1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm : hai vấn đề đáng sợ ở Việt Nam!

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi Le_Viet_Ha_new, 01/06/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Le_Viet_Ha_new

    Le_Viet_Ha_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    Bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm : hai vấn đề đáng sợ ở Việt Nam!

    Có lẽ cần thiết phải mở một topic này cho các bạn chúng ta tham gia thảo luận.

    Hiện nay báo chí vẫn gần như là kênh duy nhất ( thực sự nhanh chóng và hiệu quả ) để nhân dân biết thông tin về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm cùng các vấn đề liên quan đến môi trường .

    Những cái gọi là Bộ Y Tế, Sở Y Tế... các tỉnh thành được nuôi bằng tiền đóng thuế của dân nhưng chưa bao giờ là niềm tin của nhân dân trong vai trò thanh, kiểm, duyệt... và chế tài các vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm ở VN.

    Vụ nước tương có hàm lượng chất gây ung thư cao cả ngàn lần cho phép bị Sở y tế TP Hồ Chí Minh ỉm đi là một ví dụ nóng hổi.
    Trước đó là phản ứngquá chậm chạm của Bô Y Tế Việt Nam về vấn đề thuốc giả, thuốc đông nam dược trộn hóa chất ....

    Mới đây là hóa chất bôi vào sầu riêng ( lịch sử trước đó là phở formol và muôn vàn vụ việc khác )
  2. caytrevietnam

    caytrevietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2005
    Bài viết:
    1.839
    Đã được thích:
    1
    Đáng sợ nhất là những kẻ dốt nát, tham lam, ko có lương tâm làm và ngồi ở vị trí mà đáng ra ko thuộc về họ mà thuộc về những người thực sự vì dân. Hãy xem cách phản ứng lúng túng qua vụ nước tương, thi cử, cắt trộm cáp.... Chán
  3. caytrevietnam

    caytrevietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2005
    Bài viết:
    1.839
    Đã được thích:
    1
    Đáng sợ nhất là những kẻ dốt nát, tham lam, ko có lương tâm làm và ngồi ở vị trí mà đáng ra ko thuộc về họ mà thuộc về những người thực sự vì dân. Hãy xem cách phản ứng lúng túng qua vụ nước tương, thi cử, cắt trộm cáp.... Chán
  4. Le_Viet_Ha_new

    Le_Viet_Ha_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    Ngộ độc thực phẩm "dây chuyền"
    03:22'''' 17/04/2006 (GMT+7)
    Nước mắm có u-rê, thức ăn nhiễm hóc-môn tăng trưởng, trái cây chứa thuốc bảo vệ thực vật... Độc chất nhiễm từ nguồn và "dây chuyền" đến người.
    Vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được bảo đảm và chưa được bảo đảm từ nguồn! Ý kiến của nhiều chuyên gia tại Hội nghị tổng kết "5 năm chương trình đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm 2005 - 2010" do TP.HCM tổ chức vào ngày 16/4.
    Tại Hội nghị nói trên, nhiều chuyên gia tỏ ra bức xúc, hiện chưa có cơ chế bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu đầu đến khâu cuối mà trong đó, khâu cuối được xác định là người tiêu dùng, tức người dùng các loại thực phẩm tươi hoặc thực phẩm đã qua chế biến.
    Nhiễm độc "dây chuyền"
    Bà Phương cho biết, hầu như trong tất cả thực phẩm do khách hàng mang đến Trung tâm để kiểm nghiệm đều có "vấn đề" về an toàn thực phẩm. Trung tâm đã phát hiện, nhiều mẫu thực phẩm tươi hoặc thực phẩm chế biến đều có chứa những chất độc hại cho cơ thể con người như u-rê, hóc môn tăng trưởng, thuốc bảo vệ thực vật.
    Bà Phương đơn cử, nhiều cơ sở sản xuất nước mắm đưa mẫu nước mắm đưa đến Trung tâm để kiểm nghiệm độ đạm. Trung tâm phát hiện, đúng là nước mắm có độ đạm rất cao nhưng hóa ra là... độ đạm do u-rê trong thành phần nước mắm quá cao, chứ không phải chất đạm có từ cá.
    Hàm lượng u-rê trong nước mắm có khi chiếm đến mấy chục phần trăm trong mẫu kiểm nghiệm.
    Sự việc rắc rối hơn khi những nhà sản xuất nước mắm được hỏi, tại sao lại pha thêm urê trong nước mắm. Có phải là để tăng độ đạm? Nhà sản xuất trả lời, họ chỉ mua nước mắm đã được chế biến sẵn từ Phú Quốc, Nha Trang, Phan Thiết và đưa về đến TP chế biến lại, nhưng tuyệt nhiên không pha u-rê vào nước mắm!
    .....
    ( Xem đầy đủ tại link gốc : http://www.vietnamnet.vn/khoahoc/suckhoe/2006/04/561075/ )

    Được le_viet_ha_new sửa chữa / chuyển vào 09:52 ngày 02/06/2007
  5. Le_Viet_Ha_new

    Le_Viet_Ha_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    Ngộ độc thực phẩm "dây chuyền"
    03:22'''' 17/04/2006 (GMT+7)
    Nước mắm có u-rê, thức ăn nhiễm hóc-môn tăng trưởng, trái cây chứa thuốc bảo vệ thực vật... Độc chất nhiễm từ nguồn và "dây chuyền" đến người.
    Vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được bảo đảm và chưa được bảo đảm từ nguồn! Ý kiến của nhiều chuyên gia tại Hội nghị tổng kết "5 năm chương trình đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm 2005 - 2010" do TP.HCM tổ chức vào ngày 16/4.
    Tại Hội nghị nói trên, nhiều chuyên gia tỏ ra bức xúc, hiện chưa có cơ chế bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu đầu đến khâu cuối mà trong đó, khâu cuối được xác định là người tiêu dùng, tức người dùng các loại thực phẩm tươi hoặc thực phẩm đã qua chế biến.
    Nhiễm độc "dây chuyền"
    Bà Phương cho biết, hầu như trong tất cả thực phẩm do khách hàng mang đến Trung tâm để kiểm nghiệm đều có "vấn đề" về an toàn thực phẩm. Trung tâm đã phát hiện, nhiều mẫu thực phẩm tươi hoặc thực phẩm chế biến đều có chứa những chất độc hại cho cơ thể con người như u-rê, hóc môn tăng trưởng, thuốc bảo vệ thực vật.
    Bà Phương đơn cử, nhiều cơ sở sản xuất nước mắm đưa mẫu nước mắm đưa đến Trung tâm để kiểm nghiệm độ đạm. Trung tâm phát hiện, đúng là nước mắm có độ đạm rất cao nhưng hóa ra là... độ đạm do u-rê trong thành phần nước mắm quá cao, chứ không phải chất đạm có từ cá.
    Hàm lượng u-rê trong nước mắm có khi chiếm đến mấy chục phần trăm trong mẫu kiểm nghiệm.
    Sự việc rắc rối hơn khi những nhà sản xuất nước mắm được hỏi, tại sao lại pha thêm urê trong nước mắm. Có phải là để tăng độ đạm? Nhà sản xuất trả lời, họ chỉ mua nước mắm đã được chế biến sẵn từ Phú Quốc, Nha Trang, Phan Thiết và đưa về đến TP chế biến lại, nhưng tuyệt nhiên không pha u-rê vào nước mắm!
    .....
    ( Xem đầy đủ tại link gốc : http://www.vietnamnet.vn/khoahoc/suckhoe/2006/04/561075/ )

    Được le_viet_ha_new sửa chữa / chuyển vào 09:52 ngày 02/06/2007
  6. Le_Viet_Ha_new

    Le_Viet_Ha_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    http://www.vnexpress.net/Vietnam/Doi-song/2007/06/3B9F6C20/
    Thứ hai, 4/6/2007, 19:04 GMT+7
    Mực tươi nhờ... hoá chất cấm
    Chỉ cần mua những gói bột đắng ở chợ Kim Biên (TP HCM) ướp vào mực thay cho muối hay đá lạnh, là có những mẻ hàng tươi ngon. Nhiều ngư dân đã dùng đến cách này mà lờ đi rằng đó là hàng cấm sử dụng trong thực phẩm.
    Cần hóa chất gì đều có thể tìm thấy ở chợ Kim Biên. Ảnh: Tuổi Trẻ.
    Khảo sát của VnExpress tại chợ Kim Biên sáng 4/6 cho thấy, có thể dễ dàng hỏi mua một gói "bột đắng" nhỏ với giá 5.000-10.000 đồng ở những sạp bán hóa chất. Trên thực tế, những gói gọi nôm na bột đắng này là Cloramphenicol, một hóa chất cấm sử dụng trong thực phẩm vì có thể gây bệnh nguy hiểm cho sức khỏe như ung thư...
    Chloramphenicol là kháng sinh dạng bột màu trắng vàng, vị đắng, có độc tính, được sử dụng để trị bệnh nấm cho tôm cá, hoặc ướp bảo quản thủy sản. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo là không nên sử dụng lâu dài, do nó gây ô nhiễm môi trường. Nếu thường xuyên dùng thực phẩm nhiễm chất này sẽ làm vật nuôi và cả con người kháng thuốc.
    Tháng 9/2001, Bộ Thủy sản đã cấm sử dụng kháng sinh này trong nuôi trồng thủy sản khi có cảnh báo từ EU đối với nhiều lô hàng Việt Nam nhiễm Cloramphenicol.
    Theo "mách nhỏ" của người bán hàng, muốn tôm, cá mực hay thịt các loại tươi lâu, màu đẹp hơn, chỉ cần trộn một ít bột đắng vào là có thể giữ đến mấy ngày không sao. "Hàng tôi bán sỉ đi các tỉnh rất nhiều, ở thành phố chỉ bán lẻ theo nhu cầu thôi", người bán hàng cho biết.
    Thế nhưng, hiện chưa có cuộc kiểm tra hay thống kê nào từ các cơ quan chức năng về tình hình ướp hóa chất trên các loại thủy sản bán tại chợ. Các cơ quan chức năng chỉ phát hiện khi kiểm tra hàng để xuất khẩu.
    Thậm chí, số phận các lô hàng bị nước ngoài phát hiện nhiễm kháng sinh cấm và trả về nước sau đó ra sao, doanh nghiệp xử lý như thế nào hay bán trở lại thị trường trong nước... vẫn chưa được các cơ quan chức năng kiểm soát. Các doanh nghiệp chế biến thủy sản khi được VnExpress đặt vấn đề này đều từ chối trả lời, hoặc cho rằng nội địa là thị trường "nhặt bạc lẻ" so với xuất khẩu nên chưa lưu tâm.
    Riêng lãnh đạo ngành thủy sản đã phát hiện, nhiều ngư dân khi đi đánh bắt xa bờ, thay vì mang theo hàng tấn muối và nước đá để ướp mực, cá, lại chở hàng chục kg loại bột đắng này. Trọng lượng vừa nhẹ hơn muối, vừa có giá rẻ, ướp thủy sản tươi hơn. Hóa chất được ngư dân dùng để ướp mực nhiều hơn cá.
    Thứ trưởng Bộ Thủy sản Lương Lê Phương tỏ ra hết sức bức xúc trước tình trạng ngư dân sử dụng hóa chất để ướp mực trên biển. Mới đây, khi thị trường Nhật bắt đầu nghiêm khắc với chất lượng mực tươi Việt Nam, kiểm tra 100% và nhiều lô hàng đã bị trả về vì nhiễm Cloramphenicol, thì Bộ Thủy sản cũng phát hiện tình trạng phổ biến ướp hóa chất trong mực ngay từ ngư dân khai thác trên biển. Song "rất khó quản lý cũng như xử lý người dùng", ông Phương nói.
    "Đây là vấn đề lương tâm người sử dụng, Bộ cùng với các cơ quan chức năng cũng kiểm tra nguồn nguyên liệu đầu vào tại các doanh nghiệp chế biến, nhưng không quản được hết nguyên liệu trên tàu thuyền đánh bắt", ông Phương cho biết.
    Trao đổi sáng 4/6, ông Phương nhận thiếu sót là lâu nay đã không chú trọng đến chất lượng thủy sản cho thị trường nội địa và chưa quản lý tốt vệ sinh an toàn thực phẩm của ngành hàng này. "Đã đến lúc người tiêu dùng nội địa phải được ăn thủy sản ngon hơn, chất lượng, an toàn hơn cho sức khỏe chứ không chỉ chăm lo chất lượng xuất khẩu", ông nhấn mạnh.
    Lãnh đạo Bộ Thủy sản cũng đề nghị các cơ quan chức năng, đặc biệt là Sở Y tế, Quản lý thị trường địa phương, cùng phối hợp tổ chức kiểm tra chất lượng thủy sản trên thị trường.
    Phan Anh

    Được le_viet_ha_new sửa chữa / chuyển vào 11:29 ngày 05/06/2007
  7. Le_Viet_Ha_new

    Le_Viet_Ha_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    http://www.vnexpress.net/Vietnam/Doi-song/2007/06/3B9F6C20/
    Thứ hai, 4/6/2007, 19:04 GMT+7
    Mực tươi nhờ... hoá chất cấm
    Chỉ cần mua những gói bột đắng ở chợ Kim Biên (TP HCM) ướp vào mực thay cho muối hay đá lạnh, là có những mẻ hàng tươi ngon. Nhiều ngư dân đã dùng đến cách này mà lờ đi rằng đó là hàng cấm sử dụng trong thực phẩm.
    Cần hóa chất gì đều có thể tìm thấy ở chợ Kim Biên. Ảnh: Tuổi Trẻ.
    Khảo sát của VnExpress tại chợ Kim Biên sáng 4/6 cho thấy, có thể dễ dàng hỏi mua một gói "bột đắng" nhỏ với giá 5.000-10.000 đồng ở những sạp bán hóa chất. Trên thực tế, những gói gọi nôm na bột đắng này là Cloramphenicol, một hóa chất cấm sử dụng trong thực phẩm vì có thể gây bệnh nguy hiểm cho sức khỏe như ung thư...
    Chloramphenicol là kháng sinh dạng bột màu trắng vàng, vị đắng, có độc tính, được sử dụng để trị bệnh nấm cho tôm cá, hoặc ướp bảo quản thủy sản. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo là không nên sử dụng lâu dài, do nó gây ô nhiễm môi trường. Nếu thường xuyên dùng thực phẩm nhiễm chất này sẽ làm vật nuôi và cả con người kháng thuốc.
    Tháng 9/2001, Bộ Thủy sản đã cấm sử dụng kháng sinh này trong nuôi trồng thủy sản khi có cảnh báo từ EU đối với nhiều lô hàng Việt Nam nhiễm Cloramphenicol.
    Theo "mách nhỏ" của người bán hàng, muốn tôm, cá mực hay thịt các loại tươi lâu, màu đẹp hơn, chỉ cần trộn một ít bột đắng vào là có thể giữ đến mấy ngày không sao. "Hàng tôi bán sỉ đi các tỉnh rất nhiều, ở thành phố chỉ bán lẻ theo nhu cầu thôi", người bán hàng cho biết.
    Thế nhưng, hiện chưa có cuộc kiểm tra hay thống kê nào từ các cơ quan chức năng về tình hình ướp hóa chất trên các loại thủy sản bán tại chợ. Các cơ quan chức năng chỉ phát hiện khi kiểm tra hàng để xuất khẩu.
    Thậm chí, số phận các lô hàng bị nước ngoài phát hiện nhiễm kháng sinh cấm và trả về nước sau đó ra sao, doanh nghiệp xử lý như thế nào hay bán trở lại thị trường trong nước... vẫn chưa được các cơ quan chức năng kiểm soát. Các doanh nghiệp chế biến thủy sản khi được VnExpress đặt vấn đề này đều từ chối trả lời, hoặc cho rằng nội địa là thị trường "nhặt bạc lẻ" so với xuất khẩu nên chưa lưu tâm.
    Riêng lãnh đạo ngành thủy sản đã phát hiện, nhiều ngư dân khi đi đánh bắt xa bờ, thay vì mang theo hàng tấn muối và nước đá để ướp mực, cá, lại chở hàng chục kg loại bột đắng này. Trọng lượng vừa nhẹ hơn muối, vừa có giá rẻ, ướp thủy sản tươi hơn. Hóa chất được ngư dân dùng để ướp mực nhiều hơn cá.
    Thứ trưởng Bộ Thủy sản Lương Lê Phương tỏ ra hết sức bức xúc trước tình trạng ngư dân sử dụng hóa chất để ướp mực trên biển. Mới đây, khi thị trường Nhật bắt đầu nghiêm khắc với chất lượng mực tươi Việt Nam, kiểm tra 100% và nhiều lô hàng đã bị trả về vì nhiễm Cloramphenicol, thì Bộ Thủy sản cũng phát hiện tình trạng phổ biến ướp hóa chất trong mực ngay từ ngư dân khai thác trên biển. Song "rất khó quản lý cũng như xử lý người dùng", ông Phương nói.
    "Đây là vấn đề lương tâm người sử dụng, Bộ cùng với các cơ quan chức năng cũng kiểm tra nguồn nguyên liệu đầu vào tại các doanh nghiệp chế biến, nhưng không quản được hết nguyên liệu trên tàu thuyền đánh bắt", ông Phương cho biết.
    Trao đổi sáng 4/6, ông Phương nhận thiếu sót là lâu nay đã không chú trọng đến chất lượng thủy sản cho thị trường nội địa và chưa quản lý tốt vệ sinh an toàn thực phẩm của ngành hàng này. "Đã đến lúc người tiêu dùng nội địa phải được ăn thủy sản ngon hơn, chất lượng, an toàn hơn cho sức khỏe chứ không chỉ chăm lo chất lượng xuất khẩu", ông nhấn mạnh.
    Lãnh đạo Bộ Thủy sản cũng đề nghị các cơ quan chức năng, đặc biệt là Sở Y tế, Quản lý thị trường địa phương, cùng phối hợp tổ chức kiểm tra chất lượng thủy sản trên thị trường.
    Phan Anh

    Được le_viet_ha_new sửa chữa / chuyển vào 11:29 ngày 05/06/2007
  8. Le_Viet_Ha_new

    Le_Viet_Ha_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    Thứ Ba, 05/06/2007, 05:42 (GMT+7)
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=204184&ChannelID=118
    An toàn thực phẩm: nhìn từ Bệnh viện Ung bướu
    TT - Sáng nay, tôi có dịp đi ngang đường Nơ Trang Long (Q.Bình Thạnh, TP.HCM), thấy cảnh bà con đi khám bệnh ung thư đứng tràn ra cả lề đường, nhìn vào phía trong bệnh viện thì thấy vô số bệnh nhân đang đứng, ngồi để chờ khám bệnh. Tôi không khỏi nhói lòng: ai trong số họ đã sử dụng thực phẩm chứa hóa chất nguy hại hay ăn nước tương chứa chất 3-MCPD gây ung thư?
    [​IMG]
    Đông đảo bệnh nhân chờ khám bệnh ở Bệnh viện Ung bướu TP.HCM. Bao nhiêu người trong số họ bị bệnh vì ăn thực phẩm không an toàn? - Ảnh: T.T.D.
    Hằng ngày hễ ra đường ăn cơm thì bị cảnh báo là nhiễm khuẩn, ăn rau thì rau nhiễm thuốc trừ sâu, ăn bánh mì thì chả nhiễm hàn the, thịt bị nhiễm hormon tăng trưởng, ăn phở thì bánh phở bị ướp formol, ăn cá biển thì bị ướp phân urê...
    Có bao nhiêu người trong chúng ta, và bao nhiêu con cháu của chúng ta sẽ bị ung thư vì thực phẩm không an toàn? Các nhà quản lý, các nhà sản xuất hãy ghé đến Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, thấy cảnh người bị ung thư ngày một nhiều để có lương tâm với người dân hơn.

    Được le_viet_ha_new sửa chữa / chuyển vào 10:49 ngày 05/06/2007
  9. Le_Viet_Ha_new

    Le_Viet_Ha_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    Thứ Ba, 05/06/2007, 05:42 (GMT+7)
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=204184&ChannelID=118
    An toàn thực phẩm: nhìn từ Bệnh viện Ung bướu
    TT - Sáng nay, tôi có dịp đi ngang đường Nơ Trang Long (Q.Bình Thạnh, TP.HCM), thấy cảnh bà con đi khám bệnh ung thư đứng tràn ra cả lề đường, nhìn vào phía trong bệnh viện thì thấy vô số bệnh nhân đang đứng, ngồi để chờ khám bệnh. Tôi không khỏi nhói lòng: ai trong số họ đã sử dụng thực phẩm chứa hóa chất nguy hại hay ăn nước tương chứa chất 3-MCPD gây ung thư?
    [​IMG]
    Đông đảo bệnh nhân chờ khám bệnh ở Bệnh viện Ung bướu TP.HCM. Bao nhiêu người trong số họ bị bệnh vì ăn thực phẩm không an toàn? - Ảnh: T.T.D.
    Hằng ngày hễ ra đường ăn cơm thì bị cảnh báo là nhiễm khuẩn, ăn rau thì rau nhiễm thuốc trừ sâu, ăn bánh mì thì chả nhiễm hàn the, thịt bị nhiễm hormon tăng trưởng, ăn phở thì bánh phở bị ướp formol, ăn cá biển thì bị ướp phân urê...
    Có bao nhiêu người trong chúng ta, và bao nhiêu con cháu của chúng ta sẽ bị ung thư vì thực phẩm không an toàn? Các nhà quản lý, các nhà sản xuất hãy ghé đến Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, thấy cảnh người bị ung thư ngày một nhiều để có lương tâm với người dân hơn.

    Được le_viet_ha_new sửa chữa / chuyển vào 10:49 ngày 05/06/2007
  10. Le_Viet_Ha_new

    Le_Viet_Ha_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    Thứ Ba, 05/06/2007, 05:42 (GMT+7)
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=204184&ChannelID=118
    An toàn thực phẩm: nhìn từ Bệnh viện Ung bướu
    TT - Sáng nay, tôi có dịp đi ngang đường Nơ Trang Long (Q.Bình Thạnh, TP.HCM), thấy cảnh bà con đi khám bệnh ung thư đứng tràn ra cả lề đường, nhìn vào phía trong bệnh viện thì thấy vô số bệnh nhân đang đứng, ngồi để chờ khám bệnh. Tôi không khỏi nhói lòng: ai trong số họ đã sử dụng thực phẩm chứa hóa chất nguy hại hay ăn nước tương chứa chất 3-MCPD gây ung thư?
    [​IMG]
    Đông đảo bệnh nhân chờ khám bệnh ở Bệnh viện Ung bướu TP.HCM. Bao nhiêu người trong số họ bị bệnh vì ăn thực phẩm không an toàn? - Ảnh: T.T.D.
    Hằng ngày hễ ra đường ăn cơm thì bị cảnh báo là nhiễm khuẩn, ăn rau thì rau nhiễm thuốc trừ sâu, ăn bánh mì thì chả nhiễm hàn the, thịt bị nhiễm hormon tăng trưởng, ăn phở thì bánh phở bị ướp formol, ăn cá biển thì bị ướp phân urê...
    Có bao nhiêu người trong chúng ta, và bao nhiêu con cháu của chúng ta sẽ bị ung thư vì thực phẩm không an toàn? Các nhà quản lý, các nhà sản xuất hãy ghé đến Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, thấy cảnh người bị ung thư ngày một nhiều để có lương tâm với người dân hơn.

    Được le_viet_ha_new sửa chữa / chuyển vào 10:49 ngày 05/06/2007

Chia sẻ trang này