1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bắt đầu học piano như thế nào?

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi MuaHoaRoi, 05/12/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. lanpurge

    lanpurge Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2005
    Bài viết:
    4.955
    Đã được thích:
    481
    -nên cho con bạn học piano thử 6 tháng xem có khả năng về âm nhạc ko ? còn nếu ko có thì cho bé chơi organ là được rồi.
    -học piano thì phải học lâu -10 năm - chạy ngón cực lắm, chạy gam nữa rồi còn các nốt quãng 3 quãng 5 ................. tay bé nhỏ nên kg thể bấm được như người lớn.
    -âm thanh piao đơn điệu, phải chơi nhiều nhiều mới thấy tạm tạm. trẻ em hiếu động ko ngồi yên một chỗ được. bạn nên kết hợp cho bé học cả piano lẫn organ cho bớt nhàm.
    -nên có thầy cô kèm, học 1 kèm 1 hiệu quả mới tốt. ko nên nhờ người quen vì như vậy ko có áp lực xuống học trò.
    -bạn có thể học theo phương pháp hoa hồng cũng được. về lâu dài nên học theo cuốn le deliateur.
  2. tiger686

    tiger686 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/11/2004
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Điều này thật khó tin! Nếu thế thật thì mọi người đều mua đàn digital vừa rẻ ,tiếng vừa hay lại gọn nhẹ, đỡ phải lên dây. Tại sao những nơi dạy nhạc chính thống như Nhạc Viện lại không dùng piano điện để tập chuyên môn mà chỉ dùng để HS nghe ký xướng âm. Đàn digital dẫu có tốt đến mấy đi chăng nữa cũng chỉ là nhại lại tiếng piano thật. Đánh trên đàn digital không thể biểu lộ hết được sắc thái .
    Ở đâu thì mình không biết nhưng ở VN thì với 5000§ có thể sở hữu một chiếc đàn mới toanh của Kawai (serie K-80) hoặc Yamha (U3). Về âm thanh thì khói phải nói (hơn đứt piano digital). Nếu là piano trong gia đình thì khoảng 1 năm mới phải lên dây môt lần. Nếu đánh nhiều (tập chuyên nghiệp) thì 6 tháng. Lên dây ở VN khoảng 100-150 N / lần.
  3. HiLine

    HiLine Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2005
    Bài viết:
    185
    Đã được thích:
    0
    Tôi có quyển Méthode Rose tập 1 và quyển Le Déliateur.Xin hỏi các bạn có biết chỗ nào mua Méthode Rose tập 2 và tập 3 ở Hà Nội hoặc Thành phố Hồ Chí Minh không?
    Đàn của tôi là ET 121,mua từ tháng 5 năm 2004,hiện nay dây của nó xuống nhanh lắm,sau 6 tháng là lại phải lên ,
  4. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Khó tin ở ViệtNam, còn dễ tin ở Mỹ .
    Các trường nhạc ở Mỹ, lớp thấp toàn xài digital piano,
    lớp cao thì xài đàn piano thật giá vài chục ngàn đô.
    Tiếc thay, họ vẫn chưa có tiền xài loại hàng trăm ngàn đô.
    Các trường nhạc ở Mỹ cũng còn giữ những đàn gỗ rẻ tiền,
    nhưng họ thôi không mua chúng nữa.
    Họ đã có hướng đi: đã rẻ thì rẻ hắn, mà đã tốt thì tốt hẳn,
    chứ không xài loại dở dang.
  5. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Muốn thử âm thanh Piano, mời học sinh tốt nghiệp trường nhạc
    hay sắp tốt nghiệp, chơi vài bài thật tình cảm, thật vừa ý cô ta,
    mà không khó lắm, cũng không đơn giản quá, thu vào đĩa hay
    băng . Những lần thử khác đàn thì phải khác ngày, và cách nhau
    vài ngày hay vài tuần lễ để khỏi mệt nhọc và còn ấn tượng.
    Sau đó nghe lại từ đĩa hay băng để đánh giá, mà không nhìn
    thấy đàn, khỏi bị ảnh hưởng của ấn tượng .
    Sau đó, bạn hãy kết luận đàn nào tiếng hay hơn, đàn nào tiếng
    mờ hơn, nhiều tiếng ồn hơn, vân vân . . .
    Kinh nghiệm của tôi: người mới tập Piano thường thích nhấn
    bàn đạp, vì âm có vẻ vang hơn . Đúng ra, "vang" có nghĩa là
    ồn không mong muốn, chứ không phải "hay.." Chỉ khi chơi
    Piano tàm tạm, mới biết "vang" không đúng chỗ là một cái dở.
    Mới tập vài tháng, học sinh đã phải biết đọc những nốt chơi liền
    và những nốt thường, rồi mãi mới học đến những nốt chơi nhấn,
    rồi rất lâu mới đến những nốt chơi rời hẳn ra . Tuy vậy, để chơi
    được các nốt trên khá giỏi, phải vài năm học trong trường nhạc
    chính quy. Lúc đó, học sinh mới đánh giá được chất lượng âm
    thanh của đàn. Vì thế tôi đề nghị họ chơi Piano để thử đàn.
    Những người không học hoặc không chơi Piano hoặc chưa
    nghe tiếng Piano cũng có thể đánh giá được chất lượng âm
    thanh của Piano, hay bất cứ đàn sáo nào khác - khi họ nghe
    nhạc nhiều, thưởng thức nhạc thật sự, mà không mở loa thật
    to làm đinh tai nhức óc láng giềng.
  6. xxyyzz

    xxyyzz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2005
    Bài viết:
    126
    Đã được thích:
    0
    Ở đây tôi thấy chỉ mới tập trung so sánh ở phần tiếng. Một phần rất quan trọng trong piano là phần cơ bàn phím. Tôi thấy một cây digital Piano giá dưới 2000$ thì mức độ cảm ứng của phím kém xa một cây Piano cơ giá tương đương. Nếu phải chọn giữa bàn phím/âm thanh, thì tôi vẫn ưu tiên cho bàn phím trước, nghĩa là Piano cơ vẫn được ưu tiên. Nếu bắt đầu học, và không có nhiều khả năng tài chính thì kiên trì tìm một piano cơ cũ vẫn là lựa chọn thích hợp.
  7. mosquitovn

    mosquitovn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2005
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Vậy những người thật sự am tường về đàn như bác CODEP thì sẽ chọn Piano Digital thay cho Piano cơ rẻ tiền rồi. Về cảm giác thì Piano cơ gây ấn tượng hơn còn về giá trị thực dụng thì có vẻ là đàn Digital rồi. Chắc thử mua cho "cháu" 1 cái Digital vì giá của nó cũng hấp dẫn đấy. Nếu sau này cháu giỏi và đam mê thực s­ự thì đầu tư cho 1 "con" giá trị vậy.
  8. sweettaboo

    sweettaboo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2003
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0

    Bác làm Sweet nhớ lại thời gian đầu làm quen với Piano, đúng là rất ghét cái máy gõ nhịp, hôm nào được thầy thả lõng cho tập không cần máy thì sướng ghê lắm
    Hồi học lớp 2, ngoài những giờ học với thầy, những giờ tập đàn ở nhà là Sweet tha hồ dẫm bàn đạp vì thích âm thanh vang vang của nó . Đa số những người mới chơi đều như vậy vì âm thanh Piano đơn điệu, mới học sẽ có cảm giác boring nếu không có độ vang của dây. Nói là vậy mà đến khi dạy tụi học trò nhỏ thì Sweet cấm không cho dùng bàn đạp, như thế sẽ ảnh hưởng đến khả năng cảm thụ của chúng sau này , nói chung là không tốt.
    Đọc mấy bài viết của bác CoDep về kiến thức lên dây đàn, quả thực bây giờ Sweet mới hiểu sâu hơn được một chút. Đúng là các trường nhạc của Mỹ thường dùng digital piano cho các lớp thấp, nhưng Sweet vẫn không ủng hộ digital piano, nghe chán lắm! Ngồi vào chơi giữa 1 cây digital piano và 1 cây piano thường, cảm hứng cũng khác.
  9. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Bàn phím Digital Piano có 2 chức năng, như tôi đã nói, là
    1- nhận tín hiệu từ ngón tay người chơi đàn . Ít nhất, cách đây
    hơn chục năm, đã có những ban phím nhạy cảm rồi (touch
    sensitive) . Hơn chục năm nghiên cứu và phát triển đó, bàn
    phím bây giờ rất nhạy cảm với những cảm xúc tinh tế của người
    chơi . Đàn mới ra lò luôn luôn nhạy cảm hơn đàn đời trước.
    2- gây cảm giác cho ngón tay người chơi . Bàn phím Digital bây
    giờ là bàn phím thật, có khối lượng, chứ không phái chỉ có lực
    đàn hồi của lò xo. Đàn Piano cổ truyền, bàn phím bằng gỗ, từng
    phím là một cần gỗ dài, một đầu có gắn chì cho tăng khối lượng.
    Tuy vậy, các hãng làm đàn không cùng một tiêu chuẩn khối
    lượng cùng một phím thì phải là bao nhiêu trăm gram. Dù sao,
    các phím đều theo một nguyên tắc: phím càng trầm, thì càng
    nhiều khối lượng hơn, tức là nặng hơn, tích chứa được nhiều
    động năng hơn các phím phía bên tay phải. Nói tóm lại, bàn
    phím đàn Digital Piano không nhẹ như KeyBoard hay Synthesize
    nhưng vẫn tiếp tục phát triển để hoàn thiện hơn, và thắng các
    đàn Piano cổ truyền giá thấp. Phím đàn digital không bằng các
    vật liệu thiên nhiên như gỗ, ngà voi, mà bằng vật liệu nhân tạo
    bền hơn nhiều. Có thể nói, phím đàn digital có độ tốt lâu gấp
    vài chục lần đàn phím cổ truyền. Đàn phím cổ truyền, chỉ chơi
    10 năm, sẽ thấy phím đàn cao thấp rõ ràng, một phần nhỏ vì
    chính cái phim đàn, nhưng phần lớn là bộ máy của cái vồ gõ
    giây đàn, và những cần giữ giây khỏi vang. Bộ máy này, ở đàn
    Digital thì hoàn toàn không có.
    Các bậc cha mẹ tìm đàn cho con, và các thày giáo hướng dẫn
    chọn đàn cho học sinh, vẫn ít người tin và theo khoa học kỹ
    thuật mới . Trong tâm trí họ, họ vẫn có cảm giác Digital Piano
    như các keyboard hay Synthesize . Thời gian mới bộc lộ cho
    họ cái yếu kém của đàn Piano giá rẻ . Xu hướng thay thế đàn
    Piano truyền thống giá rẻ bằng Digital Piano tuy phải đợi thời
    gian ủng hộ, nhưng là con đường tất yếu của khoa học và
    nghệ thuật .
    Câu hỏi với những thiên tài computer bây giờ là: bao giờ digital
    Piano mới thách thức đàn Piano cổ truyền giá cao hàng trăm
    nghìn đôla ?
  10. xxyyzz

    xxyyzz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2005
    Bài viết:
    126
    Đã được thích:
    0
    Spam
    Tồi tệ, nếu như các nhà khoa học luôn muốn can thiệp vào mọi lĩnh vực vì cảm thấy họ được thử thách. Nhân bản vô tính chia các nhà khoa học thành hai trường phái, ủng hộ và không ủng hộ. Viễn cảnh không quá xa, là người ta có thể nghe Symphonies mà không cần đến Hebert von Kajaran. Thay vào đó nhấn một nút ở một nhạc cụ tổng hợp kiểu organ, thế là trước mắt hiện lên một nhạc trưởng và dàn nhạc. Cái viễn cảnh đó, cảm xúc được mã hóa thành 0,1. Buồn là 0, vui là 1. Chuỗi phản ứng tình cảm của con người chỉ là một chuỗi 000011111001111. Lúc này máy móc sẽ làm tốt hơn trong việc thể hiện cảm xúc với những thuật toán tối ưu được viết bởi những thiên tài máy tính. Danh từ Bach biến mất, thay vào đó là Bill Gates. Ngài Bill Gates sẽ làm tất cả, viết code cho Window đến Symphonies. Symphonies chỉ là if..then, while..do, begin..end. Việc share nhạc của Kankuli, Apomethe, được thay bởi việc share code của những lập trình viên FPT.
    Trong sự phát triển của công nghệ, tín đồ cổ điển vẫn ngày ngày cầu nguyện ?oLạy Chúa, viễn cảnh kia đừng xảy ra, ít nhất là đến lúc con từ giã thế gian?
    Được xxyyzz sửa chữa / chuyển vào 17:57 ngày 19/02/2006

Chia sẻ trang này