1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bắt đầu học piano như thế nào?

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi MuaHoaRoi, 05/12/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. dhbtram

    dhbtram Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2006
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0

  2. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Piano chỉ cần 1 bàn đạp thôi.
    Đó là bàn đạp để khi nhấc ngón tay ra khỏi phím thì tiếng đàn
    còn tiếp tục ngân như ngón tay vẫn giữ phím đàn xuống .
    Cac bàn đạp khác có thể không cần, vì ngón tay có thể chơi
    được tác dụng đó của bàn đạp .
    Có thể có những trình độ siêu hạng, không có 3 bàn đạp thi
    không thể chơi được theo ý muốn. Tồi chưa đạt trình độ đó.
    Cái bàn đạp thứ nhất, là cái hay xài nhất, thì cũng phải học
    đến năm thứ 3 chuyên môn mới tập đến . Riêng tôi phải đến
    năm thứ 4 mới tập đến nó (học cấp III).
    Home Piano là đàn nặng nề, có vỏ gỗ để phù hợp với trang
    trí của nhà, nhưng tiếng đàn ồm hơn (ồn ào hơn) vì có cộng
    hưởng của vỏ gỗ .
    Stage Piano là đàn xách tay dề dàng, bề ngoài không có vẻ
    lịch sự quý phái, mà có vẻ bụi đời, chinh chiến, nhưng tiếng
    đàn ít bị pha tạp của vỏ gỗ.
    Tập và chơi đàn thì không cần vỏ, nhưng để bày biện khoe nhà
    thì nên mua Home Piano.
    Lắp thêm bàn đạp cho Piano không khó đối với hãng Yamaha,
    nhưng đàn xách tay mà nhiều bàn đạp thì khó bán hơn chỉ có
    1 bàn đạp mà thôi. Nếu bắt tôi trả thêm 100 đôla để được cái
    P-140 có 3 bàn đạp, thì tôi không mua. Tuy vậy, nếu Home
    Piano có 3 bàn đạp thì đẹp hơn, trả thêm 200 đôla thì dề bán
    hơn là bớt 400 đôla mà chỉ có 1 bàn đạp mà thôi.
  3. mosquitovn

    mosquitovn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2005
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Bác CODEP co thể cho em biết hai cái Pedal còn lại làm nhiệm vụ gì không ạ? Cám ơn bác!
  4. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Tôi biết một bàn đạp còn lại đưa bộ vồ gõ gần lại với giây đàn .
    Như thế nó không cho vồ được đi một cung dài, có nhiều động
    năng trước khi gõ vào giây đàn . Khi dận bàn đạp này, ngón tay
    cảm thấy hụt hẫng, vì thật ra là hụt hẫng thật . Tác dụng của nó
    làm vồ gõ vào giây chậm một chút vì chỗ hụt hẫng đó, và làm
    âm thanh đàn bị yếu đi, tức là nhỏ đi. Từ xưa người ta đã có
    2 bàn đạp này. Tôi không thích xài cái bàn đạp thứ hai, mà chỉ
    gõ ngón tay nhẹ hơn để thay cho dận bàn đạp .
    Cái bàn đạp thứ ba, tôi cũng không rành. Đã có lần có người
    giảng cho tôi về cái bàn đạp này, nhưng vốn không thích, nên
    lời nói vào tai tôi thì ra lối khác, như nước đổ đầu vịt, không thấm
    được. Điều quan trọng ở chỗ, tôi không thể tập nâng tay đàn lên
    được nữa, vì chơi Piano không phải nghề kiếm sống, nên có
    lơ là luyện tập . Bạn hẳn biết, nếu không tập chăm,. thì giữ được
    tay đàn còn khó, nói chi đến chuyện nâng tay đàn ! Khi tay đàn
    không nâng lên được, chỉ chơi đi chơi lại những bản nhạc cũ,
    hoặc những bài dễ tương tự, thì không mấy để ý đến bàn đạp
    thứ 3 này . Hai bàn đạp ban đầu thì tôi đã biết từ trẻ, chứ không
    phải tìm hiểu mà biết.
    Tôi sẽ đến nhà thờ mở đàn ra xem cái bàn đạp thứ 3 này cấu
    tạo và làm việc ra sao. Có lẽ phải 2 tuần nữa mới trả lời được,
    vì tuần này tôi đi California ăn cưới . May ra thì ở đám cưới co
    người giảng giải được điều này.
  5. Sis

    Sis Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    375
    Đã được thích:
    0
    Piano có 3 bàn đạp, ở đàn Upbright: cái bên phải chắc ai cũng biết. Cái ở giữa khi bấm sẽ có 1 tấm nỉ che di phần dây đàn để búa gõ vào tiếng sẽ bị nhỏ và mờ đi nhiều (dùng để tập đàn ban đêm)
    Cái ở bên trai'' khi bấm làm cho dàn búa gần vào dây đàn hơn, khi đánh tiếng sẽ nhỏ hơn bình thường 1 chút, dùng cho các đoạn có sắc thái pp hoặc ppp.
    Ở đàn Grand thì tôi quên mất rùi nhưng thường lại chỉ có 2 cái, ko còn cái dành cho việc đánh nhỏ tập đêm. Cái bên trái khi bấm sẽ làm cho dàn búa lệch đi 1 chút với dây đàn, thay vì gõ trúng cả 3 dây thì chỉ gõ vào có 1 dây thôi (1 nốt piano gồm 3 dây đồng) làm tiếng đàn mỏng hơn.
  6. phucphan

    phucphan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2005
    Bài viết:
    311
    Đã được thích:
    0
    Đàn đứng (upright) thường luôn có 3 pedal, một số chỉ có 2 pedal quan trọng. Pedal trái như các bác đã nói là dùng để kéo dàn búa lại gần dây hơn và giảm âm lượng. Đúng như bác sis nói pedal này dùng khi cần tạo ra những âm thanh nhỏ tí xíu, pp và ppp như những đoạn khoe giọng của chị béo Montserrat Caballé. Những lúc cần dùng pedal trái trong bản nhạc sẽ đề là una corda. Khi âm lượng to trở lại, có thể nhấc pedal trái sẽ xuất hiện dòng chữ tre corde. Đúng như bác sis nói: búa bị lệch đi một chút nên chỉ gõ vào một dây (UNA corda) và khi nhả ra trở về đúng vị trí thì gõ vào 3 (TRE corde).
    Pedal phải (damper pedal) là pedal quan trọng nhất, nếu nói đến pedal của piano mà không nhắc đến pedal nào thì có nghĩa là pedal này. Pedal phải có vai trò làm một nốt nhạc có thể ngân dài ngay cả khi đã rút tay khỏi phím đàn. Về hoạt động thì damper pedal nhấc những miếng chặn dây ra khỏi dây đàn, làm dây đàn vẫn rung sau khi lực tác động đã ngừng (hic hic không ba hoa nữa, ngày xưa em năm phẩy lí).
    Pedal giữa (thường không có ở đàn grand và một số đàn đứng. Pedal giữa hạ một tấm dạ xuống thấp, thay vì đập vào dây thì búa đập vào tấm dạ này nên tiếng nhỏ hẳn. Pedal giữa khác 2 pedal khác ở chỗ có thể gạt hẳn sang bên trái để giữ tấm dạ len. Pedal này chẳng bao giờ dùng trong các tác phẩm trình diễn nên các đàn concert grand không có. Pedal này dùng trong giai đoạn tập gam, bập bẹ nốt để không...phiền hàng xóm. Ngày xưa một số upright không có pedal này, lúc tập kĩ thuật, vỡ bài, túm lại là những lúc...chưa hay thì các cụ ngày xưa hay lấy một tấm chăn mỏng che dây đàn, đó chính là ý nghĩa của cái pedal giữa này đấy các bác.
    Để các bác biết cảnh tập đàn ngày xưa thế nào có cái này vui vui các bác đọc thử nè:
    p: Hàng xóm bắt đầu kêu ca
    f: Hàng xóm bắt đầu đập cửa
    ff: Hàng xóm đi gọi công an phường
    fff: Kệ xác hàng xóm
    ppp: Công an đến nơi
    Mấy khái niệm vui vui em ăn trộm được nữa này:
    Rit/Rall: đến đoạn chưa tập
    Cantabile: hát lúc say rượu
    Con spirito: say bí tỉ
    Hoá biểu: người ta chỉ vẽ ra cái này cho phức tạp thôi, cứ mặc kệ nó rồi nó cũng tự khắc đi thôi, khán giả cũng vậy
    Prelude: đánh xong để còn đến phần hay
    Dấu hoa mĩ: côn trùng
    Giai điệu: một khái niệm cổ đại trong âm nhạc ngày nay đã...tuyệt chủng
  7. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Cám ơn các bạn đã giải thích rõ ràng, và tôi có thể nhớ được .
    Còn chuyện bàn đạp thứ 2:
    Các piano nhà tôi có, mà tôi từng chơi, thì bàn đạp này đưa
    cả bộ vồ gần vào giây đàn, chứ không đẩy lệch sang một bên .
    Chắc là các piano này làm theo kiểu đã lạc hậu rồi .
    Dù sao, làm đàn kiểu này rất dễ, vì bộ máy đơn giản lắm .
    Thiết kế để vồ gõ lệch đi thì rắc rối hơn nhiều .
    Ngoài những chuyện đó ra, piano không phải mỗi nốt đàn là
    có 3 giây đàn đâu. Phía trầm nhất thì một nốt đàn chỉ có một giây
    đàn thôi. Phần trầm cho đến phần trung thì mỗi nốt đàn có
    hai giây đàn. Từ khoảng giữa đàn (tôi không nhớ rõ có phải
    đúng từ Middle C trở lên hay không, vì tuỳ từng đàn giây dài
    ngắn ra sao) đến cuối đàn phía tay phải thì mỗi nốt đàn có 3
    giây đàn. Như tôi nhớ chứ không thật biết rõ ràng và chắc chắn,
    thì các giây phần này đều là giây trơn, bằng thép, không có quấn
    giây đồng bên ngoài như các giây đôi, và giây một như phần trái
    của Piano. Các bạn cũng biết rõ, giây Violin và Guitar cũng có
    giây trơn phần cao, và giây quấn phần trung và trầm như vậy.
  8. viethuong279

    viethuong279 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    3.223
    Đã được thích:
    4
    Ơi bạn ơi... tớ ở bên này lên dây đàn đắt quá.. nên tớ toàn tự chỉnh, cứ ông anh tuavít cho, mong là nó chả làm sao. 3 năm chỉnh đúng 2 lần... tiếng hay lắm. Biết vậy để lần sau cắn răng gọi thợ vậy, không thì hỏng mất đàn yêu đàn quý!!!!
  9. viethuong279

    viethuong279 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    3.223
    Đã được thích:
    4
    Điều này thật khó tin! Nếu thế thật thì mọi người đều mua đàn digital vừa rẻ ,tiếng vừa hay lại gọn nhẹ, đỡ phải lên dây. Tại sao những nơi dạy nhạc chính thống như Nhạc Viện lại không dùng piano điện để tập chuyên môn mà chỉ dùng để HS nghe ký xướng âm. Đàn digital dẫu có tốt đến mấy đi chăng nữa cũng chỉ là nhại lại tiếng piano thật. Đánh trên đàn digital không thể biểu lộ hết được sắc thái .
    Ở đâu thì mình không biết nhưng ở VN thì với 5000§ có thể sở hữu một chiếc đàn mới toanh của Kawai (serie K-80) hoặc Yamha (U3). Về âm thanh thì khói phải nói (hơn đứt piano digital). Nếu là piano trong gia đình thì khoảng 1 năm mới phải lên dây môt lần. Nếu đánh nhiều (tập chuyên nghiệp) thì 6 tháng. Lên dây ở VN khoảng 100-150 N / lần.
    [/QUOTE]
    bác ấy ở Mỹ bạn ạ,
    tớ lên dây ở VN 100K/lần.
  10. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Piano Digital không nhại lại tiếng Piano thật, mà nó phát ra
    âm thanh của Piano thật loại hay nhất mà nó ghi lại.
    Đàn Piano digital thì rẻ hơn đàn thật loại tốt, nên đương nhiên
    nó không thể hiện được sắc thái của tay đàn giỏi . Tuy vậy,
    tay đàn giỏi chơi đàn piano thật mà rẻ tiền, thì cũng không thể
    hiện được tay đàn của mình. Bạn nên so sánh piano digital
    với piano thật với cùng một giá tiền với nó thì mới ra vấn đề.
    Bạn nói giá tiền ViệtNam thì tôi không biết mà bàn được,
    nhưng ở Mỹ, đàn digital mới toanh Yamaha giá 1 nghìn 3 trăm
    đôla thì hơn hẳn đàn piano thật cùng giá, vì piano thật với
    giá 1 nghìn rưởi là đàn rẻ tiền (không quá 5 nghìn đô) lúc mới,
    và đến lúc nó cũ xuống đến 1500 thì phẩm chất quá tồi rồi .
    Các bạn thừa biết Piano là loại đàn có máy, nghĩa là người
    chơi không trực tiếp gẩy giây đàn như Guitar, Thập Lục, Đàn
    Bầu, nên càng cũ thì máy càng kém nhậy. Vậy thì chê đàn
    digital không thể hiện sắc thái bằng piano thật, chỉ đúng khi
    đàn digital giá 10 nghìn đô thì không bằng đàn piano thật
    giá 200 nghìn đô . Đó là giá cao của Piano thật mà tôi biết .
    Còn giá thấp, thì tôi đã nói ở trên rồi.

Chia sẻ trang này