1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bảo vệ thiết bị điện dân dụng

Chủ đề trong 'Điện - Điện tử - Viễn thông' bởi qiseng, 05/10/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. qiseng

    qiseng Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/11/2002
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    0
    Bảo vệ thiết bị điện dân dụng

    Trên tình hình thực tế hiện nay, có rất nhiều vụ chất lượng điện năng kém gây hậu quả nghiêm trọng, làm hỏng các thiết bị điện. Một lỗi xảy ra rất nhiều là công nhân ngành điện (hoặc thi công công trình cho ngành điện) đấu sai mạng hạ áp làm điện áp tăng đến 380V hoặc làm mất trung tính của mạng 3 pha 4 dây, vụ này đã xảy ra rất nhiều. Nhà điện bồi thường khách hàng bằng cách mời 1 ông thợ điện tử đến sửa chữa, với các thiết bị nghe nhìn yêu quý (và rất đắt tiền) của chúng ta thì cách bồi thường này không thể chấp nhận được.
    Theo tôi cách phòng tránh tốt nhất là không dùng tới thì chúng ta nên rút ra luôn, phần lớn sự cố xảy ra khi ngành điện cấp điện trở lại sau khi thi công, sửa chữa.
    Tôi cũng không rành về điện tử lắm, nhưng tôi nghĩ rằng chỉ cần xung 1 cái là thiết bị điện tử của chúng ta "ra đi", cho dù áptômát, cầu chì, rơle... có làm việc tốt. Việc dùng máy biến thế, ổn áp để cách ly thiết bị điện ra khỏi lưới là vô ích.

    Bác nào có kế gì hay cho anh em phòng thân mời đóng góp ý kiến. Chứ nhìn "đống" nghe nhìn của chúng ta tan xác pháo thì...

    PS: Tôi đã chứng kiến nhiều thiết bị bị cháy, thương tâm lắm.
  2. 7604

    7604 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/11/2002
    Bài viết:
    567
    Đã được thích:
    1
    Chào bác Qiseng, dạo này khỏe không?
    Có lẽ bác chứng kiến nhiều về vấn đề này nên bác nhắc đến nó nhiều lần ở đây mà vẫn chưa có hướng giải quyết thì phải. Tôi cũng xem báo thấy nói đến nhưng rồi lại im. Thật ra cái ý kiến bác đưa ra là hay nhất đó vì nó không những là an toàn gần như tuyệt đối mà còn có tác dụng tiết kiệm điện nửa. Tuy rằng ở chế độ không sử dụng các thiết bị điện tử vẫn sử hút một lượng điện rất nhỏ nhưng tổng số các thiết bị điện tiêu thụ ở chế độ này trong toàn XH lại là một số rất lớn. Rất tiếc rằng lời kêu gọi cũng như cảnh báo về an toàn đó hầu như không được đáp ứng trong thời buổi mà tiện nghi qua cao và con người quen với cái remote hơn mọi vật dụng khác trong gia đình. Tôi cũng từng đọc qua một đề tài nghiên cứu về thiết bị không hoàn toàn rút chấu ra khỏi ổ điện nhưng isolate ổ trung chuyển với nguồn điện theo một số điều kiện nhất định. Tuy nhiên giá cả, tiện lợi cũng như số lượng thiết bị sử dụng trong một gia đình không thúc đẩy cho nghiên cứu đó lắm, đó là suy nghĩ cá nhân tôi.
    Trở lại với vấn đề thì ở đây có 2 việc có thể làm là ngăn chặn sự cố phá hoại ở phía người tiêu dùng hoặc ngăn chặn sự cố vượt qua từ nguồn cung cấp.
    - Cách thứ nhất thì bác nhắc đến cầu chì, và relay (automat tôi không rành lắm nên không bàn đến). Cầu chì được sử dụng vì nó rẻ nhưng yếu điểm của nó là tốc độ chảy khá chậm so với tốc độ của sự cố nên chỉ thường được đặc ở những thiết bị đơn lẽ. Ngoài ra fuse cũng có nhiều loại khác nhau, mà cái này thì lần rồi về VN tôi vẫn thấy nhiều nhà vẫn sử dụng sợi chì đơn giản. Nối đất và relay là phương pháp hiệu quả cho vấn đề này nhưng nó không tác dụng ở VN vì giá thành của relay tùy thuộc vào độ nhạy cũng như đường nối đất không xuất phát từ điểm chung trong nhà cũng như phần lớn vẫn sử dụng 2 dây.
    - Cách thứ hai thì phải nói về ngành điện. Tôi đồng ý là người thợ điện cần phải cẩn thận hơn nhưng hễ là con người thì khó tránh sai lầm. Nếu như tại Mỹ một kỷ thuật viên đến hãng trong tâm trạng không ổn định về chuyện cá nhân thì nên báo cho lãnh đạo trực tiếp. Trong nhiều trường hợp chính lãnh đạo mổi khi thấy nhân viên của mình trong trạng thái không tốt đều phải quan tâm (Xếp hay đi dạo một vòng buổi sáng bông đùa với nhân viên.) Ở đây không phải là chen vào vấn đề cá nhân mà người lãnh đạo phải biết được tâm trạng của nhân viên có thể dẫn đến tai nạn khi làm việc nên phải có phương pháp phân việc cho nhân viên ngày đó thích hợp cũng như giúp nhân viên vượt qua những lúc đó. Cái này thì lý tưởng quá rồi phải không. Tuy nhiên vẫn không thể lường trước sai lầm của con người nên lúc này mới có những procedure được đặt ra đòi hỏi nhân viên phải tuân theo trong mọi thao tác trong công việc. Tất nhiên sau khi đấu điện, phải test, kiểm tra A, B, C....nhưng tay nạn vẫn có thể xảy ra vì nhân viên đôi khi cũng bỏ qua những bước đó vì vậy phải có những procedure để re-inforce những thao tác đó xảy ra và đồng thời kỷ thuật double security có thể được áp dụng ở đây....
    Cái này họ gọi là practical approach. Tôi không biết dịch ra tiếng Việt thế nào nhưng khi có một vấn đề xảy ra (và trong cuộc sống luôn có vấn đề mới, cũ xảy ra) thì có một nhóm người ngồi lại để học hỏi, tìm hiểu vấn đề. Từ kết luận mà họ có đưa ra phương pháp hạn chế thực tiển để tránh lập lại hoặc hạn chế sự cố đến mức có thể dựa vào những điều kiện có sẳn.
    Tôi không làm việc trong môi trường ở VN nên không thể đưa ra giải pháp A, B, hay C nhưng tin rằng nếu bác suy nghĩ theo hướng trên thì có nhiều phương pháp để giảm sự cố đáng tiếc. Nói thật chứ tại vì như bác nói ngành điện bồi thường "không thể chấp nhận" nên họ thật sự chưa quan tâm đúng mức chứ khi luật lệ re-inforce ngành điện phải đền đúng mức (toà án) thì lúc đó ngành điện tự nhiên sẽ nghĩ đến cách giải quyết. Thôi thì chờ đi bác ạ, vì ở phía người tiêu dùng gần như bất cứ một thiết bị nào giúp tiết kiệm hay an toàn đều giá khá cao. Mặt hàng thiết bị điện tử TQ ngày càng rẻ, hư thì mua cái mới đôi khi lại còn rẻ hơn thiết bị bảo vệ.
    ================
  3. ba_gia_dau_kho

    ba_gia_dau_kho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2003
    Bài viết:
    372
    Đã được thích:
    0
    Dễ ợt bác ạ Dùng UPS loại double-conversion là OK. Nếu xảy ra trường hợp đó thì chỉ phần đầu của con UPS bị thôi. Nhưng cái chính là các thiết bị điện dân dụng có đáng để được bảo vệ như vậy không? Các thiết bị lớn trị giá hàng triệu USD (như tổng đài, ra-da... ) người ta vẫn làm như vậy.
  4. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Chủ đề này hay đấy. Các bác có kinh nghiệm xem có cách nào bảo vệ và an toàn về điện lưới thì tư vấn giúp, chứ người tiêu dùng mà bị sự cố cháy nổ hay giật điện thì chết mất. Em xin kể một số câu chuyện về thực tế sử dụng điện gia dụng:
    1. Thời bao cấp: Tình trạng mất điện, điện yếu xảy ra thường xuyên. Hồi ấy ở nhà em chỉ có buổi tối là có điện thôi, thế mà đang xem TV cũng thấy cái hình tự nhiên méo xệch, mọi người kêu ầm lên ?osụt áp rồi?, thế là chạy ra tắt vội TV để tăng biến thế (tự ngẫu). Một lúc sau, lại thấy đèn đóm sáng rực, biến thế kêu ù ù, lại có người kêu ?ovọt điện?, rồi chạy ra vặn cái núm biến thế. Chỉ có một điều cần nhớ là lúc nào mất điện thì nhớ tắt biến thế kẻo đến khi có điện lại cháy quạt, đài, TV ... hoặc nổ cầu chì.
    2. Thời đổi mới: các nhà rất ưa chuộng ổn áp LIOA, ai mua máy vi tính cũng cố sắm một cái. Khi gần mất điện, ổn áp tự động tăng. Lúc có điện trở lại, mô tơ đang ở mức thế cao, gây ra quá áp, khiến thiết bị điện bị cháy như chơi. Nhà bạn em sau khi shutdown máy tính, thấy mọi thứ tự động tắt, thế là cứ cắm nguyên trong ổ điện vì nghĩ rằng đã ngắt nguồn. Chắc nó không biết là cái nguồn ATX khi ngâm trong ổ điện thì chỉ ở chế độ ?osoft off? thôi, nên khi bị vọt điện quá thì cái IC bảo vệ trong nguồn cháy, điện đánh thẳng luôn vào mainboard, làm cả ổ cứng, ổ mềm đều đi tong !!!
    3. Dành cho các bác hâm mộ audio: Mạch ampli đẩy kéo nối tầng trực tiếp được nhiều người ưa chuộng vì không bị méo tần số. Tuy nhiên, chẳng may có một nửa vế ở tầng công suất bị lệch (thí dụ cháy sò), thì điện 1 chiều ngay lập tức truyền ra tải, nướng nóng cuộn dây loa. Một số ampli bảo vệ việc này bằng cầu chì, nhưng thường là loa cháy trước khi cầu chì kịp nổ, chẳng khác gì đem tiền đi làm củi sưởi ấm giữa mùa đông !
    Có mấy câu chuyện như vậy, xin mời các bác góp ý thêm ...
  5. thuylt

    thuylt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/12/2003
    Bài viết:
    533
    Đã được thích:
    0
    Hay quá nhể có một cái bảo vệ này mà các bác chẳng để ý bao giờ :
    Về điện lực:
    - Cắt lọc sét lan truyền trên đừơng dây điện.
    - Bảo vệ chống quá áp.
    - Các thiết bị điện dân dụng cho chạy qua biến thế cách ly hoặc UPS inverter.
    Cái này tớ đã âm thầm trang bị từ lâu rùi !!
    he he !!! sờ vào 220v thoải mái thoải trống
    Bạn nào chwa có thì trang bị đi thôi ???
  6. cai_cun

    cai_cun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2004
    Bài viết:
    3.574
    Đã được thích:
    0
    Bác Thuylt cho hỏi cái,
    Có phải cái thiết bị của bác giống như cái trang bị trong hộp điện kĩ thuật tổng của bọn SINO không? Tớ đang xây nhà muốn lắp cái đó ngay từ đầu vào của cầu dao tổng có được không hả bác? Khi điện bị rò chẳng hạn thì cái thiết bị đấy sẽ hoạt động thế nào?
  7. thuylt

    thuylt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/12/2003
    Bài viết:
    533
    Đã được thích:
    0
    Ha Ha !!!
    Ối trời ơi Ông bạn Cãi cùn xây nhà à to chuyện rồi :
    Nếu là dân KT đích thực Bác phải làm 1 số việc sau:
    * Đầu tiên làm 1 tổ dây đất thật tốt vào ----> làm mát cho toàn nhà.
    * Thứ 2 dây điện tại các nơi nhớ chạy 3 sợi nhé ( thêm 1 sợi mát).
    * Thứ 3 điện trong nhà đã nối hình chữ C thì thêm 1 đoạn vào cho nó thành chữ O tăng an toàn gấp 2 giảm kích thwớc xuống 1 nửa !!!!!????.
    Còn bảo vệ thì thế này :
    - Cắt lọc sét và over vol có thể độc lập có thể tích hợp bác cứ xem kỹ trị số.
    _ Trong nhà nên chia 2 mạng riêng : Điện nặng ( điều joà, bình nóng..), điện nhẹ( chiếu sáng, ổ cắm, quạt...
    - Nếu dùng Biến thế cách ly cho mạng điện nhẹ thì tôt nhất, không có điều kiện thì cho nó 1 cái Automat loại chạm giật tức là dò gỉ ra mát hoặc ngwời sơ ý chạm vào thì nó nhẩy (cắt điện.)
    .... Còn nhiều thws cần làm lắm, bác cần gì cứ hỏi, xin bật mí tôi có bề giày cả chục năm lăn lộn thiết bị từ trong chí ngoài nhà twf điều khiển đến viễn thông twf công nghiệ cà là gỉ đến hi tech, hi end chẳng biết bàn giao cho ai....
    Chao
    Than
    THUYLT
    P/S : Bác Cãi Cùn vẫn còn bảo lưu vụ hạ cánh đấy chứ ????
  8. cai_cun

    cai_cun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2004
    Bài viết:
    3.574
    Đã được thích:
    0
    Many thanks bác thuylt
    Ấy dà, điện đóm phức tạp ghê nhỉ, em thuộc loại sờ vào đèn dầu còn giật. Không hiểu trên này có bác nào có bản thiết kế điện không nhỉ (tất nhiên là không cần chi tiết lắm, nhà em 4x12,5m; trừ tầng 1 ra các tầng trên đều 2 phòng), nếu có thì cho em để em tham khảo cái. Cám ơn các bác.
    PS: nghe bác nói mấy chục năm lăn lộn chắc là cũng thuộc hội Người cao tuổi rồi nhỉ. Em thì mới ra trường được 5 năm thôi.
    Đang muốn thỉnh giáo bác cả vụ thiết kế phòng nghe nhạc luôn.
    Vụ "vẫn còn ngồi trên máy bay đến tận khi hạ cánh" thì em xin khất bác sang tuần sau nhá, tuần này có nhiều việc quá. Trưa đi ăn được không bác?
  9. 7604

    7604 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/11/2002
    Bài viết:
    567
    Đã được thích:
    1
    Thiết kế của bác Thuylt hoàn hảo quá, bác cho hỏi tí:
    * Đầu tiên làm 1 tổ dây đất thật tốt vào ----> làm mát cho toàn nhà: tốn bao nhiêu cho nhà 4x12 - 3 tấm?
    * Thứ 2 dây điện tại các nơi nhớ chạy 3 sợi nhé ( thêm 1 sợi mát): bác chạy mát cho toàn nhà rồi thì chạy sợi thứ 3 này làm chi? cái này có gọi là double redundance hay là double expen***ure?
    - Chia làm 2 mạng: Nguồn thì chỉ có một nhưng thiết bị sử dụng điện thì nhiều; tại sao lại chia làm 2 mạng mà không phải là 3, 4, hay 5?
    Nói thật thì tôi không biết cái gì gọi là Automat nhưng chập hai dây lửa vào nhau cho nhá lửa và nhảy cầu dao thì tôi có chơi vài lần trước khi bán nhà. Cách mà bác Thuylt đưa ra đúng là có thể nói hoàn hảo trong điều kiện ở VN nhưng vấn đề vẫn là tiền. Khi mà ta phải làm 1, 2, 3...thì nếu có tiền mua một cái circuit breaker box dân dụng của Mỹ nó đủ sức làm hết mọi chuyện mà chúng ta muốn làm. Tại VN vì không có tiêu chuẩn nên đẻ ra nhiều thứ như vậy nên việc đầu tiên phải xem khả năng kinh tế. Hiệu quả và đơn giản là gắn UPS nhưng rõ ràng rằng mặt hàng dân dụng có đáng để bảo vệ bằng UPS không? Mà bác làm bao nhiêu thứ trong khi nhà thằng kế bên nó không làm thì khi nó bị cháy điện bác chỉ có nước là mua áo chống lửa cho nhà để bảo vệ.
    Nói thì nói vậy chứ nếu thiết bị điện tử trong nhà mắc tiền thì nên sử dụng UPS hoặc cố tìm mua circuit breaker của Mỹ mà dùng. Hôm rồi đi Homedepot thấy hình như chỉ có vài chục cho cái box rồi thêm fuse nửa tổng cộng chừng 200$. Bác nào nhà khá giả, nhờ người bên Mỹ mua gửi về. Nguyên lý làm việc thì bảo họ gửi kèm cuốn "fix it yourself" của HomeDepot. Trong đó nó chỉ mọi thứ từ cách sắp xếp cho đến đi dây.
    Nối mát và đi dây đúng là biện pháp an toàn nhất nhưng chỉ có thể áp dụng khi xây nhà mới. Bên dưới bề mặt nền là lớp bêtông có kéo cây thép. Đây cũng là một biện pháp có thể kết hợp nối mát trong công nghiệp. Tôi không rõ đường nước ở VN bây giờ dùng ống gì nhưng để nối mát tại Mỹ họ sử dụng đường ống nước dân dụng. Còn việc chia mạng sử dụng ra làm 2, 3, 4, hay 5 hoặc nhiều hơn thì rất hay và có nhiều lý do nhưng chung qui vẫn là tiền. Các bác có thể vào mạng search về điện nhà rồi tìm main cuicuit breaker thì sẽ thấy cơ cấu chia mạng trong gia đình. Tất nhiên những cái này thuộc về tiêu chuẩn nên lúc này không thể đòi hỏi ở VN chung quy cũng trở lại với chữ tiền.
    Tất cả các biện pháp mà chúng ta có thể đưa ra ở phía người tiêu dùng dù sao cũng chỉ là thụ động. Khi ngành điện vào cuộc thì mới có những biện pháp chủ động. Nếu không có tiền thì ngồi hy vọng vào sự quan tâm của ngành, có tiền muốn sắm thiết bị thì gọi bác Thuylt một tiếng là xong.
    Bác Thuylt có thể gửi cho tôi những tiêu chuẩn và điều kiện bắt buộc cũng như thực tế về điện dân dụng ở VN được không? Hôm qua ngồi đọc cái vụ đèn tiết kiệm nhưng không dám lên tiếng dù rằng nhà tôi đang sử dụng trên 40 cái 7W cho ánh sáng trắng. Cảm ơn bác trước, vì tôi có biết nhiều cái ở Mỹ cũng vô dụng nếu như không biết thực tế tại VN.
    =============
  10. qiseng

    qiseng Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/11/2002
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    0
    Chào 7604, cám ơn bác đã hỏi thăm em. Em vưỡn ngon.
    Các ý kiến của bác 7604 rất chính xác, việc hoàn thiện trong quản lý và vận hành của ngành điện đang được mọi người rất quan tâm, cả trên tầm vĩ mô nữa. Cụ thể là điều luật 177 bộ luật hình sự thì phải, em cũng không nhớ nội dung cụ thể, em chỉ nhớ là ngành điện không thể làm linh tinh được, thích cắt thì cắt, thích đóng thì đóng được. Và hình như nước ta sắp ra cả luật Điện lực nữa, trong đó có trách nhiệm của ngành điện lẫn của người sử dụng điện.
    Trong trường hợp em nêu trên, các thiết bị cần được bảo vệ là những thứ đắt tiền hoặc là những thiết bị mà chúng ta yêu quý, cái đó mới đáng được bảo vệ. Chẳng hạn như các bắc vừa DIY được 1 cái ampli đèn ngon lành, tụ, biến áp... mất bao nhiêu công sức mới có được thế mà anh ngành điện lại cho nó đi Hoàn Vũ thì... chẳng nhẽ chúng ta lại nhờ ngành điện sửa hộ. (ngành điện mà làm hỏng cái Denon PMA2000IVR của em thì em sạt nghiệp)
    Em đã chứng kiến 1 khu vực bị đấu nhầm 220V thành 380V, khoảng 30 cái nguồn máy tính bị hỏng, quạt, đèn nhiều không kể xiết, AC ..... Kinh !!!
    Xin hỏi Ba_gia_dau_kho, em không biết cái UPS loại double-conversion là cái gì, thế có cái nào khoảng 2kVA không? có đắt không? Em chỉ thấy trên thị trường chỉ có loại online/offline thôi.
    Bác Thuylt ơi, em không hiểu các thiết bị (chống sét, chống quá áp) mà bác nói nó là cái gì, xem được ở đâu? Cái mà sờ vào 220V không giật chắc là cái Residual circuit breaker đúng không? À mà mạch vòng của bác chưa chắc đã ăn được mạch hình tia đâu nhá.

Chia sẻ trang này