1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Báo Vietimes bị chửi te tua

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi cunghe, 30/09/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vuavatly

    vuavatly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2007
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Em thấy báo hay đấy chứ. Chí ít là người ta cũng có cá tính riêng, không sao chép của báo nào cả.
    Chất lượng các bài viết cũng rất tốt, đáng để tham khảo.
  2. Rockerfeller_III

    Rockerfeller_III Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/09/2004
    Bài viết:
    814
    Đã được thích:
    31
    Phần comment sau bài đó toàn là ý kiến một chiều của VieTimes. Quả là nực cười. Bác Nhàn quá tinh, đã biết rõ mục đích của cuộc nói chuyện đó, nên đã dứt áo ra đi thẳng thừng. Còn cái cô phỏng vấn đó thì đúng là quá kém bản lĩnh, ấu trĩ, thiếu tư cách và hiểu biết để phỏng vấn một người như ông Nhàn.
    Mời các bác tham khảo bài viết này:
    Trịnh Hữu Tuệ
    Cảm tưởng về một bài phỏng vấn

    Bài phỏng vấn Vương Trí Nhàn do VieTimes thực hiện và đăng tải ngày 02.11.07 là một món quà quý cho các giáo sư ngành báo chí, vì khó có thể tìm thấy một ví dụ đời thực nào minh hoạ được rõ ràng hơn những gì ta không nên làm trong một cuộc phỏng vấn. Nhưng đó, theo tôi, chưa phải là đóng góp lớn nhất của nó cho nhân loại. Tôi cho rằng công ích hàng đầu của bài phỏng vấn này là nó cho ta thấy được rõ sự ngớ ngẩn của một số quan niệm có bề ngoài khá bình thường và vô hại. Ta phải cám ơn đội ngũ phóng viên của VieTimes ?" mà tôi sẽ gọi tắt là VieTimes ?" vì họ đã bày tỏ những quan niệm này một cách thản nhiên và kiêu hãnh đến mức sự ngớ ngẩn của chúng hiện ra rõ như một tiếng kèn đồng oai hùng nhưng lệch nhịp giữa một bản giao hưởng. Dưới đây, tôi sẽ trình bày một vài trong số những quan niệm nói trên.
    Trong cuộc phỏng vấn, VieTimes hỏi Vương Trí Nhàn tại sao ông không viết về "thói hay tính tốt" của người Việt. Ý của họ rất rõ: người Việt có những cái tốt, tại sao ông cứ phải viết về những cái xấu. Để nghĩ được như thế, rõ ràng họ phải quan niệm rằng nếu X có những cái tốt, thì ta không nên nói về những cái xấu của X. Gọi đây là quan niệm I. Vì mang quan niệm I trong đầu nên Vietimes không hiểu được tại sao Vương Trí Nhàn lại viết về những thói hư tật xấu của người Việt trong khi người Việt có những thói hay tính tốt. Nhưng quan niệm I rất ngớ ngẩn, vì nó cho phép ta lên án đại đa số các hành động phê phán, kể cả việc VieTimes phê phán Vương Trí Nhàn. Cụ thể, ta có thể hỏi tại sao VieTimes không nói về các "thói hay tính tốt" của Vương Trí Nhàn.
    VieTimes bảo Vương Trí Nhàn rằng "dân tộc nào mà chẳng có những thói hư tật xấu". Một lần nữa, ý của họ rất rõ: ông cứ chê người Việt, nhưng dân nào mà chả có những cái xấu. Quan niệm làm nền tảng cho ý nghĩ này ?" quan niệm II ?" nói rằng ta không nên phê bình cái xấu của X nếu ai cũng có cái xấu. VieTimes tin vào chân lý của quan niệm II, và vì thế, họ không hiểu được tại sao Vương Trí Nhàn lại viết về thói hư tật xấu của người Việt trong khi rõ ràng là dân nào cũng có những thói hư tật xấu cả. Quan niệm II rất ngớ ngẩn, vì nếu nó đúng thì chẳng ai nên phê phán ai hết.
    VieTimes nói "nếu như một dân tộc có quá nhiều tật xấu thì nó đã bị đồng hoá, tan biến từ rất lâu chứ không thể có một dân tộc Việt như ngày hôm nay". Vậy, VieTimes quan niệm là nếu X tồn tại thì X phải tốt, hoặc ít nhất là không được quá xấu. Gọi đây là quan niệm III. Vì tin vào quan niệm III nên VieTimes không hiểu được tại sao Vương Trí Nhàn lại bảo dân tộc Việt có nhiều tật xấu khi rõ ràng là nó vẫn đang tồn tại. Quan niệm III rất ngớ ngẩn. Có lẽ VieTimes không biết rằng sự tồn tại và phát triển của các loài, kể cả loài người, đều phụ thuộc phần lớn vào những tính chất khó mà gọi là "tốt" được: tham lam, hung dữ, mưu mô, ích kỷ, v.v. Vấn đề của loài người là làm thế nào để tồn tại được mà vẫn tốt, tức vẫn "tử tế, yêu thương, giúp đỡ, không vụ lợi", theo như lời của Vương Trí Nhàn. Vậy, tốt và tồn tại ?" khi ta hiểu "tốt" theo nghĩa quan yếu ?" không phải hai mặt của một đồng xu. Ngoài ra, những câu hỏi hiện lên lù lù trước mắt như liệu "dân tộc Việt như ngày hôm nay" và dân tộc Việt cách đây vài ngàn năm có phải là một không, hay liệu việc chúng ta mặc Âu phục, viết chữ Latinh, và dùng từ vựng 70 phần trăm gốc Hán có phải dấu hiệu của sự đồng hoá không, hình như không mảy may làm VieTimes bận tâm.
    Khi Vương Trí Nhàn nói "Việt Nam xếp loại tham nhũng rất cao, đứng đầu thế giới", VieTimes đáp lại rằng "đó là những kẻ đứng ngoài Việt Nam để xếp hạng", và do "những người nước ngoài sống trong một thể chế chính trị khác, đời sống văn hóa khác" nên họ không thể biết được Việt Nam như thế nào, vì "một con cá chỉ bơi trong nước thì làm sao biết loài chim bay trên trời như thế nào". Quan niệm của VieTimes ở đây ?" quan niệm IV ?" là nếu không phải X thì đừng có nói gì về X, hay theo nguyên văn của họ thì "người ta đứng ở thế giới khác thì không thể đánh giá khách quan về một thế giới khác." Vậy nên "những kẻ đứng ngoài Việt Nam" tốt nhất là nên yên lặng. Sự ngớ ngẩn của quan niệm này quá rõ. Nếu thế giới bên ngoài không thể biết được Việt Nam, thì Việt Nam cũng không thể biết được thế giới bên ngoài, và vì vậy, Việt Nam cũng không thể biết được liệu thế giới bên ngoài có biết được Việt Nam hay không, và kết quả là chẳng ai nên nói gì hết. Nhưng VieTimes lại không nhất quán trong lập luận của họ. Một mặt, họ nghĩ rằng "người nước ngoài" không thể biết được Việt Nam, nhưng mặt khác, họ lại tin rằng họ, VieTimes, không những biết rõ Việt Nam, mà còn biết rõ rằng người nước ngoài không biết Việt Nam. Ta tự hỏi không hiểu VieTimes đứng bên bờ sông nào? Ngoài ra cũng phải thấy rằng VieTimes dùng từ "khách quan" một cách hết sức kỳ quặc, theo nghĩa là ta chỉ hiểu được X một cách "khách quan" khi ta ở trong X.
    Những quan niệm tương tự có thể tìm thấy được ở nhiều đoạn khác trong bài phỏng vấn. Một ví dụ nữa là câu "lòng người như thế nào thì sẽ tràn ra ngoài miệng như thế đó", được VieTimes dùng với hàm ý rõ ràng là Vương Trí Nhàn phải xấu thì ông mới nhìn ra được cái xấu. Tôi xin để bạn đọc tự đánh giá mức độ trẻ con và lố bịch của cái "logic" này. Nói thật, tôi không tin VieTimes thực sự ngớ ngẩn như những gì họ nói. Tôi có cảm giác rằng trong bài phỏng vấn này, hoạt động não bộ của họ bị ảnh hưởng nặng nề vì lúc nào trong tai họ cũng văng vẳng "phải bẻ Vương Trí Nhàn, phải bẻ Vương Trí Nhàn?". Kết quả là nhiều lúc, VieTimes phát ngôn những câu nói của mình một cách tự động, máy móc, theo phương thức hô khẩu hiệu chứ không phải đối thoại. Hãy đọc đoạn văn hùng hồn sau đây của VieTimes, được ca lên để đáp lại nhận xét của Vương Trí Nhàn là "dân tộc Việt chưa nhận thức được mình".
    Nếu [dân tộc Việt] không nhận thức được mình thì chúng ta sẽ không có những triều đại rực rỡ như Lý, Trần, Lê, sẽ không có những anh hùng hào kiệt, các vị anh quân của các triều đại. Nếu không nhận thức được thì sẽ không có các tác phẩm nghệ thuật kinh điển. Nếu không nhận thức được chúng ta sẽ không có cuộc sống ngày hôm nay. Nếu không nhận thức được thì dân tộc Việt không thể có một nền văn hoá như vậy.
    Những câu trên có tiền giả định rằng chúng ta có những tác phẩm nghệ thuật kinh điển, có một cuộc sống tươi đẹp, có một nền văn hoá đáng tự hào v.v. Nhưng qua những gì Vương Trí Nhàn đã nói và viết, ta thấy rõ rằng ông không chia sẻ những tiền giả định này! Như vậy, việc VieTimes nói những câu trên để đáp lại câu "dân tộc Việt chưa nhận thức được mình" của Vương Trí Nhàn cho thấy họ hoàn toàn không hiểu thế nào là đối thoại. Giả sử A bảo với B rằng C học kém và có điểm thấp, nhưng B lại trả lời rằng nếu C học kém thì điểm của C đã chẳng cao như vậy, thì chúng ta sẽ kết luận rằng B có vấn đề: một là ngẫn, hai là nói mà không nghĩ. Tôi không (muốn) tin rằng các phóng viên VieTimes là những người ngẫn.
    VieTimes trực thuộc VietNamNet, một tờ báo mạng mà tôi nghĩ rằng thuộc loại có tầm vóc tại Việt Nam. Tôi hy vọng rằng bài phỏng vấn này là một ngoại lệ đáng tiếc của VieTimes, và cả VieTimes lẫn VietNamNet sẽ có đủ tinh thần hiệp sĩ để xin lỗi Vương Trí Nhàn về cách hành xử mà ai cũng phải thấy là hoàn toàn thiếu chuyên nghiệp của họ đối với ông trong bài phỏng vấn ngày 02.11.07.
    Boston, 03.11.07
    Cái phần kết của bác Tuệ cho thấy bác không hiểu cái chất hèn mọn của VietTimes. Cứ nhìn cái phần comment "của độc giả" sau bài phỏng vấn đó thì đủ thấy "tinh thành hiệp sĩ" của VietTimes khủng khiếp mức nào.
    Được rockerfeller_III sửa chữa / chuyển vào 15:56 ngày 05/11/2007
  3. hth2

    hth2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2005
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0
    à, hình như cái bài phỏng vấn bác VTN đã mất tích rồi. Tớ vào mà chẳng thấy đâu.
    Thôi thì...
  4. canhdongxam

    canhdongxam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2003
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0
    http://www.tuanvietnam.net/vn/thongtindachieu/1892/index.aspx
    Ông Nhàn lên tiếng. VT gỡ bài. Vui!
  5. fun_story

    fun_story Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2006
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Có ai đọc bài : "Một chuyến buýt du" trên Vietimes chưa? Tác giả như 1 thằng điên, viết bài sai sự thật hoàn toàn, làm như Hà nội là vùng đất vô chính phủ với tầng lớp thanh niên vô văn hoá (nhổ kẹo cao su trên xe, không nhường ghế cho người già...) Mình thấy đúng là một bài câu khách rẻ tiền. Tờ báo này lá cải và điên thật.
  6. DASAEV

    DASAEV Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/05/2003
    Bài viết:
    265
    Đã được thích:
    3
    Hôm nay đọc bài "Test nhanh" tiến sĩ thật: Đúng là tri thức thì vô... cùng!" thật khinh bỉ Vietimes vô cùng. Gài bẫy mấy câu "nhanh" hỏi để đánh giá trình độ người khác.
    Tuấn VASS dạo này có vẻ cuồng vọng về quyền lực và danh tiếng, bất chấp bằng mọi cách.
    http://www.vietimes.com.vn/vn/chuyende/4001/index.viet
  7. Rockerfeller_III

    Rockerfeller_III Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/09/2004
    Bài viết:
    814
    Đã được thích:
    31
    Tôi đã thử comment 20 lần trên VieTimes và thu được một kinh nghiệm:
    - 10 lần khen VieTimes (Bài hay quá, phân tích hợp lý quá, sâu sắc quá...) đều được đăng.
    - 10 lần phê bình (Tôi cho rằng VieTimes chưa tìm hiểu kỹ vấn đề này, cách nhìn của VieTimes ở chỗ này chưa xác đáng...) đều không thấy được đăng.
  8. mudak

    mudak Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2005
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    0
    Bạn nào đó có nhắc đến bác Tuấn sếp bên đó?
    Thật ra bác ấy đâu có phải là dân báo, có biết làm báo đâu. Viết xem có bài nào để đọc được nào? Bác ấy là dân IT từ Khánh Hòa chuyển ra HN đấy.
    Vậy nên chất lượng kém là phải thôi
  9. cacuongtt

    cacuongtt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2004
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    0
  10. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Tớ bắ đầu test cái báo của các cậu. Tớ sẽ gửi câu này vào đây.
    http://www.vietimes.com.vn/vn/chuyende/3996/index.viet
    Câu hỏi này khó trả lời. Nhà Lê cống lại các thế lực phương Nam của Đại Việt từ ngày đầu lập quốc. Chiến tranh thời Lê Thánh Tông kết thúc thắng lợi, xóa nước Chiêm Thành, cầm tù vua địch. Sau Lê suy, Vưa Chiêm lại về tái lập quốc trên một vùng nhỏ, rồi mới bị thu hẹp dần, một phần bởi các tướng dưới đây. Chuyện được chép rõ trong Sử Ký Toàn Thư.
    Như vậy, câu khỏi sai, rất khó trả lời..
    2. Vị tướng thời nhà Lê khởi xướng công cuộc ?oNam tiến? mở mang bờ cõi là ai?
    A. Nguyễn Phúc Nguyên
    B. Nguyễn Hoàng
    C. Lê Danh Đức
    D. Không có ai trong đáp án trên
    Đáp án: B Đúng 41% Sai 59%

Chia sẻ trang này