1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Barbara

Chủ đề trong 'Văn học' bởi BaLangNhang, 13/01/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. BaLangNhang

    BaLangNhang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2001
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Barbara


    Truyện ngắn cu"a Phạm Chi Lan

    Truyện ngắn ?oChim Địa Đàng? vừa rồi đăng trên báo, tôi gửi tặng Barbara. Gửi rồi nhưng chẳng bao giờ đến tay người nhận, và nếu Barbara có ?onhận? được, thì bà cũng lại hành tôi phải dịch ra Anh văn. Và nếu có dịch ra Anh văn rồi, bà sẽ lại la tôi rằng ?ocái người trong truyện không phải là tao!?

    Thưa Barbara, tôi chỉ mượn cái cớ và cảm hứng từ chị, chắc chị không phiền. Viết chỉ là một cái cớ, nếu không viết tôi biết làm gì với những khoảng trống? Một hôm cuối tuần nọ, tôi tình cờ lại đi qua con đường ngang qua chỗ chị nằm, tôi muốn ghé lại thăm chị, nhưng vì phải có mặt ở nhà thương với mẹ tôi đang bệnh, nên tôi khất để một dịp khác. Nơi chị nằm yên tịnh và đẹp lắm, thoáng mát, êm ả như những điều chị trân quí khi còn sống. Barbara, đáng lẽ tôi phải gọi chị là ?obác?, đúng theo tuổi tác ngôi thứ, nhưng mười năm rồi còn gì, chị ngủ yên tuổi chị dừng lại, tuổi tôi chồng lên, nên giờ tôi tự ý gọi Barbara là ?ochị?.

    Ngày xưa, tôi biết chị chỉ có 4 tháng trước ngày chị mất. Hôm nhận việc đầu tiên lúc mới ra trường, tôi như con chim nhỏ bỡ ngỡ rụt rè trước thế giới đời sống thật. Hôm đó là ngày nhận việc đầu tiên, người ta đem tôi đến giới thiệu với Barbara trước, nói rằng Barbara sẽ giúp tôi ổn định thủ tục giấy tờ và cung cấp mọi dụng cụ cần thiết. Đến bên bàn Barbara, bà đang chăm chú đánh máy, bà ngẩng lên thấy tôi, bà đứng lên ôm tôi gọn trong lòng bà: ?oWelcome, little miss.? Tôi có hơi ngỡ ngàng với cử chỉ thân mật của người đàn bà có nét đẹp phúc hậu, líu ríu đi theo Barbara đến phòng từng người chào mọi người. Barbara nửa đùa nửa thật với mọi người: ?okhông ai được bắt nạt cô nhỏ này nghe không, ăn hiếp hành hạ nó là phải bước qua xác của tôi?.

    Barbara biết không, câu nói này tôi nhớ mãi. Nhớ đến nỗi những khi buồn nhất, chán nản nhất, tôi đến ngồi bên mộ chị để hiểu rằng chị đã không sống mãi để bảo vệ được tôi, rằng cuộc đời đã bước qua xác chị để làm tôi đau khổ, đã bước qua xác chị để làm chính chị đau đớn trong những ngày cuối đời. Nhưng mà câu nói dõng dạc tuyên bố với người đời của chị, là câu nói đã vực tôi dậy trong những lúc tôi rơi xuống tận cùng nỗi đau. ?oNo one will hurt you, they?Tll have to go over my dead body!? Thì tôi sẽ mượn lời Barbara mà nói với chính mình, không ai được làm tôi đau khổ, phải bước qua xác của tôi.

    Bây giờ thì tôi thật lẻ loi, mười năm không có Barbara bên cạnh trong những lúc công việc và đời sống nặng nề. Vậy mà tôi vẫn nhớ đến chị thường, không biết chị có biết không? Mười năm tôi vẫn làm một chỗ cũ, có những khuôn mặt thời chị nay vẫn còn, có những người bỏ đi, ít người về hưu, vài người chết. Chẳng một ai còn nhớ đến một Barbara miệng cười tươi như đóa hồng, luôn ca hát và đùa vui với mọi người, mặc dù hôm đưa tang chị, cả sở bỏ làm ra nghĩa trang tiễn chị. Có người đưa tay thấm những giọt nước mắt vội vàng. Tôi nhỏ bé quá không làm sao chen lấn đến đứng bên chị, mọi người ăn mặc và trang điểm rất đẹp, như đi dạ hội. Hôm ấy trời lâm râm mưa và se lạnh, tôi đứng từ xa nhìn đám đông. Tại sao tôi không khóc được như mọi người, cái hôm trời có rất nhiều mây trĩu nặng như hôm ấy.

    Mưa thấm lạnh, tôi co ro nép vào một thân cây, nhớ lúc đó tôi cầm chìa khóa vạch vào thân cây chữ B, tên của Barbara và cũng có nghĩa nơi này để lại dấu tình bạn. Thân cây bật vỏ, ứa nhựa trắng. Chữ B hệt như vết phỏng còn cháy rát. Hành động tôi như đứa trẻ nghịch ngợm, nhưng tôi không có ý đùa chơi trong lúc đó. Tôi nhớ Barbara vô cùng, Barbara biết không? Nhớ mới một tuần trước khi chị mất, tôi gọi vào bệnh viện lúc chị còn tỉnh, Barbara còn cười khanh khách, còn hát cho tôi nghe, còn dặn tôi ?obảo trọng nghe không, đừng để ai bắt nạt?. Rồi chị ngập ngừng, nói khẽ: ?oI am in pain, but I?Tll be alright...? Bây giờ thì Barbara ?oalright? thật rồi, sẽ chẳng còn điều gì làm chị đau đớn được nữa, cả tinh thần và thể chất.

    Barbara, xin phép chị cho tôi viết nốt truyện này, có phần hư thực lẫn lộn, nhân vật chính vẫn là chị. Tôi không phải dịch đoạn văn này ra Anh văn, chắc chị có đọc cũng hiểu. Tôi viết bằng tiếng Việt vì tôi yêu tiếng Việt, vì tôi là người Việt, nhưng vậy không có nghĩa là có sự ngăn cách hay biên giới về xứ sở, ngôn ngữ hay chủng tộc, trong tình bạn. Tôi chưa có dịp trở lại nghĩa trang thăm Barbara, hy vọng sẽ có ngày nào đó, không phải một ngày đẹp trời, mà một ngày đặc biệt run rủi để tôi đến đó, và bắt gặp Don ngồi lặng lẽ bên mộ của chị dưới ánh nắng chiều. Hệt như một lần hôm nào, trong giấc ngủ của tôi.

    u u u

    Tháng Mười Một cây cối ủ rũ, thời tiết giao mùa. Thỉnh thoảng có vài gợn gió nhẹ làm thắt lòng. Barbara dậy thật sớm, bà vào phòng vệ sinh trang điểm sửa soạn đến sở làm. Tay bà run run làm đổ bức ảnh phóng lớn hình Don và bà chụp kỳ honeymoon lần thứ hai, lúc tóc bà còn lọn sóng mịn như tơ lụa. Barbara nhìn mình đăm đăm trong hình, thở dài, lật úp khung hình xuống bàn. Bà nhìn mình trong gương, rồi vội vã lựa một chiếc khăn lụa đẹp nhất trong tủ áo, loại khăn quấn đầu thời trang hợp mầu với bộ đầm bà đang mặc. Barbara lúc nào cũng chăm sóc thân thể mình, bà ăn mặc trang nhã, bà đẹp như một mệnh phụ. Don ngày trẻ đã say đắm bà, không phải chỉ nhan sắc, mà vì họ sinh ra để gặp nhau và yêu nhau, như Barbara và Don vẫn thường nghĩ thế.

    Trông Barbara tề chỉnh hơn với chiếc khăn quàng đầu, chiếc đầu trọc lóc ủ gọn trong mảnh khăn hợp thời trang, Barbara mỉm cười, bà vẫn còn đẹp lắm mà . Tuần này bà không phải đến viện chạy chemotherapy, bác sĩ nói các tế bào đang ngủ yên, chúng chưa hoành hành dạo này, thuốc thang thì cũng chỉ có thêm việc làm và thêm ngân quĩ cho bác sĩ và bệnh viện, họ đang cố đạp lên đầu con rắn đang ngủ trong người bà. Chao ơi, mặc kệ, Barbara phải tươi phải đẹp phải rực rỡ trong mắt mọi người.

    Hôm nay là một ngày mùa thu đẹp. Bà huýt sáo một bản nhạc của Beatles, chân đánh nhịp trong khi tay chải mascara trên mắt. Hôm nay sinh nhật bà, bà cảm thấy các tế bào trong người đang sống dậy, như một Barbara thiếu nữ. Don hãy còn yên giấc, chàng lúc nào cũng ngủ ngon dù có sấm nổ bên tai. Barbara rón rén đi ngang chỗ chồng nằm, thấy Don mở mắt nhìn mình, bà nhoẻn cười: ?oDậy sớm chi vậy mình??

    ?oEm nhớ mặc thêm áo ấm vào, hôm nay hơi lạnh ...? Giọng Don bao giờ cũng rổn rảng như tiếng chuông kêu. Barbara đưa má cho chồng hôn, Don nắm tay bà xiết nhẹ. Bà ra xe, đến sở làm với chút hạnh phúc. Phải, một thứ hạnh phúc do chính bà tự tìm lấy, vì Barbara không còn một lựa chọn nào khác.

    Barbara ngồi vào bàn làm việc, công việc vẫn bề bộn và những cú phone vẫn không ngớt inh ỏi. Đầu óc bà đang để ở một chốn khác. Bà không muốn nghĩ tới, nhưng những hình ảnh này lại đang quấy nhiễu bà. Don còn rất khoẻ mạnh, mặc dù chàng uống rượu và hút thuốc cả bao nhiêu năm nay. Còn Barbara, bà chỉ thỉnh thoảng mới mồi một điếu thuốc, những lúc suy nghĩ và nhớ tới người xưa. Tất cả mọi người quanh bà đều đã trở thành ?ongười xưa?, Barbara có cảm giác vậy. Bà đi làm cốt chỉ để gặp mọi người, cốt chỉ tiêu dùng những giờ phút còn lại đời mình như một hồng ân. Bà muốn chia sẻ hồng ân ấy cho những người bà liên hệ Barbara không thể chịu đựng được những phút ngồi im lặng, không có chuyện gì để làm tức là ?ochết? ở đời sống. Mà Barbara thì không đời nào muốn ?ochết? một cách vô lý thế. Don thì bao giờ cũng la cà ở những hội quán đánh gôn của chàng. Những khuôn mặt trơn bóng, phì nộn và trưởng giả. Barbara sẽ không bao giờ theo chồng đến đấy một lần nào nữa. Dường như suốt ba mươi năm làm vợ Don, Barbara chưa một lần dám nghĩ rằng mình khác biệt với chồng. Dần dà những điều khác biệt lộ rõ, ở những ngày cuối cùng, ở những ngày này. Bà thở dài, những ngón tay thoăn thoắt đánh trên bàn chữ, đây là bức thư Barbara sẽ gửi Don, sau khi bà nằm yên.

    Mười giờ hai mươi, có người từ tiệm hoa đem đến cho Barbara một bình hoa hồng đặt trên bàn. Barbara từ phòng vệ sinh trở về bàn, bỡ ngỡ nhìn những nụ hồng rực rỡ. Tại sao lại mầu vàng? Barbara biết ngay bó hồng của ai gửi đến. Tại sao Don lại đổi mầu sinh nhật năm nay của Barbara? Bà quị xuống ghế, đầu choáng váng. Những ý nghĩ quái quỉ lúc nãy lại hiện lên. Barbara ứa nước mắt. Bà vừa cười khanh khách đùa cợt với con nhỏ Á Đông, nếu nó bắt gặp bà lúc này...Trời ơi, Don ơi. Tay bà run run lục ví tìm những viên thuốc, phải hạ cơn choáng váng với mấy viên an thần ngay, kẻo không còn kịp. Mười lăm phút sau, Barbara lấy lại vẻ an nhiên, mặc dù phía sau khóe mắt bà, ngấn nước vẫn còn mọng.

    u u u

    Tôi vẫn còn nhớ rõ lắm mầu hoa hồng vàng úa trên bàn của Barbara, mười ngày sau sinh nhật của bà, hai ngày sau khi Barbara nằm xuống. Chúng tôi đưa tiễn Barbara nằm yên trong lòng đất ngày hôm qua. Sáng nay trên mặt mọi người vẫn bình thản như thường. Phòng vệ sinh các phụ nữ vẫn ra vào, để đánh lại một chút phấn hồng, tô lại một nét son. Mùi nước hoa của Barbara dường như vẫn còn thoang thoảng, khung kính sáng như đang phản chiếu hình ảnh Barbara với khăn quàng đầu rực rỡ. Tôi ghé phòng giải lao, tự pha cho mình một tách cafe, đi ngang qua chỗ của Barbara, chợt bắt gặp những đóa hoa hồng đang gục đầu trên bàn...

    u u u


    Barbara chưa kịp viết xong bức thư cho chồng, trên máy điện toán của sở, thì người ta phải gọi ambulance đưa bà vào ngay nhà thương. Cơn đau làm Barbara gập người xuống, bà đổ nhào xuống sàn, chiếc khăn đội đầu bật ra lộ chiếc đầu đã cạo nhẵn không một sợi tóc. Mắt bà trợn trừng, người run lẩy bẩy. Mọi người túm lại quanh bà, cô thư ký lật rolodex gọi cho Don lúc ấy đang ở một country club, đang hong nắng với trận golf ở lỗ thứ mười sáu.

    Thế là con rắn đã ngóc đầu lên, không đời nào nó chịu thua đám thuốc men và những đợt chạy chemo ở viện. Men ung thư đã ngấu, đã đến giờ gọi của Barbara. Lúc tỉnh dậy, Barbara nhìn thấy quanh mình rất nhiều hoa, đủ loại hoa đủ mầu sắc hình dáng, nhưng bà chỉ nhìn thấy bó hoa hồng mầu vàng mà Don gửi vào sở hôm sinh nhật bà. Barbara muốn cười thật to, Don ơi anh khéo đùa giỡn, mầu vàng là màu tượng trưng tình bạn.

    Hai tuần trước, bỗng dưng Don ngập ngừng tỏ ý muốn sắm thêm một chiếc giường double. Mới đầu Barbara không hiểu, nhưng bà chợt hiểu. Đã nhiều lần Barbara bắt gặp chồng nhăn mặt khi nhìn thấy mình trần truồng. Mùi hôi từ một vết thương trong người khiến Don phải quay mặt tránh sang phía khác. Don muốn nằm một mình một giường, Barbara hiểu ý chồng. Đặt bà vào trường hợp của Don, có lẽ bà cũng sẽ phản ứng tương tự. Không ai thích nằm bên cạnh một cái xác đang dần thối rữa từ bên trong. Những phấn son nước hoa quần áo đẹp không thể che đậy một sự thật mà Don phải nhìn thấy mỗi đêm. Tội nghiệp Don của bà.

    Barbara trải qua rất nhiều cơn đau, thứ đau thể xác đã nhàm với thuốc morphine, nhưng ít có trận đau nào thấm hơn trận đau vừa rồi. Bà đau từ trong tim, lên thẳng óc. Ba mươi năm làm vợ Don, đã có đôi lần bà nghĩ nếu cho trở ngược lại thời gian, thì bà có yêu Don và có lấy chàng làm chồng. Câu hỏi đặt ra, nhưng Barbara không bao giờ trả lời. Barbara tự định nghĩa một thứ tình yêu, tự áp dụng cho mình, và thấy ?onó? tương đối không đến nỗi nào. Hạnh phúc không do người khác đem lại, ngay cả người bạn đời. Bà tìm thấy hạnh phúc trong tiếng cười trong trẻo của mình, Barbara cười rất dễ, cười như một cơn ghiền, cười bởi những điều không lấy gì làm buồn cười. Tại cha mẹ sinh ra Barbara có loại gene cười, giống một thứ di truyền mắc cạn. Cười đi, cười thật to, cười cho vỡ phổi, cười cho thoát nỗi buồn, Barbara vẫn dặn mọi người quanh mình thế.

    Những cú phone tới tấp gọi vào hỏi thăm. Giọng Don rổn rảng ở đầu giây, Barbara tưởng tượng Don đang đứng ở một trạm điện thoại công cộng, da chàng chắc rám nắng. ?oĐừng lo lắng gì cả, em không sao đâu, I am alright...? Tiếng Don thở ra như được giải thoát: ?ochiều anh vào nhé, good bye my dear!?

    Barbara run rẩy bỏ phone xuống, ứa nước mắt. Sau đó bà lịm đi, và rồi không còn cảm giác gì nữa.

    u u u

    Tôi viết đến đây phải ngừng, vì có cái gì nghèn nghẹn ở cổ. Đám tang Barbara, tôi được gặp Don và Julie, và cả Daniel con trai đầu lòng của Julie, người được Barbara nhắc đến nhiều nhất, sau Don. Từ đàng xa, tôi thấy người đàn ông dáng dấp sang trọng, luống tuổi nhưng còn thật phong độ. Vẻ mặt ông phẳng lặng, đầu hơi cúi xuống, bờ vai cứng và kiên nhẫn. Ông đeo kính râm đen nên tôi nghĩ có thể mắt ông hơi đỏ và sưng, hay ông không muốn cho ai biết rằng ông có khóc vợ hay không. Đó là chuyện riêng tư, người Tây phương không bộc lộ tình cảm ở chốn công cộng, dù là đám tang của người thân. Tay tôi vẫn cào xước vỏ thân cây, nhựa thông chảy sướt mướt.

    Tôi nói thầm: ?oKhông ai được làm khổ tôi, phải bước qua xác của tôi...?


    [​IMG]

Chia sẻ trang này