sự khác nhau giữa các khái niệm "cái đẹp", "cái đẹp nghệ thuật" và "mỹ học". Ở ngay trang đầu tiên mà đã thế đấy!
    Vân vân và vân vân...
    Thật ra, Phan Ngọc có cách làm việc rất lạ lùng. Theo ông, ông đã dịch theo bản tiếng Nga của Xtolpner và Popov (Moskva, 1968), có đối chiếu với nguyên bản tiếng Ðức (Berlin, 1955), và tham khảo các bản dịch của Xtolpner (Moskva, 1938), bản tiếng Pháp của Jankelevich (Paris, 1944), và bản tiếng Trung của Chu Quang Tiềm (Bắc Kinh, 1958). Tôi tự hỏi tại sao ông không dịch thẳng từ nguyên bản tiếng Ðức, mà lại chỉ dùng nó để đối chiếu.
    Nếu các bạn chủ trì Talawas, vốn là những cây bút được đào tạo ở Ðức, chịu nhảy vào làm công tác giám định bản dịch của Phan Ngọc thì thật là một việc hết sức đáng ca ngợi. Tất nhiên việc giám định bản dịch dày gần 2000 trang là hết sức nhọc nhằn. Tôi trộm nghĩ thà các bạn ra tay dịch lại cả bộ sách, chắc còn nhẹ nhàng thoải mái hơn nhiều. Nhưng, tôi lại nghĩ, nếu các bạn không đứng ra làm giám định viên trung thực thì biết đâu thiên hạ vẫn cứ mê tín vào giá trị bản dịch của Phan Ngọc, các nhà văn trong nước cứ đua nhau trích dẫn, các giáo sư và sinh viên cứ đua nhau đem bộ đó ra mà bình luận về Hegel, thì oan thay cho Hegel!
    Hoặc Ngữ (Australia)
  9. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Phan Ngọc
    Câu chuyện dịch "Mỹ học" của Hegel
    (Trả lời chị Phạm Thị Hoài) 19.08.02
    Một anh bạn cho tôi xem bài phê bình của chị Phạm Thị Hoài về bản dịch quyển "Mỹ học" của Hegel của tôi. Tôi nấn ná không trả lời ngay, một là vì bận nhiều, hai là vì bạn bè còn bảo tôi không nên trả lời. Cái khó ở đây không phải là nội dung của câu chuyện mà ở thái độ: nói thế nào để không mang tiếng là người "hộ đoản" - thuật ngữ Trung Quốc chỉ người khăng khăng bảo vệ sai lầm của mình.
    Một thí dụ. Trong bản dịch "Mỹ học" của Hegel, tôi dịch thuật ngữ Entfremdung (tiếng Pháp là alíénation) thành "tha hoá". Cách dịch này không phải của tôi. Nếu chị Hoài tham khảo kỹ hơn, chị sẽ thấy các anh Trương Tửu, Trần Ðức Thảo nói chung đều dùng thuật ngữ này. Chị Hoài nhận xét cách dịch trên của tôi như sau:
    "Sự tha hoá tiếng Việt của Entfremdung cũng vậy. Thuở ban đầu, khi đi kèm với "biến chất", nó vẫn quanh quẩn ở đâu đó trong phạm vi có thể truy nguyên về nghĩa gốc, những trong tư duy của nửa thế kỷ qua thì "biến chất" tất yếu là chuyển từ chất vô sản, tiến bộ, tốt đẹp sang chất tư sản, xấu xa. Biến chất là tha hoá. Vậy ngoại tình là tha hóa, viết văn ủy lụy cũng là tha hóa, lười lao động cũng là tha hóa, một lúc nào đó muôn vàn sự đổ đốn - của con người đều được gọi chung là sự tha hóa (4), chỉ có cái Entfremdung của Hegel ngơ ngác đâm đầu vào đấy là nhầm cửa mà thôi".
    Cách nói của chị Hoài quả là gay gắt, thực tình tôi không hiểu tại sao từ chỗ phê bình cách dịch một thuật ngữ chị lại đi đến chỗ bàn về một nội dung nằm ngoài mục đích phê bình với những lời lẽ chắc như đinh đóng cột đến vậy được nhỉ. May mà ở chú thích (4), chị giải thích cách chị hiểu chữ tha trong tha hóa như sau :"Nhiều người cho rằng "tha" trong "tha hoá" cùng một nghĩa như trong "thối tha".
    Xin trả lời chị là không người Việt nào lại hiểu chữ "tha" trong "tha hoá" có cùng một nghĩa như chữ "tha" trong "thối tha". Chữ "tha" ở đây có nghĩa là "khác" như trong tha hương (nơi không phải quê hương mình), tha phương cầu thực (kiếm ăn ở nơi xa lạ), lòng vị tha (lòng nghĩ đến người khác)... Muốn tạo ra một từ kép mới, trước hết người Việt bao giờ cũng dùng âm tiết đầu thuần Việt, hay Hán Việt có nghĩa khi đứng một mình. Chị hãy nghĩ xem, có người nào lại lấy một yếu tố láy âm không có nghĩa như tha trong thối tha để tạo thành từ kép không? Tha ở đây là láy âm của thối. Cấu tạo láy âm như thế này rất nhiều trong tiếng Việt, như: xót xa, lê la, ngâm nga..., rồi tùy theo cái dấu ở âm tiết đầu mà âm tiết thứ hai đổi dấu theo luật bằng trắc như ta thấy trong: vội vã, dần dà, hối hả... Cho nên trong tiếng Việt không bao giờ có thể có chữ "tha hoá" theo nghĩa "làm cho thối tha" được. Tôi biết chị muốn dạy ngôn ngữ học tiếng Việt cho tôi. Nhưng làm sao có thể "tha hoá" tiếng Việt theo kiểu của chị được?
    Cũng vì vậy, tôi nghĩ mình không nên và không thể nào tranh luận với chị về cách dịch các thuật ngữ. Phần lớn các thuật ngữ này tôi lấy của Chu Quang Tiềm - một người nổi tiếng ở Trung Hoa về tiếng Ðức và rất thông thạo Hegel. Việc hiểu Hegel cho đúng quả là rất vất vả và phải có chân truyền, nếu không chỉ cãi lộn nhau mãi mà thôi. Tôi đã học Hegel với anh Trần Ðức Thảo. Chị có quyền bác bỏ cách dịch của tôi, nhưng vì chị chưa nêu cụ thể cách hiểu của chị về từng khái niệm như chị đã phân tích hai chữ "tha hoá", cho nên nếu tôi tranh luận chẳng hoá ra vẽ rắn thêm chân, cố tình xuyên tạc chị sao?
    Tác phẩm "Mỹ học" không phải do chính Hegel viết ra, nó chỉ là tập bài giảng bằng miệng của ông. Sau đó, một số sinh viên ghi lại, rồi người ta sắp xếp lại và cố gắng xoá bớt những chỗ mâu thuẫn, trùng lặp - những điều khó tránh khỏi khi trình bày miệng, còn tác giả thì khi đó đã qua đời. Các bản ghi lại bài giảng có những chỗ trùng lặp và không nhất quán, tuy trong bản tiếng Ðức mà chị Hoài sử dụng đã cố gắng gạt bỏ những chỗ ấy, nhưng những chỗ ấy vẫn còn. Cho nên các bản dịch của Jankélévich, Popov và Stolpner, Chu Quang Tiềm đều có những điểm không theo bản tiếng Ðức. Phần lớn những lời chị chê trách tôi nhìn chung đều có trong các bản dịch kể trên, trong đó có thể có điều tôi sai bởi người nào cũng phải có những lúc dịch một thuật ngữ Ðức thành nhiều thuật ngữ khác nhau cho phù hợp với tinh thần Hegel theo như họ quan niệm. Tôi không tranh luận với chị được còn vì hiểu biết Hán học của chị không giống ai và chị là người đầu tiên (theo tôi biết?) đã cho rằng chỉ cần biết tiếng Ðức thông thường là hiểu được Hegel. Trong cách nói của chị có cái vẻ tự tín làm người đọc như tôi đâm sợ.
    Tôi không hề giận chị Hoài về cách nói. Ðời tôi đã phải chấp nhận những lời phê bình như thế suốt hơn 20 năm, cho nên tôi đã quen. Tôi sống nhỏ bé, không nói năng ồn ào, cố gắng làm một vài việc nhỏ dù vất vả, bản dịch "Mỹ học" của Hegel chính là một trong vài việc nhỏ đó. Trong đời mình, ít nhất từ năm 1960, tôi không cầu xin một ân huệ nào, cũng không nói xấu ai để mưu lợi cho mình, chỉ hy vọng cuộc đời sẽ làm chứng cho tôi về cố gắng nhỏ bé ấy. Còn ngoài ra, rồi tất cả sẽ trở về với cõi hư vô, vậy hãy cố gắng sống và làm việc đúng như những gì mình có, thế là tốt rồi, chị Hoài ạ!
  10. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Phạm Việt Vinh
    Vài ý kiến nhận xét thư trả lời Phạm Thị Hoài của Phan Ngọc
    Tự xen vào cuộc đối thoại của người khác là một điều khá vô duyên. Nhưng ở đời, ai cũng duyên dáng cả, thì sẽ rất buồn! Sau khi có lý do bào chữa như vậy, tôi mới dám dũng cảm đưa ra một vài nhận xét sau đây về bài trả lời Phạm Thị Hoài của Phan Ngọc. Rồi tôi lại giật mình: làm việc này, còn là một sự "dại" nữa. Mất thời gian nói về những điều mà ai cũng biết, thậm chí,có lẽ cả đối tượng mà mình muốn cùng tranh luận cũng thừa hiểu như vậy, thì rõ ràng là "dại". Tôi tin mình như thế, vì nghĩ:" Chẳng lẽ một người như Phan Ngọc mà không nhận thấy rằng: tất cả những ý trả lời của ông đều không hề trúng đích?".
    Ngay lúc đầu, khi cho rằng:"Cái khó ở đây không phải là nội dung của câu chuyện mà ở thái độ: nói thế nào để khỏi mang tiếng là người "hộ đoản", tác giả của bài trả lời đã nhầm lẫn nặng. Nếu đã đọc nhận xét của Phạm Thị Hoài thì không ai có thể kết luận rằng bàn về "nội dung của câu chuyện" này là một sự dễ. Nhưng điều làm giật mình nhất ở đây là Phan Ngọc coi thái độ "nói thế nào để không mang tiếng" trọng hơn phần học thuật. Trong thế giới ngày nay, bàn về khoa học mà cứ nơm nớp "tiên lễ, hậu văn", sao có thể gọi là sáng suốt ?
    Tôi không thể tin rằng Phan Ngọc lại ngờ nghệch đến mức bảo vệ cách dịch và thuật ngữ dịch của mình bằng những câu:"Cách dịch này không phải của tôi", hay:"Phần lớn các thuật ngữ này tôi lấy của...". Chẳng lẽ Phạm Thị Hoài chỉ nên "gay gắt" với Phan Ngọc, còn khi nghe tới Trương Tửu, Trần Ðức Thảo hay Chu Quang Tiềm thì tốt hơn hết là phải "kính nhi viễn chi", vì chỉ có khùng điên, hỗn hào, mới dám cãi lời "thánh" dạy? Tuy nhiên, người "ngoan cố" vẫn cứ tưởng mình đang được tìm hiểu Hegel. Còn nếu như cứ phải tâm niệm đây là Hegel của Trương, của Trần, của Chu hay của Phan, thì chắc sẽ đến lúc chữ "Hegel" sẽ trở lên thừa vướng.
    Phan Ngọc đã dùng một phần lớn bài trả lời nhằm chỉ ra cái quấy khi Phạm Thị Hoài chê bai cụm từ "tha hóa". Khó có thể tin được là Phan Ngọc khi dùng chữ chỉ quan tâm đến nghĩa gốc, nghĩa khởi thủy, còn khi chữ đó sau bao cuộc bể dâu nay mang thêm ý mới, diện mạo mới, thì là điều ông không chấp nhận. Nếu như vậy, liệu rằng Phan Ngọc có dám gọi một cô nhân viên mậu dịch là kẻ "tiểu nhân"? Tôi nghi là Phan Ngọc không hề có cảm giác "may" khi nói rằng Phạm Thị Hoài hiểu chữ "tha" hay "tha hóa" như "nhiều người cho rằng...". Có thể, khi dùng "Chú thích" để đưa ra cách nghĩ của "nhiều người", sự khiêu khích của Phạm Thị Hoài đã đi quá xa và làm mờ đi tính thuyết phục; nhưng kết luận được như Phan Ngọc thì quá là giản tiện.
    Chưa cần biết Phạm Thị Hoài bình luận chí lý đến đâu, nhưng qua hơn một trang giấy, Phan Ngọc đã hình như cố tình đưa thêm minh chứng cho những lời phê phán. Ðọc câu: "Cho nên các bản dịch (...) đều có những điểm không theo bản tiếng Ðức" chắc chắn nhiều người sẽ chới với: Dịch Hegel mà không theo bản tiếng Ðức thì theo ai? Hay là có những phát biểu của Hegel chỉ được chép lại bằng tiếng Nga, tiếng Hán? Tiếp theo, câu:" Phần lớn những lời chị chê trách tôi nhìn chung đều có trong các bản dịch kể trên." rõ ràng là một đòi hỏi tư duy cao. Ở đây, ta lại được nghe một câu sấm. Tôi cũng không thể tin được rằng sau khi đọc câu:"...công bỏ ra cho đến khi hiểu nổi Hegel trong nguyên tác chắc chắn không bằng công đọc bản dịch của Phan Ngọc trong tiếng Việt", Phan Ngọc lại kết luận là Phạm Thị Hoài"cho rằng chỉ cần biết tiếng Ðức thông thường là hiểu được Hegel". Hay có lẽ, Phan Ngọc cho rằng, sự hiểu tiếng Ðức của Phạm Thị Hoài chỉ ở bậc "thường"?
    Hình như, nguyên do những cú "trật đường ray" liên tục của Phan Ngọc nằm ở chính "thái độ cần phải có" hoàn toàn mang tính chính trị, tính ý thức hệ của ông khi "làm việc" với Hegel.Chẳng lẽ Phan Ngọc không thể nhận ra rằng, từ xưa tới nay, chiếc kính chiết màu ý thức hệ hoàn toàn không có khả năng phản ánh một cách trung thực một tác phẩm khoa học nhân văn. Dùng kính đó vào việc dịch, nơi mà tính trung thực là tiêu chí tối cao, thì sự thất bại là lẽ dĩ nhiên.
    Ðó là những ngờ vực mà tôi cứ dại dột nêu ra. Với những ngờ vực này, trong chúng ta, hầu như ai cũng đã rõ câu trả lời. Nhưng phần đa chúng ta sẽ không nói. Im lặng, biết mà không nói, mà điều nói ra cũng không nhất thiết phải trùng với điều mình nghĩ- đang là sự khôn ngoan, là tính trí sỹ thời thượng hiện nay. Chỉ có điều : nếu tiếp tục mãi, thì sẽ đến lúc trí thức Việt nam ai cũng tưởng người khác "khôn ngoan" giống mình.Và chúng ta cứ tiếp tục vui vẻ chơi trò ú tim với nhau, trước mắt là trí thức, sau cùng là toàn dân tộc! Ðương nhiên, người mình cũng có những bậc "chân tu"; và có những người lầm lỗi một cách thật lòng.
    Mặc dù không thể tin rằng Phan Ngọc không biết phân rõ phải sai, nhưng tôi không muốn nghĩ là ông đã cố tình lừa dẫn chúng ta vào một trận đồ bát quái. Cách ông kết thúc bài trả lời bằng một hình ảnh liêm chính, đạo đức chứng tỏ ông thành thực tin vào những điều mình nói.
    Nhưng chính phương pháp kết thúc đó, chính sự thành tâm đó, lại mang đến cho tôi một nỗi buồn nặng nề, khó tả.

Chia sẻ trang này