1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bắt đầu học piano như thế nào?

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi MuaHoaRoi, 05/12/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. xxyyzz

    xxyyzz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2005
    Bài viết:
    126
    Đã được thích:
    0
    Thông tin mới là tuổi chuẩn để trẻ em học trên nhạc cụ là 6 tuổi (muộn 1,2 tuổi đôi khi là tốt hơn). Với violin thì có thể bắt đầu từ 5 tuổi, vì chơi trên violin cũng có nghĩa là rèn luyện khả năng nghe.
    Với trẻ em, phát triển đồng đều, tự nhiên được khuyến khích. Bạn có thể dạy trẻ em bằng cách là hàng ngày mở những bản nhạc đơn giản, tự nó sẽ hình thành và bộc lộ mối quan tâm của nó. Có một số đĩa cổ điển chuyển soạn cho trẻ em. Bản thân các nhà soạn nhạc cổ điển như Tchaikovsky đều có soạn những album dành cho trẻ em. Bạn có thể cho trẻ em nghe như "Album for childrens", "The Nutcracker"...
    đây không phải là lĩnh vực chuyên của tớ, chỉ hỏi rồi nói lại thôi, ai thấy quá sai trái thì góp ý
  2. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Đúng nghĩa theo ý tôi thì đàn Digital Piano với giá 1 nghìn đô
    có tiếng hay hơn đàn Piano thường cỡ 5 nghìn đô.
    Lý do: âm thanh đàn Piano thường phụ thuộc vào cỡ giây đàn,
    chất gỗ làm đàn, hãng làm đàn, còn âm thanh đàn Piano digital
    phụ thuộc vào âm thanh mẫu mà thôi.
    Ngoài ra, bộ máy Piano thường hao mòn nhanh hơn máy Piano
    digital, vì nó có vồ bằng nỉ đập mạnh vào giây bằng kim loại.
    Máy Piano digital chỉ cần nặng để gây cảm giác lên tay người
    chơi, chứ phần nhận lực ngón tay người vào tín hiệu thì không
    cần chịu lực và bị hao mòn chút nào.
    Chuyện lên giây thì khác. Hễ sai giây thì phải lên, không cần
    tiền nhiều tiền ít. Chơi đàn sai giây không những không hay,
    mà còn hại cái tai nữa.
  3. HiLine

    HiLine Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2005
    Bài viết:
    185
    Đã được thích:
    0
    Vậy nếu vừa lên dây được 1 tháng mà dây đã xuống thì vẫn phải lên ngay ư? Thế có sợ bảng gỗ chóng bị mòn không?
    À mà bạn nhớ là "dây" đấy nhé
  4. Secky

    Secky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/02/2006
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Đàn Liên xô cũ thì rất nhanh xuống dây. Mỗi lần lên dây cũng không rẻ. Lên dây nhiều thì bảng gỗ không thể mòn được vì cái khoá dây đàn piano nó bằng thép, chỉ mòn cái túi tiền của mình thôi. Tổng số lực kéo của toàn bộ dây đàn piano lên đến hàng chục tấn, nên khung đàn là một khối thép rất nặng, khoảng trên dưới 2 tạ. Các khoá đàn bằng thép được bắt chặt vào khung. Đàn tốt có độ chính xác của phần cơ khí làm khoá cao nên rất lâu xuống dây, còn đàn không tốt thì nhanh xuống lắm. Tất nhiên cũng còn phụ thuộc vào người tập nữa, anh Đặng Thái Sơn ngày xưa tập từ 14 đến 16 tiếng ngày thì nhanh phải lên dây, trẻ con ngày tập 30 phút thì lâu lên dây .
  5. HiLine

    HiLine Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2005
    Bài viết:
    185
    Đã được thích:
    0
    Nhưng hình như đàn mới thì nhanh xuống dây hơn có phải không?Nếu đúng vậy thì phải mất bao lâu dây mới ổn định? Cảm ơn nhiều.
  6. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Tôi viết Giây chứ không viết Dây .
    Các Piano tôi biết thì lỗ cắm đinh giữ giây đàn thì bằng gỗ .
    Lên giây nhiều thì lỗ mòn nhanh . Không những thế, còn trễ
    xuống nữa .
    Chỉ còn cách thay tấm gỗ có khoan các lỗ đinh mà thôi .
    Các tấm đó lắp đặt trong khung sắt .
  7. kobach

    kobach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Bạn CoDep có lẽ xa VN lâu quá nên quen viết theo lối chính tả cũ :) Ở VN bây giờ theo lối chính tả được dùng phổ biến thì phải viết Dây Đàn chứ không phải Giây Đàn. Từ Giây bây giờ là đơn vị đếm thời gian (second).
    Theo mình biết (sau khi tháo cái keyboard của digital piano ra), phía dưới keyboard là mạch điện tử, phía dưới phím đàn có một thiết bị cảm ứng truyến tín hiệu chạm mạnh nhẹ đến mạch in. Do đó, không ít thì nhiều, dàn action của digital piano vẫn có tác động lực vào hệ thống cảm ứng này, và đương nhiên, nếu bạn đánh nhiều quá thì cũng sẽ làm cho action kém nhạy.
  8. HiLine

    HiLine Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2005
    Bài viết:
    185
    Đã được thích:
    0
    Vậy theo bạn thì khoảng cách tối thiểu giữa 2 lần lên dây liên tiếp là bao nhiêu cho lỗ cắm đinh không bị mòn nhanh? ? Cảm ơn nhiều.
  9. Secky

    Secky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/02/2006
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Các bác vào đây xem cái khoá đàn
    http://www.rjpianos.com/upritegalimages/insides_large/ins.YChang.U-131.Blk.JPG
    Chúc vui.
  10. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Lỗ cắm đinh bị mòn vì ít nhất 2 yếu tố:
    1- chất gỗ
    2- vặn nhiều
    Tôi không biết yếu tố thời gian có ảnh hưởng thế nào
    nên không trả lời được .
    Tôi đã coi hình theo link đã cho . Xem hình thì không biết
    được chất của bảng cắm đinh giây đàn .
    Theo hiểu biết của thợ sắt và thợ mộc, các bạn thử đoán
    xem đinh cắm vào sắt thì tốt hơn để lên giây đàn không ?
    Hay là chỉ tốt khi đóng chết hẳn vào đó thôi ?
    Ngày xưa khi đàn nhà tôi hay bị xuống giây, có một anh thợ
    nguội nói rằng cái bảng đó nên làm bằng sắt, chứ không nên
    làm bằng gỗ . Để lên giây được, anh đề nghị phải có ốc vặn
    đằng sau lưng để giữ cho giây đứng yên . Mỗi khi lên giây thì
    phải nới lỏng ốc ra một chút, rồi khi lên giây xong thì bắt ốc
    thật chặt lại . Tôi thấy ý kiến đó rất hay . Tiếc rằng đàn nhà tôi
    đi mua chứ không làm ra, nên không biết ý kiến đó có làm
    được không . Chỉ biết đàn mới bây giờ thì tấm bảng đó vẫn
    bằng gỗ .

Chia sẻ trang này