1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bảo vệ Hiệp định Paris 1973

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi kyto, 27/09/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kyto

    kyto Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/08/2005
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    Bảo vệ Hiệp định Paris 1973

    Theo tinh thần Hiệp định Paris thì sau 27-1-1973, miền Nam Việt Nam sẽ song song tồn tại hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị. Nhưng thực tế thì khác, tại chiến trường đồng bằng Nam bộ để bảo vệ hiệp định đã diễn ra nhiều trận chiến khá ác liệt như chuyện dưới đây là tỉnh Long An cách Sài Gòn không tới 30km đường chim bay.

    Đêm 26-1-1973, đơn vị chúng tôi nhận lệnh đứng chân giành dân, giữ đất ở Tân Phú (địa bàn trước đây đã tác chiến). Do ảo tưởng và chủ quan, tin vào việc nghiêm chỉnh chấp hành Hiệp định của quân đội và chính phủ Sài Gòn nên chúng tôi không chuẩn bị phương án tác chiến. Thậm chí công sự cũng không đào. Cả đêm hôm ấy, ai cũng háo hức chờ cho đến sáng, xem không khí hòa bình như thế nào? Chúng tôi ai nấy, có bộ quần áo nào còn mới là mặc vào để ngày mai có thể gặp gỡ với nhân dân, thậm chí là cả lính ngụy nữa.
    7 giờ sáng ngày 27-1-1973, tất cả chúng tôi đều chỉnh tề quần áo, đi lại thoải mái trong ấp. Trên đầu, cờ Giải phóng tung bay. Ấp bên kia lá cờ ba sọc của ngụy quyền Sài Gòn. Thấp thoáng đã thấy một số tên lính thập thò mé bìa ấp. Ở bên này, chúng tôi chỉ trỏ... Bỗng hàng loạt đạn cực nhanh AR15 và M79 tới tấp quạt sang phía chúng tôi. Đã có mấy đồng chí trúng đạn bị thương. Tất cả chạy nháo nhác. Lúc này, không có công sự để chiến đấu và ẩn nấp. Pháo từ các căn tứ tiểu khu Hậu Nghĩa, Đức Hòa... dập đến. Ban đầu còn xa. Sau vài loạt, đạn rơi vào chỗ chúng tôi trú quân. Trực thăng bắt đầu phành phạch bay tới chỉnh pháo và bắn vào những nơi có cờ của Chính phủ Cách mạng lâm thời. Chúng tôi được lệnh nhanh chóng hạ cờ để khỏi lộ mục tiêu. Địch bắt đầu tấn công bằng bộ binh. Tuy nhiên, chúng cũng dè chừng, không dám tiến sang mà chỉ bắng nhi vãi đạn về phía chúng tôi. Cũng may, trong vườn có hai cái hầm (trảng xê) lớn của nhân dân đào xuyên dưới gốc bụi tre đã lâu, để tránh pháo nên mọi người chui cả xuống đấy.
  2. kyto

    kyto Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/08/2005
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    Một điều may mắn hơn là lúc này, chiến sự nổ ra gần khắp miền Nam, do vậy, máy bay địch tập trung chi viện cho những chiến trường trọng yếu hơn. Nếu không, chúng tôi sẽ chết chùm vì bom rồi. Càng về trưa, chiến sự càng ác liệt. Bộ binh địch tuy không vào nhưng cường độ pháo và rốckét thì mỗi lúc một gia tăng. Lại có thêm mấy đồng chí hy sinh và bị thương vì pháo và đạn 20ly từ trực thăng.
    Tiểu đoàn ra lệnh: "Bằng giá nào cũng phải giữ cho bằng được địa bàn đã đứng chân. Nếu để mất, chúng ta sẽ phí phạm xương máu đồng đội và đồng nghĩa với việc thu hẹp vùng giải phóng". Bởi vì, thế của và địch lúc này là thế "da báo", đan cài nhau. Vùng giải phóng bị thu hẹp có nghĩa vành đai của chúng được mở rộng. Sẽ bất lợi cho ta!
    Chúng tôi phạm sai lầm lớn trong nhận thức và chủ quan trong tư tưởng chỉ đạo, đã đánh giá sai bản chất xảo quyệt của kẻ địch nên phải trả giá.
    Ngay đêm ấy, cấp trên ra lệnh chỉnh đốn tư tưởng, rút kinh nghiệm. Đối với kẻ địch ngoan cố, ta chỉ có thể nói với chúng bằng súng đạn mà thôi! Đêm đó, chúng tôi chuyển vị trí chống càn sang ấp bên cạnh, sau khi đã chôn cất tử sỹ và khiêng cáng thương binh ra bưng để du kích địa phương chuyển lên cứ trung đoàn.
    Liên tiếp trong những ngày sau đó, chúng tôi phải chống càn, đánh bật các đợt phản kích lấn chiếm của địch. Thế trận giằng co và ngày một ác liệt. Chúng tôi thương vong khá nhiều. Cấp trên phải điều động một số đồng chí ở các đại đội trực thuộc như vận tải, trinh sát, quân y... bổ sung cho các đại đội bô binh để có thêm lực lượng đánh địch. Lúc này không có quân từ miền Bắc bổ sung. Tôi chính thức thôi không làm y tá nữa mà chuyển về chiến đấu trong chiến dịch này. Một số đồng chí trinh sát ở D bộ (tiểu đoàn bộ) cũng được điều xuống trực tiếp chiến đấu ở các đại đội bộ binh.
    Hôm ấy, tôi và Nguyễn Văn Hồng (liên lạc đại đội), quê Triệu Sơn, Thanh Hóa được bố trí chốt một công sự. Khoảng hơn 8 giờ sáng, sau những đợt pháo kích dữ dội, địch cho máy bay dội bom. Lần này, chúng thay dổi chiến thuật là dội bom trước khi cho bộ binh tràn vào. Sau trái khói điểm từ một chiếc OV10 bắn xuống mấy chiếc A37 lao xuống. Tôi đưng trong công sự ngước nhìn lên, thấy những quả bom tròn như quả bóng, đen trùi trũi, lao xuống. Tôi ngồi thụp ngay xuống hét to: "Bom rơi ngay chỗ chúng ta!" Liền đó, chỉ nghe huỵch huỵch mấy tiếng (bom nổ quá gần không nghe được tiếng), hơi bom quạt vào hầm như cơn lốc. Công sự chúng tôi rung lắc dữ dội. Đất rơi ào ào, thình thịch. Tôi vừa thụt đầu vào dưới nắp hầm, chợt hút... phịch! Một mảng lớn quăn queo của cái đuôi bom rơi xuống, cắm ngay vào chỗ tôi vừa mới rút đầu vào. Hú vía! Nếu chậm một giây thôi, cái đầu tôi đã nát bét (kinh nghiệm cho hay là lúc nào thấy bom lao xuống tròn như quả bóng thì đó chính là bom rơi đúng ngay vị trí của mình. Nếu thấy hình trái bom dài thì bom sẽ rơi xa). Một trong những trái bom ấy rơi trúng ngày ngôi nhà mà trong đó có mấy đồng chí anh nuôi của đại đội đang trú ẩn cùng với toàn bộ soong, nồi, thực phẩm, balô, đồ đạc của mọi người. Khói tan, nơi ấy chỉ còn một hố bom lớn, sâu hoắm. Tối hôm ấy, sau trận đánh, chúng tôi đã cố gắng tìm kiếm nhưng không thể nào tìm thấy thi hài của các đồng chí hy sinh vì trái bom ấy. Họ đã biến thành tro bụi!
    Sau các đợt không kích và pháo kích dữ dội, bộ binh địch bắt đầu tràn vào. Chúng tôi, những tay súng còn lại, tập trung hỏa lực bắn vào những chỗ co cụm và tiêu diệt những tên gần nhất. Nhưng tên sống sót rú lên, chạy bật trở ra. Lại bom, pháo. Kẻ địch không ngờ mật độ bom pháo dày đặc như vậy mà chúng tôi vẫn sống được... Ngày hôm đó, địch chỉ dùng bộ binh phản kích duy nhất một lần, chủ yếu là dùng hỏa lực để khống chế, hòng tiêu diệt chúng tôi.
    Giao tranh ngày càng ác liệt. Địch quyết tâm đánh bại chúng tôi ra khỏi địa bàn đứng chân. Chúng tôi quyết tâm bám trụ. Nhiều đồng chí ở trung đội trinh sát D7 là nhưng người đang học đại học năm thứ nhất, thứ hai, khỏe mạnh, đẹp trai, thông minh. Vậy mà sau chiến dịch này, các anh lần lượt hy sinh. Trong những ngày cuối của chiến dịch bảo vệ Hiệp định Paris chỉ còn lại anh Nguyễn Thuấn, nguyên lính đặc công (đại đội 25) sau đó bổ sung về trinh sát D8. Hết chiến tranh, Thuấn xuất ngũ về địa phương; nay là thương binh 3/4 đang sinh sống tại quê.
    Ngày 1 tháng 2 năm 1973, đại đội 2 - D8 chúng tôi chuyển đến ấp 4 Tân Phú. Trận đánh hôm ấy, tôi và Nguyễn Xuân Â. (tên viết tắt) quê Xuân Lộc, Can Lộc, ngồi chung một công sự. Ngoài khẩu B40 ra, trận này tôi giữ thêm khẩu AK của một đồng chí bị thương đi viện. Tối hôm trước, trung đội bố trí chỗ đào công sự sát bờ tre gần góc của một khu vườn. Theo kinh nghiệm chiến đấu, tôi bảo Â. "Cậu nghe tớ, ta đào công sự dịch lên phái trước cách bờ tre chừng 15m dưới mấy luốn khổ qua (mướp đắng) kia. Nơi này, có phần nguy hiểm nhưng sẽ rất bất ngờ đối với bọn địch. Còn mình lại an toàn hơn trước bom, pháo và trực thăng vì các loại này thường bắn từ bờ tre trở vào. Khi bộ binh địch vào, chờ cho chúng đến sát công sự mới nổ súng và giữ xác lại thì sẽ không việc gì. Â nghe tôi. Chúng tôi đào công sự chiến đấu vào dưới rãnh của luống khổ qua rồi ngụy trang cẩn thận. (còn tiếp)
  3. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Có một chi tiết có vẻ không chính xác (?)
    Thời điểm Mỹ Bắt đầu chuẩn bị rút khỏi CTVN. Hoạt động chiến đấu của không quân Mỹ (nói chung) ở VN gần như ngưng hẳn. Vậy, liệu có chuyện OV-10 của Mỹ tham chiến để chỉ điểm cho A-37 của KQMNVN oanh kích hay không?
  4. DaKhuc

    DaKhuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    Nhiều bộ đội không phân biệt được máy bay. Cứ thấy máy bay 2 thân là "máy bay bà già" và "dịch" thành OV-10.
    Nhưng đừng gọi d/c OV10 là bà già nhé, d/c ấy giận chít.
  5. Va_xi_lip

    Va_xi_lip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2006
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    0
    Cái này là tiểu tiết thôi mà. Bây giờ bác có in-tè-net thì bác mới nghiên cứu từng tý một được chứ, thời đấy thì làm sao mà biết. Nhất là trong hoàn cảnh bom đạn mù mịt trên đầu, bác chỉ dám hếch mắt lên dòm thì O-2 hay OV-10 khác gì nhau đâu . Cứ thấy ai động đến mình là lại nhảy dựng lên!
  6. kyto

    kyto Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/08/2005
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    ... Bảy giờ sáng, địch gọi pháo từ các căn cứ Ðức Hòa, Hậu Nghĩa, Hiệp Hòa nã cấp tập vào trận địa chúng tôi. Lửa khói mù mịt. Các bụi tre bị pháo cày nát, đã có một số công sự trúng đạn, anh em đã hy sinh. Trực thăng quần đảo sát ngọn tre, quật tung những gì có trên mặt đất, nhằm phát hiện công sự của chúng tôi?. Phía tiền duyên, địch đã bắt đầu dàn thế trận. Dứt pháo, chúng nổ súng tấn công ngay vào đại đội 1. Các đồng chí bên đó dũng cảm bắn trả quyết liệt. Bọn địch bị chết một số tên, số còn lại vội tháo chạy trở ra, tiếp tục gọi pháo chi viện. L19 vè vè rồi bất chợt phóng trái khói chỉ điểm. A37 liền lao xuống ném bom. Phía đại đội 1, khói lửa từ những ngôi nhà bốc lên mù mịt. Truớc mặt tôi và Â. Lúc này có khoảng 8-9 tên, mũ sắt sùm sụp đang bí mật tiếp cận vào sát mấy luốn muớp đắng. Tôi ra hiệu cho Â. chờ thời cơ thuận lợi nhất mới nổ súng. Nếu đơn độc chỉ một công sự bắn thì sợ bị lộ và nhất định sẽ bị khống chế, tiêu diệt. Bọn địch sẽ dùng M72 (một loại hỏa tiển vác vai) sẽ đánh bật công sự ngay. Phía đại đội 1, sau phi vụ bom ấy, bọn lính tràn lên bắn dữ dội và ném lựu đạn vào các công sự phía truớc. Tôi đánh mắt sang đó thấy mấy tên lính lôi dưới công sự của anh em mình lên bốn đồng chí. Có hai nguời đã hy sinh. Hai đồng chí bị thương nặng, chúng bắn luôn. Tốp lính trước mặt tôi chẳng để ý gì chỗ luống mướp đắng, chỗ chúng tôi ngồi. Chúng đang dán mắt vào phía đại đội 1 mà không ngờ được chúng tôi ở ngày bên cạnh chúng. Chờ cho tiếng súng nổ rộ, tôi ra hiệu cho Â. đồng loạt xả đạn vào tốp này. Tôi thấy có những thằng ôm súng nhảy dựng lên rồi mới đổ sấp xuống giống như cảnh đóng phim.
    Không thấy tên nào chạy trở ra, chúng đã chết hết. Ở cự ly 4-5m với 2 khẩu AK đồng loạt nổ, chúng không thể nào thoát được!
    Tuy nhiên, hình như bọn lính ở bên ngoài phát hiện thấy chúng tôi nên tập trung hỏa lực dồn dập bắn vào mấy luống mướp đắng nơi tôi và Â. Cả hai ngồi thụp xuống công sự. Giàn mướp đắng đổ sập, che hẳn công sự, tạo thành một kiểu ngụy trang tự nhiên. Nhờ đó chúng tôi không bị phát hiện. Tôi nói với Â. "Nếu bây giờ, M79 hoặc cối rơi trúng miệng hầm thì cả hai cùng chết. Không thì yên tâm". Â. hoang mang, cậu ta bảo tôi: "Rút thôi"! Tôi trừng mắt: "Mày có điên không?" Â. rên rĩ: "Nằm đây thì chết" Tôi bảo: "Chẳng thà chết ở dây. Nếu chúng vào thì cả hai cùng ném lựu đạn rồi xông lên bắn và cùng nhau hy sinh. Nếu địch không phát hiện ra thì sẽ sống". Cậu ta không nghe, cứ nằng nặc đòi "tróc" (rời bỏ) công sự, chạy, trong khi phía trước mặt khoảng 50m là bộ binh địch nằm dày đặc; trên đầu trực thăng bay sát ngọn tre, sẵn sàng nhả đạn vào bất cứ chỗ nào; phía sau, pháo bắn cấp tập. Tôi nhìn xoáy vào mặt Â. nói: "Mày chỉ cần rục rịch trườn lên khỏi công sự là tao bắn ngay chứ không đợi trực thăng hay bộ binh địch xử mày". Â. im lặng. Tôi mãi dõi mắt quan sát địch phía trước. Chúng lại tổ chức tấn công vào phía đại đội 1. Tình thế cực kỳ gay go, ác liệt. Bội đội ta phía ấy chống trả quyết liệt nhưng vì bộ binh địch quá đông và hỏa lực rất mạnh nên chúng đánh chiếm thêm một số công sự nữa. Cũng may lúc ấy, từ phía sau, cối 82 ly của ta bắn lên phía trước mặt đại đội 1, chỗ bọn lính đang co cụm. Chúng vội vã tháo lui cùng những tên bị thương. Khoảng 14 giờ 30, bất ngờ, địch gọi pháo giã cấp tập vào trận địa. Ðồng thời, các loại súng bộ binh của chúng cũng đồng loạt xả đạn vào chúng tôi trong màn khói đỏ phân tuyến (lúc đánh nhau, bọn địch ném trái khói đỏ để phân chia ranh giới giữa ta và chúng để trinh sát L19 và trực thăng chỉnh bom, pháo tránh bắn lên đầu chúng). Qua màn khói ấy, tôi thấy bọn địch tháo chạy rất nhanh khỏi vị trí của chúng và rút dần về phía tiểu khu Hậu Nghĩa. Trên đầu chỉ còn trực thăng quần đảo nhưng chúng đã bốc lên cao. Tôi chui xuống, Â. vẫn ngồi đấy với gương mặt căng thẳng và sự im lặng đáng sợ. Tôi chợt nghĩ nhanh: "Trời! Lúc nãy, mình dọa bắn hắn, lợi dụng lúc mình bận quan sát địch không để ý, mà hắn liều lĩnh, xử mình trước rồi "tróc" công sự thì cả hai cùng chết oan uổng!" Tôi chợt rùng mình! Nhưng không dám nói với cậu ta ý nghĩ ấy. Cũng may, bọn địch rút sớm, nếu không tình huống ấy rất có thể xảy ra. Tôi bảo Â. "Tụi lính rút rồi! Vậy là thoát. Nếu mày không nghe lời tao thì bây giờ làm sao còn cả hai thằng". Hai tay Â. nắm chặt tay tôi: "Cảm ơn mày! Nếu không có mày, chắc tao đã chết rồi". Sau trận ấy, tôi kể lại cho mọi người nghe, ai cũng bảo: "Cậu nói đúng, rất có thể hoảng loạn, nó làm liều để thoát một mình!?".
    Cuối năm 1976, Â. phục viên. Một thời gian sau khi về địa phương, làm công an xã. Nghe nói cậu ta "oách" và được việc lắm nhưng hay làm khó dễ dân. Có một lần gặp Â. (những năm 80), tôi nửa đùa, nửa thật: "Nghe nói mày hay làm khó dễ dân lắm phải không? Ðừng làm bộ. Ngày xưa chiến đấu chiến trường mà "to mồm" được như hôm nay thì chúng tao được nhờ". Hắn chỉ gãi đầu cười. Ðã lâu, tôi không gặp Â. nghe nói cậu ta đưa gia đình vào Tây Nguyên, định cư trong đó rồi... (còn tiếp)
    Được kyto sửa chữa / chuyển vào 14:15 ngày 29/09/2006
  7. kyto

    kyto Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/08/2005
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    ... Tôi còn nhớ, phía sau ấp, chỗ chúng tôi đứng chân chống càn, có một cái ruộng lớn và sâu, vừa trồng lúa vừa nuôi cá tự nhiên. Ngày hôm đó, nhiều trái pháo rớt vào ruộng nên cá chết hết. Cá nhiều đến nỗi, chỉ cần thò tay xuống là chạm phải một lớp cá chết đè lên nhau chừng 20cm trên mặt bùn. Tôi nhặt đầy 2 bao tải, toàn cá lóc, cá sặt, cá trê... Nhưng vì đại đội hy sinh mất 4 đồng chí và 5 đồng chí khác bị thương nên chúng tôi phải đổ bớt đi cho nhẹ. Tuy nhiên phải cố gắng mang theo để đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt vì thực phẩm đã cạn.
    Tôi được giao hỏa lực B40 ngay sau một thời gian bổ sung về D8 (tiểu đoàn 8). Khẩu B40 mà tôi đang giữ đã qua tay nhiều đồng chí, họ đã lập được nhiều chiến công xuất sắc; đã từng bắn cháy nhiều xe tăng, tàu chiến, phá hủy nhiều lô cốt và tiêu diệt nhiều bộ binh địch. Nhưng hầu hết các chủ nhân trước đây của nó đã hy sinh hoặc bị thương. Tôi biết, giữ loại hỏa lực này là hết sức nguy hiểm. Chỉ cần bắn một trái là lộ mục tiêu ngay. Bởi khi bắn, khói trắng trùm lên cả một vùng. Bọn địch khiếp sợ B40 nên khi tác chiến, chúng tìm mọi cách tiêu diệt bằng được loại hỏa lực lợi hại này. Lúc này, tôi đang được chi bộ tiếp tục thử thách để chuẩn bị kết nạp Đảng. Tôi được công nhận đối tượng Đảng từ tháng 5 năm 1972 và đã làm hồ sơ, nhưng vì bị thương đi viện nên gián đoạn. Sau đó lại chuyển sang đơn vị khác do vậy vẫn chưa có cơ hội kết nạp. Tôi vui vẻ nhận vũ khí, mặc dù bấy giờ tôi rất nhỏ con, sức vóc yếu hơn rất nhiều so với các đồng chí khác.
    Những ngày tiếp theo, chúng tôi liên tục chịu đựng các đợt càn quét lấn chiếm của Sư đoàn 25 ngụy với nhiều tổn thất và thương vong khá nặng nề.
    Tôi nhớ một kỷ niệm đau buồn. Đó là sự hy sinh của đồng chí Lê Văn Tùy, quể ở Cổ Đạm, Nghi Xuân. Hôm đó là ngày mùng 3 tháng 2 năm 1973, địch tổ chức phản kích. Ta đánh bật trở ra, chúng lại điệp khúc cái công thức cũ rích là gọi máy bay dội bom và nã pháo dữ dội vào trận địa chúng tôi. Gần trưa, chiến sự bỗng im ắng. Hôm đó, tôi và Tùy chung một công sự. Tôi giữ B40 nên đứng cửa sau, Tùy AK cửa trước. Nghe im lặng, Tùy đứng dưới hầm thò đầu lên quan sát địch trước mặt mà không hề để ý phía trước bên phải. Bỗng "đòm...!" một tiếng súng mồ côi nổ khô khốc vang lên từ ngôi nhà phía ấy, cách chúng tôi chừng 50m. Tôi chợt nghe Tùy "hự" một tiếng nhỏ, rồi ngồi thụp xuống trong hầm. Tôi hỏi: "Gì vậy Tùy?". Không có tiếng trả lời. Tôi khom lưng nhìn xuống. Trời! Một dòng máu chảy tràn trên mặt Tùy. Tôi lao đến. Tùy đã tắt thở. Thì ra, mãi quan sát địch phía trước, không để ý, một tên lính đã bí mật bò vào nhà, kê súng lên cửa sổ ngắm vào mặt Tùy, bóp cò. Viên đạn AR15 xuyên từ hõm mũi ra sau gáy. Cậu ta chết tức khắc, không nói với tôi được câu nào. Tôi kéo người đặt Tùy nằm cho thẳng dưới hầm, vuốt mắt rồi bắt hai tay lên bụng. Lần này, chỉ có tôi và Tùy nên tôi để anh nằm thẳng được chứ không như hồi tháng 5-1972, lúc anh Chương hy sinh phải để ngồi dựa thành hầm (đến tối khi đưa lên khỏi công sự, cơ thể anh Chương lạnh ngắt và cứng như khúc gỗ, duỗi cách nào cũng không thẳng, đơn vị đành chôn anh trong tư thế chữ V). Tôi biết, ngày nhập ngũ, Tùy đã có một đứa con trai vì có lần cậu ta kể với tôi. Cậu con trai Tùy năm nay chắc đã 35 hay 36 rồi!? Đêm đó mọi người phải dỡ nóc hầm mới đưa được Tùy lên vì Tùy đã cứng như khúc gỗ. Trước khi mai táng Tùy, chúng tôi dốc ba lô ra. Tùy còn 2 lạng mỳ chính mang vào từ hồi ở Bố Trạch, Quảng Bình. Chúng tôi ghi địa chỉ vào giấy rồi bỏ vào lọ thủy tinh, nút chặt lại buộc nilon bên ngoài, giắt vào túi áo, cùng với mỳ chính, dao găm, bi đông, túi thuốc cá nhân... Tất cả được chôn theo. Không rõ giờ đây, hài cốt Tùy đã được đưa vào nghĩa trang hay chưa? Đã 33 năm có lẻ!...
    Cán bộ tiểu đoàn lần lượt hy sinh gần hết. Cán bộ đại đội thay thế. Tương quan giữa ta và địch ngày càng chên lệch. Danh sách thương vong ngày một dày. Theo lệnh cấp trên chúng tôi vẫn buộc phải bám trụ, giữ đất, giành dân. Tuy nhiên, đất đai thì bom cày đạn xới hoang tàn. Còn dân thì tản mạn ở mỗi nơi một ít. Đối với chúng tôi, Tân Phú trở thành một bãi chiến trường xơ xác đạn bom với những tổn thất thất nặng nề. không thể bù đắp. Hình ảnh ấy mãi in sâu trong ký ức của mỗi người lính C2, D8, E271 chúng tôi. (còn tiếp)
  8. kyto

    kyto Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/08/2005
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    ... Trận đánh cuối cùng của chiến dịch bảo vệ Hiệp định Pari trong đợt 1 vào ngày 20 tháng 2 năm 1973. Như vậy là gần một tháng trời bám trụ, chúng tôi dốc toàn lực để đánh trận cuối cùng. Ngày hôm đó cũng như mọi hôm, địch lại nống ra thăm dò rồi dùng bom pháo trực thăng khống chế, hòng tiêu diệt chúng tôi. Liên tiếp những trận phản kích của địch, mỗi khi chúng bị đánh bật ra là liên tiếp các phi vụ oanh tạc của chiến đấu cơ AD6 và A37 cùng những trận mưa pháo và cối 81ly của địch. Tôi đã có nhiều kinh nghiệm bắn hỏa lực B40. Trước khi bắn, lợi dụng địa hình rồi vận động ra khỏi công sự, chọn vị trí bắn thích hợp, nhắm vào chỗ co cụm của địch, nổ súng rồi nhanh chóng ôm B40 lăn mấy vòng, trườn nhanh trở về công sự để tránh hỏa lực địch phản kích. Nhờ vậy, tôi tránh được thương vong. Đại đội tôi hy sinh thêm 6 người trong đó có anh Trọng quản lý đại đội, quê Nam Đàn. Trung đội trinh sát D8 phối thuộc với chúng tôi hy sinh chỉ còn lại 3 người. Tối hôm đó, chúng tôi cáng thương binh ra bưng. Trinh sát dẫn đường, lại đụng phải ổ phục kích của địch. Ba đồng chí trinh sát còn lại hy sinh. Mấy đồng chí bị thương nằm trên cáng cũng chung số phận. Số còn lại phải mở đường máu để ra cứ. Có thể nói, đến thời điểm này, chúng tôi hoàn toàn không còn khả năng chiến đấu nữa. Buộc phải rút lui chiến thuật để bảo toàn lực lượng còn lại.
    Trở ra bưng Tân Phú, sau đó đơn vị rút về Hội Đồng Sầm thuộc Mỹ Thạnh Đông bên kia sông Vàm Cỏ. Nơi đây là căn cứ mà chúng tôi ở lại để củng cố và chiến đấu trong một thời gian khá dài...
    Có thể nói chiến dịch bảo vệ Hiệp định Pari hết sức ác liệt và gian khổ không kém gì chiến dịch Nguyễn Huệ năm 1972. Quy mô, tần suất và cường độ bom đạn cùng các trận càn còn lớn hơn năm bảy hai. Quân số thương vong cũng không nhỏ. Tôi và một số ít các đồng chí khác thoát chết trong các chiến dịch trên là điều nằm ngoài sự hình dung.
    Cục diện chiến trường sau Hiệp định Pari có nhiều thay đổi. Tuy ở địa bàn chúng tôi ác liệt như vậy nhưng một số chiến trường khác, ta mạnh hơn nên buộc địch chấp hành các điều khoản của Hiệp định khá nghiêm chỉnh. Đặc biệt ở quân khu 9, lúc bấy giờ, theo chủ trương của và sáng kiến của tướng Lê Đức Anh (sau này là *************), ta chủ động tấn công, tranh thủ giành dân, chiếm đất, mở rộng vùng giải phóng làm cho kẻ địch rơi vào thế bị động. Chúng tố cáo ta phá hoại Hiệp định. Tuy nhiên, khi phái đoàn Liên hợp quân sự bốn bên đến thị sát thì ta đã cắm cờ ở những vùng đó; đặt chính quyền Sài Gòn trước việc đã rồi...
    Chúng tôi trở lại Ba Thu rồi hành quân về gần sóc Chếêch và ở lại đây trong một thời gian khá dài để nhận thêm quân bổ sung và huấn luyện, chuẩn bị chiến dịch mới.
    Quyển hồi ký của Vương Khải Sơn còn khá dài, tuy nhiên chiến dịch bảo vệ Hiệp định Pari đến đây là kết thúc.

Chia sẻ trang này