1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bắt đầu triển khai lại chương trình ''Phổ biến tiếng Pháp" (đã có thêm bài 3 )

Chủ đề trong 'Pháp (Club de Francais)' bởi ericamoon, 22/06/2003.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ericamoon

    ericamoon Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/07/2001
    Bài viết:
    1.039
    Đã được thích:
    0
    Bắt đầu triển khai lại chương trình ''Phổ biến tiếng Pháp" (đã có thêm bài 3 )

    CF hiện nay đang ngày càng có thêm nhiều thành viên mới ,trong đó có cả những thành viên mới học tiếng Pháp hoặc đã học tiếng Pháp lâu và "Quên mất rùi" .Vì thế,ericamoon quyết định sẽ xúc tiến cho thực hiện lại chương trình " phổ biến tiếng Pháp" với các giáo trình mà trước đây "cựu hôi trưởng" đáng kính "Le Plus Beau" của chúng ta đã dày công nghiên cứu và biên soạn (+ biên dịch) và tất nhiên là cùng với sự "cổ vũ động viên ủng hộ" và giúp đỡ (chỉnh sửa và biên soạn lại ) vô cùng nhiệt tình của hội phó ericamoon.Đồng thời ,BBT còn hứa hẹn trong tương lai sẽ cho ra đời nhiều giáo trình mới.hehhee,mọi người cùng cho một tràng pháo tay nào,bốp bốp .Còn bây giờ là bài 1 và 2 : Allez!!!


    (Đây là chủ đề dành 100% cho học tập nghiêm túc nên sẽ bị khóa lại.Ai muốn góp ý kiến và đề nghị về nội dung bài giảng thì sẽ post vào chủ đề "Những vấn đề liên quan đến chương trình Phổ biến tiếng Pháp", BBT sẽ cố gắng để đáp ứng .Những thành viên có khả năng và nguyện vọng đóng góp giúp đỡ cho chương trình (biên soạn,chỉnh sửa...) thì cũng liên lạc với BBT ở đây.BBt luôn hoan nghênh những "tấm lòng vàng.Okie ?.


    On commence :




    Tu resteras toujours l'homme de ma vie
  2. ericamoon

    ericamoon Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/07/2001
    Bài viết:
    1.039
    Đã được thích:
    0
    Bài mở đầu
    Tất nhiên là để mở đầu thì ta cứ theo đúng "truyền thống", bắt đầu từ bảng chữ cái đã nhể. Sau đây là 26 kí tự trong bảng chữ cái tiếng Pháp, nhìn chung là giống hệt tiếng Anh, chỉ khác về cách đọc.
    1. Bảng chữ cái tiếng Pháp (Alphabet français)
    A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z
    -Cách đọc: tương tự như kiểu đọc tiếng Việt(cũ) A, Bê, Xê......-Chữ E: đọc là Ơ (xem quảng cáo thấy "Vitamin E" toàn đọc là "Vitamin Ơ" còn gì)-Chữ D:đọc là "Đê"(chứ không phải "dê" đâu đấy nhé.)-Chữ H: không đọc là "Hát" mà đọc giống như "átsss"(trọng âm vào sss.Trong tiếng Pháp, chữ H được coi là "câm", tức là khi đọc ta không đọc chữ đó mà đọc luôn sang chữ liền sau nó. (chẳng hạn cầu thủ Thierry Henri không đọc là "Thi-e-ri Hăng-ry" mà đọc là "Ti-e-ri Ăng-ry")-Chữ R: cũng không đọc "Rờ" giống như tiếng Việt mà tạo thành âm "grrrr.." trong cổ họng: "Gggggrờ..." (hơi khó!)-Chữ S:không cần nhấn trọng âm mà chỉ đọc bình thường như "x".-Chữ W: đọc là "đúpblơ Vê" hoặc "Vê đúpblơ".-Còn các chữ khác đọc bình thường theo kiểu "A Bê Xê..."
    2. Một số lời chào hỏi thông thường (Les salutations)Gặp nhau thì phải chào chứ, gặp ông Tây thì lại càng phải chào, ra vẻ ta đây "cũng hơi siêu ngoại ngữ". Các câu chào tiếng Pháp thì cũng tương tự tiếng Anh:
    *Bonjour -Nghĩa:Chào vào ban ngày (giống Good morning nhể, câu này chắc đứa trẻ con mới đẻ cũng biết![​IMG])-Cách đọc:Phiên âm hẳn ra tiếng Việt là "Bôông giua?.(Nhớ trọng âm vào "gi" đấy nhé)*Bonsoir: -Nghĩa:Chào khi gặp nhau vào buổi tối.(Khoảng từ 17h30 đã được coi là tối rồi đấy!).-Cách đọc:Phiên âm hẳn ra tiếng Việt là "Bôông xoa".*Au revoir: -Nghĩa: Chào tạm biệt (Goodbye!)-Cách đọc:Phiên âm hẳn ra tiếng Việt là " ô grrrơ voa?.
    *À bientôt: -Nghĩa:Hẹn gặp lại (See you again hay see you soon!)-Cách đọc:Phiên âm hẳn ra tiếng Việt là "a biêng tô".
    *Còn có một cách hẹn gặp lai mà người Pháp dùng thân mật khi giũă thời gian chia tay và thời gian gặp lại ngắn ( gần như là "chút nữa gặp lại nhé") : tout à l'heure-Cách đọc:Phiên âm hẳn ra tiếng Việt : tút (nối âm) à lơ (grrr)
    *Bonne nuit: -Nghĩa:Chúc ngủ ngon hoặc còn dùng để chào tạm biệt khi đã khuya (Good night!)-Cách đọc:Phiên âm hẳn ra tiếng Việt là "bon nuy?.
    *Salut: -Nghĩa:Dùng cho bạn bè chào nhau hoặc tạm biệt một cách thân mật, kiểu như "Hi!" ý mà. -Cách đọc:Phiên âm hẳn ra tiếng Việt là "xa luy" .
    *Còn có một cách chào thân mật hơn nữa mà người bản xứ rất hay dùng để chào bạn bè hoặc người thân nữa là "Coucou!" (như gọi chim í).hìhì."Coucou" đọc là "cu(c)cu.
    *Merci: -Nghĩa:Cảm ơn (có ai không biết từ này không?????[​IMG])-Cách đọc:Phiên âm hẳn ra tiếng Việt là "méc xi".
    Các từ trên có lẽ cũng đã khá quen thuộc với nhiều người rồi và có lẽ cũng không gặp khó khăn nhiều khi đọc, xin chỉ cho các bạn một kinh nghiệm để đọc chuẩn tiếng Pháp: đặc điểm của tiếng Pháp là cần khá nhiều hơi để đọc, vì thế khi đọc các bạn tập trung hơi vào từ cần đọc bằng cách...tạm nín thở khi phát âm, đảm bảo chuẩn không thua gì Tây. Ai không tin cứ thử sẽ thấy.[​IMG]
    Thôi bài học mở đầu cũng chỉ đơn giản thế thôi, mong là các bạn không thấy...khó nuốt! Merci, au revoir et à bientôt![​IMG]
    Ban biên tập giáo trình PBTPLe plus beauericamoon
    Chú ý :trong bài giảng có sử dụng các kinh nghiệm trong các "chuyến thị sát" giao lưư cùng người bản xứ của ericamoon nên khi giao tiếp với bạn bè Pháp thì cứ tha hồ mà dùng,đừng sợ sai nhá [​IMG][​IMG]
    Được ericamoon sửa chữa / chuyển vào 21:10 ngày 27/06/2003
  3. ericamoon

    ericamoon Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/07/2001
    Bài viết:
    1.039
    Đã được thích:
    0
    Bài 1
    1. Các đại từ làm chủ ngữTất nhiên rồi, không biết các chủ ngữ thì làm sao chia động từ được. Về đại từ thì có thể nói tiếng Pháp phức tạp hơn tiếng Anh rất nhiều, bởi đại từ phụ thuộc vào giống và số.Dưới đây là các đại từ nhân xưng dùng làm chủ ngữ trong tiếng Pháp:
    -Je: ngôi thứ nhất số ít.-Tu: ngôi thứ hai số ít.-Il: ngôi thứ ba số ít, giống đực.-Elle: ngôi thứ ba số ít, giống cái.-Nous: ngôi thứ nhất số nhiều-Vous: ngôi thứ hai số nhiều. "Vous" cũng được hiểu theo nghĩa của ngôi thứ hai số ít nhưng trang trọng (ngài, quí ngài...)-Ils: ngôi thứ ba giống đực số nhiều-Elles: ngôi thứ ba giống cái số nhiều-On: đây là một chủ ngữ khá đặc biệt, được hiểu nghĩa giống như "Nous" nhưng cách chia động từ lại giống ngôi thứ ba số ít.Trong giao tiếp nó được dùng với nghĩa " Chúng ta" , "chúng tôi" hoặc "họ" 
    2. Động từ "Être"Giống như khi học tiếng Anh, động từ đầu tiên mà chúng ta tiếp xúc là động từ To be, ở tiếng Pháp động từ đó là Être (đọc giống như "ê-thhhgờ?)-Nghĩa: ?olà?, ?othì?, làm trợ động từ-Vị trí trong câu: đứng sau chủ ngữ, trước tính từ.-Cách chia:
    Je suis Tu esIl est Ellle estOn estNous sommesVous êtesIls sontElles sont
    -Ví dụ:+Je suis élève (tôi là học sinh)+Tu es mon ami (bạn là bạn của tôi)+Il est mon papa (ông ấy là bố tôi)+Elle est ma s"ur (cô ấy là chị gái tôi)+Nous sommes professeurs (chúng tôi là giáo viên)+Vous êtes étudiants (các anh là sinh viên)+Vous êtes M.Legrand? (ngài có phải ông Legrand không?)+Ils sont mes enfants (chúng là con tôi)+Elles sont chanteuses (các cô ấy là ca sĩ)
    3. Sự phân biệt giống số trong tiếng Pháp (Masculin/Féminin et Singulier/Pluriel)*Trong tiếng Pháp sự phân biệt giống (đực/cái) và số (ít /nhiều) là bắt buộc và rất chặt chẽ; không chỉ phân biệt giống số đối với người mà cả đối với vật. Vì thế, nhắc đến danh từ tiếng Pháp là nhắc đến giống của danh từ đó
    *Việc làm thế nào để nhận biết được từ nào gống đực, từ nào giống cái thực sự không khó song cũng đòi hỏi một số kĩ năng nhất định:(không phải tuyệt đối mà chỉ là đa số các trường hợp)
    -Những từ có kết thúc bằng -e thường là giống cái.-Những từ có kết thúc bằng -tion là giống cái.-Muốn chuyển từ giống đực sang giống cái, thêm "e" vào cuối danh từ.-Chuyển số ít sang số nhiều, thêm "s" vào cuối danh từ. 
    *Đối với tiếng Anh, danh từ được xác định bằng "a" và "an" thì danh từ tiếng Pháp xác định bởi "un", "une" và "des". "Un" đứng trước danh từ giống đực số ít, "une" đứng truớc danh từ giống cái số ít và "des" đứng trước danh từ số nhiều, không phân biệt giống.
    -Ví dụ:+un cadeau (một món quà - cadeau là giống đực)+une chemise (một cái áo sơmi - chemise là giống cái)+des amis (những người bạn - amis số nhiều, có "s" ở cuối)
    -->Như vậy dựa vào những mạo từ đi cùng ta có thể biết danh từ giống đực hay giống cái, số ít hay số nhiều.Un, une và des đưọc gọi là "mạo từ chưa xác định" (article indéfini), như vậy nghĩ là còn một loại gọi là "mạo từ xác định" (article défini), đó là "Le"; "La" và "Les". Tương tự, "Le" đứng trước danh từ giống đực số ít, "la" đứng truớc danh từ giống cái số ít và "les" đứng trước danh từ số nhiều, không phân biệt giống. Về cách sử dụng Le, la và les, các bạn có thể liên hệ với quán từ "The" trong tiếng Anh, tức là dùng khi bản thân danh từ đã được nhắc đến trước đó.
    -Ví dụ:+C'est une rue de Paris. C'est la rue de Rivoli (đây là một phố của Pari. Đó là phố Rivoli)+C'est un cahier. C'est le cahier de Robert (đây là quyển vở, nó là vở của Robert)+Ces sont des enfants. Ils sont les enfants de Mme. Dubois (đó là lũ trẻ con. Chúng là con bà Dubois)
    -Đặc biệt:Khi "le" và "la" đứng truớc một danh từ bắt đầu bằng a, e, i, o, u, h thì "le" và "la" bị chuyển thành " L' ". Ví dụ:+Le ami (bạn) --> L' ami+La Italie (nước Ý) --> L' Italie+Le hôpital (bệnh viện) --> L' hôpital.
    4. Cách đọc tiếng PhápTiếng Pháp tương đối dễ đọc bởi có qui luật ghép từ, (không giống như tiếng Anh mỗi chỗ đọc một khác[​IMG]). Qui luật ghép từ của tiếng Pháp như sau:-Các cụm "un", "en", "em", "an" ,"am" đọc gần như pha giữa "ăng" và "anh"-Các cụm "in", "im" đọc gần như "anh"-Các cụm "er", "et", "é", "ê" đọc gần như "ê"-Các cụm "ai", "ère", "è" đọc gần như "e"-Các cụm "eu", "eux" đọc gần như "ơ"-Các cụm "on", "om" đọc gần như "ông"-Các cụm "au", "aux", "o", "ô" đọc gần như "ô"-Cụm "ou" đọc là "u"-Cụm "ir" đọc gần như "ia"-Chữ s khi đứng giữa 2 nguyên âm đọc thành " z "-Chữ t khi đứng giữa 2 nguyên âm đọc thành " x "-Chữ "ch" luôn đọc là " S " (chú ý uốn lưỡi)-Chữ "qu" đọc như chữ "k"Thuộc các qui tắc trên, đảm bảo các bạn sẽ có thể phát âm rất tốt tiếng Pháp. Cũng xin lưu ý rằng "đọc gần giống" chứ không phải "đọc giống như" nhé, khi đọc cần đẩy hơi qua mũi để phát âm chính xác. Xin mời các bạn đọc thử những từ dưới đây:+manger (ăn)+jouer (chơi)+penser (nghĩ)+chanter (hát)+impossible (không thể)+infinitif (nguyên dạng)+faire (làm)+lumière (ánh sáng)+lait (sữa)+monter (trèo)+France (Pháp)+calendrier (lịch)+tout (tất cả)+souvenir (kỉ niệm)+élève (học sinh)+ensemble (nhóm)+quatre (bốn)+remercier (cảm ơn)---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    Hic, những bài đầu tiên hơi dài một tý, mong các bạn hết sức thông cảm.[​IMG] Về sau, khi các bạn đã quen hơn với tiếng Pháp thì việc học sẽ nhanh chóng và dễ dàng hơn. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi. Merci, au revoir et à bientôt!

    Ban biên tập giáo trình PBTP​
    Le Plus Beau​
    ericamoon​
    [​IMG]
    Tu resteras toujours l'homme de ma vie
  4. ericamoon

    ericamoon Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/07/2001
    Bài viết:
    1.039
    Đã được thích:
    0
    Bài 2
    Bonjour! (Bonsoir?)Erica rất vui mừng vì được gặp lại mọi người trong chương trình "Phổ biến tiếng Pháp" của Français Club! Chúng ta đã kết thúc bài học số 1 và hôm nay erica xin được bắt đầu luôn với bài 2:
    1. Động từ AvoirTrong tiếng Pháp, Avoir (a-voa) cũng là một động từ căn bản rất quan trọng. Sau này, trong nhiều cấu trúc ngữ pháp sẽ cần dùng đến Avoir. Vì thế đề nghị mọi người nhất thiết phải thuộc cách chia của động từ Avoir (đây là động từ nhóm 2 bất qui tắc)-Nghĩa: có (có nhà, có cửa, có bạn, có vợ, có con...), dùng làm trợ động từ-Cách đọc: a-voa(grr)-Cách chia:
    J'ai (giơ - nhấn trọng âm vào "gi")Tu as (tuy-a)Il a (in-la)Elle a (en-la)On a (ông-na)Nous avons (nu-zavông)Vous avez (vu-zavê)Ils ont (in-zông)Elles ont (en-zông)
    -Ví dụ:+J'ai une belle maison (Tôi có một ngôi nhà đẹp)+Il a un nouveau stylo (Anh ta có cái bút mới)+Elle a 20 ans (Cô ấy 20 tuổi)+Nous avons 3 enfants (Chúng tôi có 3 con)+Elles ont beaucoup d'amis (Các chị ấy có nhiều bạn)-Chú ý:1- Để ý cách chia mọi người sẽ thấy: động từ Avoir bắt đầu bằng nguyên âm "a", do đó cách chia bị chi phối rất nhiều. Chẳng hạn: Đúng "nguyên tắc" thì phải là ?oJe ai? (giơ-e) nhưng không thể để như thế được, ta lược âm "e" đi, nối ngay sang "ai" do đó thành ra "J'ai" (gie). Tương tự, các ngôi khác tuy không có sự lược âm nhưng ảnh hưởng đến cách đọc (Nu-zavông) chú không phải (Nu-avông). Mong mọi người chú ý!2-Người Pháp dùng động từ Avoir để nói về tuổi tác (Không như người anh đùng độngtừ "Là" - To be). Nói "Tôi 20 tuổi" tức là "Tôi Có 20 tuổi" - J'ai 20 ans.
    2. Cấu trúc phủ định trong tiếng Pháp (La négation)Phủ định của tiếng Pháp khá rắc rối, phải thêm một cụm "ne...pas..." (nơ...pa...) vào động từ ở thể bình thường. Để dễ hiểu hơn, chúng ta hãy làm một so sánh nho nhỏ:-phủ định tiếng Việt thêm "không" vào trước động từ: Tôi không thích nó, Anh ta không về hôm nay...-Phủ định tiếng Anh thêm "not" vào sau động từ: I'm not a boy...-Phủ định tiếng Pháp thêm "ne" vào trước động từ và có "pas" sau động từ đó. Ví dụ:+Je suis ericamoon (Tôi ericamoon)-->Je ne suis pas ericamoon (tôi không phải là ericamoon)+Il est professeur (Ông ấy giáo viên)--> Il n'est pas professeur (Ông ấy không phải là giáo viên)+Elle a beaucoup d'amis (Cô ấy có nhiều bạn)--> Elle n'a pas d'ami. (Cô ấy không có bạn)
    -Chú ý: riêng với động từ Avoir, phủ định có thêm chữ "de" (đọc là "đờ") sau pas nếu danh từ là giống đực: ne+(Avoir)+pas de+Il n'a pas de parents (Nó không có cha mẹ)+Nous n'avons pas de télévision (chúng tôi không có tivi)Còn nếu danh từ là giống cái thì sau pas có "une"+Il n'a pas une maison (Anh ấy không có nhà - maison là giống cái)+Je n'ai pas une Peugeot (Tôi không có xe Pơ-giô[​IMG])Mong là mọi người hiểu chứ? [​IMG] Nghỉ lấy sức một phút nhé rồi chuyển sang một phần tiếp theo cũng khá quan trọng:3. Cách đặt câu hỏi nghi vấn(L'interrogation)a. Cách đặt câu hỏi nghi vấn thông thường:-Cách 1: Giữ nguyên câu như bình thường, lên giọng ở cuối câu --> được một câu hỏi (khi viết thì nhớ thêm dấu ? là ổn [​IMG])+Vous êtes M.Ronaldo? (Ngài là Ronaldo phải không?)+Il est un ouvrier ?(Anh ta mà là công nhân?)+Elle a 3 maisons? (Cô ấy có 3 căn nhà cơ á?)
    -Cách 2: Đảo chủ ngữ lên trước động từ. Khi đọc vẫn phải lên giọng ở cuối câu và khi viết vẫn phải thêm dấu ? (tất nhiên[​IMG])+Êtes-vous M.Ronaldo? (Ngài là Ronaldo phải không?)+Est-il un ouvrier? (Anh ta là công nhân á?)+A-t-elle 3 maisons? (Cô ấy có nững 3 căn nhà sao?)(Các bạn chú ý: chữ "t" trong cụm A-t-elle "tòi ra" chẳng qua cũng chỉ do cách đọc để nối âm mà thôi, mọi người đừng ngạcnhiên.)[​IMG]
    -Cách 3: Thêm cụm "Est-ce que" (đọc là "ét-xcờ") vào trước câu --> cũng được câu hỏi. Tuy nhiên với trường hợp này ta phải đọc xuống giọng.+Est-ce que vous êtes M.Ronaldo?+Est-ce qu'il est un ouvrier?+Est-ce qu'elle a 3 maisons?
    -Cách 4: Nếu câu hỏi ở dạng phủ định (Thế không phải là cậu...) thì ta cũng tiến hành tương tự: để nguyên câu phủ định và chỉ việc lên giọng ở cuối câu:+Vous n'êtes pas M.Ronaldo? (Ông không phải Ronaldo sao?)+Il n'est pas ouvrier (Anh ta không phải là công nhân à?)+Elle n'a pas de maison? (Cô ấy không hề có nhà sao?)
    b.Cách trả lời:-Nếu xác nhận vấn đề: Oui,(đọc giống như "ui" hoặc "uy") + (nhắc lại vấn đề)+Oui, je suis Ronaldo. (vâng tôi là Ronaldo đây) (hay quá[​IMG])+Oui, il est ouvrier. (Ừ, anh ta là công nhân đấy)+Oui, elle a 3 maisons. (Đúng, cô ta có đến 3 cái nhà)-Nếu phủ nhận vấn đề:Non, (đọc gần như "nông", nhớ phải đẩy âm qua mũi) + (phủ nhận vấn đề) + (đưa ra ý đúng)+Non, je ne suis pas Ronaldo. Je suis XYZ (ồ không, tôi không phải Ronaldo đâu, tôi là ông XYZ nào đó[​IMG])+Non, il n'est pas ouvrier. Il est un chanteur (anh ta không phải công nhân đâu, ca sĩ đấy[​IMG])+Non, elle n'a pas de maison. ( Đâu, cô ấy làm gì có cái nhà nào)-Đặc biệt: Nếu câu hỏi ở dạng phủ định thì lại phải trả lời kiểu khác.Nếu muốn phủ nhận vấn đề ta dùng "Non" như bình thường:+Vous n'êtes pas M.Ronaldo? (ông không phải Ronaldo sao?)Non, je ne suis pas (không, không phải tôi)+Il n'est pas ouvrier? (anh ấy không phải công nhân hả?)Non, il n'est pas ouvrier (không, không phải công nhân đâu)+Elle n'a pas de maison? (Cô ấy không coa nhà sao?)Non, elle n'a pas. (không, chả có cái nào hết)Còn nếu muốn khẳng định lại vấn đề, ta dùng "Si" (xi) + nhắc lại vấn đề đúng.+Vous n'êtes pas M.Ronaldo?Si, je suis Ronaldo! (Đúng chứ, tôi là Ronaldo đây!)+Il n'est pas ouvrier?Si, il est un ouvrier! (Đâu, anh ta đúng là công nhân đấy)+Elle n'a pas de maison?Si, elle a 3 maisons (Có chứ, cô ấy có tận 3 cái)Cái quan trọng nhất là tuyệt đối không dùng "Oui" đối với câu hỏi có dạng phủ định.
    -----------------------------------------------------------------------------------------------------------[​IMG] Merci d'avoir participé à notre programme![​IMG]

    Ban biên tập giáo trình PBTP​
    Le Plus Beau​
    ericamoon​
    Tu resteras toujours l'homme de ma vie
  5. ericamoon

    ericamoon Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/07/2001
    Bài viết:
    1.039
    Đã được thích:
    0
    Bài 3
     
    I.GRAMMAIRE
     
    1.Conjugaison les verbes : Động từ nhóm 1 và cách chia động từ nhóm 1
     
    * HABITER
    -Nghĩa : sống, ở
    -Đi cùng với : giới từ à, en, au, aux ?.và danh từ chỉ địa điểm
    -Phiên âm : a-bit-tê ("h" ở đây là "ásh" câm )
    -Ví dụ :
    + Ils habitent dans cette rue depuis longtemps (họ sống ở phố này đã lâu rồi)
    + Je pense qu'elle habite à Paris ( tôi nghĩ rằng cô ấy đang sống ở Paris )
    -Cách chia động từ thời présent ( indicatif ) :
    j'                  habite          ( tôi sống ở - gia bit <e > )
    tu                habites         ( bạn sống ở - tuy a bit <e > )
    il / elle / on   habite          ( anh ấy/cô ấy/nó/chúng ta/họ sống ở - il/elle/ôông a bit )
    nous            habitons       ( chúng tôi sống ở - nu za bit tôông )
    vous            habitez         ( các bạn sống ở - vu za bit tê )
    ils / elles       habitent        ( các anh ấy/các cô ấy/bọn họ sống ở - il/elle za bit <e > )
     *AIMER
    -Nghĩa : yêu, quý, thích?
    -Đi cùng với : danh từ chỉ ai đó hoặc cái gì đó
    -Phiên âm : em-mê
    -Ví dụ :
    + Elle aime bien sa poupée ( cô ấy rất yêu con búp bê của mình )
    + On t'aime beaucoup ( họ yêu cậu nhiều )
     
    * MANGER
    -Nghĩa : ăn
    -Đi cùng với : mạo từ (danh từ đếm được) hoặc de (danh từ không đếm được) và tên đồ ăn
    -Phiên âm : măng-giê
    -Ví dụ :
    + Elle mange du chocolate ( cô ấy ăn sô cô la )
    + J'aime manger le bonbon ( tôi thích ăn kẹo )
     
     
    *PARLER
    -Nghĩa : nói
    -Đi cùng với :
    + Đứng riêng lẻ               : để chỉ việc nói đơn thuần
    + Đi cùng giới từ de        : để chỉ việc nói về ai đó hoặc cái gì đó
    + Đi cùng giới từ à          : để chỉ việc nói với ai đó
    +  Kép                            : parler à quelqu'un de quelqu'un (quelque chose )
    -Phiên âm : pác-lê
    -Ví dụ :
    + Elle parle beaucoup ( cô ấy nói rất nhiều )
    + Il parle toujours à Mai de sa petite amie ( cậu ấy rất hay với Mai về bạn gái của mình)
    + Je parle à Lan que j'habite à Ho Chi Minh-ville ( tôi nói với Lan rằng tôi đang sống ở thành phố Hồ Chí Minh )
     
    u?c ericamoon s?a ch?a / chuy?n vo 11:28 ngy 01/07/2003
  6. ericamoon

    ericamoon Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/07/2001
    Bài viết:
    1.039
    Đã được thích:
    0
     
    * Trên đây là các động từ nhóm một ,có đuôi "er" ( hay còn gọi l à động từ nhóm 1) có cách chia tương tự với nhau.Tuy nhiên vẫn tồn tại một số động từ có đuôi "er" nhưng lại có cách chia khác :
     
    * ALLER
    -Nghĩa : đi, đến
    -Đi cùng với : giới từ à, en, au, aux ?.và danh từ chỉ địa điểm
    -Phiên âm : a-lê
    -Cách chia động từ thời présent ( indicatif ) :
    je                 vais    ( tôi đi đến - giơ ve )
    tu                vas     ( bạn đi đến - tuy va )
    il / elle / on   va      ( anh ấy/cô ấy/nó/chúng ta/họ đi đến - il/elle/ôông va )
    nous            allons ( chúng tôi đi đến - nu za lôông )
    vous            allez   ( các bạn đi đến - vu za lê )
    ils / elles       vont   ( các anh ấy/các cô ấy/bọn họ đi đến - il/elle vôông )
    -Ví dụ :
    + Ce matin, je vais au lycée avec Lan ( sáng nay tôi đi đến trường với Lan )
    + Cet été, elle va à la campagne ( hè này cô ấy về quê )
     
    2 . Một số cách phủ định thông thường :
     
     Ở bài trước, chúng ta đã học cách phủ định đơn giản và thường dùng nhất là "NE?PAS".Sau đây là một số loại phủ định khác cũng rất thường gặp :
     
    * NE?RIEN :
    -Nghĩa : không gì cả
    -Ví dụ :
    + Je ne mange rien ( tôi không ăn gì cả )
    + Elle parle à Lan qu'elle n'aime rien maintenant (cô ấy nói với Lan rằng bây giờ cô ấy không thích cái gì cả )
     
    * NE?PERSONNE :
    -Nghĩa : không ai cả
    -Ví dụ :
    + Je ne vois personne dans la cuisine ( tôi chẳng nhìn thấy ai trong bếp cả )
    + Parmis garçons qu'elle a rencontré, elle n'aime personne ( trong số những chàng trai mà cô ấy đã gặp, cô ấy chẳng ưa ai cả )
     
     
    *CHÚ Ý : " RIEN " và " PERSONNE " còn có thể đứng ở đầu câu làm chủ ngữ trong các câu phủ định :
    -Ví dụ :
    + Personne ne m'aime (chẳng ai yêu tôi cả )
    + Rien ne peux changer mon iddé ( không điều gì có thể làm thay đổi ý kiến của tôi )
     
    u?c ericamoon s?a ch?a / chuy?n vo 11:31 ngy 01/07/2003
  7. ericamoon

    ericamoon Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/07/2001
    Bài viết:
    1.039
    Đã được thích:
    0
    II. VOCABULAIRE

    1. Ville (n.f ) : thành phố
    2. Village (n.m) : làng
    3. Campagne (n.f ) : nông thôn
    4. Marché (n.m) : chợ
    5. Super-marché (n.m) : siêu thị
    6. Rue (n.f ) : phố
    7. Ruelle (n.f ) : ngõ hẻm
    8. Voie (n.f ) : đường đi
    9. Impasse (n.f ) : gõ cụt
    10.Boulevard (n.m) : đại lộ
    11.Nourriture (n.f ) : thức ăn, món ăn
    12.Aliment (n.m) : thức ăn, thực phẩm
    13.Soupe (n.f ) : súp, canh
    14.Riz (n.m) : lúa, gạo, cơm
    15.Plat : món ăn
    16.Porc (n.m) : con lợn, thịt lợn
    17.Boeuf (n.m) : con bò, thịt bò
    18.Poulet : gà, thịt gà
    19.Légume (n.m) : rau xanh
    20.Poisson (n.m) : cá
    Tu resteras toujours l'homme de ma vie
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này