1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Battle of the Bulge - Trận chiến trong Thành phố

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi huytop, 31/05/2016.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927

    4.




    Bắc thị trấn Vielsalm, vào lúc xếtrưa, trung táPeiper đã gần hoàn tất mũi dùi chọc thủng phòng tuyến quân Mỹ. Lực lượng của ông đã đánh qua Stoumont, đang áp đảo một tiểu đoàn cỡ 10 chiến xa yểm trợ.

    Lúc này khinh binh Mỹ đang hốt hoảng chạy xuống đồi, về hướng tây. Họ vừa chạy vừa báo động là có cả đoàn chiến xa Đức đang rượt theo họ bén gót.

    Phía trước đoàn chiến xa tiền phong của Trung tá Peiper vài dặm, một đại úy Mỹ thuộc Tiểu đoàn 740 Thiết giáp, vừa biết tin về cuộc chọc thủng của quân Đức và đang từ kho quân cụ gần Remouchamps kéo 14 chiến xa vá víu, vội vã tiến về Stoumont. Vị đại úy hy vọng các khẩu đại bác mới được tân trang sẽ đủ sức chơi với chiến xa Đức, nhưng không có thời giờ tác xạ thử. Ông không hay biết máy truyền tin đã hỏng.

    Khi 14 chiến xa của Đại úy Berry vượt bức màn sương mù dầy đặc, tiến về nhà ga xe lửa Stoumont thì
    những chiến xa Mỹ khác chạy ngược chiều về phía sau.

    Một anh lính thiết giáp ngồi trên chiến xa tháo lui la to :
    «Tụi này cạn xăng và đạn rồi !».

    Đại úy Berry lẩm bẩm: « Đồ thỏ đế!»

    Trở lại với Tiểu đoàn 740. Vì không có liên lạc truyền tin, Đại úy Berry ra thủ hiệu cho Trung úy Powers kéo năm chiến xa dẫn đầu. Lực lượng của Trung úy Powers chạy băng băng trong màn sương mù. Khi còn cách một khúc quẹo độ 150 thước, đoàn xe của anh đụng đầu một chiến xa Panther Đức. Phát đạn đầu tiên do chiến xa của Trung úy Powers bắn trúng buồng lái khiến chiến xa Đức bốc cháy tức thời.

    Đoàn xe của Powers từ từ tiến lên, mà không hiểu phía trước có chuyện gì. Một chiến xa khổng lồ khác của địch lại ó ra. Trước khi nó kịp khai hỏa, chiến xa của Powers đã khạc một quả trúng ngay tấm bửng của chiếc Tiger. Viên đạn trượt đi và không gây thiệt hại gì cho chiếc Tiger. Khẩu đại bác trên chiến xa của Powers bị trở ngại tác xạ. Vì máy truyền tin không dùng được, Đại úy Berry ra thủ hiệu cho «gà cồ» chống chiến xa từ phía sau nhào lên tham chiến. Chiếc Tiger của Đức bị trúng phát đạn đầu. Nó nổ bừa hai phát để trả lễ. Con «gà cồ»chống chiến xa 90 ly của Mỹ gáy một tiếng vang dội, kèm theo hình ảnh chiếc Tiger bốc cháy rực trời.

    Khẩu đại bác trên chiến xa của Trung úy Powers đã hết trở ngại tác xạ. Ông đảo xung quanh chiếc chiến xa đang bốc cháy và nhìn thấy một chiếc Panther khác bất thần xuất hiện. Một lần nữa, chiếc chiến xa của Powers bắn trước. Viên đạn trúng pháo tháp địch. Thêm một chiếc nữa bị loại khỏi vòng chiến.

    Quân Đức bị thiệt hại khá nặng. Trong bức màn sương mù dầy đặc, các chiến xa Đức còn lại đều quay đầu trở lại ngọn đồi dốc dẫn vào Stoumont núp sau một tu viện bằng đá.

    Lấy làm phấn khởi nhờ chiến thắng của chiến xa Mỹ, khinh binh Sư đoàn 30 tràn lên đồi. Trong nửa tiếng đồng hồ, vài chiến sĩ thiết giáp can trường đã chận được dòng nước lũ địch. Thêm một lần nữa, Trung tá Peiper bị kỳ đà cản mũi. Lực lượng chiến xa của ông đã bị cắt rời. Phía sau ông 15 dặm, sổ binh sĩ mà ông để lại hòng trấn giữ Stavelot, vừa bị một trung đoàn thuộc Sư đoàn 30 đẩy bật qua bên kia sông Amblève.



    5.



    Hai mươi lăm dặm đông thị trấn Stavelot, quân phòng thủ hai ngôi làng giáp nhau Krinkelt và Rocherath đều đã thấm mệt và gần hết đạn.

    Phía sau họ, Sư đoàn 2 và 99 đang tìm vị trí đặt súng và đào hố cá nhân dưới nền đất đông đặc nưởc đá, trân đỉnh Eisenborn. Họ vào nông trại và cánh đồng gần đó sục sạo tìm gỗ dầy, cọc sắt và bất cứ thứ gì có thể dùng được cho việc phòng thủ. Binh sĩ làm việc hùng hục, hy vọng đồng bạn của họ, ngoài mặt trận, có thể cầm cự địch lâu hơn một chút. Họ làm xong thì đúng lúc trời sập tối. Tuyến phòng thủ chót sẵn sàng chờ đợi bất cứ một cuộc tấn công nào của Đức quân.

    Quân phòng thủ hai ngôi làng giáp nhau Krinkelt và Rocherath đã hoàn tất nhiệm vu. Họ được lệnh rút lui. Công tác mới của họ là chiến đấu ở một chỗ khác. Hàng đoàn binh lính và máy móc bắt đầu chậm chạp tháo lui khỏi hai ngôi làng giáp nhau này. Họ bỏ lại phía sau những tòa nhà bị tàn phá, những con đường la liệt xác chiến xa Đức bị cháy đen, những con hẻm đầy tử thi cả Đức lẫn Mỹ. Lúc này là lúc thân ai nấy giữ.

    Chẳng bao lâu cuộc di tản tới đỉnh Elsenborn biến thành cuộc chạy dua với tử thần. Đoàn quân dẫn đầu nhanh chân thâu ngắn khoảng đường, để tránh tầm đạn pháo binh và hỏa tiễn địch. Giày tất và quần áo dư thừa trở thành một gánh nặng. Dù trời rét căm căm, họ lột bỏ tất cả để chạy cho nhẹ thân. Vào lúc này, câu chuyện trong vùng Ardennes không còn hấp dẫn họ nữa. Cái lạnh cắt da không thấm gi với sự chết chóc đang theo bén gót họ….
    tonkin2007, caonam_vOz, ngthi961 người khác thích bài này.
  2. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927


    3. MỘT CÚ ĐIỆN THOẠI CHO MONTGOMERY


    Ngày
    19 tháng chạp 1944.



    Nửa khu vực chiến trường Ardennes, về phía nam. Cho đến hai giờ sáng, toán tiền vệ của Sư đoàn Panzer Lehr — Đức — mới tiến được vào Mageret, một ngôi làng cách Bastogne 5 dặm, về hướng tây. Đối với tướng Bayerlein, Tư lệnh Sư đoàn, lộ trình trông rất ngon ăn trên bản đồ, nhưng thực tế quả thật khó nuốt.

    Tại Mageret, đoàn quân của tướng Bayerlein đụng đầu đoàn xe cứu thương của Mỹ. Súng nổ ròn rã, và quân Đức khám phá ra rằng họ đã bắt được một đơn vị quân y của địch, Quân Đức dẫn một gã Bỉ mặt mày xanh lét đến trình diện tướng Bayerlein.

    Ông tướng Đức hỏi:
    «Mày thấy tụi Mỹ đâu không ? ».

    Gã người Bỉ chỉ xuống con đường chính về hướng đông, dẫn đến Longvilly, đáp :

    «Một Lực lượng rất lớn chạy qua đây, vài giờ trước. Có ít nhất là 50 chiến xa và 40 thiết giáp do một Thiếu tướng chỉ huy (Đây là toán Cherry và chỉ có một đại úy chỉ huy 30 chiến xa ! )

    Đột nhiên tướng Bayerlein bỏ mất phong độ đánh nhanh đánh mạnh của ông. Ông đã nghe thấy tiếng động rầm rộ của chiến xa từ nhiều hướng vọng lại. Ông sợ thiết giáp Mỹ đã cắt đứt lực lượng của ông và đang ập đến làm thịt ông. Thật ra, ông đang nghe thấy tiếng động rầm rộ của hai đoàn quân đổi nghịch nhau : đoàn chiến xa của chính ông đang từ mặt sau tiến đến và đoàn quân xa tháo lui của Mỹ đã chạy qua ngôi làng trước khi binh sĩ của tướng Bayerlein cắt đứt con lộ Longvilly — Bastogne.

    Mãi đến 5 giờ 30 sáng, tướng Bayerlein mới bắt đầu cho đoàn chiến xa bò xuổng trục lộ này để tiến về Bastogne. Sau đó, khi dò dẫm lộ trình được khoảng một dặm, chiếc chiến xa dẫn đầu cán phải mìn, nổ tan tành. Đoàn quân phía sau lo dọn trống khoảng lộ, rồi lại tiếp tục tiến lên từng đoạn một cách thận trọng. Khi đoàn quân tiến được đến nhà ga Neffe thì mặt trời đã bắt đầu chói lòa ở hướng đông.

    Suốt lộ trình tiến quân vừa qua, đoàn chiến xa không bị địch bắn một viên đạn nào cho vui. Nhưng tướng Bayerlein lại tỏ ra lưỡng lự. Ông lo ngại vùng sương mù dầy đặc xung quanh và «lực lượng rất lớn» chiến xa địch đang ở sau lưng ông. Ông ra lệnh dừng quân chờ trời sáng thêm.

    Bốn dặm hướng tây, tại Bastogne, Đại tá Julian Ewell vừa hướng dẫn Tiểu đoàn 1, của Trung đoàn 501 Dù xuống con đường, tiến đến Neffe. Sau cuộc hành trình suốt đêm trên những chiếc cam nhông mui trần từ Pháp sang, quân dù của Đại tá Ewell đã quá đói lạnh, mệt mỏi lúc vừa đến Bastogue. Vì họ là đơn vị đầu tiên của Sư đoàn 101 Dù nên họ cũng được giao nhiệm vụ nguy hiểm trước nhất. Tướng Mc Auliffe chỉ con đường mà toán Cherry đã sử dụng để đến Longvilly đêm trước, và nói :
    «Ewell, theo con đường này, tấn công và giải tỏa tình hình ».

    Đại tá Ewell, một sĩ quan có gương mặt trầm tĩnh của tay chơi xì phé mà lính dù của ông coi ông như một Ned Sparks, chỉ đáp gọn : «Thưa vâng».Vài phút sau, vị linh mục tuyên úy của đơn vị ông, cha Sampson, vào gặp ông và hỏi han tình hình như thế nào. Ông đáp :
    «Thưa cha, nếu con biết nhiều thì chỉ điên đầu thêm mà thôi ».

    Vào lúc rạng đông, lính dù của Đại tá Ewell lên đường để đến một nơi xa lạ hòng quần thảo với một kẻ thù vô danh.

    Đoàn thiết giáp, pháo binh và bán xích xa đã tháo lui an toàn qua Mageret, trước khi lực lượng tướng Bayerlein cắt đứt con đường từ thị trấn Longvilly, đang chầm chậm vượt qua giữa hai hàng quân dù. Kế đó, một số khinh binh thuộc Sư đoàn 28 mặt mày dơ dáy, mắt đỏ gay, kéo nhau chạy qua. Một tên hỏi:
    «Các anh đang làm gì thế ?».

    Một binh sĩ dù chỉ mỗi một cây gậy làm vũ khí, chỉ về hướng đông, :
    «Bọn ông đón đánh bọn chúng ».


    Tên kia trả lời :
    «Tụi em thăm đòn rồi, và bây giờ là phiên các anh».

    Đại tá Ewell bước giữa hai hàng binh sĩ dù của ông. Tháng 11 năm ngoái, ông đã may mắn chớp được hai ngày nghỉ phép ở Bastogne. Ông đi lang thang trên các ngọn đồi trọc, các khu rừng thông thưa thớt ven thị trấn. Lúc này, sự am tường khu vực Bastogne đã giúp ông nhiều việc. Vì sương mù dày đặc,đoàn quân dẫn đầu đã đi sátđường, ông vội vàng tiến lên, lôi mấy chú lính mù mờ kia trở lại chính lộ.

    Thình lình, tiếng súng đại liên Đức lanh lảnh vang lên — Đại tá Ewell và tướng Bayerlein đụng đầu nhau trong làn sương mù — Đại tá Ewell cho tập hợp các sĩ quan chỉ huy và ra lệnh một đại đội dàn quân sang cánh phải. Ông nhớ về cánh trái là toán quân của Bizory, nằm gần một ngọn đồi nhấp nhô có thể phòng thủ dễ dàng, ông ra lệnh cho Tiểu đoàn 2, đang theo sau Tiểu đoàn 1, đến tiến chiếm ngôi làng. Ông kết luận, nhái theo giọng điệu tướng Mc Auliffe:
    «Giải tỏa tình thế. Nhưng hỡi các bạn, tôi không muốn các bạn đánh địch đến chết ».

    Quyết định đứng lên chiến đấu của Đại táEwell định đoạt sứ mệnh phòng thủ tại thị trấn Bastogne.
  3. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Khi tướng Bayerlein nghe tiếng súng đáp lễ của lính dù Mỹ, ông đoán, ông đã đụng một lực lượng cấp sư đoàn. Khi nghe tiếng nổ đặc biệt của đại bác ngắn nòng M-3, ông đoán chắc đang bị một lực lượng thiết giáp hùng hậu làm thịt. Cố sức mở đường tiến tới, ông sẽ phải trả một giá rất đắtvà nguy hiểm khôn lường ! Vốn bình thường là một người can đảm, nhưng bây giờ, nhìn thấy hiểm họa hiền hiện sau mỗi lùm cây, ông ra
    lệnh cho đoàn quân của ông đào hố cá nhân.

    Sáu dặm bắc thị trấn Bastogne, trong ngôi làng Noville tồi tàn, cây cối trơ trụi, toán Desobry — một trong ba toán thuộc lực lượng đặc nhiệm thiết giáp mà Đại tá Roberts gửi đi để chặn bước tiến của quân Đức — đã trải qua một đêm không ngủ cùng một bình minh đầy đe dọa. Từ lúc hừng đông, màn sương dầy đặc nhất trong vùng Ardennes phủ trùm trọn vẹn ngôi làng nằm dưới thấp. Vào lúc 10 giờ hơn, màn sương đột ngột tan biến. Thiếu tá Desobry rất đỗi ngạc nhiên : Toàn vùng đông nghẹt các chiến xa địch.

    Về hướng bắc, chạy dài trên một đỉnh đồi, 14 chiến xa Đức đang hối hả tìm nơi trú ẩn. Như các mục tiêu trong xạ trường, các chiến xa bị xạ thủ của Desobry hạ từng chiếc một. Nhiều chiến xa khác xuất hiện từ hướng tây. Đạn dược đang cạn dần. Thiếu tá Desobry gọi máy cho Đại tá Roberts xin phép tháo lui nhiều dặm. Đại tá Roberts đáp :
    «Toàn quyền định đoạt. Nhưng tôi đang gửi một tiểu đoàn Dù tiếp viện».

    Thiếu tá Desobry trả lời.
    «Tôi sẽ sẵn sàng phản công địch ».

    Trong một khu vực đông nam thị trấn Bastogne mà Đại tá Roberts đã xỉa toán O’Hara làm nút chặn quân Đức tiến về Bastogne. Không khí thật căng thẳng nhưng cho đến bây giờ vẫn chưa thấy động tĩnh gì. Trung tá O’Hara ra lệnh ba quân nhân dùng xe jeep chạy xuống hướng bắc dò xét tình hình.

    Chiếc jeep do Trung úy John Devereaux thuộc dòng dõi gia đình một kịch sĩ nổi tiếng nhất bên Mỹ, lái vào ngôi làng Wardin đầy sương mù thì trời sắp đổ mưa. Dân làng mò ra đứng trước cửa và khi thấy chiếc jeep của Mỹ thì họ bao quanh.

    Một ông già báo động:
    «Quân Đức ở quanh đây ! ».

    Trung úy Devereaux, từng xuất hiện trên sân khấu Broadway trong vở nhạc kịch «Life with father» cách đây không lâu, nhảy lên mui xe jeep, nói bằng Pháp ngữ :
    «Đừng sợ. Lính Mỹ chúng tôi ở lại đây. Hãy ở yên trong hầm và nhớ đừng sợ hãi vu vơ ».

    Dân làng cảm thấy yên tâm với sự trấn an của viên sĩ quan trẻ. Họ reo mừng. Trung úy Devereaux lái xe chạy khỏi làng Wardin, về hướng đông. Khi sương mù tan dần, Devereaux chợt nhận ra một vật gì trông giống một bán xích xa Mỹ và một chiến xa địch đang hướng về phía anh. Anh dừng xe lại. Hai chiến xa đang lù lù tiến tới làm anh hoảng sợ.

    Người lính ngồi cạnh thét lên :
    «Chúa ơi ! Tụi Đức ».

    Từ chiếc bán xích xa Mỹ nhả ra một tia sáng. Chiếc jeep lãnh trọn viên đạn vào tấm cản, lắc lư muốn sụm. Trung úy Devereaux vội de gấp về làng Wardin. Dân làng hãy còn đứng trong các khu chính trò chuyện với nhau về lời khuyến dụ của viên sĩ quan trẻ tuổi người Mỹ.

    Trung úy Devereaux cho xe chạy chậm và hét to :
    «Tụi Đức sắp tới, chạy về hầm núp, nhanh lên !»

    Nói đoạn anh phóng xe biến mất.

    Chiếc bán xích xa đã bắn một viên trúng cản xe của Trung úy Devereaux, thuộc một toán tuần thám của Sư đoàn Panzer Lehr. Nhưng lúc này hầu như toàn thể sư đoàn đó đều quay trở lại hướng đông. Tướng Đức Bayerlein cho rằng ông bị địch chặn đường, đã tạm thời bỏ Bastogne. Trước tiên, ông sẽ quét sạch quân Mỹ nằm mặt sau ông, tại Longvilly. Sau đó ông sẽ chiếm Bastogne.

    Lúc 2 giờ trưa, tướng Bayerlein phóng ra một cuộc tấn công từ hướng tây nam vào làng Longvilly. Cùng thời gian đó, Sư đoàn 26 xung kích, hoạt động độc lập, từ hướng đông nam đánh vào Longvilly. Sư đoàn 2 Thiết giáp từ hướng Bắc đánh xuống. Mục tiêu trực tiếp của cuộc tập trung tấn công không sắp đặt trước này là một dãy quân xa Mỹ kẹt dài từ Longvilly đến Mageret. Cuộc tàn sát rất lớn lao.

    Quân tiền vệ của toán Cherry vẫn nằm cách Longvilly một dặm hướng tây, tại hang động thánh Michael, đã chiến đấu dũng mãnh. Sư đoàn 26 xung kích phải báo cáo là đụng nhằm một cuộc phản công lớn. Nhưng phần còn lại của đoàn quân — gồm binh sĩ chạy lạc của hai nút chặn thuộc Sư đoàn 9 Thiết giáp và các binh sĩ khác từ mặt trân bôn tẩu về — đã bị tiếng oanh tạc cơ hạng nặng và tiếng động của chiến xa chạy đến làm khiếp vía kinh hồn. Không còn lòng dạ nào kháng cự, họ chạy đổ về hướng thị trấn Bastogne.

    Mặc dù có sợ chiến đấu đơn độc, nhưng không kém phần dũng mãnh của toán Cherry, hầu hết mọi quân xa Mỹ trong đoàn quân kẹt đường đã bị thiêu hủy hay đành bỏ lại chiến địa vào lúc 3 giờ rưỡi trưa cùng ngày. Con đường biến thành một khung cảnh điêu tàn. Nhưng cảnh tàn phá vĩ đại nhất phải kể đến lề đường, trước hang động thánh. Tại đây, chiến xa, thiết giáp, đại bác cơ động, cam nhông, jeep cháy sáng rực một góc trời. Xác các lính Mỹ nằm la liệt giữa các bức tượng thánh bằng đá.

    Tổng cộng trận đụng độ có hơn hai trăm quân xa Mỹ bị tiêu hủy hoặc bị tịch thu. Nhưng bù vào đó, quân Đức cũng trả một giá cao không kém. Thị trấn Bastogne, sau đó, được hưởng thêm một ngày yên ổn.....
  4. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    2.




    Sáng ngày hôm đó, chiếc xe chỉ huy của tướng Eisenhower đang tiến đến khu giới hạn của làng Verdun. Trong suốt cuộc hành trình, ông nghĩ đến bài toán rắc rối Ardennes. Nó là một chiến trường kỳ dị, với nhiều hình thái bất ngờ. Một trong những điểm đáng ngạc nhiên nhất là sự kích động lạ kỳ đã bất thần mọc lên phía sau phòng tuyến Mỹ. Nó cũng lan tràn nhanh chóng đến Paris. Sáng hôm đó, khi sắp sửa ra đi, một viên đại tá an ninh bắt buộc ông phải sử dụng chiếc xe đạn bắn không thủng. Vị đại tá cho biết lý do : «Tôi biết tin Otto Skorzeny đã gửi các toán biệt kích đặc biệt giả trang lính Mỹ để ám sát ông ». Năm lính dù Đức đã bị phát hiện tại Eparnay.

    Chiếc xe chở tướng Eisenhower phóng nhanh vào các con đường của thành phốnổi tiếng, rồi thẳng một mạch đến doanh trại Verdun rộng lớn. Lúc 11 giờ trưa, tướng Eisenhower bước vào căn phòng vuông, được chọn làm phòng họp. Nhìn quanh các khuôn mặt hơi đượm nét quan trọng, ôngnói :
    «Hiện tình được coi như một cơ hội tốt cho chúng ta chứ không phải một tai họa đáng ngại ».

    Ông nhìn qua các nhân vật trong phòng họp thêm lần nữa :
    «Chỉ nên có những khuôn mặt rạng rỡ trong bàn họp ngày hôm nay».

    Gương mặt Đại tướngPatton hiện lên một nụ cười tươi, lộ ra những chiếc răng cáu bẩn.

    Tướng Patton nói :

    «Cứ để tụi chó đẻ ào một mạch đến Paris đi. Rồi chúng ta hãy thực sự cắt chúng ra từng miếng luộc nhậu chơi ».

    Vẻ nghiêm trọng biến mất ngay khi mọi người đều thoáng nở một nụ cười. Eisenhower lắc đầu :
    «Không, địch quân sẽ không bao giờ vượt qua sông Meuse được cả ! »

    Phải đối diện với tình thế nghiêm trọng của Đại tướng Hodges. Phòng tuyến của Tập đoàn quân I có thể hoàn toàn sụp đổ, trừ phi phóng ra một cuộc tấn công thần tốc bằng chiến thuật dương đông kích tây.

    Tướng Eisenhower xoay sang Patton, nói :
    «Goerge, tôi muốn anh đi Luxembourg để lo cho xong vấn đề này. Chừng nào anh có thể khởi hành ? »

    «Ngay bây giờ ».

    «Anh bảo hôm nay à ?»

    «Tôi muốn nói sau khi chúng ta họp xong ».

    Đại tướng Omar Bradley, hỏi tướng Patton:
    «George, chừng nào anh sẽ tấn công ?»

    «Trong vòng 48 tiếng ».

    Tướng Eisenhower cau mày, tướng Patton sẽ phải xoay hướng quân của ông đến 90 độ. Tướng Eisenhower nói :
    «Đừng dại đột như thế !»

    Patton xua tay :
    «Đừng lo chuyện ngày giờ. Tôi bảo đảm đến đúng giờ tại vị trí».

    Tiếng xầm xì nổi lên. Có người nghĩ tướng Patton chỉ khoác lác. Những tướng khác như Bradley lại tỏ ra thích thú với không khí ồn ào của ông ta.

    Bằng điệu bộ cố hữu, Patton đốt thuốc hút và chỉ tay vào khu vực phình to trên bản đồ — vùng Ardennes. Ông giải thích :
    «Brad, lần này bọn Đức sẽ đâm đầu vào cối giã thịt ».

    Ông đưa cao nắm tay :
    «Và lần này chính tôi là người cầm chày ».

    Tướng Eisenhower mỉm cười :
    «Thôi được rồi, George. Bắt đầu cho tấn công sớm hơn ngày 22 và không trễ hơn ngày 23. Nên nhớ cuộc tiến quân phải có phương pháp đấy nhé».

    «Yên chí ! Tôi sẽ có mặt tại Bastogne trước Giáng sinh».

    Tướng Eisenhower cảnh giác cho Patton biết sức mạnh ghê gớm những cuộc xung phong của Đức, rồi xoay sang Devers, vị đại tướng chỉ huy cánh quân phía nam của tướng Bradley, ông nói :
    «Jake, anh sẽ rải mỏng phòng tuyến củaanh để có thể lẩp lỗ trống của tướng George bỏ lại. Và nếu bị tấn công thì cứ nhường đất cho địch dù có phải rút tất cả về dãy núi Vosges ».

    Ngay khi cuộc họp chấm dứt, tướng Patton bảo vị sĩ quan tham mưu điện thoại cho tham mưu trưởng của ông là tướng «Hap» Gay. Sáng hôm đó, trước khi rời Nancy, tướng Patton đã thảo ba kế hoạch dự trù cho cuộc khủng hoảng Ardennes và đưa cho tướng Gay bản mật mã của mỗi kế hoạch. Trong vòng vài phút, bằng lệnh qua điện thoại, đoàn quân của ông bắt đầu lên đường, rẽ sang hướng bắc, tiến về phía Ardennes.

    Đại tướng Eisenhower tiến lại chỉ vào ngôi sao thứ năm mới gắn trên cổ áo, cười vui vẻ :
    «George à, anh biết đấy, mỗi lần gắn thêm sao là một lần tôi mở cuộc tấn công !».

    Tướng Patton xỏ ngọt :
    «Hừm, và mỗi lần anh cho tấn công là y như rằng tôi phải gồng mình bao dàn cho anh ! »

    Bảy mươi lăm dặm về hướng tây bắc, Sư đoàn 28 vẫn chiếm giữ làng Wiltz, tuy rằng làn sóng quân Đức đã tràn khá xa đến tận ven thị trấn Bastogne. Trung tướng Cota sau khi giao tuyến phòng thủ thị trấn lại cho Đại tá Daniel Strickler và hứa sẽ gởi đạn dược cùng quân bổ sung, đã lên xe jeep chạy về bộ chỉ huy Sư đoàn mới, chỉ cách 2 dặmnam thị trấn Bastogne.
    tonkin2007, hk111333, gaume11 người khác thích bài này.
  5. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Lực lượng phòng thủ của Đại tá Strickler có chừng 1.000 quân. Họ đều biết rằng họ ở lại để đương đầu với một cuộc tấn công dữ dội, song họ không ngờ cuộc bao vây thị trấn của địch lại đang diễn ra.

    Về phía Đức, một toán quân của tướng Mantuffeltừ hướng bắc tiến xuống trục lộ chính, sau thị trấn Wiltz bảy dặm. Một cánh quân của tướng Brandenberger từ hướng nam tiến lên, nếu hai cánh quân đã bắt được tay nhau thì thị trấn Wiltz sẽ nằm trọn trong vòng tay họ.

    Vài dặm hướng tây bắc thị trấn Wiltz, Đại tá Hurley Fuller và bốn đệ tử của ông — trong số những kẻ sống sót cuối cùng của trận đánh tại Clerveaux — đang dắt díu nhau chui qua cánh rừng rậm. Ông cũng như các chiến hữu của Trung đoàn đã bị địch vùi dập tơi bời và đang tái tổ chức cuộc chiến đấu tự vệ sau khi thị trấn Clerveaux cam đành thất thủ. Nhưng lúc này, ông biết Đức quân đã tiến đến cận kề ông.

    Đột nhiên ông nghe thấy một khẩu lệnh bằng tiếng Đức. Thầy trò ông đã chui đầu vào một khu vực của địch quân. Ông dựa vào một thân cây, còn lính tráng nằm rạp sát mặt tuyết. Không một lời báo trước, một binh sĩ của ông sợ hãi nhảy dựng lên và la hoảng : «Đồng chí». Sau đó, ông cảm thấy như bị ai đập một báng súng vào gáy. Khi tỉnh lại, ông thấy mình đang nằm dưới mương, bốn tên đệ tử đang cúi nhìn ái ngại. Ông cảm thấy nhói bên dưới háng và biết mình đang bị địch dí dao găm vào đấy. Một tên lính Đức dữ dằn đứng ngay cạnh. Một đệ tử của ông cất tiếng hỏi :
    «Đại tá có đau không ?»

    «Tôi đang ra máu »

    Ông hạ giọng, ra dấu cho các binh sĩ của mình cúi thấp để dặn dò:
    «Nhớ đừng có khai với bọn ******** đó bất cứ điều gì, nghe không ? »

    Một tên sĩ quan Đức đang đứng sau lưng ông nổi đóa đập ngay lên đầu ông một báng súng lục. Rồi ông bị lôi xềnh xệch đến bộ chỉ huy của địch. Một tên trung sĩ Đức kè ông đến một căn phòng nhỏ trong đó có một sĩ quan của Sư đoàn 2 Thiết giáp ngồi chễm chệ trên một ghế bành. Tên hạ sĩ quan Đức cất giọng hỏi bằng tiếng Anh không đưọc sõi lắm :
    «Mày thấy trong người thế nào? »

    « Bể đầu. Rách háng ! »

    «Tụi tao sẽ băng bó cho ! »

    Rồi y chỉ vào bản đồ :
    «Mày có nhận ra vị trí của mày được không ? »

    Ông gật đầu.
    «Cầm lấy cây thước này, Đại tá, và làm ơn chỉ hộ con vị trí bộ chỉ huy của Sư đoàn 28 ».

    Đại tá Fuller ngồi nhìn nhưng không trả lời :
    «Mày không hiểu ? »

    «Hiểu chứ, nhưng tao không phải là thằng điểm chỉ ! »

    Tên trung sĩ hội ý với viên sĩ quan, sau đó xoay sang Đại tá Fuller :
    «Đại tá, tôi xin trân trọng báo cho ông biết một tin buồn : Chúng tôi sẽ bắn ông ».

    Đại tá Fuller điềm nhiên hỏi :
    «Sao lại bắn tao ? »

    «Chính ông đã cho lệnh bắn tù binh Đức tại Hosingen. Tụi tôi tìm được tử thi của họ. Và khi toán cứu thương này của chúng tôi mang cờ trắng đi tản thương thì lính của ông đã bắn gục họ. Đó có phải là lý do tụi này làm thịt ông không ? »

    QuânĐức ngồi hút thuốc Camel, chăm chú nhìn Fuller. Ông không tránh ánh mắt nhìn của họ.

    Năm dặm phía nam thị trấn Wiltz, toán Trận Liệt gồm ba quân nhân từng sợ hãi bỏ thị trấn ngày hôm trước, giờ đây đang trở lại để lấy đồ đạc trong chiếc rờ moọc bỏ lại. Vài giờ trước đó, hai trung sĩ Koritz và Nathan đã thuyết phục được vị đại úy của họ phải trở lại lấy tài liệu mật và quân dụng.

    Khi họ băng qua chiếc cầu trên sông Sauer tại Heiderscheidergrumd, họ không ngờ rằng quân Đức thuộc Sư đoàn 5 Dù đang ẩn núp tại khu vực chỉ cách họ có một vài trăm thước để chuẩn bị một cuộc tấn công.

    Hai mươi phút sau, họ rồ ga vọt xuống ngọn đồi dẫn tới Wiltz. Có lẽ tình hình không đến nỗi tồi tệ như mọi người tưởng. Họ không thấy một tên Đức hoặc nghe thấy tiếng súng nào. Lúc này, thị trấnWiltz là thị trấn ma. Yên tĩnh đến rợn người.

    Vài tiểu đội Mỹ đang đào hố cá nhân trong thị trấn tại các điểm chiến lược. Chiến xa tuần hành tới lui khi toán Trận Liệt đang vội vàng chấthết đồ lên rờ- moọc. Chẳng bao lâu, toán này bỏ chạy về hướng nam theo con đường vừa chạy đến, và đổ đèo tới cây cầu tại Heiderscheideigrund.
    caonam_vOz, hk111333tonkin2007 thích bài này.
  6. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Khi chiếc jeep kéo cái rờ-moọc tới một khúc quẹo gắt, Koritz rợn tóc gáy lúc trông thấy một hàng lính Đức đứng «dàn chào»với quân phục xanh. Chúng thuộc Sư đoàn 5 Dù. Sau khi chiếm chiếc cầu, Sư đoàn này chia làm hai cánh quân. Một cánh đâm thẳng hướng tây tiến về Harlange. Tại đấy, họ sẽ bắt tay với cánh quân của tướng Manteuffel từ hướng bắc kéo tới để siết chặt vòng vây thị trấn Wiltz.Cánh thứ hai đang thẳng đường đâm vào Wiltz. Đại tá Heilmann, chỉ huy cánh quân này, đã ban lệnh rõ ràng, phải đi bọc thị trấn để tiến về hướng tây. Nhưng mấy chú lính Dù cứng đầu này tự động xé rào, đột kích lẻ vào thị trấn kiếm chác.

    Sự xuất hiện bất thần của chiếc jeep Mỹ khiến lính dù Đức chới với, và họ la lên với vẻ sửng sốt khi chiếc jeep vượt qua. Trung sĩ Koritz đạp lút ga. Anh ta chỉ còn chút xíu hy vọng với vận tốc tối đa này. Lính dù bên dưới con đường nhấc súng trường và súng lục tự động lẩy cò như máy. Đạn hai bên đường bay túa ra. Koritz cúi rạp người. Chiếcjeep đảo qua đảo lại hết sức nguy hiểm.Nathan ngồi băng sau. Một tay anh sử dụng khẩu cạc-bin, tay kia với lên phụ Koritz bẻ lái cho chiếcjeep khỏi đâm đầu xuống sông.

    Koritz trông thấy quân Đức phía trước. Anh ta biết không tài nào thoát được bèn la to :
    «Giữ cho chặt, tao đâm xuống đống tuyết».

    Chiếc jeep băng qua cầu an toàn và thay vì rẽ theo khúc quẹo. Koritz cho xe đâm luôn vào đống tuyết. Cảm nghĩ sau cùng của anh trước khi chiếc xe chui vào đống tuyết là : «Mình mong tụi nó không xài được cái xế này ».

    Khi mở mắt ra anh thấy đám lính Đức đang nhìn anh chăm chú. Bước ra khỏi chiếc jeep nát bấy, anh kinh ngạc thấy mình không trầy trụa tí nào. Anh nhìn chung quanh. Vị đại úy đang ngồi ôm cùi chỏ. Nathan ngồi bất động, máu chảy ra như suối.

    Một tên Đức trẻ có gương mặt tròn trịa lôi khẩu Colt 45 ra khỏi bao súng của vị đại úy. Hắn không quên lột luôn chiếc đồng hồ trước khi hỏi xin kẹo Chocolate.

    Thị trấn Wiltz bị vây lúc chập tối. Trong bóng đêm, cuộc xung phong toàn lực từ ba hướng ập vào thị trấn.

    Liên lạc truyền tin với Bộ chỉ huy sư đoàn mới đặt tại Sibert gần Bastogne đã bị mất từ lâu. Đạn dược gần cạn, số binh sĩ sống sót thì bị tê cóng và mệt mỏi.

    Lúc 10 giờ tối, một bưu tín viên của Sư đoàn sau khi mò qua được vô số nút chặn của địch, đã chui vào bộ chỉ huy của Đại tá Strickler. Điện văn chỉ vắn tắt mấy hàng thê thảm :
    «Không có viện binh. Thị trấn Wiltz xem như đã mất. Mọi viện binh và tiếp liệu phải gởi đến cứu Bastogne ».

    Vài phút sau, ông nhận được báo cáo cho biết quân Đức đang di chuyển từ hướng nam tới. Đại tá Strickler cho tập hợp các sĩ quan chỉ huy của ông lại. Ông ra lệnh cuộc rút lui về Bastogne phải bắt đầu tức thì.
    «Chúng ta đã hoàn tất nhiệm vụ với mọi khả năng của chúng ta tại đây. Bây giờ các bạn hãy phân tán mỏng từng toán mười người. Hãy xâm nhập và len qua vị trí quân Đức để tới Sibert. Nhớ là chỉ mang theo đạn dược và quân dụng cần thiết mà thôi. Còn thì tiêu hủy hoàn toàn. Có ai thắc mắc gì không ?».

    Ông quay sang Đại tá Linus T. Hoban, cựu thẩm phán miền Screnton, vị chỉ huy một tiểu đoàn gồm 700 binh sĩ ô hợp toàn đầu bếp, thư ký, phòng không và các nhạc công.
    «Anh lên trước dẫn đầu. Các cảnh quân sẽ theo sau ».

    Cuộc họp kết thúc. Các vị chỉ huy trở về đơn vị, mặt mũi hốc hác. Tại đơn vị họ báo cho binh sĩ hay về chuyện phải di tản chiến thuật.

    Ánh trăng nhân tạo giăng đầy hướng Đông và Bắc chạy vào thị trấn khi thẩm phán Hoban dẫn đầu chạy lên con đường Grand. Gần khúc cuối thị trấn về hướngtây, con đường tẽ ra làm hai nhánh. Cả hai lộ trình đều dẫn đến ngã tư cà phê Schumann. Xe chỉ huy chở Đại tá Hoban lăn bánh trên con đường phía trái. Tại ngã ba đầu tiên, ông dừng lại chờ đoàn xe sau tiến đến. Nhưng mãi 15 phút sau, ông mới hiểu họ đã đi lầm sang con đường khác. Ông bảo viên tài xế :
    «Quay xe lại».

    Chiếc xe chỉ huy xả hết tốc lực chạy trở lại thị trấn Wiltz....


    .........................



    Vào lúc này, đoàn xe của toán chỉ huy đã tiến được nhiều dặm trên con đường bên phải thì dừng lại trước một nút chặn của địch. Một anh binh sĩ lái xe chạy xích trang bị súng phòng không kêu lên :
    «Phóng đại lên !».

    Chiếc xe khai hỏa khẩu đại liên 50 ly và đâm thẳng vào chướng ngại vật phía trước. Nhưng tiếc thay, nó cán phải mìn và phát nổ. Xác chiếc xe tan tành được kéo ra khỏi đường và đoàn xe cẩn thận lăn bánh. Không lâu, họ đến được ngã tư quan trọng nhất của khu vực, ngã tư cà phê Schumann. Tại nơi này, nhiều tòa nhà mọc lên chung quanh căn nhà trọ. Con đường chính dẫn tới Bastogne chạy dài về hướng tây. Hai con đường kia, một về hướng nam và một tây nam.

    Khi bộ chỉ huy đến gần cà phê Schumann thì cũng là lúc họ đang đâm đầu vào vị trí của một trung đội dù thuộc Sư đoàn 5 Đức, nằm trong các hố cá nhân hai bên đường. —Một khẩu đại liên bố trí bên mặt bắc, khẩu đại bác bên mặt nam. Ngay khi chiếc thiết giáp Mỹ chạy đầu tiến đến ngã tư, một tiếng nổ phát ra. Hông chiếc thiết giáp lãnh đủ và lật nhào bốc cháy.

    Một viên đại úy nhảy khỏi thiết giáp, la lớn : «Quét sạch bọn chó đẻ này đi !»

    Một trung đội da den phóng xuống xe và ào lên dọc hai bên đường. Toán da đen đánh bên mạn nam con đường và di chuyển rất có phương pháp. Họ lần lượt thanh toán từng hố cá nhân địch và cuối cùng dùng lựu đạn làm thịt khẩu đại bác tự động đặt ở mặt này. Toán đánh bên mặt bắc đã bò dưới hỏa lực đại liên của Đức rồi bất thần đứng lên xung phong và hạ bọn Đức bằng lưỡi lê.

    Ngã tư đã được khai thông. Đoàn xe thong dong tiến theo con đường dẫn đến Bastogne. Nhưng cách đó độ trăm thước, một nút chặn thứ ba của địch xuất hiện. Súng bất thần nổi lên hai bên đường. Binh lính hoảng hốt nhảy khỏi xe. Nhiều người phải bỏ mạng. Một số bị bắt và chỉ có vài người may mắn chạy thoát.

    Phía sau họ một dặm, xếp của họ là Đại tá Hoban lúc này mới tiến đến ngã tư cà phê Schumann mà không hay biết tai họa đang xảy ra phía trước. Nhưng khi nghe tiếng súng nổ vọng lại, ông bảo tài xế dừng lại. Ông bước xuống và lững thững đến ngã tư đường. Con đường có vẻ đìu hiu. Ông trở lại xe. Một chiếc bán xích xa bố trí khẩu đại liên 50 ly chợt chạy đến đậu sau xe ông. Ba khinh binh thuộc Trung đoàn 111 nhảy xuống, một tên nói :
    «Thưa Đại tá, cho tụi em đi theo yểm trợ hỏa lực ».

    Cả ba tên nhảy lên xe chỉ huy của ông. Tài xế chiếc bán xích xa nói :
    «Tụi tôi sẽ chạy sau bắn che cho Đại tá ».

    Hai chiếc xe xả hết ga vọt qua ngã tư cà phê Schumann và dong ruổi theo hướng tây về hướng Bastogne. Thình lình một tiếng nổ vang lên sau đích xe Đại tá Hoban. Ông cảm thấy đau nhói nơi vai và sau cổ. Ông nghĩ thầm trong bụng rằng mình đã tới số. Ông biết, ông đã bị quân Đức bao vây. Nhờ phép lạ mà ông hãy còn sống sót. Ông nhìn sang bên trái. Gã tài xế bị một vết thương lớn sau lưng, đang rên rỉ đau đớn. Hàng ghế sau, hai khinh binh bị thương nặng, còn một bị thương nhẹ. Hoban, chân trái tê rần, đau đớn bước xuống xe.

    Cuộc chiến của ngài thẩm phán đã chấm dứt.


    ……………………….
  7. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Gần giữa khuya. Pháo binh rót ầm ầm trên các đường phố của thị trấn Wiltz trong lúc toán phòng thủ hậu cứ kéo trở vào thị trấn. Đại tá Daniel Strickler hãy còn nán lại trong bộ chỉ huy để thiêu hủy các giấy tờ quan trọng. Ông gỡ tấm bản đồ treo tường còn lại rồi bước ra ngoài. Bên ngoài binh sĩ kéo nhau chạy qua. Chiếc jeep của ông đang nằm đợi bên đường. Gã tài xế tên Bob Martin, hớn hở đón ông. Ông bảo :
    «Bob, tôi muốn đi quan sát một lần cuối».

    Chiếc jeep rẽ xuống một con hẻm để tránh đường Grand Rue đang đầy nghẹt xe cộ và lính chạy bộ. Nó leo lên một ngọn đồi ở hướng tây thị trấn Wiltz. Lúc xe băng qua một cánh rừng thì tiếng súng nổi lên. Chiếc jeep lật xuống mương vì trúng đạn đại liên.

    Đại tá Strickler trông thấy một chiến xa địch từ từ tiến lại, họng súng 88 ly của nó hạ thấp dần. Lính Mỹ chạy túa vào rừng.

    Sau lưng họ, thị trấn Wiltz lúc này hầu như hoang tàn đổ nát. Toán phòng thủ còn lại trong thị trấn gồm vài binh sĩ công binh. Quân Đức hiện diện tứ phía. Họchuẩn bị phóng ra một cuộc xung phong chót vào lúc hừng đông.



    ………………………




    Lúc này, mười chiếc cam nhông tắt hết đèn, đang chầm chậm tiến vào Bastogne. Buổi trưa hôm đó, họ đã từ Wiltz dùng đường hậu chạy qua quân Đức đang vây thị trấn. Dẫn đầu là một chiếc cam nhông chở đầy thư từ. Ngồi cạnh tài xế là Trung úy Walter Gorgan. Giống như các sĩ quan khác của Sư đoàn 28, anh là một người cứng đầu, có lối suy nghĩ một chiều. Anh ta được lệnh đi lấy thư về cho bằng được vì giá trị tinh thần lớn lao của chúng.

    Gorgan thẳng đến trạm quân cảnh ở Bastogne. Một quân cảnh bảo cứ chạy thẳng hướng tây ra ngoài khu vực thị trấn. Bộ chỉ huy Sư đoàn 28, theo tên quân cảnh, nằm dọc trên con đường đó.

    Mười chiếc cam nhông rồ máy chạy như bay về hướng tây. Đến một ngã ba đường, Gorgan cho đoàn xe dừng lại nói :
    «Có vẻ không ổn rồi !»

    Thật là điên khùng vì con đường này chạy lui về mặt sau. Song, anh có linh cảm điều chẳng lành. Anh dẫn theo hai binh sĩ bước lại ngã ba. Nhiều bóng người dưới mương phóng lên đàn áp ba người. Trung úy Gorgan hét lớn bằng một giọng thật trịnh trọng :
    «Đợi chút coi. Đây là xe chở thư Mỹ. Tôi chắc các anh biết điều khoản trong thỏa ước Genève đề cập đến việc thư từ ra sao chứ ».

    Một trung sĩ trưởng toán quân Đức không biết làm gì bèn dẫn Gorgan xuống con đường đến bên một chiếc thiết giáp. Bên trong là một sĩ quan Đức. Gorgan phân bua :
    «Tôi chỉ chở thư từ thôi. Thứ này không có hại gì cho các anh ».

    Gorgan lại giở thỏa ước Genève ra với bọn Đức :
    «Bây giờ, nếu các anh để chúng tôi yên, mọi việc sẽ êm xuôi hết !».

    Viên sĩ quan Đức sắp xiêu lòng. Chợt có tiếng súng nổ trên con đường chính, Gorgan nhận ra tiếng đại liên của Mỹ. Có người trong đoàn công voa của anh đã nghi ngờ sự vắng mặt hơi lâu của anh nên đã nổ súng báo động.

    Quân Đức phản ứng ngay tức khắc. Vài phútsau, đoàn cam nhông Mỹ biến thành biển lửa. Nhiệm vụ đưa thư của Trung úy Gorgan đã thành công cốc. Nhưng ông ta hy vọng đoàn công-voa đang bốc cháy kia sẽ cảnh giác quân phòng thủ Bastogne về mối nguy hiểm nằm kề bên lưng họ.

    Trong thị trấn Bastogne, ánh lửa đoàn cam nhông của Gorgan bốc lên về hướng tây không được một ai trong thị trấn quan tâm. Hầu hết mọi người đều sợ hãi, mất thần. Những người sống sót trong trận phục kích ác liệt của địch gần Longvilly vẫn còn đang đổ xô chạy vào các nẻo đường của thị trấn. Gương mặt mọi người nhuộm đầy nét kinh hoàng.

    Phòng tuyến của Đại tá Roberts chận được hầu hết số quân đang tháo chạy này. Nhưng sau khi được cho ăn uống, đa số đám tàn quân này lại chém vè phía sau. Họ không biết đích xác tình hình đã xảy ra như thế nào. Họ chỉ biết mỗi điều là họ đã bị quân Đức đánh tơi bời. Muốn giữ họ lại để chiến đấu là một việc nan giải. Nhưng có vài kẻ tình nguyện ở lại, tham gia lực lượng của tướng Mc.Auliffe và Đại tá Roberts một cách rất sốt sắng.

    Toán nút chặn Desobry đặt tại Noville, bắc Bastogne, bị địch tấn công vào lúc ban ngày lên đến cực điểm. Không lâu, sau khi một tiểu đoàn dù dưới quyền chỉ huy của Đại tá La Prade, tiến vào thị trấn để làm giảm bớt áp lực của quân Đức. Vài phút sau khi quyết định giao quyền chỉ huy đơn vị hỗn hợp Thiết giáp và Dù cho Đại tá La Prade, một quả đạn đại bác 88 ly rơi ngay vào bộ chỉ huy. La Prade tử thương. Desobry bị thương nặng.

    Trung đoàn của Đại tá Ewell cũng bị Đức quân tấn công dữ dội. Tại thị trấn Wardin, Đại đội 1 tại đây bị đoàn chiến xa Royal Tigers tấn công đầu tiên. Toàn Đại đội chỉ còn 83 mạng sống sót.
    gaume1, tonkin2007, caonam_vOz1 người khác thích bài này.
  8. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Đêm đó, những người ở trong Bộ chỉ huy của Đại tá Ewell đặt trong một tu viện năm tầng rộng rãi, đều im lìm, thờ thẫn. Cha Sampson, sĩ quan tuyên úy của Đại tá Ewell để ý thấy 50 cậu bé đang ủ rũ, sợ hãi trong một căn phòng rộng rãi : Một linh mục Bỉ đã nhận ra phù hiệu của cha Sampson. Ông nói :
    «Tôi là linh mục Musty. Tôi sẽ tính sao với đám con chiên còn trẻ dại này ? Mọi người cho là sẽ có giao tranh lớn tại Bastogne. Tôi có nên mang chúng ra khỏi thị trấn không?»

    Cha Sampson lưỡng lự :
    «Tôi phải hỏi ý kiến Đại tá Ewell ».

    Linh mục tuyên úy bước vào văn phòng Đại tá Ewell. Vi trung đoàn trưởng đang ngồi sau bàn giấy. Ông cố giữ bình tĩnh để che dấu nỗi xúc động về tin Đại đội 1 đã bị tiêu diệt. Ông lôi trong túi ra một gói trà, cho bao trà vào tách nước nóng và đưa mời người bạn của ông.

    Cha Sampson, một người to lớn hao hao giống Irvin S. Cobb, biết nỗi đau lòng sâu kín mà Đại tá Ewell đang chôn dấu về sự mất mát các chiến hữu. Cha hỏi ông nên tính thế nào về số phận các thiếu niên trong tu viên. Ông đáp :
    «Việc này tùy Sư đoàn quyết định. Con có thể cho cha hay là chúng con có nhiệm vụ bảo vệ chúng”.

    Một chiếc jeep từ mặt trận chạy về, dừng ngay trước tu viện. Ba người lính kỵ binh nhảy xuống. Một người là trung sĩ John Banister, thuộc Liên đoàn 14 Kỵ binh. Sáng hôm đó, ba chàng ky binh này bị Sư đoàn 7 Thiết giáp trưng dụng cho chiến trường St. Vith. Nhưng nhờvào sự lộn xộn hôm đó, họ biến khỏi đơn vị mới và quyết định chạy về hướng tây.

    Một quân cảnh chặn ba lính kỵ binh lại, ra lệnh :
    «Bước lại tòa nhà kia mau !».

    Ba chàng kỵ binh bước ngay vào tòa nhà. Họ thấy đầy binh sĩ Sư đoàn 106 và 28 thất lạc, độ mười khẩu pháo và vài đơn vị côngbinh. Banister hỏi một gã khinh binh mặt mũi bẩn thỉu thuộc Sư đoàn 28 :
    «Chuyện gì vậy ?»

    Gã khinh binh cáu kỉnh gắt :
    «Họ gọi tụi này là toán Snafe, đúng gu lắm !»

    Banister thúc cùi chỏ cho đồng bọn. Rời thị trấn này là phải rồi. Cả ba bước khỏi tòa nhà. Trên con đường cái họ thấy một chiếc GMG 2 tấn rưỡi chầm chậm chạy ngang qua. Banister hỏi :
    «Đi đâu ».

    «Khỏi chỗ hắc ám này»

    Cả ba phóng lên chiếc xe jeep của họ và chạy theo chiếc GMC về hướng Bắc.

    Một giờ sau, chiếc GMC dẫn đầu chạy rẽ sang phải. Chiếc jeep liền theo sát nút. Ba chàng kỵ binh không hề hay biết lúc này họ lại đang chạy trở ra mặt trận. Chiếc GMC mà họ đuổi theo đang chở đồ tiếp tế cho Sư đoàn 7 Thiết giáp. Nơi đến của nó là St. Vith.




    4.




    Tại Paris, một, buổi họp báo sóng gió đang xảy ra vào một phiên họp thường lệ của các thông tin viên chiến tranh. Họ tức giận đòi các sĩ quan liên lạc báo chí cho biết chi tiết cuộc tiến công Ardennes. Thiếu tá James Hugles, sĩ quan thuyết trình viên của Bộ Tư Lệnh Tối Cao Lực Lượng Viễn Chinh Đồng Minh đang tìm cách giải thích rằng, tin tức không tiện tiết lộ vì cần phải bảo mật. Một thông tin viên la lớn :
    «Sao Thiếu tá không chịu bước xuống để chúng tôi hỏi tướng Alan ? Ông ấy có thẩm quyền trả lời cơ mà ».

    Thiếu tướng Frank Alan, sĩ quan trưởng liên lạc báo chí của Bộ Tư Lệnh Tối Cao Lực Lượng Viễn Chinh Đồng Minh vội bước lên bục gỗ. Ông nói :
    «Chúng tôi giữ kín tin tức để ngăn địch biết rõ vị trí các toán tiền phương của ta ».

    George Lyons, đại diện văn phòng thông tin chiến tranh của Bộ Tư Lệnh Tối Cao Lực Lượng Viễn Chinh Đồng Minh, đứng lên nói :
    «Tôi xin phép nói rằng liệu chính sách của Bộ Tư Lệnh Tối Cao Lực Lượng Viễn Chinh Đồng Minhvề vấn đề này có phải là ngu xuẩn không ? Và câu này không đả động chi đến Thiếu tướng. Dân chúng Hoa kỳ phải được biết chuyện gì đang xảy ra nơi chiến trường ».

    Cuộc họp báo tan vỡ, các thông tín viên hậm hực ra về, mà vẫn không hiểu biết gì hơn.

    Cách đó ít dặm, tướng Eisenhower, đang điên đầu vì cuộc khủng hoảng tại Ardennes. Kể từ lúc ở Verdun trở về, các báo cáo báo động những cuộc tiến quân sâu hơn nữa của địch quân bay về cho biết Thị trấn St. Vith và Wiltz đang thất thủ ; Bastogne có lẽ sẽ mất trong vài giớ tới.

    Làm thế nào để chống lại cuộc tấn công của Đức ? Hệ thống liên lạc bình thường giữa tướng Bradley tại thành phốLuxembourg và tướng Hodges ở Bỉ đã bị cắt đứt. Sự phối hợp giữa hai khu vực bắc và nam của mặt trận Mỹ không thể thực hiện được. Tướng Eisenhower nhìn lên bản đồ trận địa. Sau đó ngay bên trên Bastogne, ông vẽ một phòng tuyến tưởng tượng chạy qua khu vực chính giữa chiến địa.

    Đây là giải pháp ; hai vị Tư lệnh ; Tướng Bradley trấn giữ nửa khu vực phía nam và một vị tướng đồng tài đồng sức trấn giữ nửa khu vực phía bắc. Vị tướng đủ điều kiện trên là Montgomery. Nhưng tướng Eisenhower cũng biết rằng một sự chọn lựa như vậy sẽ làm các viên tướng của ông mất lòng. Nhiều tháng trước, tướng Montgomery đã chỉ trích thậm tệ các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ. Ông quả quyết rằng chỉ có mỗi một cách đạt chiến thắng cuối cùng là một cuộc tấn công vào nội địa nước Đức. Nhiều người Mỹ sẽ cho rằng việc chỉ định tướng Montgomery sẽ là một điều sỉ nhục cho tướng Bradley. Nhiều người Anh đã đòi chức Tư Lệnh phó Tư Lệnh Tối Cao Lực Lượng Viễn Chinh Đồng Minh cho tướng Montgomery.

    Nhưng tướng Eisenhower biết kế hoạch này phải được thực hiện : Bổ túc vào rắc rối quân sự, một vấn đề khác cũng không kém quan trọng. Đó là việc các nhà khoa học gia Đức sắp hoàn tất một loại bom nguyên tử. Có lẽ mục đích của cuộc tấn công chỉ là một cố gắng giúp các nhà bác học này có thêm ít thì giờ nữa mà thôi. Không cần biết cái giá phải trả cao đến đâu, chiến trường phải chia đôi để mau đạt chiến thắng sau cùng.
    tonkin2007, hk111333caonam_vOz thích bài này.
  9. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Vài phút sau, tại Luxembourg, điện thoại reo vang trong phòng tướng Bradley. Tướng Bedell Smith, tham mưu trưởng của Eisenhower nói qua điện thoại :
    «Tướng Ike nghĩ rằng việc giao cho tướngMonty hai Quân đoàn của anh ở khu vực phía bắc là một ý kiến hay».

    Tướng Bradley sững sờ. Ông ta lưỡng lự một chút, rồi buột miệng .
    «Tôi không biết việc chuyển giao như thế có thật sự cần thiết hay không ?».

    Tướng Smith đáp :
    «Có lẽ rất hợp tình. TướngMonty đủ sức gánh vác phía bắc vùng Bulge ».

    Tướng Bradley chậm rãi đáp :
    «Beetle, tôi khó lòng chống đối chuyện đó. Nếu chúng ta làm theo cách mà anh bàn, chúng ta sẽ nhận được sự giúp sức có tính cách trừ bị của quân Anh nhiều hơn».

    Cuộc điện đàm chấm dứt khi tướng Bradley gác máy.




    ***********



    Tại Zondhoven, Hà lan. Hai con kim tước và một người đàn ông mảnh khảnh đang ngủ ngon trong một căn phòng do xe kéo. Đó là Bernard Montgomery — sĩ quan cao cấp nhất của quân đội Anh và là một cây gai làm nhột mắt nhiều sĩ quan Mỹ.

    Tướng Monty có lần đã thẳng thắn chống đối kế hoạch hai mặt giáp công của tướng Eisenhower chống lại quân Đức. Ông đã quả quyết rằng việc tấn công nặng nề quân địch vào hai khu vực cùng lúc trong khi quân số và trang cụ không đầy đủ là một việc vô lý. Tướng Monty muốn cho cuộc tấn công lớn mở ra từ hướng bắc, mũi dùi là Tập đoàn quân XXI của ông ta.

    Điện thoại của tướng Monty reo vang. Người gọi ông là Eisenhower. Tình hình mặt trận Ardennes đến hồi nguy ngập. Tướng Monty được lệnh nắm quyền chỉ huy nửa khu vực phía bắc của chiến trường.

    Montgomery gác máy điện thoại. Nếu người Mỹ nghe lời ông từ trước, họ đã tránh được cảnh ngộ rối ren như thế này. Ông cho gọi sáu sĩ quan liên lạc của ông. Họ là những sĩ quan trẻ, sáng suốt. Tất cả đều hết lòng theo phò tá ông thầy của họ. Công tác của họ là thu thập tin tức tận chiến tuyến. Ông cho các sĩ quan trẻ tiếp xúc với nhiều đơn vị Hoa Kỳ khác nhau có liên hệ đến cuộc chiến. Đây là phương pháp mà Napoléon đã từng xử dụng. Xong công tác họ sẽ gặp ông ngày hôm sau vào lúc 1 giờ sáng tại bộ chỉ huy mới của tướng Hodges ở Chaudfontaine. Ông còn gởi thêm một toán sĩ quan khác đến khu vực sông Meuse.




    ***********



    Tại Versailles, điện thoại của tướng Eisenhower reo vang. Thủ tướng Churchill gọi. Ông ta muốn biết chiến trường diễn tiến ra sao. Tướng Eisenhower cho ông biết một hệ thống chỉ huy mới vừa được thành lập xong. Thủ tướng Churchill tỏ ra vui mừng. Ông nói :
    «Tôi bảo đảm với Đại tướng là binh sĩ Anh luôn luôn lấy làm vinh dự được sát cánh với các chiến hữu Hoa Kỳ trên cùng một trận tuyến».

    Tướng Eisenhower thấy nhẹ người. Còn gì thoải mái hơn lúc tình hình rối rắm đã đượcgiải quyết êm thắm. Có lẽ, trong giai đoạn thực sự khủng khoảng này, sự hục hặc cố hữu giữa tướng Montgomery và một vài tướng lãnh Hoa Kỳ có cơ chấm dứt.
  10. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927


    5. MÙ SƯƠNG CUỘC CHIẾN

    17 tháng chạp, 1944.




    1.



    Vài dặm về phía bắc thị trấn St. Vith, tướng Bruce bị quân cảnh hốt vào sáng 20 tháng chạp, trong khi ông đơn thân độc mã thanh sát một đơn vị tiền tuyến. Khi bị chặn hỏi, ông cứ luôn miệng : «Tôi là Tướng Bruce thuộc Lữ đoàn B Thiết giáp ».

    Một quân cảnh hét lớn :
    «Thôi đi cha nội. Cha nội là người của Skornezy. Tụi tao đã nhận được lệnh canh phòng một tên Đức giả dạng tướng Mỹ một sao đấy ! ».

    Tướng Clarke phản đối kịch liệt rằng mọi quyết định trong vài giờ tới có thể định đoạt trận chiến tại St. Vith. Quân cảnh vẫn phớt lờ những lời phân trần của ông và đem nhốt ông vào một tòa nhà.

    Trên suốt khu vực mặt trận Ardennes, nửa triệu quân Mỹ đang «hỏi tội»nhau trên các con đường vắng, trong các khu rừng thông mù sương và trong các làng mạc bỏ hoang. Những mật khẩu và thẻ bài không còn nghĩa lý gì nữa. Bạn sẽ là lính Mỹ khi nào bạn biết thủ đô của tiểu bang Pensylvania là gì, ai nổi tiếng vềmôn này, môn nọ...

    Tướng Bruce Clarke không phải là một tướng lĩnh duy nhất bị chặn hỏi. Tại một ngã tư nọ, chiếc xe chỉ huy khổng lồ của tướng Ohmar Bradley cũng bị toán quân cảnh — dường như mấy tay này thích chặn tướng lắm vậy — chặn lại. Lần bị chặn thứ nhất, ông bị hỏi tên thủ đô của Tiểu bang Illinois, lần thứ hai bị hỏi vị trí của hàng phòng thủ trong môn chơi bóng bầu dục ; lần thứ ba bị hỏi tên chồng mới của Betty Grable. Tướng Bradly không trả lời câu thứ ba được.

    «Tên là Harry James ».

    Tên quân cảnh nhanh nhẩu đáp hộ và vẫy tay cho xe chở tướng Bradley đi.

    Nhà báo Mỹ cũng bị chặn hỏi cách Chaudfontaine không xa. Hai nhà báo Lewis Gannett của tờ Herald Tribune và Lou Azzael của tờ Baltimore «New Post» bị một quân cảnh hấp tấp chặn lại. Anh này đang hỏi một quân nhân lái xe :
    «Anh ở Tiểu bang nào tới ? »

    « Maryland »

    «Thủ đô tiểu bang tên là gì ? »

    «Baltimore »

    «Tốt ! Đi đi »

    Nhà báo Azzael kêu lên :
    «Ê ! Đâu có đúng. Thủ đô tên là….».

    Nhưng chiếc jeep đã rồ máy chạy mất......


    ……………………………


    Tại Paris, hiểm họa vềOtto Skorzeny và đám đệ tử của hắn ta đã lên đến mức độ tột cùng hoang mang. Hàng ngàn bức chân dung của tên trùm gián điệp, con cưng của Hitler, đã được phân phát khắp nơi. Người ta phong cho hắn một biệt danh rất côn đồ là Otto Skorzeny «Mặt Sẹo»; tên Đức nguy hiểm nhất Âu Châu (Cái sẹo lớn là do hắn bị ngã trong cuộc tranh tài khiêu vũ hồi còn học tại Vienne).

    Theo cảnh sát Pháp cho biết thì đã có một số không rõ là bao nhiêu biệt kích dù đã đặt chân xuống hải cảng Marly gần Bộ Tư Lệnh Tối Cao Lực Lượng Viễn Chinh Đồng Minh. Một báo cáo khác tiết lộ có 200 tên xuất hiện gần Bohain. Tin từ Valenciennes đưa về còn giật gân hơn nữa. Đám biệt kích của Skorzeny ăn mặc giả linh mục, sư sãi, vừa bơi thuyền vào đất liền.

    Theo lời cung từ của một tên biệt kích bị bắt thì điểm tập trung của các toán này ở quán cà phê De la Paix. Tại đây, họ sẽ hợp sức với nhau để tổ chức bắt cóc tướng Eisenhower. Các sĩ quan an ninh Mỹ tin ngay vào lời khai giật gân này. Bộ Tư Lệnh Tối Cao Lực Lượng Viễn Chinh Đồng Minh đưọc rào kẽm gai và canh gác cẩn mật. Chiến xa đặt nằm trước mỗi cổng ra vào, kẻ vãng lai bị khám xét kỹ lưỡng. Mặc dù không chú tâm lắm đến chuyện ám sát ông và cố gắng đình chỉ các biện pháp bảo vệ quá gắt gao, các sĩ quan an ninh và tham mưu của ông đều van nài ông di chuyển ra khỏi biệt thự «von Rundstedt», một nơi có địa thế quen thuộc với quân Đức.

    Tướng Eisenhower tuy bất mãn, nhưng sau cùng đành chịu dời ngụ trong doanh trại có rào dây kẽm gai kỹ lưỡng, để trở thành một tên tù bất đắc dĩ. Ông nói :
    «Nhưng chỉ với điều kiện là các ông sẽ bỏ qua dùm tôi cái việc khốn nạn đó, mà hãy để tâm cho chiến trường là hơn ».

    Hai mươi tám biệt kích quân của Skorzeny đã hoàn tất công tác của họ một cách có hiệu quả.




    2.




    Một chiếc xe chỉ huy đang xả hết tốc lực từ Hà Lan về hướng thị trấn nghỉ mát Chaudfontaine của Bỉ. Người ngồi băng sau là tướng Bernard Montgomery, mặc áo dù và đội bê-rê đỏ. Cạnh ông là Thiếu tướng David Belchem quyền tham mưu trưởng.

    Tuy nhiều tuần trước, tướng Montgomery tỏ vẻ không được vui, nhưng từ lúc tướng Eisenhower gọi điện thoại đêm trước để loan báo việc cử ông chỉ huy nửa khu vực bắc, mặt trận Ardennes, tướng Monty dã lấy lại được phong độ nhanh nhẹn và vui tính. Tướng Belchem có lần trông thấy ông có phản ứng tương tự trong một tình thế khó khăn trước đây. Đó là lần ông lãnh nhiệm vụ chỉ huy Quân đoàn Anh vừa bị đánh bại tại Phi Châu.

    Tướng Monty sau đó đã có nhận xét khi ông nói chuyện với Lord Ismay, Tham mưu trưởng của Thủ tướng Churchill
    «Thật là một điều đáng buồn khi một quân nhân chuyên nghiệp có thể bò lên hàng tướng lãnh cao cấp nhất và sau đó đành phải chịu thân bại danh liệt ! »

    Tướng Ismay đáp :
    «Đừng bi quan chứ. Có lẽ trận nay anh sẽ đem về chiến thắng vinh quang đấy !».

    Tướng Monty đáp lại :
    «Ông bạn tôi ơi ! Tỏi đâu có nói tôi. Tôi nói Rommel kìa !».


    ...........................
    hk111333caonam_vOz thích bài này.

Chia sẻ trang này