Barcelona -sự hôn phối âm nhạc tuyệt vời nhất thế kỷ (Bài này tôi viết hoàn toàn chỉ dựa vào những cảm thụ cá nhân, nếu có gì sai sót, mong các bạn ?oxông cảm....) Có thể nói, trong lịch sử âm nhạc, chưa từng có một giọng ca nào đặc biệt như Freddie Mercury. Sinh ra với một tố chất của ca sĩ hát opera, Freddie có một tông giọng đạt đến âm chuẩn của chất giọng tenor trong nhạc kịch, chất giọng của anh khi lên cao có thể sánh với các danh tài opera đương thời như Luciano Pavaroti hay Placido Domingos. Chính trong đời mình, Pavaroti đã từng thú nhận rằng mình đã thán phục Mercury bởi chất giọng cao đến lạ lùng của anh. Chính Mercury sinh ra để hát nhạc opera, nhưng nếu mọi sự an bài như vậy, trong lịch sử âm nhạc đã không có một Bohemian Rhapsody huyền thoại, và một thiên tài Freddie Mercury. Nhưng chất giọng anh không chỉ cao, nó còn mang một sắc trầm trong đấy. Như tiến trình phát triển của một giọng ca tenor, thì chỉ khi đến một độ tuổi nào đó, chất giọng tenor mới đạt được độ dày như ý muốn để có thể hát cho dàn nhạc. Ngược lại với điều đó, Freddie như từ khi mới sinh ra đã mang một chất giọng đặc biệt như vậy. Trong những album đầu của mình, Freddie đã sớm bộc lộ một chất giọng như vậy, trầm mà cao vút đến khủng khiếp, và khi lên cao, anh đạt được một âm giọng thanh thoát đến tuyệt vời. Dường như dây thanh quản của Freddie được cấu tạo bằng một chất liệu đặc biệt, nó căng ra mãi mà không bao giờ đứt, nghe anh hát, người ta tưởng rằng anh không cần gắng sức mới đạt được đến âm độ như vậy. Trong In The Lap of the God hay Misfire của album Sheer Heart Attack, và đặc biệt là trong siêu phẩm Bohemian Rhapsody, Freddie đã chứng tỏ chất giọng của mình là độc nhất vô nhị trong nhạc rock. Ngay cả về sau có một số ban nhạc có vocalist giọng cao một cách khủng khiếp như Joan Sebastien Bach của Skid Row, nhưng chất giọng của anh ta cũng chỉ như một đứa trẻ chưa vỡ giọng so với chất giọng của Freddie. Và chính Freddie sinh ra để mang trên mình một sứ mệnh, đó là làm cho rock trở thành vĩ đại. Trải qua các album của mình, ta có thể thấy âm nhạc của Queen được trộn lẫn không biết bao nhiêu thể loại âm nhạc vào với nhau tạo thành một thứ coctail tuyệt vời. Queen mà linh hồn là Freddie đã thể hiện rằng rock là phải sáng tạo, không có sự nhàm chán trong âm nhạc của Queen. Trong âm nhạc của Queen có một phần là rock, một phần là những thứ hương vị đặc biệt như nhạc du mục, disco, gospel, opera, jazz hay cả nhạc pop. Chỉ có Freddie mới nghĩ ra được những bè hoà âm chằng chịt trong thứ âm nhạc độc đáo của Queen, nghe Bicycle Race, người ta không hiểu là bao nhiêu người hát, có lúc dường như là chỉ có Freedie, nhưng thực sự đó là sự pha trộn tuyệt vời của bè hoà âm mang nhãn hiệu Queen. Sau này, không một ban nhạc nào dám cover những nhạc phẩm mang những bè hoà âm ấy, bởi chỉ vì một lẽ là nó quá phức tạp, chỉ có những tác giả của nó là hiểu hết được những nghệ thuật phối âm trong đó, ngoài ra, không có ai. Hãy cho bạn hát thử Bicycle Race, bạn sẽ không nào có thể hát được trọn vẹn chỉ một câu ?oI want to ride my bicycle I want to ride my bike...?. Đúng là chỉ có Queen và Freddie mới nghĩ ra được những trò độc đáo như vậy, rồi cả bản nhạc Mustafa mà Freddie đã phóng tác từ âm nhạc của Arab. Giai đoạn cộng tác với nhà sản xuất Roy Thomas Baker chính là thời kỳ đỉnh cao của Queen trong thứ âm nhạc sáng tạo đến kỳ lạ của họ. Và sau này, thời kỳ mà disco lên ngôi, thứ âm nhạc của Queen tuy đã nhàm chán hơn trước, nhưng vẫn nổi bật lên một chất giọng không thể lẫn đâu được của Freedie. Trong giai đoạn này, chất giọng trong sáng của Freddie vẫn toả sáng trong những nhạc phẩm như Who want to live forever hay Miracle, và đặc biệt là trong Don?Tt try so hard. Trong bài này, Freddie đã tiến gần đến sự siêu thoát trong khi hát, khi tôi nghe bài hát này, nó tạo cho tôi cảm giác rất lạ, nó mang đến cả sự bình yên trong tâm hồn, đầu óc tôi dường như đã biến mất, thay thế nó là cả một sự thanh thản ở tận sâu trong tâm hồn. Thôi, tôi sẽ nói đến bài này trong khi nào có dịp. Tôi đã nói lan man quá nhiều rồi, và điều tôi sắp nói đến đây, đó chính là một trong những nhạc phẩm của Freddie. Đó là album Barcelona. Tôi coi đây là sự hôn phối tuyệt vời nhất trong âm nhạc. Như khi trời và đất hoà làm một, ở đây một bên là Freddie, thiên tài của nhạc rock, sở hữu một chất giọng tenor đã trưởng thành tới đỉnh cao, một bên là Montserrat Caballé, danh ca opera lừng danh của các vở nhạc kịch, người mang một giọng soprano thanh thoát, dường như cả hai giọng ca vượt ra khỏi vòng cương toả của mọi ngưỡng âm thanh, và khi cả hai cùng cất lên, có thể nói là cả một sự kết hợp tuyệt vời, nó vượt lên trên tất cả những lời đánh giá về nó. Thật là khó khi tìm từ để mô tả cái tuyệt tác này. Tôi chỉ có thể nói một câu: đó là khi họ hát, những loài chim hót hay nhất cũng phải ngừng lại, chiêm ngưỡng họ. Bài thứ nhất, Barcelona, là cả một tuyệt phẩm. Khi giọng ca của Freddie cất lên, người ta đã thấy phê rồi. Một giọng ca mang tính truyền cảm sâu sắc, nó cao vút lên, vừa dày dặn vừa thanh thoát, làm cho người ta cảm thấy vừa gần gũi vừa xa vời vợi. Sau đó, dàn nhạc cất lên, tiếng violin và cello đánh lên, trầm ngâm, hùng tráng. Những tiếng quất ngắn của cello trong đoạn này thật tuyệt vời, nó tạo ra một bản anh hùng ca, tiếng violin đang vang lên dìu dịu, thì tiếng cello liền đưa ra một nút chặn. Môt cú quất ngắn, gọn và sắc. Tiếp đó trống và dàn nhạc trỗi dậy. Đoạn nhạc này được ví như một đợt sóng biển, hết đợt sóng này tràn vào, tan biến, rồi đến một đợt sóng khác, quật tiếp lên, đợt sóng trước mạnh hơn đợt sóng sau. Thật tuyệt vời. Đoạn tiếp theo thì thật là du dương, chỉ có tiếng piano làm chủ đạo trong đoạn này. Đây chính là thời điểm cất lên hai giọng hát tuyệt vời. Cái cách mà Montserrat và Freedie bổ sung cho nhau thật là hoàn hảo. Freddie đi tông trầm (tuy vậy vẫn còn cao vời vợi) còn Montserrat thì, ôi thật khó nói, giọng như thoát đi, lên rất xa trên bầu trời xanh thẳm. Giọng hát dường như tiếng của những thiên thần văng vẳng trên bầu trời, quả thực rất khó nắm bắt. Đoạn điệp khúc tiếp sau, vai trò của Freddie và Montserrat lại thay đổi cho nhau, giọng Freddie thì trở nên cao vút, tuy nhiên, trong giọng ông có một sự khoẻ khoắn, dữ dội, làm cho đoạn này trở nên cực kỳ hoành tráng. Cuối đoạn này, sự kết hợp của hai giọng cùng cất lên, như thi đua với nhau, thể hiện tất cả âm vực cao nhất của giọng hát. Quả thực, khó mà phân biệt được, giọng nào cao hơn. Nó như hoà tan vào trong những đợt sóng gào thét. Quả thật, bài này vượt qua mọi sự cảm thụ của tôi. Khi nghe nó, tôi có cái cảm giác chơi vơi, rất khó nắm bắt. Nếu như Barcelona thật hùng tráng, thì bài thứ hai La Japonaise lại thật dịu dàng. Barcelona đưa cho ta cái cảm giác chơi vơi, thì ngược lại, bài này cho ta cái cảm giác thật gần gũi, rất thân thương. Đoạn đầu, Freddie hát bằng tiếng Nhật, miễn bàn luận. Giọng Montserrat thật là đã, khi hạ thấp xuống, Montserrat có cái cách ngân làm cho người nghe cảm thấy lâng lâng. Vẫn là một cái giọng soprano tuyệt vời, Montserrat bổ khuyết thật tuyệt vời cho giọng của Freddie. ở bài này, hầu như Freddie đi tông trầm. Nghe bài này, càng thấy cái cách mà Freddie hát bè khi Montserrat đi bè chính thật tuyệt vời, không che lấp, mà bổ sung thêm cái âm trầm vào trong bài hát, làm bài hát trở nên ấm áp. Lắm chỗ nghe như chỉ có một giọng vậy. Trong đoạn tiếp theo, tiếng nhạc thanh thoát, nghe cái âm thanh vừa trong vừa cao của tiếng đàn đập vào màng nhĩ, nghe quá đã. Tiếp theo, giọng Freedie vang lên, trầm và ấm, lại khẳng định thêm một lần nữa cái chất giọng thiên phú của ông. ở đoạn sau, violin đi bè trầm. Bài này quả thực đã làm sáng lên cái thiên tài trong âm nhạc của Freddie. Violin và Freddie đi bè trầm, còn tiếng hát của Montserrat thì cứ như chơi vơi ở tận những nơi xa tít tắp. Chính sự đối lập này làm cho bài hát trở nên vừa sâu sắc vừa xa xôi. Tính biểu cảm của bài hát rất cao, trong bài này, violin đóng vai trò rất lớn, nó chính là thứ nhạc cụ để thể hiện cái cảm xúc của bài hát. Trầm và ngang, nó mang tới cảm xúc cho người nghe. Khi tôi nghe bài này, tim tôi như lắng lại, nhưng tôi cảm giác thấy mỗi khi như vậy, giọng của Montserrat lại đến, nâng vực nó dậy và đưa nó lên cao. Mong