1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Báo về dịch thuật

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ Tiếng Anh Sài Gòn (Saigon English Club)' bởi Tao_lao, 19/10/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Chỉ có ?omột giống người nhỏ bé nhưng tinh anh? dưới cái ?ogóc trời Đông Nam Á rạng mầu xanh? này mới làm nổi 14.06.02
    Hất đổ cái chậu tắm mà trong đó đang chết đuối một lượt ba người: một ?ocháu bé? Phan Ngọc, một ông trạng Phan Ngọc, và một thương binh Phan Ngọc, là việc phải làm ngay, để cứu lấy cả ba.
    Tôi chưa đọc họ Phan bao giờ, song nghe Hoàng Ngọc Tuấn đề cập đến nhân vật quan trọng này trong bài ?oTâm và Tài?, đã có cảm giác ông ta rất đáng ngờ. Với bản dịch ?oMĩ Học?, ông ta đã liều lĩnh làm một việc quá khả năng mình, là dịch một tác phẩm đồ sộ của triết học (phương Tây), trong khi sự hiểu biết về Triết (Tây) của ông chưa cho phép, đồng thời thuật ngữ triết học của tiếng Việt (chứ chưa nói của riêng ông) cũng chưa cho phép nốt.
    Bây giờ, tạm quên Phan Ngọc, tôi thấy việc một bản dịch ?oMĩ Học Hegel? được cho xuất bản ở đây và lúc này tự nó cũng chẳng đem lại lợi ích gì (nếu không muốn nói ngược lại, là chỉ béo những kẻ không có khả năng tư duy độc lập nhưng lại quen thói ăn theo, nói leo và trích dẫn vô tội vạ!). Thậm chí ấy có là một bản dịch thành công đi nữa, cũng chưa cần giới thiệu nó trong cái mặt bằng văn hoá tư tưởng hiện tại của Việt Nam, một nơi và một lúc mà không mấy ai còn biết Triết Tây, cùng với những câu hỏi kinh điển của nó, đã hình thành và đi qua những chặng đường nào. Một tác phẩm triết không phải một tác phẩm văn học để tôi có thể đọc hiểu hay thưởng thức một cách tương đối độc lập đối với cái background lịch sử của cái chuyên ngành đã sinh ra nó; nếu có đọc được nó một cách như từ trời rơi xuống như vậy (và ngay cả nếu nó có được viết bằng tiếng mẹ đẻ của tôi trong nguyên tác) đi nữa, tôi cũng chỉ hòng nắm nổi một số nhỏ phần trăm nội dung nhất định của nó, thế mà, một lần nữa, nó lại khác với một tác phẩm nghệ thuật: nó không cho phép tôi bằng lòng chỉ với cái tỉ lệ phần trăm hiểu được ấy rồi thôi. (Về điểm này, có lẽ nó giống với một văn bản toán học hơn?)
    Ở Sài Gòn trước 75, ?oSein und Zeit? của Heidegger cũng đã từng được dịch và được Ts Lê Tôn Nghiêm (nguyên Giáo sư trưởng khoa Triết Tây thuộc Đại học Văn khoa Sài Gòn bấy giờ) đánh giá là nghiêm túc. Giả sử bộ ?oMĩ Học? được giới thiệu ở đấy, lúc ấy, thì rất hợp thời. Còn trong tình huống hôm nay, điều đáng làm trước tiên có lẽ là cho tái bản bộ ?oLịch sử triết học phương Tây? (của Lê Tôn Nghiêm). Đây là một bộ sách giáo khoa được viết rất tốt. Tôi nghe một người bạn kể là từ thế kỷ trước người ta đã đặt vấn đề này với chính Lê Tôn Nghiêm, kèm điều kiện phải viết lại ít nhất phần giới thiệu và đánh giá Marx theo chỉ đạo của Viện Chiết :-) Học của ?ohọ?, nhưng tác giả đã từ chối, rằng ông không có nhu cầu tái bản bộ sách giáo khoa đó. Nay, chưa đọc xong những sách giáo khoa Nhập Môn Triết Học (Tư Sản) cũng như Lịch Sử Triết Học (Tư Sản) do chính ?obọn tư sản? ấy viết, mà đã đòi dịch những Hegel, Schopenhauer, Nietzsche, Sartre, Heidegger, vv, rồi lại những muốn mời thiên hạ trèo lên đứng trên vai họ (để trước mắt là ?othưởng thức?, sau nữa là ?ođánh giá?, ?ophê phán? những ?ohạn chế? cũng như những ?othiếu sót? của người ta) thì thật là một điều kinh khủng, chỉ có ?omột giống người nhỏ bé nhưng tinh anh? dưới cái ?ogóc trời Đông Nam Á rạng mầu xanh? này mới làm nổi thôi.
    Vi Hoàng (Sài Gòn)

Chia sẻ trang này