1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Battle of the Bulge - Trận chiến trong Thành phố

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi huytop, 31/05/2016.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Đúng lúc đó anh ta bước vào.

    «Anh còn định nói gì nữa?». Reppa hét iớn.

    Creel bình tĩnh đáp :

    «Tôi ngồi trong chiếc thiết giáp thì thẩy một thằng mò xuống trục lộ trong tay cầm đèn pin rọi vào một cỗ xe khổng lồ trườc mặt hẳn. Thi ra nó là một chiến xa hạng nặng mà tôi chưa hề trông thấy bao giờ. Trên chiến xa có cả hình chữ vạn !»

    «Tại sao anh không hạ nó ? »

    «Tôi nghĩ tổt nhất là báo cho Trung úy biết».

    Trung ủy Reppa ra lệnh :

    «Mọi người chuẩn bị. Chúng ta sẽ di tản khỏi đây. Trời tối thui, chúng ta cứ đâm đại vào đội hình của chúng. Khi tới ngã tư chúng ta sẽ quẹo mặt và dông thẳng»

    Tiếng rầm rộ bên ngoài nghe thật to. Reppa ghé mắt nhìn qua khung cửa sổ. Một chiến xa chở đầy quân dù Đức dừng lại chĩa súng vào ngôi nhà và tiến thẳng về phía Trung úy Roppa.

    Một tên Đức la lo : «Ra mau !».

    Trung úy Reppa nhìn mọi người, rồi anh ta nhìn lên cầu thang dẫn lên tầng lầu hai, trên đó có đầy các thương binh. Tự nhiên anh ta cảm thấy rã rời. Reppa lẩm bẩm nói : « Chúng ta không thể chống lại chúng ».

    Anh ta bước ra mở cửa va kêu to : « Đồng chí... »



    *****************



    Vào buổi sáng thị trấn Honseld đã thất thủ. Trung tá Peiper xua quân ồ ạt tiến lên trục lộ chính dẫn đến Mause hiện đang rộng mở. Đây là một cảnh tái diễn của năm 1940. Lúc này Trung tá Peiper đang đứng trưởc một quyết định khó khăn. Kho dự trữ Ballingen của Mỹ nằm cách vị trí của ông chừng hai dặm về phía tây bắc. Nhưng các chiến xa của ông lại đang trong tình trạng cạn xăng. Đồng thời ông ta được lệnh cũng như tất cả các sĩ quan chỉ huy trưởng các lực lượng mũi dáo khác là phải bám sát lộ trình của họ — tử hình nếu trái lệnh.

    Đối vởi vị chỉ huy trưởng Đức tầm thường nô lệ cho sách vở nào khác thi có lẽ đã giữ đúng lệnh tiến về phía nam và sẽ hết xăng dọc đường. Trung tá Peiper thì khác, ông rẽ sang hướng tây bắc và sau một cuộc đụng độ sơ sài với công binh chiến đấu Mỹ, ông ta đánh thổc vào Bullingen. Trong khi chờ đoàn chiến xa đổ xăng, Trung tá Peiper ngỏ đăm đăm về hướng tây. Ồng đang lo ngại cuộc đụng đầu sắp đến với Sư đoàn 12 Thiết giáp. Nếu không bị mất liên lạc truyền tin với hậu cứ thì có lẽ ông đã biết rằng sư đoàn có nhiệm vụ trên trục lộmà ông đang tiển qnân này vẫn còn bị Sư đoàn 99 Mỹ chặn cứng tại Losheimgrahen.

    Nhưng vài phút sau, khi Trung tá Peiper đã vượt lên hướng nam trở lại lộ trình cũ thì một toán thiết giáp trinh sát hùng hậu thuộc chính sư đoàn của ông đã tiến vào Bullingen. Toán thiết giáp này dừng lại một chút sau đó quay về hướng bắc. Nhiệm vu của toán thiết giáp này là thăm dò địch và mục tiêu của nó là ngôi làng Wirtzfeld, hai dặm về hướng bắc.

    Trong ngôi làng nàỳ, Đại tá Matt Konop chỉ huy trưởng biệt đội thuộc Sư đoàn 2 đang bước tới bước lui trong một căn nhà. Đúng. 6 giờ 35 sáng, điện thoại gọi ông ta.

    Vị đại tá nhận ra giọng nói của Thiếu tướng Walter Robertson tư lệnh Sư đoàn 2 ; nhưng chưa bao giờ ông lại thấy giọng nói có vẻ cấp bách như thế. « Anh ra lệnh báo động và đào hào phòng thủ cho bộ chỉ huy. Chiến xa địch đã chọc thủng sườn bên phải của chúng la tại Bullingen. Và tôi đã nhận được báo cáo một cuộc nhảy dù của quân Đức sẽ đổ xuống vùng tây bắc của chúng ta. Chúng la phải giữ những vị trí này. Nếu bị chọc thủng thi hầu như suốt con đường chạy ra biển không còn chỗ nào đương cự nổi nữa. Phải chiến đấu cho đến binh sĩ cuối cùng với mọi phương tiện sẵn có ».

    «Nghe rõ, tuân lệnh. Nhưng quàn số còn lại của tôi toàn đầu bếp, thư ký».

    «Tống hết ra tiền tuyến ». Tướng Roberison gắt.

    Đạn trái phá bắt đầu rơi xuống. Trong khi Konop đang cho thiết lập tuyến phòng thủ thì Meyer Levin và Morley Cassidy, hai phóng viên chiến trường đã bước vào hỏi thăm tình hình đang xảy ra thế nào. Đại tá Konop bảo họ hãy quên việc viết phóng sự và lo thu xếp hành trang dông về hậu cứ cho rồi. Đừng chần chừ, sẽ không còn kịp nữa, Tiếng súng đại liên nổ liên hồi chứng minh lời báo động của Đại tá Konop.

    Hai phóng viên nhẩt định ở lại.

    Cách đó nửa dặm trong một căn nhà gạch,. Thiếu tướng Robertson đang điện đàm với Quân đoàn V. Ông tướng này giải thích rằng ngôi làng Wirtzfeld đang bị đe dọa từ phía nam ; trước mặt ông là phòng tuyến của Sư đoàn 99 đang sụp đổ ; và về hướng bắc, ngay bên dưới Monschau, hai phần ba quân số sư đoàn của ông đang tẩn công lên vùng đầm lầy Roer.

    Quân đoàn V ra lệnh cho ông rút hai trung đoàn đang giữ nhiệm vụ tấn công này ngay tức khắc, để tung họ vào tuyến phòng thủ khẩn cẩp phía sau Sư đoàn 99.

    Thiếu tướng Robertson gọi Đại tá Chester Hirschfelder, chỉ huy trưởng các lực luợng đã chiếm giữ ngã tư Wahlerscheild trong tuyến Siegfried mới đây. Ông ra lệnh cho Hirschfelder bắt đầu rút vào khoảng 9 giờ sáng.

    Trong khi ông đang nói chuyện với viên Đại tá, súng trường và súng cối thi nhau nổ vang. Chiến xa Đức, theo sau có bộ binh và thiết giáp, đột ngột xuất hiện trên đỉnh đồi 800 thước về phía nam làng Wirtzfeld. TướngRobertson la to trong ống liên hợp «Quân Đức tới đây rồi !».

    Thiếu tướngRobertson nhìn ra ngoài cửa sổ trong khi hai khẩu súng chống chiến xa 37 ly của Đại tá Konop, do tài xế của ông và một đầu bếp cùng một tài xế khác đang tạo ra một hàng rào hỏa lực chết người nhắm vào đoàn chiến xa Đức đang tiến tới. Trong vòng 15 phút, chiến xa Đức bị tiêu diệt gọn. Sau đó, đoàn quân ô hợp gồm toàn đầu bếp, thư ký ào lên tàn sát những tên linh bộ binh Đức còn sống sót.

    Hài lòng vì Đại tá Konop đủ sức giữ vững làng Wirt, tướng Robertson lên xe Jeep chạy thẳng vê hướng tây. Nỗi lo chinh của ông bây giờ là làm cách nào di tản đoàn quân vừa chọc được một lỗ hổng trong phòng tuyếnt Siegfied.

    Trên con đường phía trước mặt, ông bắt gặp các đơn vị đầu tiên đưọc rút ra. Các sĩ quan và binh sĩ tỏ vẻ bực tức. Họ không hiểu tại sao họ lại phải rút khỏi Wahlerscheld sau khi họ đã chiến đấu dũng mãnh mới chiếm được. Chính vì thế, họ đã gọi địa danh trên là «Ngã tư nát lòng».

    Tướng Robertson điều động từng đơn vị đã được rút lui thành một bức tường phòng thủ mới. Điêu hiển nhiên là các binh sĩ non nớt của Sư đoàn 99 không đủ sức chống trả cuộc tẩn công của ba sư đoàn Đức lâu hơn nữa. Các bản báo cáo tình hình khẩn trương đã không nói quá đáng. Hàng đoàn quân xung kích Đức(đánh bằng lựu đạn) hùng hậu có chiến xa của Sư đoàn 12 Thiết giáp của tướng Dietrich yểm trợ đã chọc thủng được họ để tiến về làng Krinkell và làng Rocherath : hai ngôi làng giáp nhau trong một khu vực ngắn năm dặm phía saukhu trung tâm phòng tuyến của Sư đoàn 99. Nằm giữa hai ngôi làng chỉ có các trục lộ dài hai dặm dẫn lên hướng tây mà thôi. Hai ngôi làng tiếp giáp nhau này là mục tiêu quan trọng trong ngày của người Đức. Đối với quân Mỹ, hai ngôi làng này là cái phễu mà mọi binh sĩ của Sư đoàn 2 và 99 trên đường rút về hậu cứ an toàn đều phải chui qua đỏ. Trong vài giờ tới đây, hai ngôi làng tồi tàn giáp nhau này sẽ trở thành một khu bất động sản quan trọng nhất thế giới.
    caonam_vOz, tonkin2007hk111333 thích bài này.
  2. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    4.




    Về phía nam, một gọng kềm đã kẹp nát hai trung đoàn thuộc sư đoàn 106 Mỹ trong vùng Schnee Eifel. Tướng Đức Baron von Menteuffel lúc này đang chuẩn bị khóa gọng kềm tại Schonberg, một ngôi làng nằm trong thung lũng giữa St.Vith và các ngọn núi nhô ra.

    Tại St.Vith, cách xa hậu cứ ba dặm, tướng Alan Jones đang điều nghiên trước tấm bản đồ lớn treo trên tường của phòng hành quân. Lúc này, những mũi tên màu đỏ ngạo nghễ đang vây lấy hai trung đoàn của ông trong vùng Schnee Eifel.

    Tướng Jones tỏ vẻ thẩt vọng. Sư đoàn 7 thiết giáp đâu rồi ? Sư đoàn thiết giáp này đáng lẽ đã đến St.Vith sáng sớm hôm đó và tiến lên Schonberg mới phải. Nếu biết trước Sư đoàn 7 thiết giáp tới trễ thì có lẽ ông đã gửi Lữ đoàn thiết giáp của tướng Hoge đến Schonberg thay vi theo hướng nam tiến đến Winterspell.

    Mặc dầu tình hình rối ren như vậy, tướng Jones vẫn dấu kín những nỗi lo lắng của ông. Là một người có qui củ, thích chỉ huy trong bóng tối, ông có những cách phô bày tình cảm không giống các tướng lãnh khác.

    Dù quân Đức chỉ cách sáu dặm và chỉ có một ít quân trong tay, tướng Jones tổ chức thành đội ngũ các binh sĩ cuối cùng của ông và giao họ cho Trung tá Thomas Riggs, tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 81 công binh chiến đẩu và là cựu ngôi sao sáng của môn bóng bầu dục của đại học Illinois. Trung tá Riggs chỉ huy lực lượng bất đắc dĩ này gồm chừng 500 chiến sĩ công binh, một trung đội súng trường và ba trung đội súng chống chiến xa vá víu, tiển vê phía tây. Nhiệm vụ của ông là cầm chân Sư đoàn 18 xung kích cho đến khi có viện binh.

    Vẫn tin rằng Sư đoàn 7 Thiết giáp sẽ xuất hiện bất kỳ lúc nào, tướng Jones liền gửi một công điện cho hai trung đoàn bị kẹt của ông :«Viện binh sắp đển trưa nay. Di tản khỏi các vi trí hiện thời nếu không thể cầm cự nổi ».

    Điện văn của ông bị kẹt, vì đài truyền tin pháo binh sư đoàn đã không nhận được cho đến giữa trưa.

    Một giờ sau đó, lúc 10 giờ sáng, tướng Bruce Clarke chỉ huy trưởng Lữ đoàn 8 thuộc Sư đoàn 7 thiết giáp kéo vào St.Vith. Xe cộ từ Bastogne chạy đông như mắc cửi và bên ngoài St. Vith vài dặm, trong lúc cố băng qua một cánh đồng, chiếc Mercedes Benz đã bị hỏng máy. Khi vào đến thị trấn, Tướng Clarke đi thẳng đến một ngôi trường đạo to lớn tên là St. Joseph Kloster, được dùng làm bộ chỉ huy của Sư đoàn 106. Trong hành lang, các quân nhân bu quanh chuyện trò to tiếng. Tướng Clarke chen ngang đám đòng huyên náo vào trình diện tướng Jones. Tướng Jones nói :

    «Tạ ơn Chúa. Tôi mong anh từ lúc 7 giờ».

    Tướng Clarke càu nhàu :

    «Tướng Midleton đâu có cho tôi biết rằng anh kẹt nặng đến thế ! »

    «Tôi muốn cho đơn vị anh tấn công Schonberg. Hai trung đoàn của tôi đã mất liên lạc trong vùng Schnee Eifel. Anh lôi họ ra chừng nào anh có thể mở cuộc tẩn công ?»

    «Tôi không nói trước được».

    Tướng Jones nhln ông ta với vẻ hết sức nghi ngờ.

    «Thế nghĩa là gì ?»

    «Tôi sẽ cố gắng hết mình. Nhưng chưa biểt khi nào đoàn quân của tôi kéo đến».

    Tướng Jones không nói gì thêm mặc dù ông biết rằng cứu binh như cứu lửa.

    Lúc 10 giờ 30 sáng, các báo cáo hỏa tốc bay tới tấp về Bộ tư lệnh Tập đoàn quân I đặt tại khách sạn Britannica ở Spa. Hàng đoàn lính dù Đức đã bị phát giác tại vài dặm về hướng tây ; các cuộc tuần tiễu của địch được báo cáo đã len sâu vào phòng tuyến Mỹ.

    Các báo cáo từ mặt trận gửi về ngập đến răng. Tuy nhiên, không có bản báo cáo nào ăn khớp với nhau cả ! Dù vậy, lúc này tướng Courtney Hodges vẫn hiểu rằng ông đang ở trong tinh trạng rắc rổi nghiêm trọng. Rõ ràng là trên mặt trận thuộc vùng trách nhiệm của ông đã bị địch chọc thủng nhiều lỗ to lớn. Đây có thể là một cuộc tấn công đại qui mô của địch.

    Nghiên cửu bản báo cáo tình hình mặt trận, tướng Hodges quả quyết rằng các cuộc tấn công nặng nề nhất của địch xuất phát từ Tập đoàn quân VI Thiết giáp của tướng Sepp Dietrich. Lực lượng của Dietrich gây ra hai mối họa : Một cuộc tiến quân thẳng hướng tây đến sông Meuse để bẩt ngờ rẽ sang hướng bắc nhằm cắt đứt Tập đoàn quân I của Mỹ và luôn cả các lực lượng đồng minh đóng tại Hòa Lan.

    Hướng tiến quân thẳng hướng tây không làm cho tướng Hodges lo ngại nhiều bằng việc địch quân cỏ thể từ Bullingen tiến lên hướng bắc ; theo báo cáo thì Bullingen đã rơi vào tay Đức. Ông phải bỏ một cái đập để giữ quân Đức khỏi tràn về hướng bắc. Nhưng địa điểm tốt nhất là chỗ nào đây ? Nếu chọn lầm ông sẽ không bao giờ còn dịp may thứ hai nào nữa. Hodges dúi mũi vào bản đồ và lưu tâm đến một vùng đồi cây rậm rạp, chập chùng nằm ngay giữa hai ngôi làng giáp nhau là làng Krinkelt và Rocheralh. Những ngọn đồi chạy song song vài dặm bắc với con lộ chính dẫn tới sông Meuse không được cao lắm, nhưng chúng có thể tạo lợi điểm ghê gớm cho quân phòng thủ — một lợi điểm có thể quyết định sự thành bại của chiến trường. Tướng Hodges quyết chọn những ngọn đồi này. Chúng được gọi là đỉnh Eisenborn.
    caonam_vOz, gaume1, tonkin20072 người khác thích bài này.
  3. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Lúc 11 giờ sáng, tướng Hodges gọi cho Bộ tư lệnh tối cao lực lượng Đồng minh ở Verasailles ; ông đòi nói chuyện với tướng Bradley và được biết Bradley đêm qua ngụ tại ngôi biệt thự xây bằng đá của tướng Eisenhower ở St. Germain.

    Tướng Hodges nói :

    «Brad, tôi cần hai sư đoàn dù ».

    «Nhưng Courtney, hai Sư đoàn 101 và 82 Dù đã được dùng làm trừ bị duy nhất cho tướng Eisenhower rồi ! »

    «Tôi phải có họ».

    «Thôi được, đẽ tôi hỏi thử xem sao».

    Trong khi tướng Hodges chưa có linh tính lo sợ nào cho sự an toàn của chính Bộ tư lệnh của ông tại Spa thì chiến trận đã xảy ra ở gần đó. Chưa đến 15 dặm phía tây nam cách khách sạn Britannica, các cuộc động binh khổng lồ sắp xảy ra tại Baugnez, một điểm trơ vơ nơi giao điểm của năm trục lộ. Địa điểm này là địa điểm này nằm trên lộ trình của hai đạo quân thiết giáp : Liên đoàn thiết giáp trừ bị, một phần ba quân số của Sư đoàn 7 Thiết giáp, đang trên đường từ hướng Bắc kéo lên Ardennes với một lý do mà chính đơn vị cũng không biết được; và đạo quân thiết giáp của Đức Trung tá Peiper, đang quyết tâm tiển đến sông Meuse. Hai đạo quân thiết giáp— một từ hướng bắc và một từ hướng tây – đang hướng về một ngã tư.

    Nhưng tại Baugnez không có chuyện gì xảy ra. Hầu hết dân làng đang dự lễ trong ngôi giáo đường ở Malmédy cách xa hàng dặm đường. Hai người không đi dự lễ nhà thờ là anh chàng Henri Lejoly đang ở nhà cho thủ ăn và cách đó một trăm thước là bà Adel Bodarwé đang lúi húi đằng sau quầy tiệm café Bodarwé.

    Hai mươi dặm về hướng bắc, hai quân nhân Mỹ lái chiếc jeep chạy đến Baugnez. Trên xe là Thiếu tá Don Boyer và gã tài xế. Họ thuộc toán tiền phương của Trung đoàn thiết giáp trừ bị của Sư đoàn 7 Thiết giáp. Đơn vị của họ, trung đoàn sau cùng trong ba trung đoàn của Sư đoàn 7 Thiết giáp được lệnh lên đường, đã rời Eubach (Đức) ngay sau khi trời rạng sáng và họ đang thu ngắn lộ trình bằng cách chạy trên những con đường không có trở ngai.

    Thiếu tá Boyer trông cỏ vẻ là một nhà giáo hơn là vị chỉ huy chiến xa. Sau khi tốt nghiệp học viện quân sự Virginia vào năm 1938, ông thấy hợp với ngành ngoại giao và đã theo học tại trường luật và ngoại giao Flecher. Song trận chiến Trân Châu Cảng đã khiến ông thay đổi ý định.

    Thiếu tá Boyer không hiểu tại sao Sư đoàn 7 Thiết giáp đã được lệnh tiến quân một cách bất thần như thế. Ông chỉ biết rằng ông được lệnh đến Vielsalm trình diện ; Vielsalm là một ngã ba đường quan trọng hai mươi dặm phía sau St. Vith. Vì Vielsalm nằm sau mặt lion khá xa khiến ông tưởng rằng có lẽ sư đoàn đang kéo vào nằm trừ bị cho Quân đoàn VIII.

    Một quân cảnh trang bị súng tiểu liên, chặn đầu xe jeep. Anh ta chĩa súng vào bụng Thiếu tá Boyer và hỏi :

    «Tình nhân của chuột Mickey là ai ?»

    Thiếu tá Boyer đáp :

    «Minnie »

    «Ai là Dem Bums ?»

    «Broklyn Dodgers»

    «Đúng rồi, nhưng xin Thiếu tá cẩn thận cho. Đêm qua tụi Đức đã nhảy dù xuống quanh đây. Tụi nó mặc quân phục lính Mỹ ; đi xe jeep của chúng ta và nói Ăng-lê sành sỏi như tôi vậy».

    Thiếu tá Boyer lấy khẩu súng trường M-l của gã tài xế gác trên tấm kính chắn gió cầm tay. Ông nói với gã tài xế :

    «Nhấn thêm ga. Chúng ta ráng bỏ xa đoàn xe, vọt lên phía trước xem tình hình ra sao ».

    Hai mươi phút sau, chiếc jeep chạy vào thị trấn Malmédy tồi tàn. Dân chúng đứng trên các con đường chăm chú nhìn Thiếu táBoyer. Vài người mỉm cười gượng gạo, vài kẻ cười khó hiểu.

    Tại ngã tư chính, một quân cảnh chỉ cho Boyer con đường đi Baugnez. Anh ta hỏi :

    «Thiểu tá, ở đây sắp xảy ra chuyện gì vậy ? Cứ nhìn dân chúng mà xem, họ có vẻ khó hiểu làm sao ấy ? »

    «Tôi chịu thua không trả lời được ».

    Nhưng trong chốc lát thì câu trả lời hiện đến với Thiếu táBoyer ;đó là vùng bất hạnh thường đổi chủ như người ta đổi quần áo. Hết Belgium lại tới Đức. Tình trạng đó khiến dân chúng cảm thấy bớt thân thiện khi có một hiện tượng thay đổi sẵp xảy đến.

    Chiếc xe jeep vội vã lăn bánh về hướng làng Baugnez. Trước một tiệm café tồi tàn có treo tấm biển cũ kỹ đề tên Bodarwé. Thiếu tá Boyer xem lại bản đồ, sau đó ông hướng về phía nam.

    Nửa giờ sau, họ đến một khu đất nhỏ có chừng chục căn nhà và chuồng nuôi thú. Coi lại bản đồ Thiếu tá Boyer nhận ra đây là làng Poteau. Tại đây, con đường họ đang đi ăn thông với trục lộ chính nối liền St. Vith với hướng tây.

    Chiếc xe Jeep chạy qua Poteau, rồi bỗng dưng trổ ra một con lộ trải nhiều lớp đá chạy về hướng tây nam. Trên con đường này đủ các loại xe : Jeep, đại bác, chiến xa, thiết giáp, xe kéo đai bác đang kéo nhau chạy về hậu cứ. Lúc này đường lưu thông một chiều đã bị tắc nghẽn, còi xe bóp inh ỏi, tài xế la lối om sòm. Một chiếc xe chỉ huy chở đầy sĩ quan tách ra và theo hướng tây chạy đến một con lộ trống trải vọt lên. Một xe cam nhông chở ba binh sĩ đầu trần, tóc rối bù, bóp còi chạy theo chiếc xe chỉ huy ; sau đó đến một toán thiết giáp, một cam nhông có cần trục và một xe kéo đại bác nhưng không có súng phía sau cũng kéo nhau chạy theo. Sau cùng, đoàn xe đông đảo kia cũng hết kẹt, Chúng chạy dài như con rắn. Tuy nhiên, không có chiếc nào chạy theo hưởng tây là hướng dẫn ra chiến tuyến cả !

    Thiếu tá Boyer thấy lo ngại, vì đoàn xe không phải là đoàn công-voa, nó là cuộc tháo chạy vô trật tự. Ông ta cho xe tháp tùng theo đoàn xe phía trườc đến Vielsalm, cách hậu cứ ít dặm.

    Đoàn xe lúc chạy ngon lành, lúc bị dồn cục. Ngay khi chiếc Jeep cùa Thiếu táBoyer tiến tới một làng nhỏ thì đoàn xe lại bị nghẽn cứng. Tiếng động cơ xe, tiếng chửi rủa, hợp cùng tiếng còi nổi lên inh tai nhức óc.

    Boyer bước xuổng xe. Ông trông thấy một rừng xe cộ nghẹt cứng phía trước mặt. Một đoàn xe thiết giáp đâm ngang khiến tình trạng lưu thông lâm vào một tình thế tiến thoái lưỡng nan.
    caonam_vOz, gaume1, hk1113331 người khác thích bài này.
  4. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Thiếu tá Boyer bước lại phía một sĩ quan quân cụ có mang phù hiệu đầu sư tử trên vai. Ông hỏi :

    « Anh ở đơn vị nào ? »


    « Sư đoàn 106 »


    « Từ đâu tới ? »


    « St. Vith »


    «Tình hình ở đó ra sao ?»


    «Hai đạo quân Thiết giáp Đức, gồm ít nhất sáu Sư đoàn tấn công chúng tôi đêm qua ».


    «Các anh phản ứng thế nào ?»


    «Tôi à, tôi vọt lẹ »


    «Phía trước St. Vith có đơn vị nào đóng không? »


    «Tôi không biết. Có thể có một số lính kỵ binh. Có thể chẳng có ma nào. Mọi người đang bị chém vè.Chúa ơi ! Xe pháo gi mà kẹt thế này !»


    Thiếu tá Boyer tiến lên phía trước và nhận ra lực lượng thiết giáp đang cố từ hướng tây chạy đi là Trung đoàn B Thiết giáp của tướng Bruce Clarke. San khi đến Vielsalm bằng một lộ trình lòng vòng, đơn vị này đã chạy về hướng tây và sát nhập vào đạo quân của tưởng Clarke ở St. Vith.


    Thiếu tá Boyer nghĩ bụng là đơn vị ông sẽ cần cho St.Vith chứ không phải Vielsalm. Song ông phải hỏi lại cho chắc. Ông trở lại chiếc jeep và tách khỏi con lộ chạy xuống một cánh đồng sình lầy. Biết đâu ông có thể sẽ nhận được lệnh mới tại Vielsalm và quay trở lại Poteau đúng lúc, bắt kịp với Trung đoàn B Thiết giáp trước khi Trung đoàn này đâm đầu chạy vào chỗ kẹt xe.

    Tại St. Vith, tướng Jones không dấu được nỗi lo lắng cho hai trung đoàn của ông bị đày trong vùng Sohnee Eifel. Ông đoán vào lúc này họ đã cạn lương thực, đạn dược và thuốc men. Bây giờ là lúc phải giải quvết gấp.

    Ông gọi Quân đoàn VIII không quân và ông được biết là họ sẽ thực hiện cuộc thả dù tiếp tế ngay do Không đoàn IX vận tải đảm trách. Lời yêu cầu của tướng Jones chạy qua nhiều tần sổ, qua nhiều bộ tư lệnh khác nhau mới đến được Bộ chỉ huy Không đoàn IX Chiến thuật, trở lại Tập đoàn quân I xin chấp thuận rồi chạy lên Bộ tư lệnh tối cao lực lượng Đồng minh. Cuối cùng, hàng giờ sau mới đến được phòng điều hành không vận hỗn hợp (CATOR — combined air trans- port operations room). Rồi sau đó, Bộ chỉ huy Không đoàn IX vận tải, đơn vị mà phi công của họ sẽ nhận nhiệm vụ bay, đến hôm sau mới nhận được lệnh cất cánh.

    Vào lúc 13.30, tướng Jones báo cho hai trung đoàn bị vây biết là việc tái thả dù tiếp tế sẽ được thực hiện vào đêm đó.

    Lúc này, ông mới dồn hết chú tâm vào tình hình ở St. Vith. Đầu tiên, ông hay tin rằng Đại tá Devine đã di tản sổ quân còn sót lại của Trung đoàn 14 Kỵ binh chạy vào St.Vith mà không cỏ lệnh nào cả.

    Sau đó, lúc 14.00 gìờ, tin báo về cho biết quân xa Đức đã thấy xuất hiện chỉ cách hai dặm tây. Trong khi tướng Jones đang thảo luận tình hình mới nhất với tướng Bruce Clarke thì Đại tá Devine lao vào văn phòng với bộ mặt đỏ bừng. Ông ta la to :

    «Tụi Đức ở ngay phía sau chúng ta. Chúng chọc thủng hướng bắc. Đơn vị của tôi đã bị làm cỏ gần hết !».

    «Sao anh không đưa ông Đại tá này về Bastogne ? »


    Tướng Clarke đề nghị như vậy. Ông nghĩ Đại tá Devine đã mất tinh thần chiến đấu.

    «Đại tá có thể báo cáo tình hình cho tướng Midleton hay! ».

    Trước khi tướng Jones kịp trả lời thì một bức điện văn do Trung tá Riggs gửi đến: “Lực lượng đặc nhiệm nhỏ nhoi gồm toàn binh sĩ công binh của ông đã buộc phải rút lui khỏi vị trí trước áp lực nặng nề của địch. Đơn vị rút về chỉ cách St.Vith một dặm”.

    Lúc này, hỏa lực nặng nề — do các khẩu đại bác khổng lồ Mỹ khai hỏa — nổ rền về hướng bắc. Một chiếc phi cơ quan sát đã phát hiện một đoàn chiến xa và bộ binh Đức tập trung gần St. Vith. Một quả đạn 155 ly rơi nổ trên chiếc chiến xa Đức dẫn đầu. Đoàn chiến xa dừng lại. Năm mươi quả đại pháo rót xuống như mưa và quân Đức phải lùi lại phía sau. Một sĩ quan chỉ huy Đức gọi máy :

    « Địch dập pháo dữ quá ! »

    Quân Đức được gom lại nhưng không dám tiến lên. Họ không biết rằng giữa họ và St.Vith chỉ có một lực lượng nhỏ nhoi gồm toàn lính công binh chưa bao giờ có dịp rờ thử vào những khẩu đại liên và bazooka !

    Tại thành phố Nữu Ước, trong số những người đang dùng điểm tâm sáng chủ nhật có ít người đọc đến trận tấn công vĩ đại của Đức trên mặt trận Ardennes. Càu chuyện tường thuật cuộc tấn công của Đức bị nhốt vào trang 19 của tờ Times. Chỉ có một số ít người quan tâm đến nó mà thôi. Vì tuy hàng tít chạy «Các cuộc xung phong vào Tập đoàn quân I !», nhưng hàng tít phụ đã vội trấn an « Địch trả giá nặng nề trong cuộc tấn công bất thành nhằm đẩy lui bước tiến của tướng Hodges ».
    tonkin2007, caonam_vOz, gaume11 người khác thích bài này.
  5. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    5. SỤP ĐỔ
    17 tháng Chạp năm 1944


    Suốt buổi sáng hôm đó, trên đường tiến đến sông Meuse, Trung tá Đức Peiper đang tiến đến làng Baugnez. Suốt buổi sáng hôm đó, Trung đoàn thiết giáp trừ bị thuộc Sư đoàn 7 Thiết giáp Mỹ, trên đường đến St.Vith tiếp cứu Sư đoàn 106 của tướng Jones, cũng đang tiến đến làng Baugnez. Vào lúc giữa trưa họ chỉ cách nhau trong vòng 10 dặm và đều tuôn xuống ngã ba đường vắng vẻ.

    Lúc 12.05 trưa, Trung đoàn thiết giáp trừ bị lăn bánh qua Malmédy, quẹo hướng tây và bò lên một đồi dốc. Mười phút sau, đơn vị này chạy chầm chậm tại ngã tư Baugnez.

    Một quân cảnh đứng trước tiệm café Bodarwé chỉ cho đoàn thiết giáp chạy xuống con đường phía nam đến Poteau. Kế đó, sau khi không thấy còn xe cộ nào xuất hiện lúc 12 giờ 45 trưa, viên quân cảnh lên xe chạy trở lại Malmédy. Anh ta được nghỉ ngơi một tiếng đồng hồ trước khi đoàn xe kế tiếp chạy đến. Đó là đơn vị pháo binh của Sư đoàn.

    Mười lăm phút sau, một đoàn công-voa Mỹ gồm Jeep và cam-nhông từ Malmédy bò lên ngọn đồi. Đây là pháo đội B của Tiểu đoàn Quan sát pháo binh Dã chiến 285. Đơn vị này cho đến giờ chưa được tăng phái cho sư đoàn nào cả. Tiểu đoàn là một đơn vị con nhà lành.

    Nó đã may mắn nhập được vào đường tiến quân của Sư đoàn 7 Thiết giáp giữa Trung đoàn Thiết giáp trừ bị và pháo binh.

    Khi đoàn công-voa «mồ côi» này chạy ngang tiệm café Bodarwé thì một chiếc Jeep trong hẻm lách khỏi hàng và đậu lại. Babinh sĩ bước vào tiệm café.

    Henri Lejoly, một nông gia nhà ở bên kia đường cùng bà Bodarwé đang có mặt trong quán café. Một lính Mỹ chỉ tay về hướng nam và hỏi :

    «Vielsalm ?»

    Bà Bodarwé, tự xem mình là dân Belgium dù chồng bà lúc này đang bị cưỡng bách phục vụ trong quân đội Đức, vui vẻ gật đầu.

    Anh lính Mỹ quay sang Lejoly :

    «Anh có thấy người Anh không?»

    Lejoly, người tự xem mình là dân Đức dù cái tên của anh ta không Đức chút nào, lắc đầu lẹ. Anh ta im lặng không nói gì.

    Ngay sau đó một chiếc thiết giáp vượt lên khúc đầu giao lộ về hướng đông. Đằng sau chiếc thiết giáp đó, có thêm hai thiết giáp và ba chiến xa chạy theo. Họ là lực lượng mũi dùi của Trung tá Peiper. Vị chỉ huy trưởng trẻ tuổi này ngồi trong một chiếc jeep mới tịch thu được của Mỹ.

    Trung tá Peiper được biết có một bộ tư lệnh quan trọng của Mỹ ở gần Ligneuville. Chẳng bao lâu làng này sẽ rơi vào vòng tay của ông ta.

    Peiper đang cảm thấy dễ thở hơn so với những ngay trước đó. Từ khi rời Bullingen,ông không trông thấy một tên lính Mỹ nào, ngoại trừ vài chiếc jeep thỉnh thoảng bỏ chạy trốn về nơi an toàn. Ông đã hoàn tất cuộc chọc thủng phòng tuyến của địch.

    Đột nhiên tiếng đại liên và súng 88 ly vang rền phía trước. Lực lượng mũi dùi Đức đã phát hiện một đoàn quân y đang từ từ chạy ngang qua tiệm caté Bodarwé về hướng nam. Trung tá Peiper vượt lên trước và ra lệnh cho lực lượng mũi dùi ngưng bắn, ông bảo binh sĩ đừng gây thêm tiếng nổ để cho quân Mỹ lơ là khinh địch. Vả lại tiếng nổ sẽ báo động cho bọn Mỹ ở Ligneuville đặt trong tình trạng sẵn sàng đem đến bất lợi cho Đức.

    Henri Lejoiy đứng cứng người trong lối đi của tiệm café và đưa tay vẫy khi mũi dùi của Trung tá Peiper rẽ sang hướng nam. Một lát sau, anh ta trông thấy chừng 125 lính Mỹ đi ngược trở lại trên cùng con lộ, tay họ đưa lên cao. Toàn thể đoàn công-voa quan sát nhỏ nhoi đã bị bắt gọn.

    Lính canh Đức lùa đám tù binh Mỹ vào trong một cánh đồng trổng bên cạnh tiệm café. Tay vẫn giơ lên trời, bọn tù binh Mỹ trò chuyện với nhau với vẻ bất cần khiến Lejoly lấy làm ái ngại.

    Lúc này, quân xa kéo đến nhiều thêm. Đạo quân của Trung tá Peiper bắt đầu lăn bánh rời hướng tây để rẽ sang hướng nam tại khúc quẹo chỗ quán café. Một chiếc thiết giáp dừng lại. Một quân nhân Đức ngồi phía sau đứng dậy đưa súng lục nhắm bắn vào toán tù binh Mỹ. Một tù binh ngã xuống. Một sĩ quan Mỹ hét to :

    «Đứng lên mau !».

    Bọn tù binh Mỹ giật mình hoảng sợ đứng dồn vào vào nhau !

    Một chiếc thiết giáp dừng lại. Một tiếng súng lục nổ vang, tiếp theo là một tràng đại liên vang lên khô khan.

    Tù binh Mỹ rú lên, rên siết.

    Lejoly thấy tù binh Mỹ ngã xuống. Anh ta nhìn họ bị đốn sụm bằng ánh mắt khủng khiếp.

    Súng đại liên ngưng bắn.

    Có nhiều tù binh cố bò ra xa. Nhưng rồi bị lính Đức dùng súng lục bắn vào đầu. Những tù binh khác thì vặn vẹo đau đớn. Trong vòng hai phút 125 tù binh Mỹ chỉ còn lại một đống tử thi máu me bê bết nằm bất động dưới đất.

    Kế đến, Lejoly trông thấy bọn lính Đức đang nổi lửa đốt cửa tiệm café của bà Bodarwé. Anh ta lẻn qua con lộ trở về nhà.

    Ba dặm nam làng Baugnez, đơn vị cuối cùng cùa Sư đoàn 7 Thiết giáp là Trung đoàn Thiểt giáp trừ bị lúc bấy giờ đang vượt qua làng Ligneuville. Ngôi làng dễ thương này nổi tiếng với khách sạn Moulin, một quán trọ lừng danh cho du khách với món cá hương, thịt heo Ardennes ; và vị chủ nhân khả ải tên Peter Rupp là một dân Belgium luống tuổi nhưng đầy nhiệt tâm chống Đức. Ông ta đã giúp đưa đi trốn 20 hoa tiêu Đồng minh trong vùng bị Đức chiếm đóng

    Binh sĩ trên xe cam nhông đang ngủ gà ngủ gật, một ít người đứng trên pháo tháp chiến xa vẫy tay và huýt sáo chọc ghẹo các cô gái ăn mặc diêm dúa vào ngày chủ nhật.

    Chiếc xe cuối cùng chạy qua ; bụi đỏ bay mù trời ; những ngọn lửa xăng bừng cháy lúc nãy đã tắt ngấm. Bây giờ không khí đã trở lại yên tĩnh. Dân chúng bắt đầu e dè. Từ lúc sáng sớm, lính Mỹ đi di tản về phía nam. Rồi chỉ ít phút sau, tiếng đại bác nổ rền từ xa vọng lại. Hay là quân Đức kéo tới ?

    Dân làng níu áo vài lính Mỹ đóng dã trại trong thị trấn để hỏi thăm xem chuyện gì đang xảy ra.
  6. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Những chú lính này là những tài xế lái GMC chở đồ tiếp tế mới đến từ đêm trước thuộc Trung đoàn B Thiết giáp, Sư đoàn 9 của tướng Hodges nhún vai lắc đầu. Họ không biết được những chuyện gì đang xảy ra.

    Đại úy Seymour Green, vị chỉ huy của họ cũng chỉ biết là ông ta được lệnh kéo xuống Ligneuville và gặp hai chiếc xe hỏa chở đồ tiếp liệu tại đó. Ông đã không tìm ra một dấu vết nhỏ nhoi nào cho thấy rằng Trung tá Peiper chỉ ở cách ông có nửa dặm đường.

    Thình lình một chiếc xe ủi đất từ làng Baugnez rồ máy chạy xuống ngọn đồi với tốc lực gấp hai lần tốc lực an toàn của xe. Viên tài xế gọi to đại úy Riggs đang đứng gần khách sạn Moulin «chiến xa Đức !».

    Một binh sĩ công binh kêu lên :

    «Đại úy, tôi bị chiến xa Đức đuổi bắn ».

    «Cho đơn vị chuẩn bị di chuyển ngay».

    Đại úy Green bảo viên trung sĩ nhất của ông đoạn nhảy lên chiếc jeep thẳng hướng bắc chạy lên ngọn đồi quanh co dẫn tới Baugnex.

    Muốn thảo kế hoạch, ông phải đi quan sát xem quân Đức còn cách bao xa.

    Tại một khúc quẹo gấp, Đại úy Green bảo tài xế ngừng lại.

    «Tôi lên trước để quan sát. Nếu cỏ chuyện gì xảy ra, anh hãy trở về ngay».

    Mang theo khẩu carbine, Đại úy Green bò lom khom quanh khúc quẹo.

    Cách đó hai mươi lăm thước, một chiếc xe Xì-cút của Đức đang bò từ từ về phía Đại úy Green, đằng sau chiếc xe đó là một đoàn thiết giáp nối đuôi chạy theo. Đại úy Green ngừng cử động. Đoàn xe cũng dừng lại.

    Thoạt tiên, Đại úy Green thất kinh. Sau đó, ông cảm thấy choáng váng ; nép mình vào một thân cây to, ôm chặt khẩu carbine vào lòng.

    Một sĩ quan Đức từ bên kia đường đã trông thấy ông. Khi đoàn xe đi qua, nhiều binh sĩ SS đưa cao khẩu súng lục và phá lên cười.

    Chẳng bao lâu chiếc xe dẫn đầu của Trung tá Peiper đang cẩn thận quay ngang khúc quẹo và chạy xuống con lộ. Xa về bên dưới, chiếc cam nhông đầu tiên trong đoàn xe chở đồ tiếp liệu của Đại úy Green đang chạy ra khỏi làng Ligneuville hướng về hướng nam. Thiết giáp của Trung tá Peiper phóng nhanh xuống ngọn đồi. Một trận đụng độ sắp xảy ra.

    Bất ngờ chiển xa Đức dẫn đầu phát hỏa và quay mấy vòng nằm chắn ngang con lộ. Đoàn xe của Trung tá Peiper dừng lại.

    Một chiến xa Sherman đơn thân độc mã, bị hư xích đang nằm ụ trước khách sạn Moulinnã từng tràng vào đoàn xe Đức để cố cầm chân chúng lại cho quân xa Mỹ chạy thoát.

    Sau cùng, một phát 88 ly bắn trúng chiếc Sherman. Trung tá Peiper chạy qua thị trấn tiêu diệt nốt những chiếc cam-nhông còn sót lại trong đoàn xe của Đại úy Green. Toán quân tiên phong tiếp tục chạy xuống con lộ chính chừng một dặm, qua sông Amblève và rẽ về hướng tây chạy vào con đường đất dẫn đến một ngọn đồi quanh co tới làng Stavelot, mục tiêu kế tiểp của họ.

    Tại làng Ligneuville, Bộ chỉ huy của quân Đức đã được dựng lên trong khách sạn Moulin. Khi tù binh Mỹ bị lùa vào căn phòng, chủ nhân khách sạn này là Peter Rupp hai tay múa máy đang đi theo một trung sĩ Đức. Vài phút trước đó, Rupp đã trông thấy tên này hành quyết lính Mỹ đằng sau khách sạn. «Quân sát nhân ! Mày giết đến tám người trong bọn họ rồi. Tao trông thấy mày nhét súng lục vào miệng họ ».

    Tên Trung sĩ đấm vào quai hàm lão già một quả làm lão rụng hai chiếcrăng.

    Một tên sĩ quan Đức tiến lại. Hắn ta nói :

    «Bắn hết đi. Luôn mấy thằng con heo thuộc dân Bỉ này nữa ! »

    Tên Trung sĩ Đức bắt đầu lùa tù binh Mỹ và lão Rupp ra ngoài. Một viên sĩ quan thứ hai cổ đeo phù hiệu SS bước vội đến : «Để họ yên ».

    Vị sĩ quan này bước đến đặt tay sau lưng lão già Rupp :«Ông nói đúng. Xử đối với tù binh như thế này là một điều điếm nhục !».

    Ông ta nhìn tên sĩ quan kia với vẻ khó chịu. Sau đó, ông xoay người đi và nói :

    «Trung sĩ, hãy giam họ vào trong phòng kia và đối xử với họ y như anh muốn quân Mỹ đối xử với anh !».

    Ba dặm về hướng bắc, đoàn thiết giáp của Trung tá Peiper còn đang chạy qua tiệm tiệm caté Bodarwé lửa vẫn âm ỉ cháy. Vài tên lính Đức trông thấy xác lính Mỹ bèn đưa súng bắn vào đám tử thi để thử súng chơi.

    Nhưng không phải cả bọn đều đã chết hết. Ken Ahrens hãy còn sống mặc dù bị hai vết thương sau lưng. Việc nằm bất động giả chết quá lâu hình như đã khiển mọi cơ quan trong người anh đông cứng lại.

    Sau đó, anh ta nghe có tiếng thì thào. À ! Còn nhiều người sống sót như ta. Anh nghĩ bụng…..
    tonkin2007, gaume1hk111333 thích bài này.
  7. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Núp dưới tảng đá, họ bàn kế tẩu thoát. Chừng hai mươi mạng cho biết bọ nghĩ là họ có thể nhấc bước được. Bỏ lại những người bị thương khác thì không đành lòng ; nhưng chắc chắn là bọn Đức sẽ đển khám xét kỹ càng và đưa tẩt cả về chầu trời mất thôi ! Do đó cũng là lý do khiển họ phải tìm cách lặn êm.

    Hai mươi lính Mỹ cắm đầu chạy thục mạng. Có tiếng la ngạc nhiên thốt ra từ bọn lính Đức vừa đi ngang qua. Tiếng súng trường nổ đì đùng. Lính Mỹ chạy tán loạn. Ahrens chạy về hướng khu rừng chỉ cách xa 200 thước mà trông như dài cả dặm. Sau lưng anh, những kẻ sống sót khác thi nhau rụng lả tả vì đạn bắn theo của địch.

    Cuối cùng, Ahrens và hai người khảc chui an toàn vào giữa đám cây rừng. Họ dừng lại thở và sau đó, bỏ con đường nhuộm máu, lảo đảo tiến về hướng tây, về hướng thị trấn mà cái tên của nó sẽ có ý nghĩa của một cuộc tàn sát : Malmédy.

    Tại làng Ligneuville, 14 tù binh Mỹ bị lùa vào một căn phòng trên tầng lầu chính của khách sạn Moulin. Đại úy Seymour Green thấy khó lòng đoán được thái độ nóng nảy của bọn lính Đức. Cỏ tên đối xử vởi ông một cách thiếu tự tin, có kẻ ơ hờ, những kẻ khác thì như sẵn sàng bắn ông khi có dịp. Viên trung sĩ người Đức, kẻ đã gỉết trung sĩ Abraham Lincoln và bảy binh sĩ khác thuộc Tiểu đoàn 14 thiết giáp bước vào, hất đầu ra dẩu cho Đại úy Green và kè ông đi sang căn phòng khác. Nơi đây, vị sĩ quan Đức vừa cứu sống họ lúc nãy mời Green một điếu thuổc và hỏi bằng tiếng Anh với một cách dịu dàng :

    «Đại úy, ông khoái chiến xa của chúng tôi không ?»

    Đại úy Green nhún vai :

    «Anh là người Do Thái ? »

    «Không, tôi là người Mỹ chính gốc ».

    Viên sĩ quan Đửc đưa hai tay lên miệng rúc lên như người da đỏ. Sau đó, ông ta hỏi bộ chỉ huy sư đoàn đóng đóng ở đâu. Sau một thoáng yên lặng, ông ta nói :

    «Chúng tôi không bao giờ khai thác được gì nơi sĩ quan các anh, chỉ trử mấy chú lính trơn là luôn sẵn sàng cho chùng tôi biết những điều cần biết ».

    Ông ta cầm lên một cuổn sách ;

    «Bây giờ anh có quyền tiêu khiển bằng thú đọc sách. Cuốn sách có cái tựa thật hay, anh cỏ nghĩ thế không ?»

    Vị sĩ quan Đức mỉm cười đưa cho Đại úy Green xem cuốn sách. Đó là cuốn Thảm kịch Mỹ.


    Chủ nhân khách sạn là Peter Rupp vẫn lo sợ cho tính mạng của 14 tù binh còn lại và lính Đức có những thái độ nguy hiểm ; nếu có gì lộn xộn xảy ra, cuộc tàn sát lại có thể bắt đầu. Sau đó, lão bèn nghĩ ra một ý hay.

    Lão còn cả trăm chai cô-nhắc và sâm-banh loại ngon nhẩt, cất trong một hầm rượu bí mật. Lão phải dùng số rượu đó cúng cho bọn Đức mới xong ! Lão mò xuống hầm rượu, lấy một thùng rồi quay trở lên nhà bếp. Lão bảo cô con gái ;

    «Mary, con lẩy một chai cô-nhắc ngon nhẩt cho thằng gác tù uống, để ba có thể vào nói chuyện với đảm tù binh Mỹ ».

    Cô con gái bước ra khỏi phòng không một lời thắc mắc. Một lát sau lão Rupp đến phòng giam tù binh và được cho vào. Lão lôi ra hai chai rượu. Đại úy Green nghi ngờ hỏi :

    « Hãy khoan đã. Lão là dân Bỉ hay Đức ? »

    «Dĩ nhiên là dân Bỉ»

    Một binh sĩ Mỹ dấu hai chai rượu đi.

    Đại úy Green nói :

    «Cám ơn đã cho rượu cô-nhắc, nhưng chúng tôi đang đói bụng ».

    Lão Rupp ra khỏi phòng giam và trở lại bưng theo một khay to đựng tám đĩa đồ ăn, Trong lúc lão đang bê thêm sáu đĩa thức ăn nữa cho tù binh thì bị một sĩ quan SS tức tối chặn lão ta lại ngoài hành lang.

    «Bày trò gì đây ? »

    «À ! Cảc anh không cho họ ăn thì tôi cho họ ăn chứ sao ! ».

    Balbina, vợ lão Rupp bước vào khách sạn đúng lúc những lời qua tiếng lại lọt vào tai bà. Bà có dáng dẩp của một người dân Thụy Sĩ nhỏ người, cứng cỏi và cương quyết. Bà ta nhìn thẳng vào tên sĩ quan Đức, và nói :

    «Xem này, tôi là nhân viên Hồng thập tự Thụy Sĩ. Tôi có lệnh săn sóc mọi tù binh. Và họ phải được cho ăn uống tử tế ».

    Lão Rupp vội bưng khay thức ăn vào phòng giam tù binh, trong khi vợ lão còn lên giọng; xài xể nặng nề tên sĩ quan Đức.

    Đưa thức ăn cho đám tù binh xong, lão ra đứng canh chừng nơi cửa phòng và lén lút trao cho bọn lính Đức hết chai cô nhắc này đến chai kia, mà không kể gì đến cấp bậc của chúng. Bầu không khí trong khách sạn Moulin trở nên thân mật, vui vẻ. Lão Rupp biết rằng giông bão đã qua. Mười bốn tù binh Mỹ thế nào cũng sẽ được sống….
    maseo, tonkin2007, caonam_vOz1 người khác thích bài này.
  8. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    2.





    Buổi trưa hôm đó, số binh sĩ Mỹ đang bị bao vây trong vùng Schnee Eifel đã sa vào tinh trạng rối loạn.

    Đại tá George Descheneaux Jr, Trung đoàn Trưởng Trung đoàn 422 và là một trông các vị trung đoàn trưởng trẻ tuổi nhất trong quân đội,cũng không biết gì hơn cảc binh sĩ của ông. Kể từ những giờ đầu tiên địch mở cuộc tấn công, mọi liên lạc với sư đoàn đã trở nên thưa thớt.

    Lúc hai giờ trưa, Đại tá Descheneaux gọi dây nói cho vị Trung đoàn Trưởng Trung đoàn đóng bên cánh hữu của ông là Đại tá Charles Ca-vender. Vào lúc này, phương tiện liên lạc duy nhất của họ là chiếc điện thoại độc nhất này. Viện Đại tá trẻ tuổi Descheneaux hỏi :

    «Ông tính làm gì đây? »

    Đại tá Ca-vender, cựu chiến binh của Đệ Nhẩt thế chiến, trả lời là ông không biết chắc ông phải làm gì. Ông vừa nhận được lệnh của tướng Jones cách đây mấy giờ, là «Rút lui khỏi các vị trí hiện thời nếu như không thể chống trả nổi». Đại tá Descheneaux vẫn chưa nhận được lệnh nào cả, ông nói : « Thôi được, tôi cứ ở lì tại đây trừ khi có lệnh của sư đoàn ».

    Một thoáng im lặng bên kia đầu dây. Sau đó, Đại tá Ca-vender nói : « Tôi cũng thế »

    Tại St.Vith, một bầu không khí cận kề tai họa đang bao trùm trên bộ tư lệnh Sư đoàn 106. Tiếng ồn ào trong hành lang ngôi trường xây bằng đá đã dứt nhưng tiếng súng trường đì đùng nổ xa xa nghe khô và sắc vẫn vọng lại. Tướng Jones cùng tướng Clarke bước lên bậc thang chót của ngôi trường. Họ trông thấy những bóng nhỏ màu xám từ ven rừng quanh co kế cận bước ra. Tướng Jones, cằm bạnh ra, gương mặt đăm chiêu nhìn trừng trừng vào đám lính Đức về hướng Schnee Eifel. Ngoài đó, hai trung đoàn của ông đang bị kẹt, và cả thằng con trai của ông nữa. Đêm qua đáng lẽ ông đã phải lôi họ ra cho dù lệnh của tướng Midleton có thế nào chăng nữa. Thế nhưng ông vẫn phải tuân theo sự sắp đặt của ông tướng này. Và bây giờ thì trễ quá rồi. Tướng Jones chán nản nói với tướng Clarke :

    «Tôi cho xả láng chuyển này. Anh đảm nhận việc phòng thủ St. Vith nhé ! »

    Tướng Clarke biết rằng tướng Jones sẳp chơi cạn láng ; sư đoàn của ông bị tan tành trong vòng chưa đến hai ngày và có lẽ chức vụ của ông cũng tan theo. Trên hết là ông đang chịu nỗi đau lòng của một người cha. Tướng Clarke cũng có ba người con trai và ông ngán, không bao giờ cho con ông phục vụ cùng một đơn vị với ông. Tướng Clarke đáp :

    «Được rồi, tôi sẽ đảm nhận việc phòng thủ ».

    Thế đứng của St. Vith và cuộc tiến quân của Sư đoàn 7 Thiết giáp, cả hai đang đi đến chỗ tồi tệ hơn là tướng Clarke đã nghĩ. Hông trái hệ thống phòng thủ của thị trấn lủc này đang bỏ trống. Đại tá Mark Devine đã cho lệnh Trung đoàn 14 Kỵ binh rút lui một lần nữa mà không màng hỏi ý kiến tướng Jones. Suốt ngày không nổ một tiếng súng nào. Đoàn kỵ binh chỉ lo mỗi việc rút lui về hướng Tây, càng xa càng tốt. Thị trấn St. Vith, lúc này chỉ còn được một số binh sĩ công binh của Trung tá Rigg phòng thủ. Tinh hình chỉ còn biết trông cậy vào việc tiếp cứu từ các đơn vị của tướng Clarke là Trung đoàn B Thiết giáp.

    Còn cách Poteau một đoạn ngắn, Trung đoàn B Thiết giáp đang vật lộn với nạn kẹt xe trải dài 20 dặm trên con đường St.Vith – Vielsalm để tiến về hướng tây.

    Tại Vielsalm, Thiếu tá Don Boyer đang nộ khí xung thiên. Từ 2 giờ 5 trưa, ông bù đầu trong việc giải tỏa nạn kẹt xe, và chỉ còn biết đứng một chỗ để nghe ngóng tin tức. Đến 2 giờ 40, ông ta đành bó tay. Ông lái chiếc Jeep qua lại xung quanh đoàn thiết giáp của Trung đoàn B, rồi băng qua cánh đồng lầy chạy một khoảng bốn dặm về hướng đang giao tranh. Tại đây, ông được biết tướng Clarke đã cho lệnh Tiểu đoàn 31 Chiến xa phóng ra một cuộc tấn công vào phía tây thị trấn St. Vith trưa hôm đó. Bây giờ đã 3 giờ 15 trưa rồi và Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 31 Chiến xa đang vất vả với nạn kẹt xe để kéo đoàn xe của ông ra khỏi vùng đầy phân và bùn này.

    Thiếu tá Boyer xung phong đứng ra dọn đường. Ông chỉ huy một chiến xa 30 tấn chạy lên mặt đường, vừa chạy vừa vẫy tay la hét. Một khoảng trống dần dần hiện ra. Thấy một chiếc xe chở vũ khí không chịu tránh lối, Thiếu tá Boyer ra lệnh cho chiến xa đâm bừa vào. Chiếc xe chở vũ khí phải chạy xuống mương để tránh khỏi bị đụng nát.

    Chiếc chiến xa của Thiếu tá Boyer tiến được một trăm thước thì phải ngưng lại. Một chiếc xe chỉ huy của đám quân tháo chạy chở đầy sĩ quan cấp tá đang tìm cách chen vào một chỗ trống mà Thiếu tá Boyer vừa dọn xong. Boyer chặn ngang đầu chiếc xe đó : « Lui lại. Tôi cóc cần biết các ông là ai. Không có ai xớ rớ vào đây trừ khi đoàn xe có phận sự tiến ra mặt trận ».
    tonkin2007, hk111333caonam_vOz thích bài này.
  9. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Chiến xa và thiết giáp thuộc Trung đoàn B bò lên hướng St. Vith, binh sĩ bám theo hai bên đoàn xe, vừa đi vừa la lối để dọn đường cho đoàn xe chạy. Các binh sĩ này được lệnh «Không tuân lệnh bất kỳ sĩ quan nào, bất kể cấp bậc, trừ sĩ quan có mang phù hiệu Sư đoàn 7 Thiết giáp. Bất cứ ai cản lối, thiết giáp cứ việc cán chết bỏ !».

    Sau đó, đoàn chiến xa mở được con đường, trổng trải. Điều này, khiến Thiếu tá Boyer thấy mát dạ khi nghe tiếng động cơ xe của các binh sĩ Sư đoàn 7 nổ ròn, được thấy họ kéo nhau tiến đến St.Vith trong lớp bụi mờ. Họ đang dấn thân vào một trận chiến mà những đồng đội khác đang bỏ chạy !

    Một trung sĩ nhẩt nhảy ra khỏi chiếc Jeep của một đơn vị pháo binh đang tháo chạy về hậu cứ. Anh ta la lớn : «Tôi tình nguyện đi theo đoàn chiến xa này. Tôi vào quân đội để chiến đấu chứ không phải để tháo chạy». Viên trung sĩ trèo lên phía sau pháo tháp của một chiến xa đang tiến về hướng mặt trận. Một binh sĩ trên chiến xa nói : «Chào xếp, xếp đã gia nhập hàng ngũ Sư đoàn 7 rồi đó».

    Tại St. Vith, tướng Bruce Clarke vẫn còn nằm chờ. Kể từ khi đảm nhận trọng trách phòng thủ thị trấn do tướng Jones giao lại hai tiếng đồng hồ trước, ông biết rằng nếu vài phút nữa Trung đoàn B Thiết giáp và các đơn vị khác của Sư đoàn 7 Thiết giáp tiếp viện không đến kịp thì thị trấn này sẽ không còn gì nhọc côngphòng thủ nữa.

    Một binh sĩ đưa tin chạy vào văn phòng tướng Clarke trên tầng nhất của ngôi trường và báo cáo rằng ngã tư nằm cách một trăm thước về hướng tây đang ở trong tình trạng tắc nghẽn giao thông một cách tuyệt vọng. Viên sĩ quan kiểm soát lưu thông của tướng Clarke đã bị các sĩ quan cao cấp đang tháo chạy về hậu cứ cho ra rìa. Trong vòng vài phút, đícb thân tướng Clarke đã xuất hiện tại ngã tư và chẳng bao lâu sau, ông đã dàn xếp xong sự hỗn loạn lưu thông. Con đường dẫn đến hướng tây đã được giải tỏa.

    Khi bóng tối bao trùm, tiếng súng từ hướng tây nổ mỗi lúc mỗi lớn. Thật khó biết được toán lính công binh của Trung tá Rigg còn đủ sức cầm cự trong bao lâu nữa? Sư đoàn 7 ở đâu mà không thấy tăm hơi nào cả?

    Viên tài xế của ông chợt reo lên : «Họ kia rồi !».

    Chỗ khúc quẹo hướng tây, một chiếc dính đầy bùn đang chạy dẫn đầu một chiến xa Sherman có vẻ nóng nực và dơ bẩn. Tướng Clarke ra lệnh cho vị chỉ huy chiến xa : «Chạy vào con đường Schonbe theo hướng tây cho đến khi gặp được lực lượng công binh».

    Ít phút sau đó. Ba chiếc Sherman bò xuống ngọn đồi phía tây thị trấn. Bên ngoài bầu trời lờ mờ tối. Đột nhiên, một chiến xa Panther Đức hiện ra. Phát đạn đầu của chiến xa Đức không trúng mực tiêu. Chiếc Sherman chạy đầu xoay pháo tháp và khai hỏa. Chiến xa Đức trúng đạn bốc cháy. Những chiếc khác ở phía sau quay đầu lủi mất.

    Sư đoàn 7 Thiết giáp đã khởi sự phòng thủ thị trẩn St.Vith.

    Hướng tây thị trấn. Tướng Clarke còn phải lo điều khiển xe cộ lưu thông ; sắp đặt vị trí cho đám binh sĩ khi họ đổ xô chạy vào. Toán B của Trung đội Tiền sát 87 đã được chỉ định trấn giữ phía bắc để che chở công binh. Đại đội B của Tiểu đoàn 25 Bộ binh Tùng thiết được đưa xuống mặt nam thị trấn. Tướng Clarke đã thiết lập một khu vực phòng thủ lưu động giữa Manteuffel và St. Vith.

    Trong thị trấn, sĩ quan và binh sĩ của Trung đoàn B Thiết giáp bắt đầu chiếm đóng ngôi trường học. Một hạ sĩ quan thuộc Sư đoàn 7 Thiểt giáp và một trung sĩ Sư đoàn 106, đồ ngủ cuộn tròn đeo trên vai, đụng đầu nhau trên thang lầu.

    «Cảc anh bị lộn xộn gì vậy ?»

    Tên trung sĩ bộ binh đáp :

    «Bộ mày không biết tụi Đức ở ngay bên ven thị trẩn sao ?»

    «Biết chứ. Nhưng này ông bạn, tụi này đã vượt 65 dặm đường không phải chỉ để quay đâu bỏ chạy đâu!»

    Trời tối đen khi Thiếu tá Don Boyer tiển đến gần vùng ngoại ô về hưởng tây St.Vith. Suốt buổi trưa ông đã lo việc đốc thúc chiến xa ra mặt trận và gây gổ với một số sĩ quan cao cấp Mỹ đang tháo chạy về hậu cứ.Lúc này, ông đang hướng dẫn đại đội sau cùng tiến về thị trấn.

    Ngoài ven thị trấn St.Vith, Thiếu tá Boyer chui ra khỏi chiếc Jeep, tiến đển đoàn xe để lập lại cho binh sĩ thuộc quyền lệnh của ông : «Bất cứ ai lộn xộn cản lối...» thường khi nói đến đây ông im lặng cho binh sĩ trên chiến xa hô to tiếp mệnh lệnh của ông. «..Cứ cán bừa lên đồ chó đẻ đó !».Khi ông vẫy tay cho đoàn chiến xa tiến lên, một chiến xa hạng nhẹ chạy qua, giây xích móc vào quần ông làm rách một khoảng lớn đến mông.

    Đoàn chiến xa nhỏ nhoi bò trong bóng đêm mù mịt, gian khổ, qua hàng dặm để tiến vào St.Vith. Khi xe chạv đến gần một ngôi giáo đường vĩ đại trang nghiêm, Boyer nhảy xuống đường. Một tiếng sủng nổ nghe ngọt sớt, đầu đạn vèo qua tai ông. Ông phóng mìnb úp mặt xuống đống bùn. Ông nhận ra một gương mặt nhợt nhạt trong cánh cửa sổ tầng lầu nhì căn nhà bên kia đường. Hắn chính là thằng khốn nạn bắn lén !

    Thiếu tá Boyer cho gọi một tay súng xung phong diệt khẩu đại liên 50 ly bắn lén đó.. Chỉ một tích tắc, kẻ bắn lén gục xuống thành cửa sổ rồi rơi xuống mặt đường.

    Sau đó, một chiếc xe mô tô từ hướng bắc chạy xuống con đường và dừng lại gần Thiếu tá Boyer. Một quân cảnh, gương mặt nhuộm máu và quân phục nhàu nát, lảo đảo đi lại phía ông. Thiểu tá Boyer nhận ra anh ta là quân cảnh trong đoàn xe mô tô hộ tống, của Đại táMatthews. Tên quân cảnh thều thào sợ hãi :

    «Bị phục kích. Trên con đường cảch đâyhai dặm. Chúng tôi đâm đại vào đội hình củabọn Đức ».


    Thiếu tá Boyer khó mà tin được những gì đã nghe thấy. Không chỉ bị thiêt mất một vị tham mưu trưởng, mà hướng bắc St.Vith còn bị cắt rời ra từng đoạn.

    Thêm một tin chẳng lành nữa mà Thiếu tá Boyer không được biết là St.Vith còn bị Sư đoàn 2 Panzer của tướng Manteuffel đánh tan tành ở hướng nam.
    caonam_vOz, gaume1, hk1113331 người khác thích bài này.
  10. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927

    3.






    Tướng Đức Baron Hasso von Manteuffel quyết ở lại ngủ đêm với quân đoàn cánh hữu của ông, vì ông không mấy hài lòng với cuộc tiến quân vào St.Vith đã diễn ra một cách chậm chạp như thế. Thực ra, thị trấn đã bị quân Đức cô lập cả hai mặt bắc và nam, nhưng như thể chưa đủ. Bởi vì đối với thị trấn St.Vith, Hitler đã ra nghiêm lệnh là phải chiếm với bất cứ giá nào. Lý do vì năm trục lộ quan trọng từ trong thị trấn đổ ra như năm cày căm trong một bánh xe. Hơn nữa, thị trấn là trung tâm các đường xe hỏa duy nhất nằm về hướng tây sông Rhine có khả năng yểm trợ cho bước tiến quân của Sư đoàn 5 Thiết giáp Đức.

    Tướng Manteuffel chọn nơi nghỉ đêm của ông tại Schonberg trong Bộ Tư lệnh Sư đoàn 18 Xung kích. Sự có mặt của ông có thể làm tăng sức mạnh cho cuộc tấn công của họ vào sáng sớm mai.

    Khoảng giữa khuya, Manteuffel khoác áo khoác ngoài, rời doanh trại. Ông dừng lại bên ngoài trong chốc lát.. Xe cộ chạy qua mặt ông quá đông đến nỗi ông phải đi thật nhanh mới qua đường được. Ông băng qua một cánh đồng đến Bộ chỉ huy Sư đoàn 18 Xung kích.

    Mải lo suy nghĩ, tướng Manteuffel đã đụng nhằm một người bộ hành khác cũng nhỏ người như ông. Người đó là thống chế Model.

    «Chào Thống chế»

    Model nói :

    «Hiller muôn năm ! Tình hình của anh ra sao hả Baron ?»

    «Hầu như êm đẹp hoàn toàn».

    «Vậy à ? Tôi có cảm tưởng anh đã chậm trễ, nhất là tại khu vực St. Vith »

    «Đúng, nhưng chúng tôi sẽ chiếm thị trấn này vào ngày mai ».

    «Tôi mong được như thế. Và để giúp chiếm thị trấn đó nhanh chóng hơn vào ngày mai, tôi sẽ cho anh sử dụng Lữ đoàn Hộ tống Hitler ».

    Tướng Manteuffel lưỡng lự. Ông đã có kế hoạch dùng Lữ đoàn Hộ tống Hitler, một lữ đoàn thiết giáp ưu tú, để thọc về phía tây. Nhưng Thống chế Model có một quan điểm riêng : đánh sớm, khỏe sớm, dùng tổi đa lực lượng để dứt điểm cho một mục tiêu.

    Model gằn giọng : « Không đồng ý ? »

    «Thưa không »

    Hai vị tướng lãnh sánh vai bước trên một khoảng đường ngắn. Tình bạn giữa hai người thật lạ nhưng không kém tốt đẹp. TướngManteuffel kính nể Thống chế Model về tài chỉ huy và chức yụ. Ngược lại, Model cùng tỏ ra nể nang Manteuffel không kém. Tuy nhiên, giữa haỉ người có sự khác biệt ; Thống chế Model có vẻ lạnh lùng, thận trọng và xa lạ. Tình bạn giữa họ không có gì đằm thắm lắm ; chỉ vì họ đều là những vị chỉ huy sát vai nhau trong cùng một cuộc chiến.

    Tướng Manteuffel nỏi :

    «Mình chia tay tại đây, chúc Thống chế ngủ ngon».

    «Và chúc anh may mắn vào ngày mai ».

    Tại Manderfeld, hàng dặm về hướng Bắc, tướng Sepp Dietrich đang đập bàn và dọa áp dụng kỷ luật với với năm vị tư lệnh sư đoàn. Ông không thấy vui dạ về bước tiến của các đoàn quân của ông. Sư đoàn 12 Panzer SS được lệnh phải tiến đến sông Meusse, nhưng sư đoàn này bị ngăn lại trước hai ngôi làng giảp nhau là làng Rocherath và Krinkelt. Và khi Trung tá Peiper đã vượt qua làng Ligneuville, lực lượng còn lại của Sư đoàn SS Panzer còn đang lục đục mãi tuốt phía sau.

    Nổi cơn thịnh nộ, tướng Dietrich ra lệnh Sư đoàn 12 Panzer phải chọc thủng bằng mọi giá vào ngày hôm sau. Nhưng ông tướng Đức này lại không trình bày tỉ mỉ cho vị tư lệnh sư đoàn biết làm cách nào để chọc thủng được địch. Thế là, cuộc cãi vã bùng nổ !

    Trung tá Otto Skorzeny chăm chú nghe các lời tranh luận, bào chữa, đe dọa của các ông đơn vị trưởng với nhau. Sau cùng, ông ta bắt đầu cất cao giọng, và nói :

    «Vì cuộc hành quân “Grief” không mong gì thành công nếu không thực hiện được một cuộc chọc thủng phòng tuyến địch một cách đại qui mô. Bây giờ, rõ ràng việc này đã không thực hiện được, tôi đề nghị dùng ba chiến đoàn của cuộc hành quân “Grief” vào các cuộc hành quân của quý vị, như thế hữu ích hơn».

    Lời đề nghị của Skornezy được miễn cưỡng chấp thuận.

    Dĩ nhiên, Trung tá Skorzeny không thể biết rằng, bảy chiếc xe jeep chất đầy binh sĩ dù trong bộ quân phục Mỹ đang thực sự thực hiện công tác phá hoại. Một toán trưởng một toán nọ đã làm lạc đường một trung đoàn Mỹ, trong khi đó đồng bọn của hắn đang lo đổi bảng hiệu đơn vị và dựt đứt các đường dây điện thoại của Mỹ. Một toán khác bị đoàn xe Mỹ chặn lại hỏi thăm tin tức đã đặt chuyện đè hù họ đến nỗi đoàn xe Mỹ hết hồn rút lui có trật tự. Một toán khác đã cắt đứt các đường giây điện thoại nối liền Bộ chỉ huy của tướng Hodges với tướng Bradley.

    Nhưng một công tác phá hoại vĩ đại nhất của họ đã bị quân Mỹ phá được. Đó là khi bốn tên lính Đức giả quân Mỹ cung khai nhiệm vụ của họ cho một sĩ quan tình báo Mỹ, tin tức do họ cung khai được nhanh chóng loan trên làn sóng, rằng hàng ngàn lính Đức trong bộ quân phục Mỹ đang hoạt động sau phòng tuyến Mỹ. Lập tức nguồn tin mới này được phối kiểm với nhiều báo cáo về sự xuất hiện của lính dù Đức ; quân dù của Trung tá Heydte đã được rải ra nằm rải rác trong một khu vực rất rộng đến nỗi khiến quân Mỹ đã tin rằng có ít nhất một sư đoàn đù đã được thả xuống.

    Hai thẩt bại của quân Dức đã tạo một thành quả ghê gớm. Giấc mơ gieo rắc hỗn loạn và khủng khiếp cho quân Mỹ của Hitler còn có thể thực hiện được.
    caonam_vOz, gaume1, tonkin20071 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này