1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Battle of the Bulge - Trận chiến trong Thành phố

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi huytop, 31/05/2016.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927



    4.





    Giữa chiều tổi, kế hoạch phòng thủ của tướng Hodges tung ra trên đỉnh Elseborg nhằm ngăn chặn cơ mưu một cuộc tràn lên hướng Bắc của Đức đang bắt đầu thành hình. Sư đoàn 1 đã đến Butgenbach trước toán quân Đức chỉ một thời gian ngắn và đã đào được các giao thông hào tại đó.

    Đông bắc Butgenbach, trong khi công binh đang hùng hục nối dài hệ thống phòng thủ đỉnh Elsenborg, các binh sĩ thuộc Sư đoàn 99 còn sống sót, vẻ kinh hoàng mệt mỏi, lủi thủi mò về.

    Các binh sĩ này, sau khi chống trả kế hoạch tiến quân của tướng Dietrich ờ phía trước hai ngôi làng Krinkelt và Rocherath, đã rút trở vào hai làng này trưa hôm đó. Tại đây, họ được quân cảnh của Sư đoàn 2 hướng dẫn trở về nơi an toàn.

    Trước lúc hoàng hôn phủ xuống, trên các con đường trong hai ngôi làng vẫn còn đông nghẹt binh sĩ của Sư đoàn 99 đang cố lui về hướng tây cùng với các đơn vị của Sư đoàn 2 đang cố thiết lập một tuyến phòng thủ tạm thời hòng ngăn chặn quân Đức.

    Khi bóng hoàng hôn buông xuống, một tiểu đoàn thuộc Sư đoàn 2 do Trung tá Frank Mildren chỉ huy đang tiến vào lấp một khoảng trống qua lại giữa hai tiểu đoàn khác cũng thuộc Sư đoàn 2 đóng tại làng Krinkelt.

    Binh sĩ của Trung tá Mildren tỏ vẻ bất mãn. Hôm qua họ đã đánh chiếm ngã tư huyết mạch Wahlerscheid. Hôm nay họ được lệnh quay trở lại và phải bỏ thành lũy mà họ đã đổ nhiều máu mới chiếm được.

    Khi họ kéo nhau về phía nam, những gói quà Giáng sinh treo lơ lửng bên thắt lưng ; họ vừa đi vừa thắc mắc không biết có còn quyết định ngu xuẩn nào mang đến cho họ nữa không.

    Một chiếc xì-cút Đức của Sư đoàn 277 Xung Kích núp trong khu rừng rình họ đi qua. Đối với các chú lính Đức, đám lính Mỹ này trông có vẻ như những anh chàng phát thư hơn là các chiến sĩ.

    Nhưng bây giờ, vào lúc bóng dáng của hai ngôi làng KrinkeltvàRocherath hiện ra lờ mờ trong thứ ánh sáng nhá nhem, những người giống mấy anh phát thư này, bỗng trở thành những chiến sĩ đầy cảnh giác. Một tin đồn lan đến các phòng tuyến rằng giao tranh dữ dội đã bộc phát về hướng nam và có lẽ họ phải rút vào trong hai ngôi làng này.

    Trên trời mây giăng đen kịt. Qua những cánh đồng nhấp nhô, bóng dáng của hai ngôi làng- làng Rocherath hướng bắc, làng Krinkelt hướng nam — có thể nhìn thấy rõ qua những làn sương mỏng bám là đà trên mặt tuyết.

    Binh sĩ của Trung tá Mildren được lệnh đào hố cá nhân gần ngôi giáo đường đẹp đẽ trong làng và ông đã phái người phụ tá của ông đi thám sát. Trời tối đến thế này mà đi thám sát khác nào thầy bói xem voi !

    Thình lình, một hàng rào hỏa lực ào tới, không một dấu hiệu báo trước. Nhiều quân xa phát hỏa và lật nhào vào các đội hình binh sĩ. Xe jeep và xe chở vũ khí chạy ào ào xuống ruộng. Binh lính đều bò lê bò càng trong khi đạn súng cối rơi nổ thật chính xác vào giữa vị trí của họ. Sau đó là tiếng rít của hỏa tiễn nổ ran như tiếp tay cho cuộc tàn sát. Trung tá Mildren gọi to cho viên phụ tá của ông :
    «Aringdale, mang hậu quân lên. Tôi sắp bò lên với tiền quân đây ! »

    Đại úy Aringdale vừa chồm lên đã hứng trọn một loạt đạn vào người. Ông được lôi xuống đường mương. Một binh sĩ vụng về băng bó vết thương ở nơi ngực cho ông.

    Vào đêm 15 tháng Chạp vừa qua, Đại úy Aringdale đã nói đùa với bạn ông là Trung úy Jesse Morrow rằng ngày mai ông sẽ từ giã cõi đời. Ông chỉ nói sai có một ngày.

    Trung tá Mildren cắm đầu chạy lên giữa những tiếng kêu la của binh sĩ và tiếng súng liên thanh nhả lửa. Ông phải bò vào làng Krinkelt để xem tình hình ra sao.

    Một quả đạn rớt xuống, tung ông lên. Ông cố gắng đứng dậy, băng qua những con đường nối liền với làng Krinkelt. Ông đưa mắt vô vọng tìm viên phụ tá của ông. Một sự hỗn loạn đang diễn ra trên các nẻo đường. Binh sĩ chạy lộn xộn, người xách súng, người tay không, đang từ cánh đồng chạy đổ xô vào làng Krinkelt. Những ánh sáng lóe lên từ hướng tây, mỗi ánh sáng léo lên kèm theo một tiếng nổ chát chúa. Tiếng súng đại liên ồ ạt nổi lên từ trong cánh rừng nằm bên ngoài ngôi làng.

    Mười lăm phút sau, Trung tá Mildren tìm ra được Bộ chỉ huy trung đoàn đóng ngoài làng Krinkelt về hướng nam. Ông hỏi :
    «Chúa ơi ! Chuyện gì thế ?»

    Vị sĩ quan phụ tá thuộc Trung đoàn 38 chỉ cho ông các vị trí mà ông được lệnh dàn quân nơi mặt tiền làng Krinkelt.
    «Nhưng đơn vị nào ở bên trái của tôi ? Ai ở bên tay phải ?»

    Không ai biết cả. Và cũng không có ai biết địch từ đâu bắn tới.

    Quân Đức đang nằm trong cánh rừng hướng đông bắn ra.

    Chiến tuyến của binh sĩ sống sót thuộc Sư đoàn 99 cũng nằm trong tình trạng tương tự. Từng toán lớn, toán nhỏ ; đám quân này vất và bò qua những đống tuyết trơn trượt, để tìm cho bằng được nơi ẩn náu. Họ phải bám víu vào giây đạn của nhau để mò mẫm trong bóng tối cho khỏi lạc. Vào lúc này, các tiểu đội súng cối đã quăng cả nòng súng, bàn tiếp hậu lẫn đạn dược cho nhẹ thân. Mọi người, không ai còn thiết gì đến món quà Giáng sinh, những khẩu phần tác chiến đem theo nữa. Nhiều binh sĩ đã nhận ra rằng họ lạc phương hướng, không biết đi đâu ! Kẻ hướng đông, người hướng tây. Mỗi tiếng động là cả một sự sợ hãi, vi họ biết quân Đức đã hiện diện tứ bề.

    Khi đã quá mệt mỏi không còn sức đi tiếp nữa, họ nằm xuống ngủ trên mặt tuyết hay các hố cá nhân. Tuy nhiên, không ai tài nào yên giấc được vì đói và lạnh. Họ mong cho mau sáng, nhưng họ lại sợ hãi ánh sáng hơn bất cứ thứ gì !

    Nhiều binh sĩ cảm thấy sự tháo chạy của họ là một điều tội lỗi. Họ không có tội chi cả. Những đám quân non nớt này đã cầm chân được Sư đoàn 12 SS Panzer hùng hậu của Đức cả một ngày rưỡi. Họ không biết điều này, song phận sự của họ đã làm xong. Kể từ giờ trở đi, các cựu chiến binh của Sư đoàn 2 sẽ gánh nặng.
    tonkin2007, gaume1, caonam_vOz1 người khác thích bài này.
  2. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Đêm khuya mang sương mù đển, nhưng không phải mang sự nghỉ ngơi cho các binh sĩ của Sư đoàn 2 đang phòng thủ tại hai ngôi làng giáp nhau. Tại phía đông làng Rocherath, Trung tá William Mc Kinley — cháu Tổng Thống Mỹ — đang thanh sát phòng tuyến. Tướng Robertson đã đặt tiểu đoàn của Trung tá Mc Kinley nằm trên một gò đất trông xuống trục lộ chính ở hướng đông với lời cảnh cáo ià nếu tiểu đoàn không cầm cự cho đến khi phòng tuyến đỉnh Elsenborn thiết lập xong xuôi, thì cả quân đoàn có thể bị quét sạch.

    Khoảng 8 giờ 30 tối, ba chiến xa khổng lồ của Đức chui ra khỏi đám sương mù và chạy qua chốt cản đường của Trung tá McKinley gồm một trung đội bộ binh phụ trách, trước khi mọi người kịp nhận ra chúng là chiến xa Đức. Chẳng bao lâu, ba chiến xa này rầm rộ chạy vào làng Rocherath.

    Nửa giờ sau, thêm nhiều chiến xa Đức mò lên con lộ nhưng lần này thì binh sĩ cùa Trung tá McKinley sẵn sàng tiếp đón. Hai chiến xa Đức chạy đầu trúng phải mìn. Hai chiến xa chạy kế tách khỏi con lộ và đã biến thành mồi ngon cho súng Ba-zô-ka. Trong khi bộ binh Đức náo loạn hàng ngũ, pháo binh Mỹ nhả đạn lên con lộ. Đụng nhằm một sức đề kháng quá hung hãn - theo tình báo Đức đã cho họ biết là Sư đoàn còn xa tít mãi hậu cứ — những chiến xa Đức phải mở đường máu chạy trốn.

    Nhưng rồi, quân Đức tái tổ chức để mở một cuộc tấn công mới, phối hợp giữa chiến xa và bộ binh. Phòng tuyến đầy hố cá nhân của Trung tá McKinley bị chiến xa địch bừa lên cày nát. Khi chiến xa Đức đâm đầu vào tuyến phòng thủ cuối, ông mới vội gọi mảy cầu cứu.

    Trong ba phút, bảy tiểu đoàn pháo binh vừa được thiết lập trên đỉnh Elsenborn, nã đạn vào khu vực trục lộ. Nhiều chiển xa Đức tháo lui về hướng tây.

    Nhưng sau đó, hàng đoàn chiến xa Panzer và Tiger cùng hàng trăm bộ binh tùng thiết Đức hướng mũi dùi về phía nam dưới màn sương dày đặc.

    Chẳng bao lâu, ba chiến xa Đức chạy đầu tiến đến làng Krinkelt, dừng lại trước ngôi giáo đường trang nghiêm trong khi bộ binh gây ra nhiều đám cháy lớn. Các ngọn lửa – dấu hiệu cho pháo binh— cháy cao ngọn. Các chiến xa Đức chạy xung quanh thị trấn, qua các con đường sáng chói lửa đạn.

    Trung tá Frank Mildren, từng giữ ngã tư huyết mạch lúc trước, còn đang lo tìm toán quân tiền thám của ông. Khoảng 9 giờ 30 tối, cuối cùng tại ngã ba phía đông giáo đường của làng Krinkelt, ông nhận ra một dáng người to lớn quen thuộc, đó là vị sĩ quan phụ tá của ông. Anh ta nói :

    «Gặp Trung tá tôi mừng quá».

    «Chuyện gì xảy ra ? »

    «Vừa tiến đến vị trí nơi mặt tiền ngôi làng, Đại đội A đã đụng phải địch, và một trận thư hùng quyết liệt xảy ra ».

    Trung tá Mildren hỏi :

    «Anh xỉa Đại đội A nằm tại đâu ?»

    «Tôi cho họ nằm trong nhà dân ngoài làng, dính liền với Tiểu đoàn 3».

    «Bộ chỉ huy tiểu đoàn đặt ở đâu ?»

    «Gần giáo đường — một ngôi nhà vừa là tư gia vừa là lò thịt !».

    Hai người hối hả đi về hướng giáo đường, một Thiếu úy trẻ tuổi từ Đại đội B chạy dọc theo con đường, không mang theo súng mà cũng không có cả nón sắt. Vị sĩ quan phu tá bước ra chặn hắn lại. Tên Thiếu úy đôi mắt thao láo, đầy kinh hoàng nói :
    «Chiến xa ! Chiến xa vượt qua trước khi chúng tôi kịp đào hố cá nhân. Chiến xa và bộ binh tùng thiết vượt qua rào cản bằng cây của chúng tôi».

    Vị sĩ quan phụ tá lắc mạnh vai tên Thiếu úy :

    «Câm lại đi».

    «Chết hết ! Trung đội tôi không còn một mống !»

    Trung tá Mildren nhìn về hướng đông. Nơi đó có vẻ yên tĩnh và ông quyết đoán rằng anh chàng Thiếu úy này cũng chẳng khác gì mấy chú tân binh. Vài phát súng đã làm hắn sợ đến độ phát hoảng mà thôi.

    «Trở lại tìm trung đội của anh đi »

    «Nhưng họ đều chết cả. Chỉ mình tôi còn sống sót »

    «Trở lại tìm trung đội của anh. Mau !». Trung tá Mildren lập lại lời nói bằng giọng ôn tồn như trước.

    Lập tức viên Thiếu úy trẻ bình tĩnh trở lại : «Tuân lệnh Trung tá», anh ta nói khẽ rồi quay về hướng tây, hướng ra mặt trận.

    Trung tá Mildren bước vội vào bộ chỉ huy mới của ông.Sĩ quan hành quân báo cáo :
    «Tình hình quá căng thẳng. Tôi không liên lạc được với Đại đội B hay C nữa. Chỉ riêng mỗi Đại đội A là nằm yên tại vị trí hướngđông 2 cây số».

    Một binh sĩ chạy tin cho Trung tá Mildren biết là Tiểu đoàn 2 đã sát nhập với số quân còn lại của Đại đội C. Sau đó, một binh sĩ chạy tin khác đến cho hay một đoàn mười hai chiến xa Đức đã hốt trọn ổ Đại đội B, trong khi họ đang đào hố cá nhân trên mặt đất đông cứng. Đoàn chiến xa đã bừa lên họ và quạt bằng súng máy. Họ chỉ còn khoảng một Trung đội. Trung tá Mildren tím mặt. Viên Thiếu úy trẻ tuổi lúc nãy đã tỏ ra hoang mang cũng không có gì là quá đáng.

    Sau cùng, cả Tiểu đoàn gom từng mảnh lại. Trung tá Mildren tổng kết :
    «Đại đội B thiệt ại nặng nề. Tiểu đoàn 2 chỉ còn lại quân số của Đại đội C. Như thế, quân số tổng cộng của chúng ta là một đại đội, một trung đội đại liên và vài khẩu cối. Phòng tuyến của chúng ta lủng một lỗ lớn và hiện tại chúng ta đang an tọa phía sau nguy biến đúng 2 cây số ».

    Một Thiếu úy mới, rẩt trẻ, dõng dạc nói:
    « Cánh phải chúng ta vẫn còn bắt tay vớiTiểu đoàn 3 kia mà ».


    «Phải, và bên trái chúng ta bắt tay được với bọn Đức », Trung tá Mildren tiếp tục.

    Mọi người đều yên lặng. Đêm nay sẽ là một đêm kinh hoàng.

    Trong khi đó, Trung úy Jesse Morrow, sĩ quan truyền tin của Trung tá Mildren, đang cố cho giăng các đường dây điện thoại xuống các đại đội. Trung úy Morrow, Trung sĩ Huziger, và Trung sĩ Cutter vừa rời khỏi Đại đội A và đang dùng ngả tắt băng qua cánh đồng, vừa đúng lúc đại liên địch khạc đạn. Trung sĩ Huziger ngã nhoài trên mặt tuyểt. «Tôi lãnh đủ rồi !» Anh ta nhăn nhó.

    Đại liên tiếp tục cày nát khu vực đó, hẩt tung những mảng tuyết lên cao. Trung sĩ Huziger nặng quá, Morrow vác không nổi phải kéo lê anh ta tới một chuồng thủ. Morrow bảoCutter :
    «Đi tìm y tá ! Mang theo cả băng ca nữa».

    Một phút sau. Morrow nghe tiếng nói chuyện của lính Đức. Anh kéo vội Huzinger ra phía sau chuồng thú, nẳm dựa sau bức tường. Tiếng nói chuyện của bọn Đức lớn dần. Một phát súng nổ vang bên trong chuồng thú, đầu đạn soi thủng bức tường. Một tên trong bọn chạm phải cánh tay của Trung úy Morrow, nhưng gã chẳng hay biết gì. Sau đó, tiếng chân bước xa dần rồi biến mất trên mặt tuyết.

    Trong bóng tối, Trung úy Morrow đưa tay vào trong áo Huzinger, sờ lên ngực anh ta. Tay Morrow chạm phải vết thương tròn, to và ướt máu. Morrow lắng nghe nhịp tim đập ; Quả tim đầy những xôn xao trần thế của Huzinger đã ngưng đập mất rồi !

    Trung sĩ Cutter trở lại với viên y tá. Morrow nói:
    «Tôi muốn anh xem lại coi, nhưng tôi nghĩ là hắn chết rồi ».

    Viên y tá nghe mạch của Huzinger, sau đó không nói một lời, gã tháo chiếc thẻ bài của Hunzinger ra. Morrow đứng bật dậy. Mối uất hận bỗng trào lên họng và bắn ra ngoài bằng một tiếng chửi rủa tục tằn.....
    caonam_vOz, tonkin2007, gaume11 người khác thích bài này.
  3. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927




    6. KẾT LIỄU TẠI CLERVAUX

    17 tháng Chạp năm 1944




    1.



    Mặt trận Ardennes vào đêm 17 tháng chạp diễn ra trong năm thị trấn.

    Hai ngôi làng Krinkelt và Rocherath nẳm giáp nhau bên bờ một cuộc tấn công ghê gớm ; thị trấn kỹ nghệ Stavelot nằm trên ngọn đồi là mục tiêu đầu tiên cho sáng hôm sau của Trung tá Peiper ; và thị trấn âu sầu, bẩn thỉu St.Vith đang bị đe dọa tứ bề.

    Nơi bộc phát cuộc giao tranh dữ dội nhất trong ngày của mặt trận Ardennes xảy ra tại và gần thị trấn xinh đẹp Clervaux của Luxembourg, một thị trấn có tầm quan trọng ngang bốn thị trấn của Belgium.

    Thị trẩn Clervaux có tầm quan trọng vì nó là chướng ngại chính của đoàn chiến xa Đức tiến đến Bastogne của tướng Menteuffel. Nó là chướng ngại và cũng là vị trí chiến lược đặc biệt trên lộ trình Đức — Bastogne.

    Trục lộ chiến lược này. sau khi băng ngang sông Our, tại Dasburg, chạy dài 8 dặm về hướng tây qua vùng núi non rất hữu tình. Thẳng vê phía trước là một thung lũng nhỏ chạy quanh thị trấn Clervaux, nổi bật với một tòa lâu đài thời trung cổ rêu phủ tiêu điều.

    Con đường dẫn đến tòa lâu đài và thị trấn phải đổ dốc khoảng một dặm, chạy vòng quanh ba khúc quẹo gắt có hình cái kẹp tóc.

    Dưới chân đồi, con đường băng qua một dòng sông nhỏ. Qua sông, nó chạy về hướng đông và gần cuối con đường, nhô ra nhữngcửa tiệm, nhà cửa, khách sạn của thị trấn Clervaux ; và tòa lâu đài khổng lồ có nhiều tháp nhỏ xưa hàng tám trăm năm nằm chễm chệ.

    Qua khu phố, con đường lại chạy về hướng tây. Quãng một dặm, sau đó, con đường bất thần leo lên một ngọn đồi dốc đứng. Nơi đây, một cảnh trí mát mẻ khác hiện ra : một vùng đất nhấp nhô chạy dài mãi đến Bastogne — vùug mơ ước của chiến xa Đức.

    Rạng đông ngày 17 tháng Chạp, hàng trăm binh sĩ thiết giáp Đức trong bộ áo khoác ngoài bằng da đang ngồi nôn nóng trên các cỗ chiến xa Panther và Tiger chỉ cách thị trấn Clervaux vài dặm đông. Theo thời gian biểu, thị trấn Clervaux phải rơi vào tay họ trước buổi trưa.

    Rạng đông trong thị trấn Clervaux, trời trở lạnh, ảm đạm và đầy không khí đe dọa. Tại Bộ chỉ huy Trung đoàn 110 đặt tại khách cạn Claravallis, Đại tá Hurley Fuller suýt xoa với thời tiết bên ngoài, ông vừa lãnh đủ một cơn lốc của địch. Tiểu đoàn 2 đóng dọc một dặm hướng đông của Clervaux đang bị một trung đoàn bộ binh Đức vùi hoa dập liễu. Cuộc phản công mà ông định phóng ra vào lúc 8 giờ sáng nhằm giải tỏa những điểm kiên cố trong vùng về hướng đông đã coi như vô vọng. Và ông đã gọi máy cho tướng Norman Cota, Bộ tư lệnh Sư đoàn 28 đặt tại Wilz. Tướng Cota đã hứa gửi chiến xa đến tăng cường.

    Nhiều tin tức báo động mỗi lúc một dồn dập bay về. Quân Đức đã chiếm được khách sạn ngang qua con sông nhỏ và đang nã đại liên vào tòa lâu đài, nơi đóng quân của 200 binh sĩ Mỹ gồm toàn đầu bếp, thợ làm bánh, thư ký, biệt đoàn văn nghệ và quân cảnh. Nếu tòa lâu đài thất thủ, toán quân nằm ngoài thị trấn, về hướng đông, sẽ bị cắt đứt liên lạc với hậu cứ.

    Tuy nhiên, Đại tá Fuller không tỏ ra lo lắng nhiều cho tòa lâu đài khốn đốn này. Ông ra lệnh cho binh sĩ phải giữ vững vị trí bằng mọi giá ; ông chỉ mong vào sự cố gắng tối đa của các binh sĩ, và chính sự cố gắng đó thường làm nên chuyện. Binh sĩ của ông tuy có vài kẻ phát rét và không ưa ông, nhưng đa số đều đặt hết tin tưởng nơi tài điều binh của ông.

    Đại tá Fuller thích như vậy. Là cựu chiến binh Đệ nhất thế chiển, ông không hề thích nổi tiếng với binh sĩ và ông đã tỏ ra thẳng thắn với nhiều sĩ quan cao cấp trong việc chạy lên sao. Khinh bỉ các sinh hoạt chánh trị trong quân đội, nhưng ông lại là một nhà trí thức hoàn toàn. Nhà trí thức đó hiện giờ ý thức rất rõ về cái gánh nặng trên vai mình : Ngăn chặn một cuộc tiến quân vô cùng trọngyếu của địch từ hướng Đông tới.

    Để nắm phần chủ dộng, Đại tá Fuller ra lệnh cho một trung đội chiến xa trừ bị nằm gần làng Munshausen chở theo bộ binh giải tỏa làng Marnach, nằm trên cao vài dặm đông, thị trấn Clervaux.

    Ông không thấy chiến xa tiếp viện, như lời tướng Goto đã hứa. Không có viện binh, ông không thể làm gì hơn là ngồi đợi. Và ông đang đợi !

    Một tiếng đồng hồ sau, máy truyền tin gọi ông. Vịchỉ huy trưởng trẻ tuổi của đoàn chiến xa đi từ Munshausen đã đến Marnach nhưng không thể chọc thủng quân Đức để tiến đến tòa lâu đài đang bị đánh chiếm. Vả lại, bộ binh tùng thiết đã lạnh cẳng lắm rồi. Anh ta muốn được lệnh rút về Munshausen. Đại tá Fuller hét lớn :
    «Các anh phải tiến vào Clervaux và tấn công địch dọc trục lộ Marnach — Clervaux lập tức».
    tonkin2007, gaume1, hk1113332 người khác thích bài này.
  4. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Sau đó, từ tòa lâu đài, báo cáo cho biết là quân Đức đã kéo được một khẩu pháo hạng nhẹ lên đỉnh đồi ; và họ đã triệt hạ một tổ, bách phát bách trúng.

    Tin điện gửi đi từ các vị trí kiên cổ trong các ngôi làng nằm về hướng đông thị trấn Clervaux tới tấp đổ xô về. Hầu hết cho biết các toán quân Mỹ đã bị vây ; Heinerscheid sắp rơi vào tay địch.

    Đại táFuller chờ đợi, vẫn không thấy dấu hiệu viện binh. Và trung đội chiến xa trừ bị của ông từ Munshausen — Marnach biến đâu mất !

    Thực ra, đoàn chiển xa này đang lăn xích sắt qua khúc quẹo gắt hình kẹp tóc đế chạy vào ven biên thị trấn Clervaux, hướng đông và đang khai hỏa ác liệt. Cú đảnh tập hậu bất thần này đã gây hoang mang cho bộ binh Đức đang tấn công Tiểu đoàn 2 nơi đó.

    Khi được tin này, Đại tá Fuller ra lệnh : «Tốt lắm, cứ nhào lên đi».

    Vào 9 giờ 30 sáng, đúng lúc đoàn quân đuối sức của Tiểu đoàn 2 phóng ra được cuộc phản công, thì ba mươi chiến xa Đức đã ập đến. Chúng đang chuẩn bị mở một cuộc tấn công mới. Đoàn chiến xa từ từ chạy xuống con đưòng quanh co dẫ đến Clervaux.

    Năm phút sau, tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1, tiểu đoàn đang trấn giữ các vị trí kiên cố - nơi sườn bên trái, gọi máy cho Đại tá Fuller hay rằng toàn vùng trách nhiệm của ông ta đang nguy ngập và phải di tản Bộ chỉ huy. Heinerscheid sẽ thất thủ nểu viện binh không đến kịp.

    Nhưng bóng viện binh vẫn mù mịt tăm hơi !

    10 giờ 20, tướng Cota gởi 16 chiến xa hạng trung từ hướng Tây. Đoàn xe tiếp viện rầm rộ tiến vào Clervaux. Đại tá Fuller tức tốc gửi 5 chiếc Sherman tới giải tỏa Heinnerscheid và đám quân đang phòng thủ mặt đông thị trấn đó.

    Trong khi ấy, cánh cửa hông dẫn vào thị trấn Clervaux đang rộng mở. Cánh cửa này là làng Urspelt, một ngôi làng nhỏ nằm trên đồi cách thị trấn Clervaux hai dặm bắc, và nối với thị trấn này bẳng một con đường phụ. Hàng đoàn chiến xa Đức đã đi đường vòng để qua mặt vài đơn vị Mỹ đóng tại Urspelt. Đoàn xe kéo theo hàng trăm bộ binh. Họ đang tiến gần đến Clervaux. Mục tiêu của họ là cây cầu tại trạm hỏa xa. Nếu họ đủ sức chiếm được cây cầu này thì Bộ chỉ huy của Đại tá Fuller, tòa lâu đài và Tiểu đoàn 2 nằm ngay hướng đông sẽ bị cô lập và đưa đến tình trạng tan rã.

    11 giờ sáng, các vị trí kiên cố của Đại tá Fuller nằm nơi sườn bên phải — gồm các làng Hosingen, Holzthum, Consthum, Weiler, Merscheid thất thủ một cách mau lẹ. Sườn bên trái,tình hình còn tồi tệ hơn : hai vị trí kiên cố đã bị chiếm giữ và một pháo đội bị địch xơi tái. Về phần năm chiến xa gởi đi giải tỏa Heinnerscheid thì hai chiếc đã lật gọng trong một trận giao tranh nhỏ, còn ba chiếc khác đang tìm đường lủi mất trước khi tiến tới ngôi làng bị vây. Về phía đông, ba mươi chiến xa Đức từ Marnach kéo đến bẻ nát cuộc phản công của Tiểu đoàn 2 và quất sụm 11 chiếc Sherman đến giải vây. Chiến xa tiếp viện của Đại tá Fuller đã không gây được tổn hại nào cho địch trước khi bị tiêu diệt.

    Đúng ngọ, Đại tá Fuller gọi máy lần thứ nhì cho tướng Cota ởWiltz. Ông nói :
    «Tôi cần thêm pháo binh yểm trợ, và cả chiến xa nữa».

    Tướng Cota trả lời :
    «Tôi sẽ gửi cho anh một pháo đội tự động và tôi chỉ giúp được ngần ấy thôi ! »

    «Chừng đó không đủ được !»


    «Còn hai trung đoàn khác cũng đang cầu cứu».

    «Mười hai chiếc Tiger của bọn Đức đang chực sẵn trên dãy đồi cao ở phía đông thị trấn. Chúng đang chĩa họng súng xuống cổ chúng tôi một cách hết sức nguy ngập». Đại táFuller nói.

    Tướng Cota ngắt lời :
    «Đành vậy. Chỉ cỏ một pháo đội thôi. Hãy nhớ lệnh của tôi : không được rút lui khi chưa có lệnh».


    Một giây yèn lặng, ông tiếp :
    «Hiểu chưa, Đại tá !»

    «Thưa hiểu, không ai được bỏ chạy !».


    Tám dặm thẳng hướng tây thị trấn Clervaux, chiến xa Đức của tướng Manteuffel tiếp tục tiến dần lên một chiếc cầu tại Dasburg hướng về Clervaux. Có lúc đích thân tướng Manteuffel đứng trên cầu điều khiển đoàn xe vượt qua sông Our. Thỉnh thoảng ông phất cờ chận một đơn vị đang cố sức vượt lên trước. Điều này làm ông hài lòng, rẳng ông không phải thúc hối binh sĩ của ông, ngược lại, họ đang thúc hối ông. Nếu không trở ngại gì, đoàn chiến xa này sẽ lăn xích sắt qua thị trấn Clervaux trong một hay hai tiếng đồng hồ nữa.

    Đoàn chiến xa dẫn dầu đã tiến lên được một khoảng cách bảy dặm về hướng nam cầu Dasburg. Sư đoàn Chiến xaPanzer Lehr (chiến xa diễn tập) đã vượt sang sông Our, tại Gemund. Ngày hôm qua, các binh sĩ đơn vị chiến xa này đã nóng ruột khi thấy đoàn chiến xa dài ngoằng của họ nằm bên bờ sông phía đông. Hàng ngàn quân xa do ngựa kéo, hầu hểt các tài xế đều là người Nga tình nguyện, những người không biết một tiếng Đức nào cả đă xếp hàng nghẹt cứng con đường ; và trong khi mọi người còn lo giải tỏa lưuthông thì các chú lính Nga này lại tán dóc như cuộc chiến kia chỉ là một trò đùa. Tuy nhiên, sau cùng thì đoàn chiến xa Panzer Lehr cũng tiến lên được. Đơn vị này phải chiếm được Bastogne vào ngày hôm sau. Thiếu tướng Đức Fritz Bayerlein, tư lệnh Sư đoàn, đã cho các sĩ quan thuộc quyền biết cuộc tấn công này là trận giao tranh định đoạt cuộc chiến. Ông ta đã tự ý lên dẫn đường và tuyên bố rằng :«Tôi có chết cũng không quan trọng».Trong Sư đoàn chiến xa Panzer Lehr nảy sinh một ý thức bất cần đời và phải đạt được chiến thắng bằng bất cứ giá nào.
    tonkin2007, gaume1, caonam_vOz3 người khác thích bài này.
  5. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927


    2.





    Ba giờ trưa, vòng đai sắt vây quanh thị trấn Clervaux hầu như khép lại. Bộ binh và chiến xa Đức cầy nát những vị trí kiên cố sau cùng của Mỹ dọc phòng tuyến Skyline Drive và đang từ ba mặt đổ xô về thị trấn. Một chiến xa Penther của Đức từ làng Urspelt, cửa hông dẫn vào thị trấn Clervaux, đã vượt qua cây cầu nhỏ gần trạm hỏa xa và bắn hạ một chiến xa Sherman tại nhà bưu điện. Một toán Bazooka Đức đã âm thầm vượt sông, hạ thêm một chiến xa Sherman khác đậu trước khách sạn Claravallis.

    Mặt đông thị trấn Clervaux, bộ binh Đức đã chọc thủng phòng tuyển Tiểu đoàn 2 và đang trèo lên viện an dưỡng rộng lớn chắn ngang khúc quẹo dổc đứng chót vót trên con đường dẫn vào thị trấn từ cửa chính, đoạn chạy xuống hành lang dài, rẽ sang góc hành lang bước vào một căn hầm chứa 140 dân tị nạn.

    Một tên lính Đức bước xuống dẫy hành lang sau lưng họ, khẩu súng lục tự động của y nổ nghe chua chát. Họ nghe tiếng chân của hắn bước trên đầu. Rồi nhiều bước chân khác sầm sập tiếp theo, cùng lúc những tiếng trò chuyện ầm ĩ của chúng cất lên. Một thoáng trôi qua tưởng như dài cả tiếng đồng hồ. Sau đó, những tiếng chân chạy xa dần và tiếng sủng nổ nghe vang lên dưới chân đồi hướng về thị trấn.

    3 giờ 30 trưa, lực lượng khinh binh phòng thủ khách sạn Claravallis đã giảm xuống còn nửa trung đội và một khẩu chống chiến xa. Binh sĩ phòng thủ nghĩ rằng họ sẽ chết hết nếu Đại tá Fuller không cho lệnh tháo lui ngay lập tửc.

    Tạí bộ chỉ huy của Đại táFuller, một cú điện thoại do Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 3, đang nằm bên hông phải vừa gọi đến :

    «Gì đó ?», Đại tá Fuller hỏi.

    «Đại tá cho lệnh rút các binh sĩ còn sống sót của tôi vềWiltz».

    «Sư đoàn thông cảm sức đề kháng côa anh và Sư đoàn biết sức đề kháng của chúng ta trong thị trấn Clervaux này. Nhưng lệnh vẫn được duy trì giữ vững vị trí ! ».

    Vài phút sau đó, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1, nằm mặt trái gọi :
    «Chúng tôi hoàn toàn bị bao vây tại Urdpelt. Hãy gửi quân giải vây ngay !».

    «Không có quân giải vây. Hãy cho chiến xa mở đường, rút về phía nam bắt tay vởi Tiểu đoàn 2 ».

    Khi Fuller treo điện thoại lên, những tay súng mà tướng Cota hứa đã kéo đển thị trấn. Vị chỉ huy được lệnh tiến đến ven biên thị trấn để triệt hạ 12 chiến xa Đức đang nẳm trên một địa thế cao nhìn xuống Clervaux.

    Lúc 4.00 chiều, vài cứ điểm còn sót lại mặt tiền Clervaux lần lượt mất dần. Binh sĩ tại Munshausen, nằm cách Clervaux một dặm rưỡi về phía tây bắc báo cáo đang bị địch quân từ hai hướng Đôngvà Bắc dập cho tơi bời.

    Sự tổn thất đã làm hai đại đội chỉ còn lại quân số của một trung đội và cuối cùng là một tiểu đội. Đại úy Irving Warden, Đại đội trưởng Đại đội trọng pháo hét vào máy để nói với Fuller rằng, nếu viện binh không đến thì chắc chắn trong vài phút tới binh sĩ của ông ta chỉ còn là những xác chết.

    10 giờ tối, bầu trời phía đông ngùn ngụt lửa. Làng Urspelt, Marnach, Munshausen và Hosingen đều bốc cháy. Clervaux cũng vậy. Tòa lâu đài ở Clervaux hứng đủ những họng súng tàn bạo của quân Đức bắn phá. Nhưng lạ lùng thay, những bức tường của nó vẫn đứng vững và đám binh sĩ Mỹ gồm toàn đầu bếp lẫn thư ký vẫn hiên ngang ghìm chặt súng trong tay.

    Một vài thường dân người Luxembourglo tiếp tay với binh sĩ Mỹ. Một trong đám thường dân đó là anh chàng trẻ tuổi tên là Jean Servé. Hắn đã hăng hái tình nguyện khênh đạn và chạy tin suốt ngày.

    Lúc này, đã 11 giờ 30 khuya. Trong những căn hầm trú ẩn, tiếng cầu nguyện của đám thường dân vô tội đã vang lên. Trong lâu đài, một vài thường dân già cả van xin vị chỉ huy tử thủ lâu đài hãy ra đầu hàng quân Đức.

    Ông ta lắc đầu. Ông cho biết là ông được lệnh phải chiến đấu đến giọt máu cuối cùng.

    Trong hút sâu tòa lâu đài, tiếng dương cầm bỗng bay ra. Trong phòng khách, một binh sĩ Mỹ thanh thản ngồi trước một cây đàn dương cầm...

    Servé thích thú hỏi :
    «Nhạc Chopin ? »

    «Không, bản nhạc Phản chiếu trên dòng nước của Debussy đấy chứ ! »

    Dưới thị trấn, chiến xa Đửc vẫn đang chạy rầm rầm...
  6. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927



    PHẦN II





    1.NHỮNG MŨI DÙI XUYÊN QUA NƯỚC BỈ
    Ngày 18/12/1944





    1.





    Buổi sáng ngày 18 thÁng Chạp, hơn năm mươi toán quân Đức mở cuộc xâm nhập vào Ardennes, từ Echternach tới Monschau. Một vài toán chỉ tiến được một dặm. Phân nửa đi xa hơn quãng mười tới mười hai dặm ; và chỉ có một toán đi được gần ba mươi dặm.

    Các toán khinh hình của tướng Brandenberger chỉ đụng vài trận nhỏ gần Echternach. Nhưng xa về phía bắc, gần nơi hội lưu sông Our vá Sauer, họ đã tiến sâu vào Diekirch gần ba dặm. Và Sư đoàn 5 Dù, ở gần Vianden, đã thọc mũi nhọn được mười dặm vào gần sát các vòng đai phòng thủ thị trấn Wiltz.

    Lên chút nữa về hướng bắc, nơi Tập đoàn quân của tướng Manteuffel đã bắt dầu mở cuộc tấn công ; Sư đoàn thiết giáp của Baron cũng tiến khá xa. Ở khoảng giữa Wiltz và Clervaux, Sư đoàn Panzer Lehr đâm mũi dùi về hướng đông đến mười dặm mà không gặp một sự kháng cự nào ; Sư đoàn 2 Thiết giáp băng qua Cler- vaux và giờ đây đã chế ngự phía đầu thànhphố này.

    Sau một ngày vô vọng chọc mũi dùi về phía dướiSchnee Eifelt, một tiểu đoàn của Sư đoàn 116 Thiết giáp Đức phải vòng về phía nam men theo trục lộ Sư đoàn 2 Thiết giáp xuyên qua Dasburg, Marnach, Urspelt và tiến xa được 15 dặm trong 24 tiếng đồng hồ.

    Người ta có cảm tưởng Manteuffel đã đạt được kết quả tốt ở Schnee Eifel. Nơi đây, ông ta đã bao vây gần hết Sư đoàn 106 Hoa Kỳ và đang từ ba mặt tiến quân vào St. Vith.

    Phía trên Schnee Eifeit, Tập đoàn quân của tướng Dietrich - Đức, đã thực hiện được cuộc xâm nhập vĩ đại nhất : cuộc tiến quân 30 dặm của Trung tá Peiper tới vùng ngoại ô Stavelot. Tuy nhiên, các đơn vi khác của ông chỉ lết được một hai dặm và đang gây nên những sự bực minh lớn cho Tổng hành dinh của Führer.

    Sư doàn 12 SS Panzer và các Sư đoàn của Tập đoàn quân xung kích 276 đã nghiền nát Sư đoàn 99 Hoa Kỳ, Sư đoàn cứng đầu nhất, để tiến đến ngoại ô ngôi làng Krinkelt và Rocherath. Giờ đây họ đã bắt tay nhau mở cuộc tấn công hỗn hợp vào hai ngôi làng sát nhau.

    Ngay khi các thành phố then chốt này bị chiếm giữ, Dietrich đã cam đoan với Hitler rằng ông ta sẽ thắng và các chiến sĩ của Sư đoàn 12 SS Panzer có thể êm thắm đổ về Meuse.

    Chỉ có hơn một trung đoàn của Sư đoàn 2 Hoa Kỳ phòng thủ các ngôi làng. Nếu các binh sĩ này thất thủ, phần còn lại của Sư đoàn 2 và các binh sĩ sống sót của Sư đoàn 90 hẳn đã không có thì giờ đào giao thông hào trên đỉnh Elsenborn và như thế, Đức quân sẽ có thể làm cỏ họ tới tận phía tây bắc.
  7. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Trung úy Jese Morrow, sĩ quan truyền tin Tiểu đoàn 1 của Trung tá Mildren, lúc này, đã có thể hiểu rằng không một ai biết được đang có gì xảy ra ở Krinkelt ; nhưng anh tỏ ra nóng giận về việc có quá ít người tỏ ra quan tâm đến tình hình.

    Sau rạng đông một lúc, khi anh liếc qua một chiếc jeep bị lật ngay bên ngoài Bộ chỉ huy hành quân của Mildren, một chiến xa Tiger chở theo độ chục tên linh Đức trang bị lựu đạn đang tiến đển. Morrow đợi cho chiếc chiến xa đến gần 50 thước mới quạt một tràng tiểu liên.

    Phân nửa số lính Đức tùng thiết ị hạ, số còn lại nhảy xuống xe bỏ chạy. Morrow với khẩu M-1 có lắp bộ phận phóng lựu nhắm bắn vào một chiếc Tiger đang chồm đến. Chiếc Tiger chạy qua chỗ đứng của Morrow, tháp xe xoay vòng để nhìn xem ai là kẻ tấn công nó. Morrow chạy đến gần hơn và từ khoảng cách 5 thước, anh bắn bồi một quả phóng lựu nữa.

    Chiếc Tiger phải lủi xuống mương. Trong khi nỏ bò trở lui, Morrow cẩn thận lấy đường nhắm và bóp cò. Lần này, qua phóng lựu trúng chỗ để đạn và chiếc Tiger bốc cháy. Lính trên chiến xa mặc quần phục đen nhảy thoát ra ngoài, người họ đầy lửa đỏ.

    Trong Bộ chỉ huy của Trung tá Mildren nằm bên kia đường, các sĩ quan tham mưu tin chắc họ sẽ lọt vào tay địch. Họ đang lo thiêu hủy tài lỉệu. Trung tá Mildren tỏ ra lo lắng về bức điện ông vừa nhận được do vị Trung đoàn trưởng của ông gởi lên Sư đoàn :
    «Tiểu đoàn 1 rối loạn, không đủ quân số, ít hoạt động».

    Thế mà Đại tá Boos có biết tình hình ở Krinkelt không, hay ông đang an tọa tại Rocherath ? Trong tám giờ, binh sĩ của Trung tá Mildren đã đốn ngã hầu hểt chiến xa này đến chiến xa khác bằng Ba-zô-ka và súng phóng lựu. Mỗi lần ông gọi cho Đại tá Boos biết các con đường trong thị trấn Krinkelt lổm ngổm chiến xa Đức. Ông Đại tá này vẫn phớt lờ, coi như chuyện hoang đường. Bên ngoài, tiếng súng nổ, bất thần gia tăng cường độ. Tiếng chiến xa rầm rộ điếc tai. Trung tá Mildren hét to :
    «Gọi Đại tá Boos, bảo ông ấy cho đại bác chổng chiến xa tới ngay ».

    Một sĩ quan tham mưu liên lạc máy với Đại tá Boos :
    «Thưa Đại tá, chủng tôi cần đại bác chống chiến xa. Chúng tôi đang bị chiến xa Đức tràn ngập ».

    «Bao nhiêu chiếc. Còn cách bao xa ? »,Đại tá Boos thản nhiên hỏi lại.

    «Thưa Đại tá, nếu tôi bước lên lầu hai thì tôi có thể thò vòi ra cửa sổ mà đái trúng ít ra cũng 6 chiếc ! ».

    Trong thị trấn Rocherath nửa dặm về hướng tây bắc, không xa Bộ chỉ huy của Đại tá Boos, sương sớm đang phủ lấy tiểu đoàn của Trung tá William Mc Kinleỵ. VỊ trí của họ là nằm về phía đông thị trấn đang bị chiến xa và khinh binh Đức tấn công nặng nề. Các binh sĩ Mỹ để cho chiến xa Đức lăn qua hổ cá nhân của họ với hy vọng sẽ hạ chiến xa địch bằng Ba-zô-ca từ phía sau bẳn tới. Song, khinh binh với lựu đạn, địch bám sát từng chiến xa đã tạo ra một trận đánh cận chiến bằng lưỡi lê, dao găm cả đến quả đấm cũng được đem ra dùng trên suốt dọc mặt trận bé nhỏ này. Đại đội trưởng Đại đội A gọi máy :
    «Tôi bị tràn ngập. Cho hỏa lực dập trên đầu chúng tôi ngay ! »

    Nửa giờ sau, vị trí của đại đội này đã tan lành vì cơn mưa pháo của Tiểu đoàn Pháo binh Mỹ.

    Hai đại đội B và C nằm mặt bắc bị lung lay, binh sĩ hoảng hổt tháo chạy về phía sau. Tuy nhiên, Trung tá Mc Kinley chận lại và lùa họ trở lại bằng súng lục của ông. Phòng tuyến được giữ vững.

    Lúc này, chiến xa Đức sơn màu trắng có khinh binh mặc đồ trắng theo sau, đang lăn bánh rầm rộ trên cảc đường phố của thị trấn Rocherath. Chiến xa đánh từng con đường trong thị trấn, còn khinh binh thì đánh từ nhà này sang nhà khác.

    Phía sau Trung tá Mc Kinley, Đại tá Boos, nhân chứng của trận đánh Rocherath, đang gắng sức kéo Tiểu đoàn 2 về vị trí phòng thủ. Ông gọi máy cho Trung tá Mc Kinley :
    «Hãy lo tháo lui !».

    Trung tá Mc Kinleỵ :
    «Hai đại dội đã bị vây. Một đại đội đang bị cầm chân.Bây giờ có phép lạ thì họa may mởi tháo lui được ! ».

    Lập tức có tiếng rầm rộ của chiến xa đằng sau Kinley vọng tới. Và phép lạ đã xuất hiện : từ hướng bắc,năm chiếc Sherman chồm đến.

    Năm chiến xa khai hỏa vào địch quân. Trong vài phút đã có hai chiếc Tiger Đức đang hăng máu cày nát các hố cá nhân bị loại ra ngoài vòng chiến. Số quân sống sót của hai đại đội bị vây gồm 23 binh sĩ bò ra khỏi hố cá nhân và chạv trở vào Rocherath nhập bọn với đồng đội. Toàn tiểu đoàn chỉ còn lại 240 mạng.

    Trận đánh tại Bộ chỉ huy của Trung táMildren trông ngôi làng Krenkelt còn đang độ dữ dội. Quân trú phòng đang cạn dần đạn Ba-zô-ka. Họ phải dùng đến chai xăng dồn giẻ rách. Khi chiến xa Đức chồm đến, các binh sĩ Mỹ châm lửa vào các chai «Coc-tail Molotov» và quăng chai xăng lửa lên trên pháo tháp.

    Ở giữa tình trạng giao tranh hỗn độn, Trung úy Morrow tả xung hữu đột từ nhà nọ sang nhà kia. Anh ta lôi từng chú thỏ đế ra khỏi hầm trú ẩn, tống họ ra ngoài và dọa bắn nát đầu nếu ai bỏ vị trí chiến đấu.
    tonkin2007, gaume1, caonam_vOz1 người khác thích bài này.
  8. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Một chiếc Tiger chạy qua chỗ của Trung úy Morrow. Cùng lúc ấy, một chiếc Jeep từ bên kia đường quay đầu chạy ra và bất thần đối dầu với chiếc chiến xa. Hai binh sĩ Mỹ phóng ra khỏi chiếc jeep và với khối sắt khổng lồ ; chiếc chiến xa chồm lên đè bẹp chiếc jeep. Nó chạy qua và bỏ lại sau lưng một khối sắt bẹp dí.

    Pháo tháp trên chiến xa Tiger xoay một vòng khi nó chạy sang bênphải con đường và dùng nòng 88 ly quật ngã một cột điện thoại bên đường. Chiếc Tiger hùng hổ như một quái vật thời tiền sử, chồm lên dùng nòng đại bác 88 ly quật gãy cột điện thoại thứ hai. Sau đó nó lù lù tiến thẳng đến Bộ chỉ huy của Trung tá Mildren.

    Morrow lập tức nhấc khẩu Ba-zô-ka lên, nhắm vào phía sau chiến xa, siết cò. Chiếc Tiger dội lại, đâm sầm vào một ngôi nhà cuối đường, lăn xuống mương, nằm bất động.

    Một cái đầu ló ra khỏi pháo tháp. Morrow rút khẩu colt 45 chạy đến chiếc Tiger và bắn hai phát vào đầu tên lính Đức, rồi rút êm vào trong một đường hẻm. Từ trong đường hẻm, một chiếc jeep của Sư đoàn 99 trang bị một khẩu Ba-zô-ka đâm đầu chạy ra. Morrow chặn lại. Anh giật lấy khẩu Ba-zô-ka, nâng khẩu súng ở thế bắn và lần theo bức tường ngôi nhà. Anh rụng rời khi thấy một nòng súng 88 ly xoay về phía mình và tưởng như nhìn thấy đươcj quả dạn từ nòng súng thoát ra. Một tiếng nổ dữ dội từ đằng sau đưa đến…

    Lúc tỉnh dậy, Morrow trông thấy một chiếc Tiger của địch đang nằm cách anh vài thước, nòng súng nó vẫn chĩa thẳng vào anh, khói trong nòng tỏa ra nghi ngút. Nghĩ minh đã lên thiên đàng, Morrow vật người nằm xuống cho thoải mái trước khi chết. Sau đó, khi nòng súng của chiếc chiển xa đã xoay đi hướng khác, Morrow mới hiểu rằng anh đã thoát chết. Anh bò trở lại góc đường. Vài phút sau, anh đã có mặt trong bộ chỉ huy tiểu đoàn.

    Trung tá Mildren nhìn viên Trung úy lắc đầu cảm phục. Ông ta đã trông thấyMorrow phóng theo chiếc Tiger, tay vung khẩu Colt 45 và miệng thì luôn hò hét. Vài phút kế đó, ông đã trông thấy một khẩu 88 ly của chiếc Tiger bắn trực xạ vào chỗ Morrow.

    «Viên sĩ quan này không tài nào thoát chết được», Mildren nghĩ thầm.

    «Tôi bị nặng lắm không?», Morrow hỏi khi máu mồm chảy dài xuống cổ.

    Trung tá Mildren đáp :

    « Không sao cả ».


    Tại trạm cứu thương trung đoàn, y tá lo băng bó vết thương cho Morrow. Một quân nhân mới bước vào và nói:
    «Chúa ơi ! Ông Trung úy này lãnh nguyên một quả đại bác 88 ly mà vẫn sống nhăn ! ».

    Morrow được đưa vào xe cứu thương cùng với ba binh sĩ thiết giáp Đức bị phỏng nặng, Một viên trợ tá lên tiếng giải thích cho Morrow : «Mẩy thằng này đã bắn ông đó. Một binh sĩ của ta đã tung cho tụi nó một quả bom lửa vào trong pháo tháp ».

    Một tên lính Đức đã được băng bó xong, mỉm cười, hỏi Morrow :
    «Có thuốc lá không? »

    «Thuốc hả ?», Morrow chửi thề khi anh định bám vai tên Đức ngồi lên chiếc băng ca, Sau đó, tay vẫn bám vào tên Đức, anh ngã nhào xuống, thiếp đi.
    gaume1, tonkin2007, caonam_vOz1 người khác thích bài này.
  9. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    2.



    Lo ngại bước tiến quân nguy hiểm của Trung tá Peiper vào Stavelot, tướng Hodges cho viện binh đến. Sư đoàn 82 Dù đang từ Pháp đến hòng ngăn bước tiến của quân Đức ; Sư đoàn 9 và 30 đang từ hưởng bắc tiến song song hòng đề phòng quân địch quay đầu đánh vào Hòa Lan.

    Quân Đức đã biết rất rõ các cuộc chuyển quân này của Mỹ. Trong chương trinh vô tuyến hướng về lính Mỹ vào sáng sớm, nữ xướng ngôn viên Axis Sally đã báo cho các binh sĩ Hoa Kỳ biết về các chiến thắng vĩ đại của Đức trên mặt trận Ardennes, cô ta nói :
    «Bây giờ tôi báo cho các anh bạn biết chúng tôi luôn luôn theo dấu các anh. Và đây là cuộc chuyển quân sau cùng. Sư đoàn 30 của Roosevelt đang ngông cuồng trên đường tiến đến hướng nam đẽ giải cứu Tập đoàn quân số I ».

    Nhưng đến lúc rạng đông, các đơn vị viện binh Mỹ, không những không là một mối đe dọa cho đạo quân của Trung tá Peiper, mà quân Đức lại còn ngang nhiên an vị tại vòng đai hướng nam thị trấn Stavelot, chỉ còn cách mục tiêu chinh là sông Meuse 25 dặm đường chim bay.

    Đoàn quân của Trung tá Peiper đóng dã trại trên các đồi cao, hướng nam sông Amblève. Trước tíên, họ sẽ vượt qua bờ sông bằng một chiếc cầu đá cổ xưa, tiến vào khu trung tâm thị trấn kỹ nghệ với dân số 3.000 người. Sau khi tiến sâu 100 thước, họ sẽ gặp một khu chợ và một con đường chính dẫn về hướng tây. Họ rẽ sang trái vào con đường chính và tiếp tục thọc sâu mũi dùi vào thị trấn kế cận tên là Trois Ponts.

    Mối quan tâm chính yếu của Trung tá Peiper là cây cầu bằng đá. Mưu toan vượt sông đêm qua đã gây ra một cuộc chạm súng.Nhưng khổng cần biết sự phòng thủ mạnh mẽ của đối phương đến đâu, phải chiếm cho được cây cầu này trước khi quân Mỹ phá sập. Lòng sông Amblève sâu và nước chảy xiết, đủ sức ngăn chặn đoàn chiến xa của ông ta.

    Trước rạng đông, Trung tá Peiper đã sẵn sàngđánh tới sông Meuse. Ông nhớ lời huẩn thị sau cùng của tướng Kraemer, tham mưu trưởng của Thống chế Dietrich :
    «Tiến nhanh và chiếm giữ những vùng thất thủ ».

    Trung tá Peiper chui vào chiến xa, vẫy tay ra lệnh cho Trung đội chiến xa chạy lên trước. Trong vài phút, mũi dùi chiến xa đã dàn quanh đỉnh đồi dốc, nhìn xuống thị trấn Stavelot, chĩa qua tòa lâu đài cổ hoang phế và rầm rộ tiến xuống cây cầu đá.

    Ông ta trông thấy hai khẩu đại bác chổng chiến xa của Mỹ nhắm ngay vào chiến xa dẫn đầu. Chiếc Tìger khạc ra một ảnh lửa màu cam. Một đại bác chổng chiến xa bốc cháy. Sau đó là một ánh lửa màu cam thứ hai, thêm một khẩu chống chiến xa bị triệt hạ.

    Lúc này, Trung tá Peiper trông thấy nhiều khinh binh Mỹ chạy trở lui qua cầu. ông ra lệnh các chiến xa Panther, Tiger khổng lồ đuối theo. Binh sĩ thiết giáp Đức cẩn thận điều khiển chiến xa khống lồ của họ, qua cầu mà không một chút cọ quẹt. Từng chiếc một, lần lượt vượt qua trót lọt. Lủc này ông dễ dàng cho đoàn chiến xa tiến trên con đườngđến mục tiêu kế tiếp.Nhưng khi đoàn chiến xa của ông đến giữa thị trấn Stavelot, súng Ba-zô-ka đồng loạt nổi lên. Chiếc chạy chạy đầu trúng đạn, lủi vào mội ngôi nhà. Sau đó, mấy khẩu chống chiến xa từ khu chợ bắn ra tởi tấp làm cháy thêm 2 chiếc Tiger nữa. Peiper tức lối ra lệnh cho một lực lượng đặc nhiệm tăng phái cho đoàn chiến xa quét sạch tổ kháng cự trong khu chợ và bảo vệ hông phải.

    Sau đó, Peiper cho lệnh đoàn chiến xa tiến lên hướng tây về Trois Ponts và sông Meuse. Hơn một giờ giao tranh đã gây cho quân Đức nhiều thiệt hại.

    Khu chợ, được phòng thủ bởi một đại đội khinh binh và một trung đội đại bác chổng chiến xa dưới quyền chỉ huy của Thiếu tá Paul J.Soliis. Họ đến thị trấn Stavelot lúc 4 giờ sáng với nhiệm vụ : bảo vệ thị trấn chờ Sư đoàn 30 từ hường bắc kéo đến.

    Thiếu tá Sollis cầm cự với lực lượng đặc nhiệm thêm một giờ, bắn hạ thêm hai chiến xa Đức. Đến khi quân Đức thay lối đánh, ông ra lệnh rút. Hai khẩu đại bác chống chiến xa còn lại rút về Malmédy, xa 8 dặm theo con đường chính, hướng đông. Thiếu tá Sollis và khinh binh theo hướng bắc, vọt nhanh trên con đường núi dốc quanh co. Sau khi chạy được vài dặm, chiếc jeep của ông bị một sĩ quan Bỉ chận lại : «Trên con đường có một kho chứa xăng khổng lồ ». Vị sĩ quan Bỉ nhanh nhẹn giải thích rằng, ông la và một sổ thường dân có nhiệm vụ bảo vệ 13 triệu lít xăng tại khu vực này.

    Trong khi họ đang chuvện trò, Sollis nghe dưới chân đồi văng vẳng tiếng chiến xa chạy. Ông dùng viễn vọng kính nhìn xung quanh. Ông không còn nhiều súng chống chiến xa — chỉ còn một trung đội khinh binh mệt lả. Khi chiến xa Đức đang tìm cách bò từng chút lên dổc núi. Thiếu tá Sollis nghĩ ra một ý lạ. Trong vài phút,binh sĩ của ông hợp với dân Bỉ chất từng thùng xăng tại khúc quẹo gắt, trên con đường núi.

    Ngay Khi chiếc Panther dẫn đầu xuất hiện, họ khai hỏa vào các thùng xăng. Chiếc Panther trong khi chay loanh quanh trong biển lửa, đã mò ra men bờ vực sâu để cùng 14 chiếc kia quay lui và chờ cho đến khi dứt đám cháy mới xông trở lên, tiến vào Stavelot. Khi lực lượng chiến xa của Peiper tiến đến Trois Pouls thì lúc đó đã là 11 giờ 30 sáng.
    caonam_vOz, gaume1, tonkin20071 người khác thích bài này.
  10. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Trung lá Peiper biết thị trấn này là trở ngại lớn nhất cho đoàn quân của ông. Nơi đây là hội lưu hai dòng sông Amblève và Salm. Nhưng chỉ khi nào vượt qua được các cây cầu trên hai con sông này, đoàn quân của ông mới tiến về Meuse được dễ dàng.

    Ngay phía trước trục lộ dẫn vào khu vực vòng đai thị trấn, xuất hiện nhiều bóng người đang chôn mìn trên đường. Peiper cho lệnh tấn công.

    Khinh binh và công binh Đức dẫn đầu phá mìn phía trước. Kế là đoàn chiến xa của Trung tá Peiper nối gót theo sau. Nhưng chiếc dẫn đầu khi vừa chồm đến con lộ đã lãnh đủ một loạt đạn vào pháo tháp. Chiến xa đó tách ra và dừng lại. Phía sau, 19 chiểc Panther và Tiger xếp thành một hàng dài.

    Phát đạn do một khẩu 57 ly chống chiển xa bắn ra mà sự có mặt của nó tại đây chỉ là một sự tình cờ. Số là sáng hôm đó, chiếc xe kéo khẩu 57 ly này bị hư máy trên lộ trình đến thị trấn Stavelot. Vì vậy, quân trú phòng, thị trấn Trois Ponts là Đại đội C, Tiểu đoàn 51 công binh đành phải để lại khẩu 57 ly gần con lộ. Khi đoàn chiến xa của Trung tá Peiper từ xa rầm rộ tiến đến, toán bổn người giữ khẩu 57 ly nhận được lệnh đánh cầm chân cuộc tiến quân của đoàn chiến xa này cho đến khi quân Mỹ phá sập được cây cầu bắc ngang sông Amblève.

    Trong vòng 15 phút, khẩu 57 ly đơn thân độc mã cầm chân được đoàn chiến xa Đức. Sau đỏ là một tiếng nổ dữ dội. Đất rung chuyển, gạch đá rơi như mưa rào. Sau cùng thì khói tan hết. Cây cầu bắc ngang sông Amblève với con đường chính giờ chỉ còn là một khoảng trống trơ trụi. Vài binh sĩ Mỹ vừa đạt được một chiến thắng quan trọng.


    Khi nghe tiếng nổ, Peiper đoán ra rằng một trong hai chiếc cầu đã bị phá sập. Tức giận, ông cho lệnh chiến xa tấn công mạnh. Chẳng bao lâu một quả 88 ly rơi trúng vị trí đặt khẩu 57 ly làm thiệt mạng cả bốn người là Mc Collum, Hollenbeck, Buchanan và Higgins.

    Peiper vượt hết con lộ và nhìn sang trái. Cách chỗ ông vài trăm thước, cây cầu bắc trên sông Amblève còn trơ lại cảnh tiêu điều xơ xác. Con đường chính dẫn về hướng tây bị đóng lại rồi. Bị một khẩu súng cầm chân chỉ vài phút đã làm hỏng cả một kế hoạch. Nhưng, Peiper dằn cơn thịnh nộ. Ông nhìn vào bản đồ và nhận thấy có thể đi vòng về hướng bắc bằng một con đường núi chật hẹp. Dù đường hơi nguy hiểm, nhưng có lẽ đoàn quân chỉ chậm mất vài tiếng đồng hồ mà thôi.

    Sau khi Trung tá Peiper và đoàn chiến xa đã tiến lên hướng bắc, ông ta cho một toán quân nhỏ quay trở lại hướng nam để hủy diệt nốt cây cầu còn lại. Tại đây, họ đã hạ sát hai mươi hai người, vừa già vừa trẻ.

    Cách đoàn quâncủa Peiper mười dặm đườngchim bay, Bộ tư lệnh Tập đoàn quân I Hoa Kỳ đóng tại thị trấn Spa mây nước hữu tình, đang nằm trong tầm tay với của Peiper. Tiếng súng nổ do toán tuần thám của quân Đức gây hoang mang cho thị dân và làm kinh hãi những người đang có mặt trong khách sạn Britannica. Nhưng, trên lầu, văn phòng tướng Hodges vẫn giữ vẻ bình thản, vì không điều gì có thể khiến ông tướng này hoang mang được. Ông là một tướng lãnh quá lờn mặt với chiến trường.

    Thiếu tướng J.Lawton Collins, tư lệnh Quân đoàn VII, bước vào phòng. Tướng Hodges vẻ rắn rỏi, đứng lên bắt tay ông ta.

    Tướng Hodges tỏ vẻ hài lòng. Vì trong giai đoạn này, sự có mặt của tướng Collins là rất cần thiết. Ông cũng cho tướng Collins biết là hầu hết phòng tuyến đều bị quân Đức chọc thủng. Tình hình hết sức nghiêm trọng. Một đại tá râu ria xồm xoàm bước nhanh vào phòng, ghé sát vào tai tướng Hodges, nói : «Nếu ông không muốn bị bắt thì nên thoát khỏi thị trấn ngay. Quân Đức chỉ còn cách đây một dặm».

    «Lát nữa, lát nữa», tướng Hodges vẫn bình thản trả lời.

    Tiếng súng nhỏ nổ nghe rõ hơn vào lúc này. Đại tá «Monk» Dickson, sĩ quan tinh báo của tướng Hodges nỏi :

    «Lát nữa thi không kịp rồi !»


    Tướng Hodges lịch sự vẫy tay bảo Dickson rời khỏi phòng. Ông vẫn thản nhiên nói với tướng Collins :
    «Anh sẽ là lực lượng trừ bị chiến lược của tôi».
    caonam_vOz, tonkin2007hk111333 thích bài này.

Chia sẻ trang này