1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bảo vệ môi trường sống một vấn đề cấp bách tại Việt nam

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi Philipp007, 03/10/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Philipp007

    Philipp007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/08/2005
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Bảo vệ môi trường sống một vấn đề cấp bách tại Việt nam

    Hồi nhỏ còn đi học tôi nhớ mãi bài thơ trong sách tập đọc:

    Tổ quốc em đẹp lắm
    Cong cong hình lưỡi liềm
    Trên núi cao trùng điệp
    Dưới biển sóng mênh mông
    Những cánh đồng phì nhiêu
    Nằm phơi mình ở giữa
    Những con sông xanh hồng
    Uốn quanh trăm dải lụa
    Tổ quốc em đẹp lắm
    Đồng ruộng vựa thóc thơm
    Biển bạc đặc cá tôm
    Rừng vàng đầy quặng gỗ...

    Hình ảnhquê hương đất nước đã in sâu vào tâm trí mỗi người.
    Ai ai cũng muốn giữ gìn căn nhà của mình sạch sẽ, gọn gàng ngăn nắp. Nhưng mấy ai cũng nghĩ rằng phải giữ gìn làng xã của mình, khu phố của mình hay đất nước của mình cũng phải sạch sẽ đàng hoàng? Ở các quốc gia tiên tiến họ đưa chương trình " Bảo vệ và gìn giữ môi trường" vào dạy ngay từ các bậc tiểu học. Họ dạy trẻ em biết bỏ rác vào thùng, không làm dơ bẩn đường phố. Chính vì vậy người dân luôn luôn ý thức được cần phải giữ gìn sạch sẽ môi trường. Người ta đưa ra những điều luật về bảo vệ môi trường. Mọi người dân phải tôn trọng luật pháp và làm theo luật. Một ví dụ: Khi thay dầu nhớt cho xe hơi, xe máy ... Không được phép thay ở ngoài đường, không được phép làm nhỏ 1 giọt dầu cặn xuống đường(xuống đất) Nếu vi phạm sẽ bị phạt tiền rất nặng và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự! Vì sao vậy? Vì người ta muốn giữ gìn nguồn nước ngầm cho trong sạch ... và bảo vệ cho đất không bị ô nhiễm. Còn ở VN chúng ta thì sao? Bạn cứ thử tới những tiệm sửa xe Honda, sửa xe hơi thì sẽ rõ mà. Phải chăng chúng ta nên đề nghị chính phủ phải cấp bách đưa ra 1 điều luật về việc xử lý các loại dầu thải này ?
    Vấn đề xả rác ra đường phố cũng thật đáng bàn. Phải công bằng mà nói có nhiều người cũng có ý thức giữ gìn đường phố sạch đẹp.Nhưng khổ nỗi rác ở trong tay biết bỏ vào đâu? Điều đáng nói ở đây là tất cả các thành phố và những nơi công cộng ở Việt nam rất ít thùng đựng rác! Không có chỗ bỏ rác thì bỏ vào đâu????Ở các nước văn minh hầu như trong khoảng cách 100m là đều có 1 thùng rác công cộng. Lại nói tới vấn đề phóng uế bừa bãi vào gốc cây .... Đang đi trên phố mắc quá mà tìm không ra 1 cái nhà vệ sinh nào thì cũng phải liều mạng thôi ! Vậy thì nên chăng? Cần xây dựng thêm nhiều nhà vệ sinh công cộng có thu lệ phí sử dụng. Nếu như ngân sách chưa đủ thì nên khuyến khích tư nhân đầu tư và kinh doanh về lĩnh vực này?
    Nên chăng phải ra một luật về thuê mướn nhà ở? Khi chủ nhân cho thuê nhà phải có bản hợp đồng thuê mướn nhà giữa người chủ và người thuê. Trong đó phải có 1 mục về chi phí phụ, ước tính 10-15% giá thuê nhà. Tiền chi phí phụ đó người thuê nhà phải trả, chủ nhà nhận và phải nộp vào ngân sách thành phố, tỉnh, huyện, làng xã. Từ ngân sách đó sẽ được chi cho các công trình vệ sinh công cộng hay đổ rác. Nên chăng có những điều luật phạt vi cảnh với những hành vi làm dơ bẩn đường phố?
    Non sông gấm vóc Việt nam sẽ mãi sạch đẹp đó là mơ ước của mỗi người Việt nam chúng ta, phải không quý vị ?
  2. rinvic

    rinvic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    922
    Đã được thích:
    0

    Tớ nghĩ vấn đề ý thức xã hội gắn liền với văn minh xã hội và mức phát triển của xã hội. Vùng ổ chuột ở nước văn minh còn bẩn hơn nhiều nơi ở nước mình.
    Tớ đồng ý với cậu vài nơi có ít thùng rác, nhưng nhiều nơi có thùng rác thì có ai buồn bỏ vào.
    Rất nhiều người khẳng định các TP ta sạch đẹp hơn. Phần lớn thành quả đó là ... nhà nước đầu tư nhiều hơn số lượng người quét đường :(
    Có hết rồi đấy bạn ạ, nhưng đâu phải cứ có quy định là có thực thi ! Thay đổi văn hóa Môi trường không chỉ có dựa vào phạt, luật là được. Đó là sự kết hợp của Giáo dục, truyền thông, sau đó khích lệ thành thói quen, sau đó mới mong đưa ra thành quy định áp chế.
    Được rinvic sửa chữa / chuyển vào 21:26 ngày 03/10/2005
  3. Philipp007

    Philipp007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/08/2005
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Sự thay đổi tốt đẹp toàn diện về mọi mặt của đất nước ta trong thời gian qua là điều không ai có thể phủ nhận được. Đó là niềm tự hào của mỗi người đúng không? Tuy nhiên mong muốn của mọi người là làm sao cho quê hương càng ngày càng tốt hơn phải không bạn? Bài viết của tôi ở trên là hoàn toàn mang tính chất đóng góp xây dựng, chứ không mang bất cứ 1 dụng ý nào khác!!!! OK ?
  4. Yugioh28

    Yugioh28 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2004
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    ý thức hệ của dân mình quá tồi
    đã có nhiều chương trình nhưng khi kết thúc , mọi việc lại trở về số 0
  5. Philipp007

    Philipp007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/08/2005
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Bạn gặp một gia đìng người nghèo... bạn hào hiệp ... bạn đem tiền bạc thuốc men giúp đỡ người ta ... bạn thật tốt... Nhưng than ôi! Tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống! Muốn giúp họ thgoát cảnh đói nghèo hãy cho họ cái cần câu và dạy họ biết câu cá ! Có một lần đi chơi Nha Trang tôi tình cờ gặp 1 cặp khách du lịch người Đức. Họ rất ngạc nhiên khi thấy tôi nói chuyện với họ bằng ngôn ngữ của họ.... Tôi hỏi: Ông bà có hài lòng khi tới thăm đất nước chúng tôi? Thì họ vui lắm và trả lời ngay: Tuyệt vời! Tuyệt vời! (Wunderbar ! Wunderbar) tôi mừng lắm. Nhưng tôi cũng muốn phỏng vấn thêm. Tôi hỏi: Nhưng cũng phải có điều gì làm ông bà không hài lòng chứ? Họ nhìn tôi chăm chú rồi miễn cưỡng trả lời: Chúng tôi thấy các bạn là một dân tộc thông minh, khi đi thi thố trên thế giới thì đều đạt những giải xuất sắc đáng khâm phục(thi toán, âm nhạc, robot)
    Nhưng các bạn lại không biết làm 1 việc thật dễ dàng đơn giản và không một chút khó nhọc đó là " Bỏ rác vô thùng!!!"
    Tôi lặng người đi vì xấu hổ và.... không có lời giải thích...
    Ông cha ta từ ngàn xưa nay đã từng dạy con cháu " Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm" cơ mà ? Đó là 1 minh chứng rõ ràng là dân tộc ta sạch sẽ và luôn muốn sống sạch sẽ. Phải chăng ăn ở sạch sẽ, ngăn nắp gọn gàng là 1 lối sống có văn hóa, nên được khuyén khích và phát huy ?
  6. steppy

    steppy Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2005
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    1.327
    Chán nhất là vào các quán bình dân hay quán phở. Chả hiểu sao cứ vứt giấy ăn đầy xuống đất. Có lẽ bây giờ đỡ hơn trước rồi.
  7. rinvic

    rinvic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    922
    Đã được thích:
    0
    Thế về vấn đề xả rác, theo bạn có thể ... "dạy" cho mọi người?!?! Nếu được, bạn nghĩ bằng cách nào?
    Cá nhân tớ, không thể sử dụng ... "training", vì đó thuộc ý thức, văn hóa, và cả thói quen. Mong mỏi là tuyên truyền vận động thôi. Bạn đã biết đến 2 chiến dịch Giao thừa sạch, và Tết sạch không rác đã từng làm mưa gió trên box chưa . Bạn tìm đọc và chia xẽ thêm nhé.
    Thế bạn có thấy ai xả rác vào nhà mình chưa? vì đó là nhà chỉ có mình dùng. Thành phố nhà chung cho mấy triệu người / thành phố, liệu bao nhiêu % người hiểu rằng đó là nhà chung?
    Không phải cứ lấy những bước tiến tốt của mình để mãn nguyện không trăn trở. Nhưng nếu cứ đánh đồng dân mình thế này, thế nọ, mãi thì cũng chả giải quyết được gì.
    Có câu chuyện thế này
    Anh buôn vải có dành dụm tiền đi du lịch Singapore. Về nước, anh trong mỗi buổi gặp bạn bè anh đều lớn tiếng: Dân mình ở dơ thiếu ý thức vứt rác bừa bãi. Bên SIngapo nhé, thằng nào léng phéng vứt rác bị phạt ngay $500. Thế mà anh nhét xinh-gum ăn xong vào thành dưói ghế để không phải đi vứt và chẳng mất vẻ mỹ quan thành phố, anh í ăn xong trái táo, quăng lõi táo vào bồn cây công cộng, gọi là bón phân cho cây
    Câu hỏi, mục đích câu chuyện của anh ấy kể cho bạn bè?
    1. Anh ấy có quan tâm đến văn minh đô thị
    2. Anh ấy muốn chứng tỏ mình là người văn minh hơn nhiều người
    2. Anh ấy muốn khoe anh ấy đã đến Singapo
    Mục đích của tớ, nêu hiện tượng thôi. Mục người "Việt xấu" có rải rác nhiều nơi quá rồi (kể cả Hoa Học Trò).. Đề tài này nhạy cảm lắm
  8. Philipp007

    Philipp007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/08/2005
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Nếu kẻ nào chê ta, chỉ cho ta thấy vết lọ trên má ta ... kẻ đó là bạn ta. Còn những kẻ chỉ thích khen, xu nịnh và rất khó chịu với những lời chê hay đóng góp của người khác. Đó là ai nhỉ ?
    Lê - nin đã từng nói "Tôi sẵn sàng đánh đổi cả tá cán bộ thiếu năng lực với 1 chuyên gia tư sản mà anh ta có năng lực và có tinh thần trách nhiệm với công việc"
    Xem ra bạn có thuộc trong tá cán bộ kia không? Muốn lãnh đạo phong trào cho tốt và cho được việc thì phải học nhiều và nghe nhiều bạn nhé. Muốn làm thầy người ta thì phải đủ thông minh và kiến thức nhé, chứ không người ta bảo" Cũng cờ cũng biển cũng cân đai. Cũng gọi ông nghè có kém ai? Ghế chéo lọng xanh ngồi bảnh chọe. Tưởng rằng đồ thật hóa đồ chơi" (Trích thơ Tú Mỡ) Xã hội VN của chúng ta thay đổi nhiều rồi, văn minh tiến bộ nhiều rồi, không còn những kẻ xu nịnh nữa đâu, không có còn cái ngày bao cấp nữa nhé.... Tất cả đều được đánh giá bằng hiệu quả công việc. Nếu bạn thấy chưa thực sự đủ hiểu biết thì theo mình nên đi học thêm nhé... Học cho bớt dốt ai cũng thế mà ....
    "Lời khen như nước hoa ấy, chỉ nên ngửi chứ đừng nên uống"
  9. Philipp007

    Philipp007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/08/2005
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Lê-nin nói "Nhiệt tình cách mạng cộng với ngu dốt = phá hoại "
    Đất nước chúng ta đang trong thời kỳ đổi mới, chúng ta đã đạt được rất nhiều thành tích đáng khâm phục. Tăng trưởng kinh tế rất cao, hầu như không còn lạm phát, đời sống VH xã hội được nâng cao rất nhiều. Quá trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước đang có những bước tiến chắc chắn mạnh mẽ. Không biết bạn có nằm trong số người như Lênin nói trên không? Để làm cản bước tiến của đất nước? Vì mình thấy những lời nhận xét của bạn không có sức thuyết phục và chứng tỏ 1 kiến thức nông cạn hời hợt, tại chức !
    Thầy thuốc giỏi là người biết chữa vào gốc của bệnh mới hết bệnh được. Thầy thuốc dỏm chỉ biết chữa ngọn thôi. Rút thuốc bệnh lại trở lại. Bạn còn chụp cho những người Việt nam xa Tổ quốc nhưng luôn luôn có tấm lòng hướng về Tổ quốc 1 cái mũ "Người Việt xấu" nói vậy có biết ngượng không? Nói vậy có đi ngược lại với đường lối chính sách của Đảng không? Nói vậy có gây bất bình với cộng đồng người Việt ở nước ngoài không?
    Trong khi đó chủ trương và chính sách của Đảng ta là" Những người Việt nam sống xa Tổ quốc là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việtnam"
    Khổng Tử đã từng nói " Cái gì biết thì bảo biết, cái gì không biết thì bảo không biết, là biết vậy"
    Lênin nói" Học, học nữa, học mãi"
    Nhớ đi học thêm vài khóa tại chức nữa nhé ....!!! Rồi tranh luận tiếp ha?
  10. anhtuanonline

    anhtuanonline Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/11/2004
    Bài viết:
    1.114
    Đã được thích:
    7
    Híc , các bác gay gắt thế , có gì đâu mà phải chỉ trích nhau thế , Chị rinvic chỉ là muốn phân tích để có thể hiểu sâu hơn về Vấn đề thôi .
    Đóng góp 1 bài viết về suy nghĩ của 1 giáo sư , mọi người cùng suy nghĩ nhé :
    Những người bạn Việt Nam, hãy là chính mình!
    Đó là lời nhắn nhủ tha thiết mà giáo sư Luc Hens, một nhà khoa học người Bỉ thường xuyên đến Việt Nam mỗi năm 7 - 8 lần, từ Hà Nội - Hải Phòng đến Huế - Đà Nẵng và vào thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ - Cà Mau, mong Thanh Niên chuyển tới những nhà quản lý ở Việt Nam. Giáo sư Hens vừa trở về Bỉ từ Hải Phòng sau chuyến công tác hơn 1 tuần ở Việt Nam.
    Khi tôi nói với ông: ?oHôm nay em sẽ có một cuộc phỏng vấn nhỏ với thầy?. Thầy Hens vui vẻ: ?oOkay?. Sau khi gọi nước uống, tôi mở đầu: ?oBây giờ chúng ta bắt đầu nhé!?. Thế là thầy tăng ngay âm lượng và say sưa nói về chuyến công tác thành công mỹ mãn của mình. Thầy chỉ ở Hà Nội 1 ngày vào đúng cái hôm nơi đây bị ngập lụt, cuộc họp bị trễ 2 giờ đồng hồ vì ách tắc giao thông nhưng đã kết thúc tốt đẹp. Ở Hải Phòng, cuộc hội thảo thành công ngoài mong đợi với sự tham gia của những nhà quản lý hàng đầu của các viện nghiên cứu, các cơ quan quản lý tài nguyên biển trên khắp cả nước. Ở đó, người ta không có đủ thời gian để bàn bạc và trao đổi các phương thức quản lý nguồn tài nguyên quý giá này.
    Không muốn thầy nói mãi về điều này, tôi chuyển đề tài: ?oẤn tượng lớn nhất của thầy trong chuyến đi này ở Hải Phòng là gì??. Thầy Hens im lặng giây lát rồi giọng chùng xuống đầy xúc động: ?oEm biết không, chúng tôi không có thời gian để đi đâu cả ngoài Vịnh Hạ Long. Vịnh Hạ Long, em biết chứ, nó là Di sản thiên nhiên của thế giới, của nhân loại. Nhưng bây giờ nó không còn là Vịnh Hạ Long nữa, nó khác xa những gì tôi được chiêm ngưỡng cách đây khoảng 4 năm. Khi người ta tưởng rằng mọi thứ đang phát triển thì thực ra nó đang tồi tệ đi và đánh mất chính mình?.
    ?oĐiều đầu tiên em có thể dễ dàng nhận thấy là nơi đây có một sự mâu thuẫn gay gắt giữa ngành khai thác than với ngành du lịch và vịnh Cửa Lục. Nước thải của ngành than làm đen ngòm môi trường xung quanh và giết chết mọi thủy sinh vật. Còn vụn than thì được đem đổ trên các sườn đồi; mưa xuống, các vụn than này trôi đi khắp nơi. Vịnh Hạ Long trở thành cái bãi chôn chất thải của ngành khai thác than. Tôi nhìn thấy những người phụ nữ và trẻ em rất nhỏ đang lọc lấy những vụn than từ nước thải để phơi khô làm nhiên liệu. Mà em biết rồi, cái thứ chất thải ấy chứa bao nhiêu chất độc hại, nhất là các kim loại nặng?.
    ?oTôi còn thấy những người phụ nữ đội nón quai thao đi rao bán những mẩu san hô còn sống. Thứ sinh vật này sẽ chết vài giờ đồng hồ sau khi người ta tách chúng ra khỏi môi trường nước biển. Tôi tự hỏi: Vịnh Hạ Long đã được xếp hạng Di sản thế giới, tài nguyên của khu vực này được bảo vệ nghiêm ngặt, sao lại có hiện tượng này??.
    ?oTôi có cảm tưởng rằng người ta ra sức tàn phá thiên nhiên nơi đây để biến nó thành một môi trường hoàn toàn nhân tạo, bằng cách hủy hoại thảm thực vật, hủy hoại các khu rừng ngập mặn, nạo vét lớp phù sa, nối những hòn đảo với đất liền bằng những cái đầm để các ca-nô, xuồng máy thể thao chạy ra chạy vào. Vịnh Hạ Long bây giờ hao hao giống như bán đảo Florida miền đông nước Mỹ!?.
    ?oĐiều tôi cảm thấy phi lý nhất là cách thức người ta phát triển du lịch và tổ chức các thú tiêu khiển nơi đây. Người ta có thể nhìn thấy ở đây một tư duy phát triển du lịch đậm màu sắc của một Disneyland. Mà Disneyland thì không thể phát triển ở một Di sản thiên nhiên của thế giới như thế này được. Cá heo và các loài thú biển được nhập từ nước ngoài về cùng với một đội huấn luyện viên xiếc thú người Nga để biểu diễn. Vậy mà đêm cuối tuần hàng ngàn người đổ xô về xem; nhưng tôi chắc trong số đó không có mấy khách du lịch nước ngoài. Người ta đem cả cây dừa nước, cây chà là... từ nơi khác đến đây. Để làm gì chứ??.
    ?oChưa hết đâu, người ta xây một tòa nhà có kiến trúc giống hệt Nhà Trắng để trưng bày các cổ vật bằng sứ, các di vật khảo cổ ! Việt Nam có các loại nhà sàn, nhà gỗ độc đáo biết bao nhiêu, sao không đem ra giới thiệu với thế giới??.
    ?oCòn các hang thạch nhũ của Vịnh Hạ Long, ngày xưa em phải rón rén đi vào cùng với người dẫn đường thì bây giờ trên các vách đá chi chít những ngọn đèn xanh đỏ tím vàng như một xa lộ cùng hàng trăm shop bán hàng lưu niệm. Không khí tưng bừng nhộn nhịp lắm. Chỉ cần có thêm một Michael Jackson nữa thì nơi đây lập tức trở thành một Florida, một Miami của Mỹ?.
    ?oThật lòng mà nói, Hạ Long đang đánh mất bản sắc của riêng mình. Không biết rồi đây có ai còn hăm hở đến tham quan di sản thiên nhiên ?ođộc nhất vô nhị? này nữa hay không??.
    ?oTôi đã đi qua rất nhiều nước đang phát triển trên thế giới, Việt Nam là một nước có chất lượng cuộc sống tốt, khoảng cách giàu nghèo không quá lớn, và quá trình vận hành vào quỹ đạo toàn cầu hóa tương đối thành công. Tuy nhiên, mọi thứ bây giờ đang bị thương mại hóa với kinh tế là mục tiêu chủ đạo. Và đến một lúc nào đó em sẽ nhận ra rằng chính tài nguyên môi trường, di sản văn hóa và các truyền thống dân tộc là thứ tài sản chính của quốc gia trên bình diện quốc tế...?.
    ?oVà thông điệp cuối cùng của tôi dành cho đất nước mà tôi yêu quý bởi lòng hiếu khách và những truyền thống tốt đẹp rằng: Hãy tôn trọng thiên nhiên, gìn giữ môi trường, gìn giữ văn hóa và truyền thống, bởi đó là những thứ làm cho các bạn trở nên duy nhất trên thế giới?.
    Thục Minh (ghi và biên dịch từ Brussels) ( thanhnien online )
    [/sign]
    Được anhtuanonline sửa chữa / chuyển vào 12:42 ngày 08/10/2005

Chia sẻ trang này