1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bắt đầu học piano như thế nào?

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi MuaHoaRoi, 05/12/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. xxyyzz

    xxyyzz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2005
    Bài viết:
    126
    Đã được thích:
    0
    @ cloudriver : Tớ cũng đang học piano. Nhưng thầy tớ luôn yêu cầu metronome, sau đó lại bắt tự đếm nhịp, 1 tay đánh nhịp 1 tay đàn, rồi tập giữ nhịp trong "đầu", thầy gọi đó là phải học trước tiên là "rythm".
    Trong một bài nhạc lớn, có đoạn nhanh, đoạn chậm, nhưng không thể thay đổi tốc độ tuỳ tiện. Nếu không tập Metronome, bạn sẽ không cách nào giữ được nhịp điệu trong một tác phẩm hơi lớn. Nếu bạn chỉ chơi theo cảm xúc, mà không biết kiểm soát cảm xúc, bạn có thể đánh mất giai điệu. Mà không chơi theo Metronome, chẳng bao giờ có thể hoà tấu được. Lúc đầu chơi Metronome, có cảm giác gò bó thật, nhưng muốn chơi tốt, phải đi qua nó trước. Còn không, bài nhạc chẳng thể liền mạch, mà như nhiều đoạn ghép với nhau vậy.
    Bạn có máy tính không nhỉ? Nếu có, tớ có thể gửi cho bạn một chương trình Metronome rất hay (trên máy tính), và nó miễn phí. Thật ra là phải mua, nhưng nó cho dùng trong 30 ngày, có đến ngày 29, chỉnh lại lịch, khởi động xong, lại trả lịch máy tính như cũ. Thế là mọi chuyện ổn.
    Được xxyyzz sửa chữa / chuyển vào 19:19 ngày 31/12/2005
  2. Apomethe

    Apomethe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
  3. cloudriver

    cloudriver Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2005
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Ui chao, bối rối quá vậy theo ý bạn xxyyzz là nhìn chung vẫn cần mua một chiếc máy gõ nhịp phải không bạn? Cô giáo dạy mình (gọi là cô nhưng thực ra là một bạn đã tốt nghiệp CĐ Văn hoá nghệ thuật quân đội) chỉ nói rằng "nếu có điều kiện thì nên mua".. nghe bác CoDep nói về mặt trái của nó mình cũng hơi băn khoăn một chút. Các bạn có thể cho mình chút thông tin về tên máy, giá cả.. chứ? ở Hà Nội ấy.. mình là con gái nên rất ngại đi mua máy móc dù ở thể loại nào..

    Vì máy tính ở nhà mình không để gần đàn nên chắc không thể vừa chạy phần mềm gõ nhịp vừa tập đàn được.. Mình cũng không có pocket pc như bạn Apomethe chỉ Nhưng mình rất muốn biết để tham khảo phần mềm đó qua máy tính nó như thế nào. Bạn xxyyzz ơi mình sẽ pm cho bạn địa chỉ email và nick của mình, khi nào rỗi bạn share file cho mình với nhé.. Cảm ơn tất cả các bạn nhiều.
  4. so_dua

    so_dua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2005
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    Các bạn có thể dạy cho tôi kỹ thuật sử dụng pedal không? Tôi cũng mới tự học thôi và tôi thấy rất ít sách nói về cách sử dụng pedal, có nói cũng chỉ nhấn mạnh đó là 1 kỹ thuật rất quan trọng và không thể sử dụng tuỳ tiện :(
  5. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Bạn xyz:
    Học thày thì phải nghe theo thày.
    Cha tôi dạy tôi Piano, và khi cha tôi không bắt tôi chơi theo máy
    gõ nhịp nữa thì tôi sướng vô cùng . Lý do là khi cha tôi dạy xong
    một bài cho tôi, thì tôi đặt tốc độ của bài đó thật chậm (thì mới
    đánh được mà không bị lỗi) . Tập vài lần, thì lại phải chỉnh tốc
    độ cho nhanh thêm một tý . Sau khi tập thuần thục, thuộc bài
    như cháo chảy, thì thấy nó thật boring vô cùng, không có linh
    hồn, mặc dù đó chỉ là những bài đơn giản nhất trên đời âm
    nhạc thôi. Bạn thấy các bài ở những trang lẻ (bên tay phải) của
    cuốn Methode Rose là thật dễ và đơn giản phải không?
    Cha truyền con nối .
    Tôi dạy học sinh của tôi cũng vậy. Chỉ bắt họ chơi khoảng 10
    trang với máy gõ nhịp thôi.
    Riêng tôi (cha tôi không nói gì về chuyện này) thấy các bài dài
    hơn, phức tạp hơn, mà chơi máy gõ nhịp thì ảnh hưởng đến
    tâm hồn lắm. Theo sách Methode Rose, học sinh đã phải
    rành rẽ về nhịp điệu lắm sau khi học hết cuốn 1, và đã phải
    biết về cấu trúc của một bản nhạc sau khi hết cuốn 2. Cấu trúc
    đây có nghĩa là: bài có bao nhiêu đoạn, mỗi đoạn bao nhiêu
    câu, mỗi câu có bao nhiêu phần, và giữa các phần, các câu,
    các đoạn thì có chỗ chuyển tiếp như thế nào, etc . Khi đã biết
    về một bản nhạc đến mức độ đó rồi, mà còn chưa nắm được
    nhịp khi có thày bên cạnh hướng dẫn uốn nắn thì yếu quá .
    Thôi, bàn luận mỗi người một ý, ai cũng có cái lẽ phải ý đúng
    của mình, không biết thế nào là đúng tuyệt đối cả . Bạn cứ
    nên nghe theo thày dạy đàn cúa mình, xem bà ta có thể mượn
    hộ bạn một cái để tập một tháng, hay bà ta bắt bạn phải mua
    một cái . Lúc đó sẽ tính sau .
    Còn về Pedal, bạn hãy tập chơi cái Pedal thứ nhất đã, rồi dần
    dần tính sau . Cái này ở phía bên phải của cả 3 cái .
    Mở nắp đàn ra, nhìn vào bộ máy cò mổ của đàn, và dẫm thử
    chân lên bàn đạp này vài cái xem sao . Bạn sẽ thấy khi dẫm
    chân lên, thì một loạt hàng nỉ chặn giây đàn mở ra, tức là nhấc
    ra khỏi giây đàn, và khi không đè chân lên bàn đạp nữa, thì
    hàng nỉ chặn giây đàn này đè xuống, chặn lên giây đàn .
    Những phím chặn giây đàn này cũng nhấc khỏi giây khi ngón
    tay đè lên phím đàn, và ghì chặt giây đàn cho tới khi phím đàn
    bật lên không bị ngón tay đè xuống nữa.
    Tác dụng của những phím nỉ chặn giây này là đè chặt giây đàn
    không cho giây đàn rung, không còn tiếng kêu nữa. Vì thế khi
    muốn cho một nốt đàn vang lên, thì cái phím nỉ đè lên giây phải
    nhấc ra khỏi giây đàn. Muốn cho nốt đó vang mãi cho đến khi
    hết rung, thì phải giữ mãi ngón tay xuống phím đàn . Muốn cho
    tay được tự do chạy đi chỗ khác chơi nốt nhạc khác, thì phải đè
    bàn đạp xuống, thì nốt đó mới vang tiếp tục được .
    Nếu dẫm chân lên bàn đạp, thì các nốt đàn cứ vang mãi cho
    đến khi giây hết rung . Người mới chơi, lại thích tiếng đàn vang
    to, thường thích dẫm bàn đạp này, vì họ chưa phân biệt được
    giữa âm thanh nhạc và những tiếng ồn do đàn gây ra . Cũng
    như những người thích đàn chơi trong nhà xây, lát đá, cửa kính
    hơn đánh đàn trong nhà sàn gỗ trải thảm, vì nó ồn hơn. Vì thế
    các thày giáo dạy Piano không thích học sinh mới học tập dẫm
    bàn đạp, và họ răn các học sinh chơi bàn đạp sau khi đã được
    thày giáo dạy cẩn thận rồi .
    Học theo tuyển tập các bài classical chọn lọc cho Piano của
    Pháp, thì đến cuối tập 3 mới có những bài cần đến bàn đạp .
    Khi nào bạn thấy giòng nhạc cho tay trái, ở bên dưới, có chữ
    Ped thì chơi đến đó, bạn dẫm bàn đạp xuống, và khi thấy dấu
    hoa thị (asteric +) thì bạn nhấc chân khỏi bàn đạp . Chơi những
    bản nhạc đó thật kỹ để cả xúc được với bàn đạp, rồi bạn có thể
    áp dụng vào các bản nhạc khác, thường ở cuối một đoạn, hay ở
    cuối bài, khi bạn nhấc cao cả hai bàn tay khỏi đàn, đợi đến lúc
    bản nhạc kết thúc, mới nhấc chân ra khỏi bàn đạp, để người
    nghe tỉnh lại và vỗ tay .
  6. goimuathubaydi

    goimuathubaydi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/08/2004
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    1
  7. Apomethe

    Apomethe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    0
    Dùng Own Name tiếng Việt làm gì, tiếng La tinh là được rồi. Thường các cơ chế tạo keygen cũng chỉ dùng cho các tên trong bảng mã ASCII thôi. Còn nếu crack thì phải can thiệp vào bên trong phần mềm, dễ gây lỗi lắm.
  8. HiLine

    HiLine Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2005
    Bài viết:
    185
    Đã được thích:
    0
    Hì,mình và bạn cùng hoàn cảnh rồi.Thầy dạy đàn của mình cũng bảo nên cố chịu đựng,đừng lên dây nhiều kẻo hỏng mất tấm gỗ,sau một thời gian dây sẽ ổn định dần.Hic,mình vốn đã bắt đầu tập muộn rồi mà còn phải nghe cái tiếng đàn dở hơi,đôi lúc khó chịu lắm.
    Phím đàn hay bị kẹt,kể cả khi mình bật máy sấy 24h/ngày,7 ngày/tuần.Những khi bị như thế,mình lại nhồi chơi mấy cái phím đấy dồn dập thì một lúc là lại được .Thỉnh thoảng mình lại mở cái đàn ra,cũng lấy các phím bị kẹt ra và dùng một cái kẹp tự chế (cắt móng tay)
  9. HiLine

    HiLine Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2005
    Bài viết:
    185
    Đã được thích:
    0
    Ui,bạn có đàn Nga à?Đàn Nga tiếng có giống đàn Tiệp không nhỉ?Chứ chị họ mình có 1 cái petroff mua từ cách đây mười mấy năm mà không chơi,đến gần đây mới đại tu,thì hư hỏng nặng quá rồi,dây đàn không lên căng được mà phải để chùng hơn bình thường.Cảm giác nhấn phím cũng khác lắm.Tuy nhiên,có một thứ không thể chê được,đó là tiếng đàn.Dù dây đàn đã cũ gỉ nhưng tiếng đàn nghe trong vắt ,đặc biệt hay khi chơi các bản nocturne của Chopin.Mỗi khi chơi cái đàn đấy,mình cảm thấy âm thanh do mình chơi rất giống âm thanh trên đĩa,không biết có phải do mình ảo tưởng không nữa.Thế là khi nào có dịp,mình lại đến nhà bác mà ngồi chơi cái đàn đấy một lúc để an ủi nỗi đau khổ về tiếng của cái đàn Yamaha mới tinh
  10. martenzi

    martenzi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    806
    Đã được thích:
    0
    hình như là mấy cái đàn cổ cổ cũ cũ của Nga hay Tiệp thì sau khi mang từ bên ấy về đây ,hút ẩm của Việt Nam nên tiếng đàn "ấm" hơn hẳn hay sao ấy ,không the thé như mấy cái đàn Nhật hay Tàu !

Chia sẻ trang này