1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bắt thời điểm! nhờ cao thủ chỉ giáo.

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi P_inzaghi, 21/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. P_inzaghi

    P_inzaghi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/06/2001
    Bài viết:
    796
    Đã được thích:
    0
    Bắt thời điểm! nhờ cao thủ chỉ giáo.

    Em mới học Karate, trong thi đấu đối kháng kumite "bắt thời điểm" hợp lý là vấn đề then chốt của đòn phản. Không chỉ riêng kumite mà thực chiến, hay những môn võ khác, "bắt thời điểm" cũng rất quan trọng. Ý kiến của huynh, tỷ thế nào?
    Em còn non quá, nên nhờ các huynh tỷ là làm cách nào để nâng cao khả năng bắt thời điểm đó.
    Trong kumite tập bài này là tập Auchi- 2 người ra đòn 1 lúc. Nếu 1 mình tập thì nên tập thế nào cho hiệu quả?
  2. nguoncon

    nguoncon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    0
    Theo em thì vấn đề bắt thời điểm không tùy thuộc vào sự luyện tập phản xạ đâu , vì em tập nhiều môn và miệt mài rồi nhưng vẫn không bắt được thời điểm , vì 1 điều dễ hiểu là khi mình thấy đối thủ cử động , cái thấy này truyền về não bộ , sau đó não bộ mới phát ra 1 lệnh ngược lại tay chân để chống đỡ , và như vậy là quá chậm rồi , phải không các bác ? Nhưng sau một thời gian ngắn tập trang công theo bác tvtt trong topic Hồng gia La phù sơn thì em nghiệm được rằng , khi tâm em lắng xuống và người em nóng bừng lên thì em nghĩ khi đó em có thể bắt được thời điểm vì khi đó hình như em không nhìn bằng mắt nữa , mà là hình như em cảm nhận được những biến động nhỏ nhặt chung quanh , cũng lạ lắm các bác ạ . Chẳng biết em nói như thế có rõ được không , nhưng các bác nếu thấy em nói sai cũng đừng có mà mắng em nhé .
  3. onggiadaukho6569

    onggiadaukho6569 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2006
    Bài viết:
    2.182
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng có đề cập tới vấn đề này.
    Các bạn có thể vào đây tham khảo thêm:
    http://www2.ttvnol.com/vothuat/645518.ttvn
  4. baby_ccc

    baby_ccc Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/04/2002
    Bài viết:
    308
    Đã được thích:
    0
    Auchi dựa vào tốc độ ra đòn và sự tập trung. Muốn tập tốt nó, baby nghĩ bạn nên tập trước một tấm gương lớn! Baby đã thử qua cách này rồi. Khi đứng trước 1 tấm gương lớn bạn sẽ thấy hết được cả ưu lẫn nhược điểm của bạn. Chúc bạn sớm thành công!
  5. P_inzaghi

    P_inzaghi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/06/2001
    Bài viết:
    796
    Đã được thích:
    0
    cám ơn sư huynh, đệ đang tham khảo đây.
    "auchi" theo ngôn ngữ trọng tài là: 2 người cùng thực hiện kĩ thuật ăn điểm trực tiếp, chính xác và cùng 1 thời điểm --> toribasen (đòn đó hoà).
    còn "auchi" trong tập kumite là 2 người ra đòn với nhau --> tập bắt thời điểm.
    Đệ thấy tập trước gương nó cứ gượng gượng kiểu gì đó, vì bản thân khi mình tập "auchi" là muốn bắt lúc đối phương chuẩn bị ra đòn để mình phản công, nhưng với gương thì mình với "ảnh ảo" bao giờ cũng 1 lúc.. nên kho khó kiểu gì..
    Cám ơn mọi người đã chi sẻ!
  6. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Nếu đối thủ ra đòn trước, và với tốc độ như nhau thì bao giờ mình cũng chậm hơn. Em thì nghĩ khi đối thủ bắt đầu chuyển động để ra đòn đánh, bắt thời điểm là cái khoảng khắc đó, làm sao để mình ra đòn sau mà vẫn tới trước đối phương, cái đó là phản công, có bao gồm cả đòn đỡ. Nhưng để tập luyện được như vậy chắc khó khăn + lâu dài lắm..
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:Tôi cũng có đề cập tới vấn đề này.
    Các bạn có thể vào đây tham khảo thêm:
    http://www2.ttvnol.com/vothuat/645518.ttvn [/QUOTE]
    cám ơn sư huynh, đệ đang tham khảo đây.
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:Auchi dựa vào tốc độ ra đòn và sự tập trung. Muốn tập tốt nó, baby nghĩ bạn nên tập trước một tấm gương lớn! Baby đã thử qua cách này rồi. Khi đứng trước 1 tấm gương lớn bạn sẽ thấy hết được cả ưu lẫn nhược điểm của bạn. Chúc bạn sớm thành công! [/QUOTE]
    "auchi" theo ngôn ngữ trọng tài là: 2 người cùng thực hiện kĩ thuật ăn điểm trực tiếp, chính xác và cùng 1 thời điểm --> toribasen (đòn đó hoà).
    còn "auchi" trong tập kumite là 2 người ra đòn với nhau --> tập bắt thời điểm.
    Đệ thấy tập trước gương nó cứ gượng gượng kiểu gì đó, vì bản thân khi mình tập "auchi" là muốn bắt lúc đối phương chuẩn bị ra đòn để mình phản công, nhưng với gương thì mình với "ảnh ảo" bao giờ cũng 1 lúc.. nên kho khó kiểu gì..
    Cám ơn mọi người đã chi sẻ!
    [/QUOTE]
    Suy cho cùng Võ thuật là sự phản ứng (hay phản xạ) kịp thời trong tấn công và phòng thủ.
    Nếu đối thủ tấn công mà mình cứ đực mặt ra đấy thì phản xạ có vấn đề, hay nói cách khác là cách tập luyện có vấn đề.
    Trong võ thuật, tập luyện suông kiểu như chỉ tập đòn hoặc chỉ đi quyền, mà không có đối luyện thì chỉ là VỎ THUẬT (VỎ THUẬT tức là chỉ tập được cái Vỏ - bề ngoài của quyền thuật hay còn gọi là múa thuật chứ không gọi là quyền thuật được).
    Võ thuật là phản xạ như tránh, né, đỡ, gạt đi liền với đòn thế - chiêu thức đến mức độ nhuần nhuyễn trong công và thủ. Muốn được như vậy thì phải tập đối luyện nhiều, chân tay phải có va chạm, đòn đánh ra phải có lực, chính xác, tốc độ.
  7. chentaibk

    chentaibk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2005
    Bài viết:
    1.046
    Đã được thích:
    0
    Khớ khớ bạn nguoncon chỉ còn cách cửa 1 bước chân ah. Khi tâm bạn lắng xuống thì bạn sẽ cảm nhận. Thật ra lúc này mắt vẫn hoat động. Có điều lúc này là " tâm diều khiển mắt " chứ kô phải là default lúc đầu " mắt điều khiển tâm ". Chúc bạn thành công
  8. lanpurge

    lanpurge Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2005
    Bài viết:
    4.955
    Đã được thích:
    481
    bài này của tên daibichi bên vietkiem nè,
    ..........................................................................
    Ýmuốn là 1 yếu tố thông thường, lúc nào cũng có mặt trong tâm ta. Khi nào nó khởi lên thì ta phải ghi nhận nó. Ý muốn, hay còn gọi là tác ý , là 1 sự thúc dục trong tâm, 1 dấu hiệu đi trước bất cứ 1 hành động nào .
    Ví dụ: ta muốn đi thì trước hết ta nghĩ mình nên đi. Sau đó ta đứng dậy thì lại xuất hiện 1 tác ý tiếp theo đó là ta muốn đứng dậy..thế là ta đứng dậy rồi muốn đi thực sự thì lại có một tác ý tiếp theo là nhấc 1 chân lên rồi cứ thế tiếp tục kh6ng bao giờ chấm dứt, suốt cả đời ta đều như vậy. Có thể rút ra 1 nguyên lý chung căn bản cho những hành động suy nghĩ của ta, đó là : muốn?nghĩ?hành??..muốn?nghĩ?hành??v.v.v.v.(cho dù không phải lúc nào ta cũng M?N?H mà ta M?N?N?.và sao đó tuỳ từng người ra sao tiếp tục thế nào thì cũng chỉ có 3 từ: từ ?omuốn?, từ ?onghĩ? và từ ?ohành?)
    Ở đây những vấn đề của chúng ta dù phức tạp đến đâu cũng đều dẫn đến 1 kết quả nào đi nữa thì cũng phải thông qua tác ý. Đó là bất biến và nó cực kỳ đơn giản: muốn...nghĩ?hành?..
    Khoảng trống giữa muốn?nghĩ?hành.. đó rất ngắn ngủi rất khó có thể dùng máy móc hiện đại để xác định được là bao nhiêu, chỉ biết được rằng nó do hệ thần kinh nhận biết xử lý ra lệnh và chúng ta thấy được hành động của 1 người nào đó.(từ bắt đầu cho đến kết thúc có 1 hay nhiều tác ý tôi không để ý tới-mà có để ý thì sẽ có tác ý
    Tôi cho là độ dài của cái khoảng trống ngắn ngủi đó là bất biến ! không bao giờ thay đổi, không thể xác định được là bao nhiêu. Bộ não con người vẫn là thách thức cho khoa học !
    *Mong các bạn đừng nản khi tôi dài dòng như vậy, cũng mong các bạn đừng xét nét quá kỹ từ ngữ vì vốn liếng con chữ của tôi cũng không được nhiều gì cả cũng vì từ ngữ đôi khi quá cao siêu không thể giải thích nhanh được và tất nhiên cũng có từ quá ngu xuẩn dễ làm hiểu nhầm và cũng xin các bạn chú ý cho là???lại là tác ý??.v.v.v?.
    Cái tác ý đó khiến cho tôi muốn kiểm soát được cái độ dài ngắn ngủi và bất biến đó !
    nếu chúng ta kiểm soát được và chuyển dịch ứng dụng vào võ thuật (đòn đánh) thì hết xảy !
    đòn đánh nhanh hơn cả sét đánh hay là chớp ( xin lỗi, sét và chớp còn chậm lắm.)
    cái độ dài đó nó luôn luôn có ở trong chúng ta mọi lúc mọi nơi, không bao giờ mất, và tất nhiên cái độ dài ngắn ngủi và bất biến đó không thể kiểm soát được một cách dễ dàng rồI, thật nực cười phải không các bạn, nó luôn ở cạnh ta mà thường thường ta không để ý đến nó, không được chơi với ?onó? chao ôi, phí thật
    Có cách nào để kiểm soát được ?onó? không ? tất nhiên là có !
    Lý Tiểu Long và nhiều đại cao thủ xưa nay (không tính môn phái) phần nào đã có ?onó? rồi.
    Con đường đó có khó không ? tất nhiên là không dễ rồi
    Chúng ta ai muốn có nó ngay !!!!!! nhưng không phải ai cũng có thể đạt được chóng vánh?còn tùy vào cơ địa của chúng ta nữa thiên thời địa lợi.
    Đây rõ ràng là vấn đề nan giải???tất nhiên có con đường ngắn và con đường khó hoặc nhanh chậm khác nhau tùy và phần nào cũng có thể coi là những con đường hay chìa khoá tìm ra ?onó? là bí kíp.
  9. zeroka

    zeroka Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2004
    Bài viết:
    4.102
    Đã được thích:
    0
    Auchi chỉ giúp bạn phản xạ và kỹ thuật thôi. Còn cái đc gọi là "bắt thời điểm" để ra đòn hoàn toàn phụ thuộc vào kinh nghiệm và chiến thuật của bạn.
    Kinh nghiệm giúp bạn lựa chọn đc khoảng cách thích hợp để ra đòn. Chọn được thời điểm đối phương rơi vào tình huống bị động hoặc mất tập trung để tấn công.
    Chiến thuật giúp bạn tạo đc tình huống mà kinh nghiệm cần.
  10. R_E_D

    R_E_D Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    24/01/2006
    Bài viết:
    521
    Đã được thích:
    11
    Mình nghĩ rằng bắt thời điểm tốt bao gồm 60%kinh nghiệm, 30% là sự tỉnh táo lúc giao đấu và 10% còn lại là sự may mắn. Có những người ko hề tập võ nhưng khi ở vào tình huống nguy cấp, nếu họ có một cái đầu lạnh và nhanh thì họ vẫn có thể phản xạ để ứng biến kịp với đòn thế của đối phương-->sự tỉnh táo và may mắn. Nhưng quan trọng nhất vẫn là kinh nghiệm, những ngày tháng rèn luyện trên sàn tập sẽ ko bao giờ là uổng phí.

Chia sẻ trang này