1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bảo vệ vật nuôi trong những ngày nắng nóng

Chủ đề trong 'Public - Gặp gỡ giao lưu' bởi ThinhVi, 14/08/2018.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ThinhVi

    ThinhVi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2018
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Trang trại Delco nuôi gà đẻ trứng tại huyện Thuận Thành, Bắc Ninh.

    Thời tiết nắng nóng kéo dài không chỉ là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh bùng phát trên đàn gia súc, gia cầm, thậm chí nếu người chăn nuôi không có biện pháp chăm sóc hợp lý vật nuôi còn có thể bị ốm, chết hàng loạt.


    Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn quốc gia, sau những ngày mưa lũ kéo dài gây nhiều thiệt hại về người và tài sản, trong đó có đàn gia súc, gia cầm, bước sang tháng 8 ở khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ có khả năng chịu ảnh hưởng khoảng một đến hai đợt nắng nóng mới, xảy ra tập trung ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ. Ðể hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng vật nuôi bị ốm, chết do "sốc nhiệt", Cục Chăn nuôi lưu ý ngành nông nghiệp, Trung tâm khuyến nông các tỉnh, thành phố hướng dẫn người chăn nuôi sửa sang chuồng trại bảo đảm thoáng, mát, chuẩn bị đủ thức ăn, tận dụng mọi nguồn nước dùng để làm nước uống chăm sóc vật nuôi.

    Theo Cục Chăn nuôi, để đối phó thời tiết nắng nóng, các trang trại chăn nuôi lớn hầu hết đều có hệ thống làm mát cho nên sẽ không ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên, đối với các hộ chăn nuôi nhỏ, lẻ không có hệ thống làm mát, cần chú ý đến các biện pháp chống nóng cho vật nuôi. Nhất là các hộ chăn nuôi trâu, bò, dê, cừu theo kiểu chăn thả ngoài đồng ruộng, trên đồi núi trọc. Những ngày trời nắng nóng, buổi sáng nên đi chăn thả sớm và về sớm, buổi chiều chăn thả muộn. Nếu có điều kiện nên di chuyển đàn gia súc đến nơi có nguồn nước và bổ sung thức ăn tại chuồng trại.

    Những ngày nắng nóng, hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm cần thực hiện chế độ chuyển bữa ăn, thức ăn tinh, thức ăn hỗn hợp thường sang cho ăn vào lúc sáng sớm, hoặc chiều mát. Tăng cường khẩu phần ăn xanh như rau, cỏ tươi, củ, quả và các loại vi-ta-min, khẩu phần đạm; giảm tinh bột, mỡ, đường trong khẩu phần đối với từng loại gia súc, gia cầm. Bảo đảm thường xuyên có đủ nước cho gia súc, gia cầm uống. Gia cầm nuôi nhốt cần giữ mật độ vừa phải, bảo đảm độ thông thoáng, theo đó, gà nhỏ trọng lượng dưới 0,5 kg/con nuôi nhốt từ 50 đến 60 con/m2; gà có cân nặng khoảng 0,5 đến 1 kg/con nhốt 20 đến 30 con/m2, gà có cân nặng từ 2 đến 3 kg/con nhốt 7 đến 10 con/m2, hoặc có thể thả gà ra vườn, gốc cây quanh chuồng để chống nóng. Ðối với gà đẻ nên tránh nuôi quá béo bằng cách giảm bớt hàm lượng năng lượng trong khẩu phần và cho ăn thêm rau xanh.
    Tin liên quan thực trạng chăn nuôi lợn ở việt nam
    Cục Chăn nuôi khuyến cáo người nuôi tăng cường vệ sinh chuồng trại và các dụng cụ chăn nuôi, nhất là những vùng vừa xảy ra ngập úng do mưa lũ. Chủ động ngăn chặn những tác nhân truyền và gây bệnh dịch bằng cách tiêm đầy đủ các loại vắc-xin cho gia súc, gia cầm để tăng cường khả năng miễn dịch. Phun thuốc sát trùng định kỳ để diệt các loại côn trùng gây hại cho gia súc, gia cầm như ve, mòng, ruồi, muỗi... Ðồng thời, phát hiện sớm các loại gia súc, gia cầm bị ốm, bị bệnh để cách ly, điều trị, xử lý kịp thời, tránh để bệnh lây lan. Sau những đợt nắng nóng kéo dài, có kế hoạch bổ sung khoáng, vi-ta-min và dinh dưỡng cho vật nuôi.

Chia sẻ trang này