1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

BÁT PHÁP THẾ GIAN hay những bước thăng trầm của cuộc đời (Eight Woldly Con***ions)

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi KedohoixuDoai, 09/03/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. KedohoixuDoai

    KedohoixuDoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    1.788
    Đã được thích:
    0
    BÁT PHÁP THẾ GIAN hay những bước thăng trầm của cuộc đời (Eight Woldly Con***ions)

    Nhà cháu cứ hẹn lần hẹn lữa. Nay thì không thể cứ hẹn mãi được rùi ! He he he !

    BÁT PHÁP THẾ GIAN​
    Hay là Những bước thăng trầm của cuộc đời. Đây là tổng luận của một nhà sư Ấn độ, Đại đức Nàrada MahaThera. Phần TIỂU DẪN nhà cháu đã post ở đây : "http://www9.ttvnol.com/forum/duongsinh/560529/trang-20.ttvn", các nhà bác chịu khó đọc ở đó để nhà cháu khỏi phải post lại nha !

    Món này một trong những cái nhờ nó mờ nhà cháu có thể đứng vững trước những "sóng gió" cuộc đời, nay nhà cháu chia sẽ lợi với các nhà bác. Nó bao gồm 4 cặp khái niệm, hay 4 cặp phạm trù tác động đến tâm thức của con người bình thường trong cõi Ta Bà này. Nhưng cặp phạm trù đó đối kháng nhau như ha mặt âm - dương của một vấn đề.... :
    - Được & Thua (Làbha & Alăbha)
    - Danh thơm & Tiếng xấu (Yasa & Ayasa)
    - Ca tụng & Khiển trách (Pasamă & Nindă)
    - Hạnh phúc & Đau khổ (Sukha & Dukkha)

    Nhà cháu sẽ xin đi vào cặp khái niệm (phạm trù) thứ nhất

    ĐƯỢC & THUA (Lợi lộc và Mất mát)
    Thế thường, các nhà doanh nghiệp phải gặp cả hai điều : được và thua; hay nói cách khác : lỗ và lãi. Dĩ nhiên khi được lợi thì người ta thỏa mãn, vui mừng. Điều này tự bản thân nó không có gì sai lầm. Nhưng khi mối lợi tương tự, chính đáng hay không, đều đem lại niềm vui mà người thường ai cũng mong ước, ai cũng tìm kiếm. Nếu không có những giờ phút vui vẻ, dù là tạm bợ, đời quả thật không đáng sống. Trong thế gian tranh chấp và bấp bênh này, con người dược rất ít cơ hội thụ hưởng một vài loại hạnh phúc để làm phấn khởi tâm trí. Những lạc thú tương tự, dù là vật chất, chắc chắn sẽ giúp ta thêm sức khỏe và tuổi thọ.
    Nhưng khi lỗ lã, thua thiệt thì phiền não bắt đầu khởi phát. Ta có thể mỉn cười dễ dàng khi đạt được lợi lộc, nhưng thua thiệt thì không. Nhiều trường hợp lỗ lã quan trọng làm cho con người ta loạn trí, lắm khi đưa đến cảnh quyên sinh mạng sống, nếu như không còn chịu đựng được nữa (điển hình là những trường hợp thua lỗ chứng khoán). Chính trong những trường hợp tương tự ta phải biểu dương tinh thần dũng cảm và giữ tâm bình thản, không để dao động thái quá. Trong lúc phải vật lộn với cuộc sống, tất cả mọi người đều phải gặp những lúc thăng trầm, và chúng ta phải sẵn sàng chịu đựng, sẵn sằng đối phó, nhất là trong nghịch cảnh. Nỗi thất vọng sẽ giảm thiểu.
    Mất một vật gì, tất nhiên ta thấy buồn. Nhưng chính cái buốn không giúp ta tìm lại được vật đã mất. Ta phải nghĩ rằng ai đó có thể được hưởng vật kia, mặc dù họ hưởng một cách bất chính. Ước mong người ấy được vui vẻ, an lành và hạnh phúc.
    Hoặc giả ta có thể tự an ủi : "Đây chỉ là một mất mát nhỏ nhen, không quan trọng". Hai ta có thể chấp nhận một triết lý cao thượng : "Không có gì là "Ta", không có cái gì là "của Ta". Trong những hoàn cảnh tương tự, ta phải giữ tâm bình thản.
    Vào thời Đức Phật còn tại thế, có một thiếu phụ đến chùa trai tăng đức Xá Lợi Phất (Sarĩputta) và các vị Tỳ kheo khác. Trong khi sửa soạn cúng dường vật thực đến các Ngài thì bà được tin chồng và tất cả các con trai bà bị người ta phục kích và giết chết lúc đang đi hòa giải một vụ tranh chấp. Bà không tỏ vẻ buồn khổ. Thản nhiên bà cất thư vào túi rồi tiếp tục dầng vật thực cho chư Tăng như không có gì xảy ra. Lúc ấy, một nưc tỳ của bà bưng hũ mật và sữa để dâng chư Tăng lỡ chân trượt ngã làm vỡ cái hũ. Nghĩ rằng bà thí chủ sẽ tiệc cái hũ và thức ăn trong đó, đức Xá Lợi Phất an ủi bà rằng các vật như cái hũ đã mang tính "vỡ" theo liền nó rồi, ắt phải vỡ một ngày nào đó. Bà tín nữ trí tuệ diềm tĩnh trả lời : "Kính bạch Đại Đức, đó chỉ là một mất mát tầm thường. Con vừa nhận được tin chồng và các con của con đã bị kẻ sát nhân giết chết. Con bỏ thư vào túi và vẫn giữ tâm bình thản, không bấn loạn. Và mặc dù được tin dữ, con vẫn tiếp túc cúng dường Ngài và chư Tăng". Đức quả cảm quí báu của người thiếu phục thật đáng được ca ngợi và đáng làm gương cho người khác.
    Mộ lần kia, Đức Phật đi khất thực trong một làng nọ. Do sự phá rối của Ma vương, hôm đó Đức Phật không được ai cúng dường nên không có gì độ ngọ. Đến khi Ma vương sống sượng hỏi Ngài có nghe đói bụng không. Đức Phật giải thích thái độ tinh thần của người vượt mọi trở ngại và đáp rằng : "Hạnh phúc thay, Như Lai sống không bị chướng ngại. Dưỡng nuôi phi lạc, Như Lai lúc nào cũng như các vị Trời ở cảnh Quan Âm thiên".
    Một lần khác, Đức Phật và các môn đệ an cư kiết hạ trong một làng nọ, theo lời mời của một người bà-la-môn. Nhưng vị này hoàn toàn quên lãng bổn phận là phải chăm lo cho Ngài và các chư Tăng. Suốt trọn thời gian ba tháng hạ Đức Phật các chư Tăng bình thản dùng các thức ăn của ngựa mà do một người lái ngựa đã dâng lên. Mặc dù đức Mục Kiên Liên (Moggallàna) tình nguyện dùng thần thông đi tìm vật thực khác. Đức Phật không một lời than van hay phản đối.
    Bà Visakha, một nữ thí chủ quan trọng trong thời Đức Phật tại thế, thường đến chùa chăm lo mọi nhu cầu của Đức Phật và chư Tăng. Một hôm, bà khoác một cái áo choàng rất quí giá để đi chùa. Khi đến cổng chùa bà cởi áo đưa cho nữ tỳ cầm giữ. Lúc ra về nữ tỳ đó vô ý bỏ quên. Đại đức Anada thấy, đem cất một nơi chờ bà Visakha đến sẽ trao lại. Về nhà sực nhớ, bà bảo nữ tỳ quay lại tìm, nhưng dặn rằng nếu có vị Tỳ kheo nào đã đụng đến thì không nên lấy về. Cô nữ tỳ đến chùa hỏi thăm, biết Đại đức Anada đã cát giữ cái áo choàng nên trở về báo tin cho chủ. Bà Visakha liền đến hầu Đức Phật và tỏ ý muốn làm từ thiện bằng số tiền bán cái áo choàng quí giá đó. Đức Phật khuyên bà nên kiến tạo một ngôi tịnh xá để chư Tăng có nơi cư trú. Vì không ai có đủ tiền mua chiếc áo quí giá đó, nên chính bả mua lại và dùng số tiền đó xây dựng một một ngôi tịnh xá đẹp đẽ dâng đến chư Tăng. Sau đó bà ngỏ lời tri ân người nữ tỳ như sau : "Nếu con không lỡ bỏ quên cái áo choàng, ắt ta sẽ không có cơ hội tạo nên phúc báu này. Như vậy ta xin chia phúc này đến cho con".

    Thay vì buồn rầu hay phiền giậndo tạm thời mất một vật quí giá mà la mắng người nữ tỳ vô ý, bà đã cảm ơn người ấy đã giúp cho bà cơ hội tạo phúc. Thái độ gương mẫu của bà Visakha học thức, đáng làm một bài học cho những ai dễ nóng giận vì lỗi lầm của người giúp việc thế cô.
    Ta phải dũng cảm chịu đựng những mất mát, thua thiệt. Ta phải đương đầu với nó, và như câu "họa vô đơn chí" diễn tả, nó đến một cách đột ngột, từng đoàn từng đám đông, với tâm xả (upeckhà) hoàn toàn, và phải nghĩ rằng đây là cơ hội vàng ngọc để thực hành tính cao thượng này.
  2. hoadao_vnn

    hoadao_vnn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    0
    Hay quá, bác Xứ Đoài ơi.
    Cô bạn của hoadao có nói với hoadao rằng, với cô mỗi khi gặp khó khăn thì cô lại cảm thấy tri ân vì được một cơ hội để thử thách mức độ tu tập của mình và học một bài học quý giá cho cuộc sống. Không hiểu sao tự nhiên hoadao nhớ đến một câu đã đọc đâu đó rằng, người thường thì sợ quả còn bậc Bồ Tát thì sợ nhân. Có đúng không nhỉ?
  3. gocphuongnam

    gocphuongnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2006
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
    Bát Pháp dùng phân tách cuộc sống ra cụ thể và đầy đủ những yếu tố tạo thành ,theo nhà cháu có thể hiểu ngắn gọn hơn là:Sướng và khổ.
    Theo suy nghĩ thông thường của nhiều người thì :
    Được ----> Danh thơm --->Ca tụng ----->Sướng
    Thua ---->Tiếng xấu ------> Khiển trách----->Khổ
    Nhưng khi thực hiện được Tâm xả (buông) , hoăc nói đơn giản như bác Đoài trong một bài trước là:Buông bỏ(nhà cháu cũng muốn tìm một từ dễ nhận biết mà chưa ra),và thì sẽ cảm nhận được sướng trong khổ và từ đó biết được cái "Được" thực sự của bản thân mình.
  4. KedohoixuDoai

    KedohoixuDoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    1.788
    Đã được thích:
    0
    BÁT PHÁP THẾ GIAN
    (tiếp theo)​
    DANH THƠM & TIẾNG XẤU
    Đây cùng là một cặp thăng trầm mà con người phải đối phó hàng ngày.
    Danh thơm : chúng ta hoan hỉ đón mừng. Tiếng xấu : chúng ta không thích.
    Danh thơm làm phấn khởi tinh thần. Tiếng xấu làm chúng ta đau xót. Chúng ta thích được trứ danh. Chúng ta mong muốn thấy tên tuổi và hình ảnh mình trên mặt báo. Chúng ta rất thỏa mãn thấy những hoạt động của chúng ta, dù không đáng kể, được tường thuật và được nhiều người nhắc nhở, nhiều người biết đến. Lắm khi ta cũng cố gắng một cách bất chính, làm cho nhiều người chú ý đến mình.
    Đều thấy hình ảnh mình trên báo chí, nhiều người sẵn sàng trả một khoản tiền to lớn. Để được danh dự, một số người sẵn sàng đóng góp quan trọng hay hối lộ cho những người có quyền thế. Để tự quảng cáo, vài người biểu dương tâm trong sạch bố thí của mình bằng cách trai tăng cúng dường hàng trăm vị Tỳ-kheo, hay nhiều hơn nữa. Nhưng cũng có thể những người nói trên sẽ hoàn toàn thản nhiê0n trước nỗi thống khổ của những người nghèo nàn đối rách ngày bên cạnh mình. ta có thể mạt sát và hành hạ một tên trộm quá đói khát, nhưng ta sẽ không ngần ngại cho ra cả ngàn trái dừa để đổi lại chút danh thơm. Đó là khuyết điểm của con người. Chí đến khi làm điều thiện, phần đông chúng ta cũng làm với ấn ý vụ lợi. Những người hoàn toàn vị tha rõ thật hiếm hoi trên thế gian này. Vì lẽ ấy, người nào đã làm một việc thiện - dù động cơ thúc đảy đến hành động không mấy đáng được ca ngợi - cũng đáng được tán dương vì đã làm điều thiện ấy. Phần đông người trong thế gian chúng ta luôn luôn còn dấu một cái gì trong tay áo. Ai là ngườ 100% tốt ? Bao nhiêu kẻ hoàn toàn trong sạch, từ động cơ đến hành động ? Bao nhiêu người tuyết đối vị tha ?
    Chúng ta không cần phải chạy theo danh thơn tiếng tốt. Nếu chúng ta xứng đáng, nó sẽ đến mà không cần tìm. Khi hoa đượm mật đầy đủ, ong **** sẽ đến. Hoa không cần mời ong hay mời ****.
    Thật đung vậy, chúng ta cảm thấy tự nhiên vui sướng, vô cùng hạnh phúc, khi thanh danh của chúng ta bay xa và lan rộng. Tuy nhiên, chúng ta phải nhận định rằng tiếng tốt, danh vọng vinh quang chỉ đi theo ta đến mồ là cùng. Rồi nó sẽ tan biến ra mấy khói. Nó chỉ là những ngôn từ, mặc dầu là kim ngôn mỹ từ làm êm dịu tai ta.
    Còn tiếng xấu thì sao ?
    Chúng ta không thích nghe hay nghĩ đến nó. chắc chắn là những lời nói xấu lọt vào tai ta, nó sẽ làm cho tâm ta bàng hoàng khó chịu. Nó làm khổ tâm còn sâu đậm hơn nữa nếu như không có những lời goi là thường thuật hay báo cáo ấy tỏ ra bất công hay hoàn toàn sai lạc.
    Thường thì mất cả năm hay hơn nữa để kiến tạo một ngôi nhà nguy nga và tráng lệ. Nhnwg chỉ trong nháy mắt khí giới tối tân hiện đại có thể tàn phá dễ dàng. Lắm khi ta phải mất nihều năm hay trọn một kiếp sống để gây dựng thanh danh. Bao nhiêu công trình lao khổ ấy có thể tàn rụi trong một khoảnh khắc. Khỏng ai có thể tránh khỏi một câu nói tai hại bắt đầu bằng tiếng "nhưng". Thật vây, ông ấy rất tốt, ông ấy đã làm việc này điều kia. Nhưng... Phần đầu tốt đẹp đã bị cái "nhưng" đẩy vào đêm tối lãng quên. Bạn có thể sống đời trong sạch như một vị Phật, nhưng bạn không thể tránh được những lời chỉ trích tấn công và nguyền rủa.
    Đức Phật là vị giáo chủ trứ danh nhất thời bấy giờ, mà cũng là người bị nguyền rủa và sỉ vả nhiều nhất thời bấy giờ.
    Các bậc vĩ nhân thường không được biết đến. Hay có được biết đến cũng là được biết một cách sai lạc.
    Vào thời Đức Phật, có một thiếu phụ thường lui tới Tịnh xá lúc ban đêm. Những người ở đạo khác thường truyền rao tiếng đồn, vu oan Đức Phật và các đệ tử Ngài đã sát hại thiếu phụ ấy, và chôn vùi dưới một đống hoa tàn trong vòng Tịnh xá.
    Khi sứ mạng lịch sử của Đức Phật đã được hoàn thành viên mãn và có rất nhiều người tìm đến xin xuất gia. Các vị đạo sĩ đối nghịch phỉ báng rằng vì Đức Phật mà mẹ phải lìa con, vợ phải lìa chồng, và chính Ngài đã làm trở ngại mọi tiến bộ của đất nước.
    Chính người em họ và là môn đệ của Đức Phật cũng đã nhiều lần âm mưu làm sụp đổ phẩm hạnh cao quí của Ngài, nhưng đều thất bại. Ông ta lại sinh tâm mưu sát Đức Thế tôn bằng cách từ trên cao lăn đá xuống mình Ngài. Nhưng đã là một vị Phật, Ngài không thể bị sát hại.
    Nếu đó là số phận bất hạnh của một người vô tội và trong sạch như Đức Phật thì hạng người tầm thường còn phải chịu như thế nào nữa ?!!
    Lúc trèo núi, ta càng lên cao thì người đứng dưới đồng bằng càng để ý đến ta và càng thấy ta nhỏ hơn. Và họ chỉ thấy phía sau lưng, và không thể thấy trước mặt. Thế gian "thổi lông tìm vết này" chỉ muốn trưng bày khuyết điểm và lỗi lầm của ta. Bao nhiêu tính tốt thì bị dấu nhẹm... Cái quạt lúa quạt đi bào bụi bặm và thóc lép, nhưng giữ lại những hạt lúa no đầy. Cái rây lọc thì trái lại, giữ lại phần xác thô sơ mà lược đi nước trái cây ngon ngọt. Có người trau dồi tri thức giữ lại cho mình phần tinh tế và bỏ đi phần thô sơ. Còn hạng vô học giữ cái phần thô sơ và bỏ đi cái tinh tế.
    Mỗi khi bị hiểu lầm và bị người ta - vô tình hay hữu ý - truyền rao một cách bất công, ta nên sáng suốt suy nghĩ, hay nói như Epictetus đã khuyên : "May quá, người ta không quen biết mình nhiều và chỉ biết sơ sài nên chỉ nói xấu được mình có bầy nhiêu. Nếu người ta biết mình nhiều hơn chắc mình còn bị chỉ trích nhiều hơn nữa".
    Không cần phung phí thời giờ vô ích để sửa sai những lời đồn đại sai lạc, nếu hoàn cảnh không bắt buộc ta phải làm sáng tỏ vấn đề. Kẻ thù nghịch sẽ lấy làm thỏa mãn khi thấy ta bực bội vì lời nói của họ. Đó chính là điều mà họ mong muốn. Nếu như ta thản nhiên, lời vu oan sẽ tan biến vào quên lãng.
    Để thấy lỗi làm của người khác, ta pải như người mù.
    Để nghe lời chỉ trích của người khác, ta phải làm như người điếc.
    Để nói xấu người khác ta phải như người câm.
    Khong thể chấm dứt những lời buộc tội, những lời đồn đại sai lầm. Thế gian đầy chông gai và đá nhọn, ta không thể dẹp sạch gai và đá. Nếu phải đi trên đó với bất kể trở ngại thì thay bằng việc dời khai và đá - chuyện ta không thể làm - tốt hơn hết ta nên mang một đôi dày và thận trọng từng bước đi. Chúng ta sẽ được an toàn.
    Giáo pháp dạy ta :
    "Hãy như sư tử, không run sợ trước tiếng động
    Hãy như luồng gió, không dính mắc trong màn lưới
    Hãy như hoa sen, từ bùn nhơ nớc đục mọc lên, nhưng không bị bùn nhơ nước đục ô nhiễm..
    Hãy vững bước một mình, như con tê giác
    ".
    Lad chúa sơn lâm, sư tử không sợ hãi run rẩy, hay giật mình khi nghe tiếng gầm thét của các loài thú khác. Trên thế gian này, chúng ta có thể nghe thuật lại những câu chuyên trái tai bất lợi, những lời buộc tội giả mạo, những tiếng vu oan phỉ báng đê hèn, vì miệng ruồi lưỡi rắn không thiếu chi. Như sư tử, ta không cần đề ý đến. Như một loại khí giới của ngườui Úc, khi được tung ra nó bay tớưi đánh vào mục tiêu rồi lộn trở về tay người ném, cũng như vậy, những lời rêu rao xấu xa đê tiện sẽ chấm dứt tại nơi nó bắt đầu phát ra.
    Mặc chó sủa, đoàn lữ hành vẫn tiếp bước.
    Chúng ta phải cố gắng sống như hoa sen, một đời trong sạch và cao quí, không màng đến bùn nhơ mà người khác có thể ném vào ta.
    Ta sẵn sàng đón nhận bùn nhơ mà người ta có thể ném vào mình, thay vì mong đợi những đoá hoa hồng mà người ta có thể tặng. Ta sẽ không thất vọng. Mặc dù khó, chúng ta phải cố gắng trau dồi hạnh dứt bỏ, khước từ, không luyến ái. Chúng ta hãy ở đây một mình, một thân. Một thân một mình chúng ta sẽ ra đi. Trong thế gian này, không luyến ái là hạnh phúc.
    Khổng để ý đến nọc độc của lưỡi rắn miệng ruồi. Đơn độc một mình, chúng ta hãy ra đi đó đây, tận lực phục vụ và tạo an lành cho kẻ khác.
    Âu cũng lạ rằng các bậc vĩ nhân thường bị vu oan, phỉ báng, đầu độc, treo lên thánh giá, hay bị bắn chết. Ông Socratét vĩ đại bị đầu độc, Đức Chúa Kirixito cao quí bị treo lên thánh giá. Đức thánh Mahatma Gandhi bất bạo động bị bắn chết.
    Vậy, phải chăng tốt quá cũng nguy hiểm ?!!
    Đúng , khi còn sống các vị ấy bị chỉ trích tấn công và bị sát hại. Sau khi chết, các Ngài được tôn sùng và kính mộ như các bậc Thánh.
    Các bậc vĩ nhân vẫn bình thản khi được khen cũng như lúc bị chê. Các Ngài không để tinh thần suy sụp khi bị chỉ trích hay vu oan, bởi vì các Ngài không chay theo thanh danh. Người ta có biết được việc làm của mình không, các Ngài không để ý. Các Ngài làm việc và phục vụ, không màng đến thụ hưởng.
    Cảm ơn nhà bác đã động viên khích lệ !
    Đúng vzậy "Bồ tát úy nhân, nhân úy quả"; vì con người - nhất là thời loạn pháp - khi mà chỉ khi bị quả báo dội trực tiếp nơi mình thì mới thấy sợ, con như các bậc minh triết thì họ sợ từ khi nhân còn chưa gieo !
    Dưng mờ cứ chờ những "cơ hội để thử thách mức độ tu tập của mình và học một bài học quý giá cho cuộc sống" theo nhà cháu thì cũng không phải là phương cách hay nhất, thụ động quá. Cũng như các cụ ta xưa đã dạy "tri mệnh cải mệnh", và muốn làm được điều đó thì phải bắt đầu từ "trí tri tại cách vật"(*) để tự làm chủ mình, rồi làm chủ được ngoại cảnh tác động đến mình.
    (*) Ý này trích dẫn từ câu dầu tiên của sách Đại Học
    Được KedohoixuDoai sửa chữa / chuyển vào 12:34 ngày 12/03/2007
  5. hml1810

    hml1810 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    Hay quá ! .Đươc đọc mấy dòng của Bác lại thấy sáng ra .Mong Bác tiếp tục phát huy .
  6. muadongbuon832001

    muadongbuon832001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2006
    Bài viết:
    528
    Đã được thích:
    0
    Mỗi lần nghe minh triết, nhà cháu thấy lòng rất đỗi thanh thản. Tiếc rằng tâm còn quá vướng bận, chấp lại quá nặng. Lại thấy tiếc khi tâm không đồng như sư tử được, thân không đồng như hoa sen được. Càng ngẫm càng thấy mình thấp kém. Chán thay.
    Nhưng cũng cảm ơn nhà bác Dở Hơi nhiều.
  7. gocphuongnam

    gocphuongnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2006
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
    Nhà cháu nghĩ rằng chủ đề này rất cần những tình huống thực tiễn để dần sáng tỏ lý thuyết ,nên các bác nào lượm lặt được những tình huống đời thường hay hoặc khó xử thì nên góp vào , cùng thảo luận để mọi người biết được kinh nghiệm sống.
  8. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Tất cả cũng đều chỉ là Vọng Tưởng!
  9. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Vừa nói đã sai rồi (đùa)
    Tâm vướng bận, chấp quá nặng cũng chẳng có sai gì cả, tâm đó đâu phải là bạn? Bạn mà thấp kém thì ai cao quý đây?
  10. trietgia2006

    trietgia2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Thật sự cũng chẳng cần phải chấp cái chuyện chấp hay không chấp ! Minh Triết mở tuyệt đối ; như Bậc Minh Triết khi cần có thể cố chấp như những kẻ cố chấp nhất ; và khi cần thỏa hiệp thì thỏa hiệp ;tức là ông không để trong tư tưởng của mình nô lệ cho sự Chấp hay Không Chấp ; về sự xung đột giữa Chấp hay Không Chấp ,Bậc Minh Triết vô ý ;không phải vì ông không quan tâm đến điều này ; mà là mọi quan điểm riêng đều gây gánh nặng cho việc hành xử một cách tự nhiên của ông ! Ấy cho nên về Bậc Minh Triết chẳng có gì để nói về ông cả; ông không có tính cách cũng chẳng có Đức ..... chỉ có thể nói là ông "có thể" (có thể thế này cũng có thể thế kia)

Chia sẻ trang này