1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bảo vệ thiết bị điện dân dụng

Chủ đề trong 'Điện - Điện tử - Viễn thông' bởi qiseng, 05/10/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thuylt

    thuylt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/12/2003
    Bài viết:
    533
    Đã được thích:
    0

    Thiết kế của bác Thuylt hoàn hảo quá, bác cho hỏi tí:
    * Đầu tiên làm 1 tổ dây đất thật tốt vào ----> làm mát cho toàn nhà: tốn bao nhiêu cho nhà 4x12 - 3 tấm?
    * Thứ 2 dây điện tại các nơi nhớ chạy 3 sợi nhé ( thêm 1 sợi mát): bác chạy mát cho toàn nhà rồi thì chạy sợi thứ 3 này làm chi? cái này có gọi là double redundance hay là double expen***ure?
    - Chia làm 2 mạng: Nguồn thì chỉ có một nhưng thiết bị sử dụng điện thì nhiều; tại sao lại chia làm 2 mạng mà không phải là 3, 4, hay 5?
    Nói thật thì tôi không biết cái gì gọi là Automat nhưng chập hai dây lửa vào nhau cho nhá lửa và nhảy cầu dao thì tôi có chơi vài lần trước khi bán nhà. Cách mà bác Thuylt đưa ra đúng là có thể nói hoàn hảo trong điều kiện ở VN nhưng vấn đề vẫn là tiền. Khi mà ta phải làm 1, 2, 3...thì nếu có tiền mua một cái circuit breaker box dân dụng của Mỹ nó đủ sức làm hết mọi chuyện mà chúng ta muốn làm. Tại VN vì không có tiêu chuẩn nên đẻ ra nhiều thứ như vậy nên việc đầu tiên phải xem khả năng kinh tế. Hiệu quả và đơn giản là gắn UPS nhưng rõ ràng rằng mặt hàng dân dụng có đáng để bảo vệ bằng UPS không? Mà bác làm bao nhiêu thứ trong khi nhà thằng kế bên nó không làm thì khi nó bị cháy điện bác chỉ có nước là mua áo chống lửa cho nhà để bảo vệ.
    Nói thì nói vậy chứ nếu thiết bị điện tử trong nhà mắc tiền thì nên sử dụng UPS hoặc cố tìm mua circuit breaker của Mỹ mà dùng. Hôm rồi đi Homedepot thấy hình như chỉ có vài chục cho cái box rồi thêm fuse nửa tổng cộng chừng 200$. Bác nào nhà khá giả, nhờ người bên Mỹ mua gửi về. Nguyên lý làm việc thì bảo họ gửi kèm cuốn "fix it yourself" của HomeDepot. Trong đó nó chỉ mọi thứ từ cách sắp xếp cho đến đi dây.
    Nối mát và đi dây đúng là biện pháp an toàn nhất nhưng chỉ có thể áp dụng khi xây nhà mới. Bên dưới bề mặt nền là lớp bêtông có kéo cây thép. Đây cũng là một biện pháp có thể kết hợp nối mát trong công nghiệp. Tôi không rõ đường nước ở VN bây giờ dùng ống gì nhưng để nối mát tại Mỹ họ sử dụng đường ống nước dân dụng. Còn việc chia mạng sử dụng ra làm 2, 3, 4, hay 5 hoặc nhiều hơn thì rất hay và có nhiều lý do nhưng chung qui vẫn là tiền. Các bác có thể vào mạng search về điện nhà rồi tìm main cuicuit breaker thì sẽ thấy cơ cấu chia mạng trong gia đình. Tất nhiên những cái này thuộc về tiêu chuẩn nên lúc này không thể đòi hỏi ở VN chung quy cũng trở lại với chữ tiền.
    Tất cả các biện pháp mà chúng ta có thể đưa ra ở phía người tiêu dùng dù sao cũng chỉ là thụ động. Khi ngành điện vào cuộc thì mới có những biện pháp chủ động. Nếu không có tiền thì ngồi hy vọng vào sự quan tâm của ngành, có tiền muốn sắm thiết bị thì gọi bác Thuylt một tiếng là xong.
    Bác Thuylt có thể gửi cho tôi những tiêu chuẩn và điều kiện bắt buộc cũng như thực tế về điện dân dụng ở VN được không? Hôm qua ngồi đọc cái vụ đèn tiết kiệm nhưng không dám lên tiếng dù rằng nhà tôi đang sử dụng trên 40 cái 7W cho ánh sáng trắng. Cảm ơn bác trước, vì tôi có biết nhiều cái ở Mỹ cũng vô dụng nếu như không biết thực tế tại VN.
    =============

    Trwớc tiên phải nói thật với các bạn, về điện lực tớ chỉ là anh thợ nhiều kinh nghiệm thôi.
    Xin mạo muội trả lời các bạn thế này:
    - Làm dây đất tốt để thiết bị điện dò, chạm, quá áp, sét đánh lan truyền có chỗ mà thoát .
    - Chạy mạng điện 1 pha 3 dây là N, L, G thông thwờng các bác thợ chỉ hoa chân múa tay sau đó chạy dây N, L không chạy dây mát G thì phỏng ổ cắm, thiết bị lấy gì mà nối mát chạm chập.
    - Tách 2 mạng là để bạn có muốn ổn áp hạy UPS hay cách ly hay chạy máy nổ khi mất điện.... V V thì chỉ cần keó cái mạng điện nhẹ thôi cho nó rẻ tiền lúc đó tải cái mạng điện nặng làm chi ???. Làm 3, 5, 6, mạng điện trong 1 nhà thì cũng chẳng để làm gì trừ trwờng hợp nhà bạn cho thuê mỗi căn 1 công tơ riêng !!!!
    - Còn làm mạng hình chữ O thì đáng nhẽ các bạn phải À lên một tiếng mới phải chứ ?????
    - Amto mat chạm giật dòng công tác >0,2mA bán 150 K đầy ngoài chợ trời cío gì mà băn khoăn về kinh tế tó nhắc lại tính chất của automat này là trên đừờng dây có dò điện , chạm mát với dòng lớn hơn 0,2miliampe thì nó nhẩy ngay.
    * Về tiêu chuẩn tớ không rõ lắm bạn đọc ở TCVN có đủ, đại loại thế này :
    - Cái vụ đèn tiết kiệm điệmn của bác không đủ tiêu chuẩn về cuờng độ sáng cho học tập đâu.
    - Đất công tác 0,1-5 omh tuỳ loại, đất bảo vê, <10omh. cách điện > 10 M, điện áp đâm xuyên của vật liệu > 1000 Vol....
    Hoành tráng chưa ???
    Hè Hè...
  2. 7604

    7604 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/11/2002
    Bài viết:
    567
    Đã được thích:
    1
    Bác Thuylt à, lần này thì không hoàn tráng chút nào. Để tôi đi ngược từ dưới bài của bác trở lên.
    - Trước hết về cái bóng tiết kiệm điện 7W chắc bác chưa gặp bao giờ nên có nhận xét như vậy. Tại Mỹ họ sử dụng đèn chùm 4x75W cho phòng khách và 2x75W cho các phòng nhỏ hơn. Riêng phòng tắm thì thường 8x75W cho phòng nhỏ còn phòng lớn là 16x75W. Đó là tiêu chuẩn thông thường cho các nhà mới, không kể những loại đặt biệt. Tôi bắt 2 đèn neon 1.2m để lấy ánh sáng cho phòng khách trước khi thay đèn tiết kiệm. Lý do mà tôi sử dụng đèn tiết kiệm phải nói là không phải thay fixture và 4 đèn 7W sau khi mở lên thì hơi mờ nhưng chưa đầy một phút sau thì ánh sáng của nó tốt hơn cả đôi đèn neon đừng nói chi là 4x75W đèn vàng. Đèn tiết kiệm có 2 loại. Loại soft-white cho ánh sáng vàng nhạt sau khi mở 1 phút sẽ sáng hơn đèn 75W nhưng vì soft-white nên cho cảm giác mát dịu và sáng hơn đèn vàng. Giá của nó chỉ khoảng 5 lần giá đèn thường nhưng bảo hành 7 năm. Trong nhà thì sử dụng Cool-white, giá khoảng $8 bảo hành 7 năm cho ánh sáng mát hơn đèn neon nhưng nếu nhìn thẳng vào đèn một lúc sẽ cảm nhận độ sáng dữ dội nơi đó. Người Việt bên này thường lầm lẫn khi đi tìm đèn cho ánh sáng trắng nhưng lại chọn soft-white vì nó rẽ hơn rất nhiều. Riêng về khoản sinh hoạt, đọc sách hay ngay cả luồn kim bác cũng không phải lo về độ sáng. Tôi sử dụng đã 11 tháng và hoàn toàn vừa ý về chất lượng, độ sáng của nó.
    - Về nối đất thì tùy thuộc vào nhiều vấn đề. Ngay cả những tiêu chuẩn trong sách vở cũng chưa chắc đã nói lên hết mọi thứ. Cái này thì tôi không làm nhưng thằng làm chung sau khi chuyển sang substation design thì suốt ngày ôm đầu để tính bề mặt nối đất của nền. Lâu lâu nó lại phải chạy xuống tôi để nhờ tôi kiểm tra số liệu tính toán với số liệu thực tế trong hệ thống cũng như confirm những lập luận về nguyên nhân sự cố để đưa ra biện pháp giải quyết. Những con số mà bác đưa ra khá quen thuộc nhưng tôi không hiểu cái gì là đất công tác, đất bảo vệ và cách điện là gì và liên hệ thế nào với những con số đó?
    - Theo bác nói thì Automat cũng chỉ là một loại current relay với theo biên độ 0.2mA. Nhưng ở đây không nói rõ là nó cần bao lâu để nhảy vì như cái quan trọng nhất ở relay là timing nếu không thì đâu có sự khác biệt giữa fuse và circuit breaker?
    - Theo bác thì tách 2 mạng nhằm sử dụng nguồn điện dự phòng khi cần thiết cho thiết bị nhỏ. Đây cũng là một cách hay tại VN nhưng nó khá phức tạp mà lại không hoàn chỉnh. Theo cách này thì thiết công xuất lớn chỉ sử dụng một nguồn chính trong khi thiết bị công xuất nhỏ sử dụng 2 nguồn gồm một nguồn chính và một nguồn dự phòng hay back up. Để có được thiết kế này thì sau cái main switch bác sử dụng 2 switch để tách 2 đường đi dây. Thực tế nó cũng chỉ là một mạng. Nếu bác có dịp thấy qua circuit box của Mỹ bác sẽ hiểu tại sao 2,3, 4, 5....mạng nhỏ trong cái mạng chính được thiết kế cũng như tại sao chỉ nên sử dụng 1 switch cho main board thay vì 3 switch trên cái main đó. Tôi không nghỉ rằng UPS theo công xuất mà mục tiêu của nó là sử dụng cho những sensitive devices nên khi gắn vào mạng nó sẽ là nguồn thường trực. Ngược lại máy phát điện back-up không chạy chung đường dây ở nguồn mà sẽ là second train cho đến khi nó nhập vào điểm phục vụ. Chính vì lẽ đó mà tất cả các nguồn điện đều nối vào main switch nếu như nó là nguồn điện cung cấp active nhằm an toàn và bảo vệ. Sau main switch thì những thiết bị sẽ được chia làm nhiều nhóm khác nhau và sẽ thông qua "fuse". Khi sự cố xảy ra trên một nhóm nào thì chỉ riêng fuse của nhóm đó nhảy mà không ảnh hưởng gì đến những nhóm khác. Đó là lý do mà tôi muốn nói tại sao là 2, mà không phải là 3, 4, 5....trung bình một main box tại Mỹ co khoảng 20 fuse trên 150A. Thật ra thì chỉ là chẻ nhánh thôi chứ vẫn chỉ là một mạng điện. Nếu nói đến 2 mạng thì thường commercal được cung cấp 2 nguồn điện khác nhau đi đến từ hai phía. Khi train A có vấn đề thì train B take over hoặc train A sử dụng cho thiết bị dân dụng train B sử dụng cho những máy công xuất lớn. Thiết kế của bác hình thức giống như cái này nhưng bản chất thì khác. Hơn nửa cấu trúc này có sự phức tạp không ít nên trong dân dụng chưa chắc đã thích hợp. Tuy nhiên bác là thợ điện thì muốn đi dây thế nào cũng được.
    - Bác chỉ có thể chạy 3 dây trong trường hợp các thiết bị sử dụng đều có thiết kế cho 3 dây. Nếu bác chạy ground hòan chỉnh cho mạng điện khắp nhà thì bác không cần phải lo về vấn đề ground nền trong dân dụng. Lightning/stroke và chạm dây tuy cùng có thể khắc phục bằng nối đất nhưng nguyên nhân khác nhau, biên độ cũng khác nhau tạo ra 2 vấn đề hoàn toàn khác nhau. Đặt biệt trong dân dụng sử dụng nhiều thiết bị điện tử nếu bác nối đất một cách tùy tiện và có ít nhất 2 nguồn về đất thì hiện tượng "ghost"/ ma trơi xảy ra làm các thiết bị điện tử bất ổn. Chính vì vậy mà các ổ nối điện của TQ có dây nối đất nhưng không phải lúc nào cũng mang lại kết quả cao. Muốn lập hệ thống ba pha trước hết tất cả các thiết bị từ ổ cắm đến công tắc đều phải được thiết kế cho nó và nơi nối đất cũng chính là nơi điện đi vào vì nơi đó là điểm mà tất cả các nguồn điện tập trung. Muốn làm được điều đó phải có một tiêu chuẩn liên quan đên bên xây dựng. Tuy rằng có thể work-around nhưng hiệu quả còn tùy thuộc. Dây nối đất trong nhà nhằm mục đích bảo vệ nên nó là con đường mà điện trở nhỏ nhất trở về đất và relay cũng nhảy dựa trên tính hiệu mà nó nhận được. Nguợc lại dây nối đất chống sét chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là dẫn nguồn năng lương về đất.
    =================
  3. thuylt

    thuylt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/12/2003
    Bài viết:
    533
    Đã được thích:
    0
    À thì ra ở Hoa kỳ người ta làm vậy !!!
    Đồng chí 7604 đang ở đâu vậy ??? nếu ở HN VN mời đi cafe 1 chuyến???
    Tớ đã nhận là thợ rồi mà vẫn bị trách à ???.
    Ở Việt nam có nhiều chuyện hóm lắm bạn cứ nhà vô đi rồi sẽ thấy tòan hàng tàu thôi nên làm vậy đã là "khủng" rồi.
    Nếu bạn có cao kiến gì thêm xin mời ?
    chao !
    Thuylt
  4. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Bác 7604 lúc nào đi chơi với bác ThuyLT thì gọi em 1 tiếng nhá. Em thấy các bác quảng cáo cái bóng đèn tiết kiệm điện hay quá trời, nhưng chưa biết nguyên lý hoạt động của nó ra sao. Bác 7604 có cái link nào giới thiệu về loại đèn đó thì chỉ cho em với?
  5. 7604

    7604 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/11/2002
    Bài viết:
    567
    Đã được thích:
    1
    Bác Thuylt,
    Ngay từ đầu tôi đã thấy thiết kế của bác là hay rồi so với hiện trạng VN (khá tốn kém). Tôi chỉ muốn mở rộng ra tại sao nó chưa được hoành tráng thôi. có những cái tôi có thể đọc trên mạng nhưng cuộc sống thực tế VN là điều mà tôi không thể rõ ràng. Khi tôi vừa bước chân vào ngành điện thì cũng có nhiều cái làm tụi Mỹ ngạc nhiên nhưng sau một thời gian tôi mới hiểu rằng những cái mà tôi nghĩ khi còn ở VN đa phần họ đã trải qua vì ngành điện của họ không chỉ phát triển trước mình mà sự nghiên cứu cũng dày công và nhất là sự nối tiếp gần như không bị đứt đoạn nhờ vào máy móc. Chuyện hóm ở VN thì tôi cũng gặp nhiều. Lần rồi về VN đi tìm mua cái đồ cắm tủ lạnh cho bà già vợ. Mấy tiệm gần không chổ nào bán loại 3 dây, thì thằng bạn tôi nó nói vầy nè:" mày là thằng kỷ sư điện mà sau chậm tiêu vậy, ở đây ai cũng cắm 2 dây vẫn chạy đều." Hôm sau thì khi bắt cái quạt máy lên tường, tôi đi làm cái chốt sắt thì bà già vợ la làng "gắn cái quạt chứ có phải cái gì quan trọng lắm đâu mà phải làm chốt sắt." Rồi đi mua cái microware cho bà già thì chú thợ đến nhà gắn vào rồi dùng nửa tiếng để giảng giải cho tôi phải vặn nút sử dụng ra sao, cho món nào...Chú thợ về tôi vừa sử dụng theo thói quen (trên 10 năm dùng microware) thì bà già vợ xua tay và bắt tôi làm theo kỷ thuật đã được giảng dạy. Còn nhiều chuyện chịu không thấu với bà già vợ như mua máy giặt, gắn bình nước, máy hát....Tưởng chỉ có bà già vợ ai ngờ sang nhà thằng bạn tới mở tủ lạnh uống nước, vừa đến sát bên thành tủ hơi nóng đã hựt ra. Tôi nó với nó tủ bị hư bộ cách nhiệt vừa tốn điện vừa không an toàn thì nó lắc đầu nói nó cũng nghĩ là hư, là tốn nhưng có thì cứ xài cái đã. Rồi tôi đi với thằng bạn làm kiến trúc lên khu công nghiệp ở Bình Dương, chủ công trình không chấp nhận kiến trúc của nó mà đòi dàn cột điện mô hình không thể làm màu trắng và nắp mô hình bằng kiến phải là 2 tấm rời 10mm x 2000mm x 10000mm. Cái chỗ để mô hình ở tầng 3 mà thang mái và cả cầu thang đều nhỏ và mặt ngoài hành lang thì lại là khu vòng cung chòm ra và không thể ra ngoài vì lớp kính bao bọc. Bạn tôi và chủ công trình cứ cải nhau mãi cho đến khi tôi dẫn ông ta ra hỏi rằng ông ta có đồng ý đập cái kiếng để đưa miếng kiếng lên hay chấp nhận ráp đưa kiếng nhỏ lên rồi dùng chốt để ráp, sau đó chạy dây đèn che chỗ nối thì ông ta mới đồng ý (chắc tại tiếc tiền nếu đập kiếng). Còn cái dàn cột thì tôi nói là sẽ đổi lại bằng màu đen và chạy dây đỏ thì ông ta mới chịu vì ông ta chỉ muốn nổi nó lên giống như những cái mà ông ta thấy còn thằng bạn tôi thì chỉ một mực là kiến trúc của nó từ trước đến giờ vẫn vậy. Nhiều cái thú lắm, ngay cả khi ngồi chơi một thằng đệ tử của nó vào nói là cái nhà đang xây khó vẽ và sẽ tốn nhiều nếu để những đường gân giả theo tiêu chuẩn kỷ thuật cách nhau 2 mét. Nó cầm lên xem rồi nói với thằng đệ, chú mày bỏ 2 cái này cho tao, nó không sập đâu mà sợ. Bên này chỉ có làm việc theo đúng công thức là chính, chỉ có ở VN cuộc sống mới thật sự thú vị. Còn nhiều chuyện vui lắm, để mãi không hết.
    À bác nvl vào trang của GE chắc có thể tìm được thông tin về loại đèn này. Lúc trước tôi có liên lạc với hai nhà sản xuất đèn và thiết bị tiết kiệm năng lượng dùm một bạn ở HN. Họ cung cấp nhiều thông tin và đến bước cuối cùng là nếu muốn làm đại lý thì cho họ biết nhưng tôi lại mất liên lạc với anh bạn ở HN nên phải thoát thác với họ. Tài liệu chắc cũng đâu đó bao giờ tìm ra sẽ mang lên. Mà tuần rồi tôi phải liệng gần cả tủ tài liệu, sách...để khỏi bị mấy người làm chung gọi là "they are true engineers" vì bên này chỉ có phòng của engineer lúc nào cũng bề bộn sách vỡ, hồ sơ...nói chung thì cũng không hay lắm. Không hiểu tại sao như vậy nhưng chỉ vài ngày là giấy tờ lại đầy bàn làm việc. Thôi, tôi có report phải nộp trước giờ ăn nên dừng ở đây. Có giờ sẽ quay lại nói nhảm tiếp với mấy bác.
    ===================
  6. thuylt

    thuylt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/12/2003
    Bài viết:
    533
    Đã được thích:
    0
    Ông Bạn 7604 này liều thật:
    - Dám mượn chuyện đồ điện để chê bai Bà MUSIC, Phàm là nhwngx ngwời có gan to bằng cái thúng mới dám làm vậy. À mà bạn đang ở Mỹ.... chứ ở VN thì ..... Hì.. Hì.
    Tớ xin nói thêm thế này :
    - Hôm trước có bạn nào đó đã bàn đến điện 220V/110V rồi đó có lẽ nền văn minh 110V bạn 7604 đang đwợc hwởng sẽ an toàn hơn nên có nhiều vấn đề thuộc về an toàn ở đó không đwợc đặt ra thành câu hỏi như với nền văn minh 220V.
    Bạn có đồng ý vậy không???
    - Mặt khác thiết bị chống sét hạ thếcủa nhà điện ta có thể nói là cực chuối và họ thả nổi cho các con dân tha hồ mà chịu đòn nên mới có đầu bài này xuất hiện trên Box.
    - Thứ nữa không rõ ở mỹ thế nào chws ở VN thì viện ngjhiên cứu sét đã đong đếm được khoảng 180 loại sét !!!! ... như vậy cũng đủ nói lên swj khó khăn chồng chất của nềng kỹ thuật nwớc nhà rùi.
    - Tớ là dân thông tin nên những chuyện về năng lwợng điện lwcj không sâu lắm , chỉ nói lên đây những biện pháp tối ưu về kinh tế, kỹ thuật để anh em VN xem xét ứng dụng.
    Còn vô vàn nhwngx khó khăn khác nhw thiết bị rỏm, khỹ thuật viên rỏm, User rỏm ( nhw trwờng hợp 7604 nêu trên !!!)
    Xin mời các cao kiến khác.
    THUYLT
  7. tangitc

    tangitc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2003
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0

    Tôi xin có mấy ý góp vào thế này:
    1. Ý kiến bác 7604 đưa ra về cái gọi là practical approach cực hay. Tôi nghĩ cái procedure hình như ở ta gọi là "quy trình" thì phải. Trong những công việc dễ gây nguy hại như thế này, làm theo quy trình là điều nhất thiết và bắt buộc. Tôi chỉ mong cái này có thể áp dụng tốt được ở ta.
    2. Đây tạm không dám bàn về yếu tố con nguời, chỉ nói về thiết bị bảo vệ thiết bị điện điện tử dân dụng trong mạch hạ thế khỏi hư hại, cháy nổ, khỏi "tan xác pháo":
    - Áptômát: hầu như không thể thiếu trên mỗi mạnh điện dân dụng. Đảm bảo ngắt mạch khi có sự cố ngắn mạnh hoặc quá tải kéo dài. Bảo vệ mạng điện và thiết bị dùng điện cực tốt. Hiện nạy áp tô mát hoạt động nhanh cỡ vài chu kỳ cũng có. Theo tôi hiểu thì thiết bị trong nhà yêu cầu áp tô mát nhảy nhanh, ví dụ dưới 0.4 giây như tiêu chuẩn ở Úc quy định chẳng hạn. Cầu chì cũng là một lựa chọn. Ngày nay áp tô mát được dùng phổ biến và ưu việt hợn cầu chì chủ yếu do độ tin cậy cao, dễ lắp đặt, có thể dùng như công tắc và giá thành hạ.
    - Một loạt các thiết bị lọc như lọc dùng vật liệu oxít kim loại, biến trở điện tử, di-ôt, thyritor... Mấy cái này chưa thấy ai nói đến. Nhiều lắm. Dùng bảo vệ cho các mạch điện có thiết bị điện tử dễ nhạy cảm dị ứng với xung điện (điện áp và tần số cực cao). Đây chắc hẳn là cái Qsieng sợ và muốn bàn đến đấy. Mấy cái này nếu là thiết bị đơn lẻ thì có thể lắp ngay trong bộ nguồn của thiết bị điện tử đắt tiền hoặc nằm ngay trong ổ cắm điện. Tôi không rành về điện tử nhưng bác nào đã từng sờ mó nhiều thì biết rõ. Bản chất của mấy cái đầu thì như là cái xả xú páp thôi. Dùng nguyên lý ngược với mấy cái trên thì có thể dùng di-ôt hay thyritor để làm bảo vệ. Ngoài ra, có thể dùng mạch lắp ghép hỗn hợp từ các thiết bị đơn lẻ trên. Hằng ha sa số. Mấy đồng chí rành về điện tử có thể lắp mấy cái mạch bảo vệ dùng phối hợp các thiết bị này ngon lành, chẳng mất mấy tiền nhưng kết quả bảo vệ thiết bị điện tử đân dụng thì cực tốt. Ai thấy hứng thú thì tôi post mạch lên để làm thử. Sự ưu việt của các thiết bị này là ở chỗ: thời gian hoạt đông cực kỳ nhanh. Chậm thì cũng cỡ phần triệu giây con nhanh thì cứ phải phần tỷ của giây. Thành ra đây chắc hẳn là vigra cho các thiết bị điện tử của các bác đấy.

    - Ngoài ra hệ thống thu sét, nối đất, biến áp cách ly, ổn áp...các đồng chí bàn đến rồi.
    3. Cái UPS (uninteruptible power supply) theo tôi hiểu thì chức năng chính đúng như tên gọi là chống mất điện chứ không phải bảo vệ thiết bị điện điện tử khỏi cháy nổ. Nếu giả sử nó có làm được thì chẳng qua thể do có thiết bị lọc nào nằm ngay bộ nguồn làm việc đó thôi (Riêng cái double-conversion BGDK nói thì thú thật tôi cũng không biết). Vì vậy cái UPS đúng hơn là thiết bị năng cao chất lượng điện năng, dù cũng làm chức năng bảo vệ thiết bị khỏi mất nguồn liên tục (như máy tính chẳng hạn, qua đó gián tiếp tránh làm hỏng máy tính) nhưng UPS không phải là thiết bảo vệ theo quan điểm chống tác nhân điện do sự cố kiểu như có xung từ đường dây vào. Hiểu như vậy thì cái ổn áp cũng có thể liệt kê vào đây. Các bác thấy thế nào?!
    4. Còn cái RCD (Residual Circuit Breaker) là cái bảo vệ chống dòng rò. Tức là bảo vệ con người khỏi bị điện giật do có dòng rò. Tôi không nghĩ nó là cái chống tan xác pháo cho thiết bị điện điện tử đâu. Các bác thử nghĩ coi...
    Thân,
    tangitc


  8. qiseng

    qiseng Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/11/2002
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    0
    Cái "một loạt thiết bi lọc" có bán o VN không tangict? tớ chả tự làm được đâu. Tangict giúp tớ vụ này nhé.
    Dạo này anh em điện lực ít quá nhỉ. Dể em xem có đề tài gì mới bốt lên cho anh em thảo luận.
  9. tangitc

    tangitc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2003
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Tôi viết xong rồi tôi mới nghĩ lại, thực ra trong một chừng mực nào đó đúng là cái UPS vẫn có thể chống xung được. Bản chất UPS thực ra như bộ nguồn chất lượng cao. UPS dùng inverter/converter đổi điện ra pin rồi ra nguồn, thành ra về mặt này nó cũng có tác dụng như biến áp cách ly. Nghĩa là có thể chống xung được. Nhưng chỉ đối với UPS on-line mà thôi, là loại UPS mà trong toàn thời gian hoạt động nguồn cấp lấy gián tiếp từ pin. Khi đó nguồn điện đầu ra luôn được lọc. Còn với UPS off-line thì không, dòng điện cấp ra tải lúc bình thường là dòng điện lưới (by pass), nếu mất điện thì công tắc cực nhanh chuyển qua mạch battery trong thời gian đủ ngắn mà thiết bị tải không phát hiện được là có mất điện, ví dụ cỡ vài chu kỳ. Tuy nhiên với xung điện siêu cao tần thì khoảng thời gian trên dài bằng hàng thế kỷ nghĩa là nếu có xung thì thiết bị tải chết lâu trước khi UPS kịp biết. Chính vì thế nên UPS off-line không có chức năng lọc nữa. Kết luận là bản thân cái UPS off-line không thể dùng để chống xung phóng về từ nguồn được.
    Bây giờ lại nói tiếp về cái UPS on-line, dù nó chốngđược xung nhưng nó không phải thiết kế ra để chống xung. Bởi vì nếu có xung thì chính con UPS lại toi trước, nghĩa là thiết bị điện tử trong UPS đi rồi khi có xung mặc dù nó không đưa nguồn ra tải nên tải không sao. Chỗ này chính là BGDK đã nói. Tôi đoán chính cái UPS double -conversion (nếu nó không phải chính là cái UPS on-line) là để giải quyết khâu này, trong trường hợp phải bảo vệ thiết bị tải đắt tiền. Vậy thì câu hỏi đặt ra là có đáng để hy sinh UPS không. CÒn nếu không thì vẫn phải lắp thêm thiết bị lọc xung vào trước UPS nữa - quay về với ý 2 trong bài viết của tôi.
    Dúm lại, UPS không phải là thiết bị bảo vệ để giúp thiết bị điện tử tránh tan xác pháo. Bản thân nó cũng là thiết bị cần được bảo vệ.
    To Qsieng: Mấy cái thiết bị lọc này thì thiếu gì. Trông nó cũng đơn giản lắm. Mấy con lọc thì có thể hỏi ở chợ giời, có khi họ cho không. Nếu không thì bọn buôn bán về thiết bị chống sét nối đất cũng chào hàng nhiều lắm. Về mạch thì tôi nghĩ đồ Trung Quốc chế bán ở chợ giời chắc cũng không thiếu. Tôi không ở nhà nên không biết. Hỏi mất bác điện tử chắc chắn họ rành hết. Trong một số thiết bị điện tử thì đã có lắp sẵn rồi. Nhưng mà chế thêm vào thì càng tốt. Đúng là rẻ nhưng mà thiết thực với chúng ta và đồ nghe nhìn của chúng ta. Phải trang bị thôi bác ạ!
    tangitc

Chia sẻ trang này