Bài thứ ba, The Fallen Priest, mở đầu là một đoạn trống dồn dập vang lên, làm ta gợi nhớ tới Barcelona. Tuy vậy, nó chỉ là intro cho đoạn tiếp theo. Khi giọng của Montserrat vang lên, ta thấy thêm một âm sắc mới trong đó. Trong hai bài trước, Montserrat chỉ đóng vai trò như một giọng cao, mang lại cái cảm giác chơi vơi nhẹ nhõm. Còn trong phần đầu này, Montserrat thể hiện cái cách diễn tả cảm xúc trong giọng của mình. ?oFree me, free yourself?, nó dường như là một tiếng thét từ trong ***g ngực con người vọng lại, qua giọng hát của Montserrat trở nên thật mạnh mẽ và mãnh liệt. Nó như là một sự đòi hỏi lớn lao và cấp thiết. Nghe bài này, tôi cảm tưởng thấy như có 2 thực thể trong cùng một con người lần lượt nói lên cái nguyện vọng của nó. một bên là phần hồn, một bên là phần xác của con người đang đối chọi nhau để dành lấy phần thắng. ?oHãy trả tự do cho tôi, tôi là người đàn ông của Chúa, người hãy đến dẫn dắt tôi, tôi cầu xin Người, thiên đường của người đối với tôi là tất cả.? Đây là cuộc đấu tranh trong lúc hấp hối của một nhà tu. Phần hồn thì muốn được dâng hiến cho Chúa, còn phần xác thì cố giữ phần hồn lại. Trong đoạn này, cái cách mà Montserrat ngân vang kết hợp với tiếng piano đã đạt được hiệu quả rất đặc biệt. Đoạn tiếp theo, giọng Freddie trở nên dữ dội, mạnh mẽ một cách không ngờ. Có thể nói, trong bài này, Freddie đã thể hiện hết cái chất giọng rock của mình. Không như các giọng opera khác, trong giọng Freddie có cái dữ dội của nhạc rock, chính vì vậy, giọng của ông đã mang đến một hiệu quả tuyệt vời cho bài hát. Đoạn này là đoạn của phần xác lên tiếng: ?oChúng ta đã chết trong bàn tay của Chúa để đi tìm một thiên đường đích thực nhưng chúng ta sẽ không tìm thấy?. Phần xác đã cố gắng thuyết phục phần hồn đừng có quá tin vào Chúa như vậy. Tuy vậy, phần hồn lại lên tiếng ?oNhưng tôi đã hứa rằng tôi sẽ phục vụ chúa. Tôi đã thề rằng tôi sẽ kiên quyết chống lại những thói đồi bại và phản bội. Hãy để cho tôi tự do, để tôi được bắt đầu một cuộc đời mới.? Đoạn này được thể hiện dưới chất giọng mạnh mẽ của Freddie đã thể hiện cuộc đấu tranh giữa phần hồn và phần xác đã lên đến cực điểm. Cái thể xác con người đang hấp hối, nó cố gắng hét lên những lời nói cuối cùng, nuối tiếc cuộc sống. Và trong lúc ấy, phần hồn lên tiếng an ủi nó: ?oSống ở trên đời chỉ có một mong muốn là có tình yêu. Chính tình yêu với Chúa đã mang đến cho chúng ta lẽ sống.? Những lời cuối cùng là những lời hấp hối của phần xác trước khi linh hồn rời khỏi cơ thể nó: ?oTại sao tôi phải tin anh khi mà anh đã phá huỷ cái cuộc sống của tôi. Hãy trở lại đi, hãy giữ lại tất cả, tôi muốn tất cả...? Những lời nói thể hiện cái khát vọng cuối cùng được sống. Bài hát như chia làm hai phần, phần nọ nối tiếp phần kia. Hai âm hưởng, hai giai điệu, cất lên xen kẽ nhau và bổ sung hoàn hảo cho nhau. Đó chính là nghệ thuật trong The fallen priest. Bên cạnh đó, dàn nhạc trong bài hát này đã thể hiện cái vai trò của nó một cách tuyệt vời, khi Montserrat hát thì tiếng piano và violin cất lên nhè nhẹ, như phụ hoạ với nỗi buồn da diết của giọng hát, còn khi Freddie hát, tiếng trống cất lên hùng tráng, dữ dội. Bài này là bài thể hiện chất rock nhiều nhất trong giọng Mercury. Bài thứ tư, Ensueño, là một bài tiếng Tây Ban Nha hoàn toàn. Tách một nốt nhạc trong The Fallen Priest, Montserrat và Freedie đã làm nên bài hát này. Nó tiếp nối những nỗi niềm da diết trong The Fallen Priest. Quả thực tôi không biết nên dùng lời nào để khen nữa, tại vì trong mỗi bài hát, cái cách kết hợp giọng giữa Montserrat và Freddie rất sáng tạo, họ thi nhau đi bè trầm hoặc bè cao tuỳ theo cái cách diễn tả cảm xúc, và hiệu quả tuyệt vời đã đạt được từ đấy. Trong bài này cũng vậy, họ lại tiếp tục kết hợp hai giọng để tạo nên một bài hát chứa chan tâm sự. Cả hai cùng thể hiện nỗi niềm một cách da diết. Giọng Freddie tiếp nối vào giọng Montserrat, hay giọng Montserrat vào giọng Freddie, đều như chỉ tiếp nối một dòng tâm sự của một người. Chính điều này đã thể hiện thiên tài của cả hai người, cả hai người như hoà làm một, sự kết hợp đã lên đến đỉnh cao. Thật là quá sức tưởng tượng, khi mà Montserrat và Freedie chỉ tập với nhau trong vài tháng để tiến hành thu album này, mà họ đã có được sự hoà hợp đến như thế. phải chăng là có sự đồng cảm giữa hai tâm hồn, hai thiên tài của âm nhạc. Trong bài hát chỉ có vài nốt piano điểm xuyết cho 2 giọng ca, nhưng nó cũng quá đủ để thể hiện nỗi buồn da diết ấy. Bài này làm cho tôi liên tưởng tới một người đứng giữa trời đất mênh mông, một mình ca hát với trời, với đất để trút nỗi tâm sự của họ. Bài hát khi thì buồn da diết với những đoạn ngân dài của 2 giọng ca, nhưng cũng có khi lên cao. Phải chăng những đoạn ngân cao ấy, như thể hiện những câu hỏi chứa chất trong lòng con người, hay những tiếng hét vang của cái con người nhỏ bé ấy giữa trời đất mênh mông. Đoạn solo piano trong bài này hay tuyệt, nó như bổ khuyết vào bài hát cái không gian trầm lặng của đất trời trước tâm sự của con người. Trong cái không gian mênh mông vắng lặng của trời đất ấy, biết nói với ai đây? Bài thứ năm, The Golden Boy, mở đầu bằng một đoạn instrumental tuyệt vời. Kết hợp cello và piano, đoạn này như thể hiện một nỗi lo lắng xa xôi, diệu vợi. Trước khi giọng hát cất lên, ta được chứng kiến những nốt nhạc nẩy lên một cách tuyệt vời. Tiếng piano và tiếng kèn đã tạo nên một đoạn nhạc nghe rất trong trẻo và rất thanh thoát. Và tiếp theo, khi Freddie cất giọng lên, nó lại là một sự đối lập đến kỳ lạ, âm thanh của đoạn nhạc trước trong trẻo bạo nhiêu thì giọng Freddie ở đoạn sau trầm đến đấy. Đoạn trước thì du dương, giọng hát đi theo sau thì dồn dập. Và dần dần, Freddie đã nâng cao âm điệu của giọng hát của mình. Đó chính là cái thời điểm quyết định, khi Freddie nâng cao giọng của mình đến một âm độ thích hợp, giọng của Montserrat hoà vào, như tiếp nối và nâng cao cái cảm xúc của người nghe. Tiếp theo đó, lần đầu tiên trong album có sự tham gia của dàn đồng ca, nhưng chỉ một câu được lặp lại hai lần ?oAnd then he sang to her?, như trả lời, giọng của Mercury vang lên, trong trẻo khác hẳn với đoạn trước. Nó như một lời bày tỏ tình cảm của một chàng trai mới lớn trước mối tình đầu của mình. Và cái âm sắc trong trẻo của giọng hát dường như lột tả được hoàn toàn sự thuần khiết của mối tình. ?oPhải chăng anh yêu em vì sự yên lặng tuyệt vời của em mỗi khi anh nói. Phải chăng anh yêu em vì tính em quá dịu hiền. Em mang đến cho anh sự bình yên và êm dịu, thổi vào tâm hồn và xâm chiếm trái tim anh.? Và người con gái cất tiếng trả lời: ?oPhải chăng em yêu anh vì anh hay giận dữ. Phải chăng em yêu anh vì ngọn lửa trong anh. Khi ở bên anh, em cảm thấy một sự mong muốn rất mãnh liệt, nó như đốt cháy trái tim em. Bởi vì nó, em có thể dám làm tất cả.? Đoạn trước, khi Freddie thể hiện, nó thể hiện một sự nhẹ nhàng, dường như một sự nâng niu che chở cho người tình bé nhỏ của mình, một sự thỏ thẻ của một đấng lang quân. Còn cái cách mà Montserrat hát trả lời, nó cho ta cảm giác thấy trong đó có một niềm khao khát mãnh liệt. Nhưng cái niềm khao khát ấy cũng thật trong sáng, không hề có một sự dung tục. Đó chính là mãnh lực tuyệt vời của giọng hát Montserrat Caballé. ở đoạn sau, Freddie đã bổ sung một chút hỗn độn của nhạc rock vào trong bài hát, và một lần nữa, ở đây thể hiện một sự hoà âm tuyệt vời. Lẫn trong cái đống hỗn độn ấy, vẫn toả sáng một chất giọng mạnh mẽ khoẻ khoắn của Freddie, và đi liền theo sau đó, bổ sung cho nó là giọng của dàn đồng ca, còn xa hơn sau đó là giọng của Montserrat. Hỗn độn, nhưng vẫn rất tuyệt vời. Đấy chính là cái thứ độc đáo của thiên tài Mercury. Bài thứ sáu, Guide me home, bắt đầu bằng tiếng piano và âm sắc trong sáng trong giọng của Freedie. nghe Freddie hát đoạn này rất tình cảm. Nhưng đến đoạn sau, khi Montserrat tham gia vào bài hát thì Freddie dần dần nâng cao giọng hát của mình. Bài hát thể hiện một nỗi nhớ quê hương da diết. ?oBây giờ gió đã đẩy cánh buồm của tôi đi xa mãi mãi. Bây giờ, những mùi hương đã bay đi hết trên những vệt đường mòn. Ai có thể tìm thấy tôi, chăm sóc và nâng đỡ tôi. Hãy chỉ cho tôi cách để trở lại, về đúng ngôi nhà thân yêu. Nơi mà tôi thuộc về nó. Thêm một lần nữa thôi.? Giọng ca của Montserrat và Freddie cất lên thật là xa vắng, nó thể hiện một nỗi mong muốn trở lại chốn cũ quê xưa, nó như mang một nỗi hoài niệm về những ngày xưa cũ. Tiếng piano mà xen kẽ vào đó tiếng cello trở nên da diết trong những đoạn không lời. ?oĐâu rồi ngôi sao chiếu mệnh của tôi trên cành cây thiên đàng. Đâu rồi cái sức lực mà tôi cần nó lúc này. Ai có thể cứu tôi. Chỉ cho tôi tìm lại được số phận của mình.? Bài hát kết thúc bằng câu hỏi ?oHow can I go on??. Câu hỏi để ngỏ không có ai trả lời. Tôi phải làm gì đây, tôi phải đi đến đâu đây, ai có thể đưa tôi về nơi chốn cũ, ai có thể cứu vớt cái số phận của tôi. Rất nhiều câu hỏi được đặt ra trong lời hát, qua câu hỏi đó, Freddie đã thể hiện nỗi niềm tâm sự của những kẻ ở nơi đất khách quê người, nhiều khi chỉ muốn nghe một tiếng nói, một tiếng cười của những người cùng quê cha đất tổ. Bài thứ 7, How can I go on là phần tiếp nối những tâm sự của bài trước. Chỉ cần tách ra một câu hỏi của bài trước, Freddie đã cường điệu hoá nó lên, đưa bài hát trở thành một bài kết tuyệt vời cho album. Trong bài hát, Freddie tiếp tục khai thác những bức xúc trong tình cảm của con người. Những lời tâm sự đó, như được trút ra từ giọng hát tuyệt vời của Freddie và Montserrat. Những câu hỏi như dồn dập, hết câu hỏi này đến câu hỏi khác, câu trước vừa tan biến vào hư không đã có câu sau tiếp nối: ?oTôi biết lấy ai tin tôi? Biết lấy ai lắng nghe những niềm tâm sự? Biết lấy ai giúp đỡ tôi mỗi khi tôi vấp ngã? Biết ai có thể làm cho tôi mạnh mẽ hơn? ở nơi đâu tôi có thể an toàn? trong cái thế giới to lớn đầy rẫy sự buồn rầu này, tôi thuộc về nơi nào? Làm sao tôi có thể quên đi những giấc mơ đẹp đẽ, chúng đã mất đi không thể tìm lại được. Đôi khi tôi cảm thấy run sợ trong màn đêm, nơi mà ở đó tôi không nhìn thấy gì hết. Và khi con người làm tôi hoảng sợ, tôi cố gắng lẩn tránh thật xa những đám đông.? Con người ở trong bài hát thật sự cô đơn, anh ta đã bị khủng hoảng khi bị ném vào một xã hội xa lạ, nơi mà anh ta không thuộc về nó. Anh ta trở thành sợ hãi mọi thứ xung quanh. Đây là tâm trạng của rất nhiều người sống xa quê hương đất nước. Và trước một thực tế như vậy, họ chỉ còn biết tin vào những lực lượng siêu nhiên để cứu rỗi linh hồn họ. Lord hear my plea... Lord take care of me. Nếu như tất cả các ca khúc trước đều có một cái gì đó rất xa vời, khó nắm bắt, thì bài hát này lại rất gần gũi với mọi người. Để tạo được sự gần gũi như vậy, Freddie đã tách dàn nhạc ra khỏi bài hát,cello và violin biến mất nhường chỗ cho trống và piano, do vậy giá trị trong bài hát được thể hiện hoàn toàn ở hai giọng ca của Montserrat và Freddie. Bài thứ 8 tái hiện lại khả năng phối nhạc kỳ lạ của Freddie. Đây là một bài thâu tóm lại tất cả những nốt nhạc hay trong 5/7 bài trước của album, được chắp nối một cách tài tình. Tôi đánh giá nó như một Bohemian Rhapsody của nhạc cổ điển, không thể ngờ rằng những đoạn nhạc vụn vặt của từng bài hát lại được phối lại một cách tài tình như thế. Nếu như không nghe 7 bài trước, thì khó có thể nhận ra đâu là Barcelona, đâu là La Japonaise... Bài hát được mở đầu bằng đoạn hoà tấu trong Barcelona, vừa khi giọng hát của Freddie ?oAh Ah Ah Ah Shaking all our lives? kết thúc, bài hát chuyển sang đoạn nhạc trong Guide me home một cách hoàn hảo, từ âm độ cao của đoạn trước chuyển ngay sang tiếng cello trầm ngâm, làm ta như từ ở trên cao rơi tõm xuống. Đoạn nhạc sâu lắng của Guide me home vừa kết thúc, thì dàn nhạc đi ngay vào The Fallen Priest với một đoạn trống tuyệt vời. Từ đoạn trống đó, dàn nhạc lại chơi chậm lại, và đó là thời điểm chuyển sang La Japonaise. Đoạn nhạc thanh thoát trong La Japonaise lại được tái hiện lại trước khi dàn nhạc chuyển sang The Golden Boy với đoạn hành khúc. Và để rồi từ đó, bài hát được kết thúc với một khúc phóng tác từ ca khúc bi tráng The Fallen Priest. Đây là nút chặn cuối cùng của bản nhạc, và cũng là nốt chấm phá cuối cùng trong âm hưởng của album. Mong