1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Battle of the Bulge - Trận chiến trong Thành phố

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi huytop, 31/05/2016.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Lâu lắm mới thấy bác maseo like...hy vọng bác luôn luôn đọc và like để những người trong cuộc còn có hứng
    maseo thích bài này.
  2. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Moore đọc bản dịch Anh ngữ :
    «Kính gửi Tư Lệnh Hoa Kỳ hiện diện tại thị trấn Bastogne đã bị bao vây.

    Vận may thời chiến đang xoay chiều. Lần này các lực lượng Hoa Kỳ đang nằm trong và gần Bastogne đã bị các đơn vị thiết giáp hùng mạnh của Đức quốc xã bao vây.

    Chỉ còn một dịp may duy nhất đê tiết kiệm sinh mạng cho các binh sĩ Hoa Kỳ là, các ông hãy chọn một sự đầu hàng trong danh dự.

    Nếu đề nghị này bị từ chối, tất cả các binh đội Hoa Kỳ hiện ở trong và gần Bastogne sẽ bị thẳng tay trừng trị bằng một Quân đoàn pháo và sáu tiểu đoàn súng cối hạng nặng của Đức Quốc xã.

    Mọi tổn thất dân sự bị pháo binh gây ra sẽ tùy thuộc vào lòng nhân đạo vốn nổi tiếng của người Mỹ.

    Tư Lệnh Đức Quân»


    Tướng Mc Auliffe chồm ra khỏi phòng. Ông hỏi :
    «Cái gì thế ?»

    «Họ kêu gọi ta đầu hàng ».

    Sau một cái nhìn vào tờ giấy, Mc Auliffe cười : « Ồ, Nuts ! »

    Nói đoạn ông quăng hai mảnh giấy xuống đất, đá văng ra cửa.

    Mc Auliffe quay lại bộ chỉ huy của ông. Đại tá Harper đã có mặt ở đó. Harper nói với Tướng Auliffe :
    «Hai thằng sứ giả Đức còn ngồi ngoài bộ chỉ huy của tôi. Chúng nói chúng mang tin đến và yêu cầu được trả lời ! »

    Mc Auliffe ngồi xuống, gõ bút chì ra dáng suy nghĩ :
    «Tôi nói cái con kèo gì với chúng bây giờ ? ».

    Đại tá Kinnard, vị sĩ quan hành quân trẻ tuổi lên tiếng đề nghị :
    «Thiếu tướng trả lời bằng câu khi nãy đi »

    « Tôi đã nói câu gì ?»

    « Thiếu tướng nói : Nuts ». (*)

    Mọi người trong phòng, kể cả sĩ quan lẫn binh sĩ đều khoái chữ này.

    Mc Auliffe viết lên giấy và chuyển cho Harper.
    « Đây, thư trả lời của tôi ».

    Harper đọc lớn :
    «Kính gửi Tư Lệnh Đức !

    Nuts !

    Tư Lệnh Mỹ ».

    Tướng Mc Auliffe hỏi :
    «Trả lời như thế chuyển được không? »

    Harper cười :
    «Đích thân tôi sẽ chuyển nó. Thư trả lời như thế là vui vẻ nhất rồi ».

    Lúc 1 giờ 30 chiều, trung sĩ Butler hết phần vụ kiểm soát ngoài tuyến. Anh ta vào căn nhà thuộc một nông trại, thả mắt nhìn xuống trục lộ Arlon. Thật ngạc nhiên khi anh ta thấy hai tên lính Đức vẫn còn ngồi trên sàn nhà, súng lục tự động để tựa góc tường. Binh nhì Gommell, có nhiệm vụ canh chừng họ, đang rờ rẫm một khẩu Colt P.38.

    Butler hỏi :
    «Cái gì thế này ? »

    Gommell đáp :
    «Họ vừa đầu hàng ».

    «Trả súng lại cho họ !»

    Gommell trả súng lại cho một trong hai tên lính Đức trẻ trông chưa tới 16 tuổi. Tên lính Đức tỏ vẻ sợ hãi pha lẫn một chút lúng túng khi nhận lại khẩu súng.

    Butler nghe thấy tiếng xe jeep trờ tới. Anh ta cùng mấy người lính ùa ra ngoài. Đại tá Harper và hai sĩ quan Đức ngồi trên xe.

    Sĩ quan quân y Đức nhăn nhó hỏi :
    «Nhưng, như vậy có nghĩa là gì ? »

    Đại tá Harper nói :

    «Không hiểu Nuts là gì ư ? À, nó có nghĩa là... Con Tiều ! Hoặc anh có thể hiểu cách khác như thế này : Nếu các anh tiếp tục tấn công, chúng tôi sẽ làm cỏ các anh, làm cỏ những tên Đức nào muốn chọc thủng vào thành phố này ! »

    Mấy quân nhân Đức giơ tay chào một cách nghiêm cẩn.

    Lão đại úy quân y tỏ vẻ... luyến tiếc, nói :
    «Chúng tôi sẽ «dọn» sạch người Mỹ nơi đây !»

    Harper nói :

    «Cứ tự nhiên», rồi không suy nghĩ, vị Đại tá nói tiếp «và xin chúc các anh vạn sự may mắn »...

    ..................................

    (*).NUTS là một từ lóng thông dụng và đa nghĩa của Quân đội Mỹ. Người nghe sẽ hiểu nó theo từng trường hợp. Trường hợp này ta có thể hiểu NUTS là : Đồ Con Tiều ! Đồ bú dù !
    hk111333 thích bài này.
  3. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Cách Bastogne quãng 10 dặm về phía tây nam, quân Đức hầu như không làm ăn thêm gì được về hướng tây vào ngày hôm đó. Tại Bộ chỉ huy tiền phương của Sư đoàn Panzer, tướng Baron von Manteuffel đã đích thân dùng một chiến xa vượt đoạn đường dài đến tuyến tiếp giáp St. Hubert gặp tướng Bayerleim.

    Ông ta nổi giận :
    «Miền Tây đang trong tình trạng dậm chân tại chỗ ! Quân của ông phải di chuyển ngay !»

    Manteuffel cũng đổ quạu luôn với tướng Tư Lệnh Quân đoàn của ông, tướng Luttwitz, chỉ vì ông đã gửi đi một văn thư ngưng việc gửi mấy sĩ quan làm sứ giả kêu gọi lính Mỹ đầu hàng, nhưng văn thư đó đã được gởi đi hết sức muộn màng. Nghĩ lại những lời đe dọa rỗng tuếch của Tư Lệnh Đức gởi Tư Lệnh Mỹ, ông thấy thật là như trò hề.

    Vào lúc nửa đêm tại Bastogne. Không khí nơi bộ chỉ huy của tướng Mc Auliffe thình lình thay đổi. Việc tái tiếp tế bằng máy bay lúc 10 giờđêm đã bị trì hoãn vì thời tiết xấu.

    Một lần nữa tướng Mc Auliffe cùng bộ tham mưu duyệt xét lại tình hình. Có ba lý do chính khiến quân Đức chưa đè bẹp được Bastogne :

    1.Thiếu pháo binh.

    2.Các đợt tẩn công không được phổi hợp chặt chẽ.

    3.Sự đề kháng dũng mãnh của quân trú phòng Mỹ.


    Chính vì những lẽ đó, quân Đức chỉ đánh ồ ạt được từng chỗ một, thành thử giúp các ổ phòng thủ Mỹ có thì giờ gọi thành phần trừ bị tiếp tay.

    Mc Auliffe nghiên cứu bản báo cáo tình hình giờ chót. Bản báo cáo cho biết ởr Marvie hai bên đang đụng độ nhau dữ dội ; tuy nhiên quân Mỹ cũng đang lâm vào tình trạng thiếu hụt đạn dược nặng nề. Hầu như tất cả Tư Lệnh của lực lượng bộ binh Mỹ đều cần tới pháo binh nhưng không được thoả mãn. Mỗi khẩu chỉ được bắn cầm chừng mười viên một ngày.

    Để trả lời một vị Tư Lệnh cứ lải nhải mãi về vấn đề pháo binh, Mc Auliffe đáp một cách kiên quyết :
    «Nếu thấy rõ quãng 400 quân Đức trong khu vực 100 thước cứ việc rót pháo vào chúng. Nhưng hãy nhớ, đừng rót quá hai quả ! »




    4.




    Quá nửa đêm ít phút, vào ngày 22 tháng Chạp, một xe cứu thương rời Vielsalm chạy thẳng về phía tây bắc đến Liege. Tướng Alan Jones có mặt trên chiếc xe đó.

    Vì lo nghĩ, làm việc quá sức và bị tăng áp huyết ; ông đã gục ngay sau cuộc họp cuối cùng của ông với tướng Ridgway — Trong cuộc họp đó ông đã được trao quyền Tư Lệnh Sư đoàn 106 và kiêm nhiệm Phụ tá cho tướng Ridgway.

    Tại ngôi trường, Hasbrouck vẫn còn đang làm việc. Chi tiết của kế hoạch rút lui 20.000 quân và hàng trăm xe tăng thiết giáp khỏi Vòng Trứng Ngỗng Thép bằng cách vượt sông Salm và di chuyển về phía tây bắc đang được đánh điện tới các tuyến.

    Bắt đầu lúc 3 giờ sáng, Hoge và Reid rút về Beho, theo trục lộ chính tới Salmchâteau và sau đó vượt khu hành lang đào thoát, được Sư đoàn 82 Dù mở lối. Ba tiếng sau đó, vào lúc 6 giờ sáng, tướng Clarke điều động binh sĩ của ông di chuyển tới Commanster trên một ngả đường lầy lộyđể tới Vielsalm. Lực lượng đặc nhiệm Boylan che chở cho tướng Clarke và lực lượng đặc nhiệm của tướng Jones bảo vệ cho Hogevà Reid. Trung đoàn 112 của Nelson lo lập một tuyến phòng thủ ở ngay hướng đóng sông Salm và nằm đó cho đến khi mọi lực lượng rút lui về khu vực phía nam đã hoàn tất. Về phía bắc, hai bộ chỉ huy khác của Sư đoàn 7 Thiết kỵ, CCA và CCR phải nằm tại chỗ cho đến khi lực lượng tướng Clarke rút khỏi và sau đó làm thành phần truy cản nếu cần.

    Đây là kế hoạch rất hữu hiệu — ít ra trên giẩy tờ

    …………………………
    caonam_vOzhk111333 thích bài này.
  4. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Tướng Clarke bước vào bộ chỉ huy Commanster của ông khi ông đã được trao tận tay bản kế hoạch. Cũng như mọi người khác hiện nằm trong Vòng Trứng Ngỗng Thép, ông đang mong chờ nhận được lệnh lui binh. Nhưng có một điều khiến ông ưu tư. Khi nẫy, lúc ông từ một tuyến đầu trở về bộ chỉ huy, xe jeep của ông đã bị sa lầy trên con đường chính chạy từ Hinderhausen. Chiếc xe đã phải cần tới cả tá binh sĩ phụ tay đẩy ra khỏi những bãi lầy. Xe jeep còn thế, huổng hồ xe tăng thiết giáp hỏi Iàm sao có thể thoát khỏi những bãi lầy như vậy.

    Tướng Bill Hoge đã bước vào. Dáng điệu ông rất bối rối «tôi dự trù bắt đầu di chuyển lúc 3 giờ sáng », ông nói với tướng Clarke«nhưng không phải là một việc Iàm dễ dàng!».Sau đó, cả hai liên lạc vô tuyến với tướng Hasbrouck để tường trình việc lui binh đúng giờ là điều không thể làm được. Chỉ hy vọng cơn bão đem gió từ Nga xuống để thổi sương mù và mây ra khỏi vùng mặt trận ; những cánh đồng và các trục lộ sình lầy sẽ săn cứng lại mới có thể đưa được các xe tăng thiết giáp rút về hướng lây.

    Cách xa đó ít dặm, Trung tá Robert Erlenbush đang cố gắng một cách vô vọng rút ra khỏi phía đông bắc của Vòng Trứng Ngỗng Thép. Ông cho xe qua Braunlauf và trông thấy một căn nhà bên trong leo lét một ngọn nến. Ông bước vào. Mười hai quân nhân Mỹ với ba lô súng ống chất đầy một góc đang ngồi trên sàn nhà nghỉ ngơi.

    Ông hỏi :
    «Các anh làm cái gì ở đây ?»

    Họ là binh sĩ của Trung đoàn 424, nhưng quả tình họ không biết họ phải làm gì ở Braunlauf.
    «Đi với tôi !».Trung tá Erlenbush nói.

    Đám binh sĩ tỏ vẻ vui mừng vì đã có người nhận làm đầu đàn. Họ đứng lên và bước theo vị trung tá. Ít phút sau, Trung tá Erlenbusch đã tập trung thêm cả trăm binh sĩ Hoa Kỳ thất lạc đang nằm dài trong các căn nhà dọc khu phố.

    Cả chục GMC bám đầy sình, từ phía nam chạy đến. Erlenbusch chặn lại. Từ chiếc đầu, một trung sĩ ló đầu ra la lớn : «Ta thua to rồi !».Và hắn cho biết hắn từ bộ chỉ huy của tướng Hoge đang cố chạy về Beho.


    Erlenbusch nói :
    «Tôi có thể trưng dụng các xe này?».

    Và ít phút sau đó, bọn khinh binh của Sư đoàn 106 đã chật ních trên mấy chiếc GMC.
    «Giờ ta trở lại Commenster !»Erlenbusch ra lệnh.

    Ông vội vã về bộ chỉ huy riêng của mình liên lạc với tướng Clarke và báo cáo việc phòng tuyến của ông bị quân Đức phá thủng.
    «Tôi biết rồi ».Ông trấn an Erlenbusch, « nhưng cứ ở yên vị trí ».

    Ít phút sau, Erlenbusch bị gọi giật lại. Giọng nói qua ống liên hợp có vẻ gấp rút :
    «Tướng Hoge đây ! Tôi không thể liên lạc được với tướng Clarke. Một phần tuyến của tôi đã bị chọc thủng. Có đơn vị nào của tôi chạy lọt qua khu vực của anh, anh hãy chỉ huy họ hộ tôi ».

    «Thưa Thiếu tướng, tôi mới chỉ gặp được trên 15 GMC của Thiếu tướng, trên đường chạy về Beho. Tôi sẽ tiếp nhận thêm nếu bắt gặp ».

    Lúc này, Erlenbusch nhận thêm nhiều tin tức hoàn toàn bất lợi do hai sĩ quan thuộc quyền liên lạc chuyển về. Trung tá Wimpel trách nhiệm sườn bên hữu, báo cáo bị đánh nặng và Thiếu tá Lohse chỉ huy sườn bên tả đang bị chiến xa và pháo binh địch dập tơi bời !

    Erlenbusch báo động tướng Clarke :
    «Toàn khu vực tôi đang bị địch bao vây. Chờ lệnh Thiếu tướng ».

    «Tôi chưa cho phép rút lui. Tướng Hoge đang bị đè nặng ở phía nam. Nếu ta rút trước, ông ấy sẽ phơi bụng ra tức thời ! »

    «Nhưng, thưa Thiếu tướng, binh sĩ của tôi không thể cầm cự được lâu hơn nữa ».

    «Ráng gồng đi !», tướng Clarke quyết liệt «khu vực phía nam phải được di tản trước. Hơn nữa, các trục lộ dẫn đến hậu tuyến quá nhiều sình lầy ».

    Erlenbusch gần như muốn gục xuống vì suốt một tuần mệt mỏi cả tinh thần lẫn vật chất. Ông rên lên :
    «Nhưng thưa Thiếu tướng ! Binh sĩ của tôi sẽ là cái bia cho địch ».

    «Đừng lo. Tôi sẽ làm đủ mọi cách để lôi họ ra — càng sớm càng tốt ».
    hk111333, ngthi96, gaume11 người khác thích bài này.
  5. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Giờ đây Erlenbusch quay lại thuộc hạ mình. Ông gọi Thiếu tá Lohse.
    «Sẵn sàng chiến đấu !»

    Lohse kinh ngạc. Ông hét lớn đến nỗi những người gần máy có thể nghe thấy !
    «Trung tá có biết tụi tôi sắp bị làm cỏ đến nơi rồi không ? »

    Erlenbusch mượn tạm lời trấn an của tướng Clarke :
    «Đừng lo. Tôi sẽ lôi các anh ra».

    Tướng Clarke nhận được một bưu điệp vào lúc 5 giờ sáng.
    «Thông báo cho tôi tình hình các đơn vị ngay lập tức.

    Nơi gửi : Tướng Hasbrouck ».

    Clarke điên đầu về việc sình lầy trên các trục lộ. Ông được mời đến máy truyền tin. Erlenbusch báo cáo :
    «Phía nam tôi bị nặng. Tôi phải rút quân ra khỏi đó ngay bây giờ ! »

    Tướng Clarke lưỡng lự. Ông rất ghét việc cho binh sĩ lội trên đường lầy. Họ sẽ biến thành những tấm bia ngon lành cho quân địch.
    «Anh sẽ có thể rút khi nắng lên, nếu anh đợi mười phút nữa, tôi có thể giải quyết êm đẹp cho anh ».

    Clarke gác máy và bước tới cửa bộ chỉ huy. Bầu trời phía đông xám xịt. Ông bước ra ngoài. Một cơn gió mang mùi khói lửa từ phia đông thổi đến. Ông bước trên đường. Những vết xe đã đông cứng lại.

    Cái giá lạnh từ nước Nga đã ập đến...

    Một lần nữa, Trung tá Erlenbusch lại ngồi trước máy truyền tin :
    « Vâng, tôi đây thưa Thiếu tướng ».

    Tướng Clarke ngắt lời :
    «Thôi được, Bob ! Anh rút đi ».

    Trong cái ánh sáng của một sớm mai buồn thảm, những chiếc chiến xa, quân xa lạnh lùng nổ máy để tìm về sinh lộ. Thế rồi đủ loại quân xa lần lượt di chuyển về hướng tây trên những con đường đông đặc vì giá lạnh. Trong khi di chuyển, hai chiếc chiến xa đã bị hỏa lực địch phá hủy. Số còn lại chạy bừa đi tháo thân trên cả những địa thế gồ ghề đầy nguy hiểm.

    Ở Braunlauf, Trung tá Erlenbusch không thể tìm đâu ra một chiếc xe. Tên tài xế của ông đã xách xe cút mất từ hồi nào. Từ cánh rừng, bộ binh Đức xuất hiện và tiến vào thành phố. Những quả bích kích pháo nổ tung đào nhiều lỗ hổng trên các cánh đồng và những con đường trong thành phố. Hiển nhiên đây là một cuộc hỏa tập trước khi địch tấn công. Ngó thấy một chiếc jeep nằm trong sân một nông trại, Erlenbusch phóng đại qua đường và nấp vào một bức tường nghe ngóng. Một lúc sau ông đã ngồi gọn trong chỗ của tài xế. Chiếc xe tức khắc chồm lên, mang theo ông, vị tuyên úy cùng người phụ tá của ông ta. Bỗng dưng Erlenbusch nghe ba tiếng nổ dòn ngang tai. Cánh tay áo bên trái của ông đã bị xuyên thủng mấy lỗ.

    Tại Vielsalm, tướng Hasbrouck đang đứng nhìn đoàn xe di tản chiến thuật đầu tiên chạy qua bộ chỉ huy của ông, hướng về phía bắc, ngang qua dòng sông Salm. Ở đó, đoàn xe sẽ băng qua chiến tuyến mỏng manh của Sư đoàn 82 Dù và tiếp tục an toàn chạy về hướng tây bắc.

    Lúc này là một ngày nắng đẹp. Hasbrouck sực nhớ ông còn một vấn đề tương tự ở Fort Leavenworth. Giải pháp của ông, ngay lúc này, là triệt thoái tức khắc mặc dù giữa ban ngày. Theo đúng sách vở, ông phải đợi đến khi đêm xuống mới nên ban lệnh triệt thoái.

    Sáu dặm, về hướng đông, tại Commansler, tướng Clarke đang đứng giữa một cánh đồng để điều động giao thông trên con lộ dùng làm đường triệt thoái binh sĩ. Ông ngao ngán đứng nhìn từng binh sĩ râu ria, mắt đỏ au đầy mệt mỏi.

    Khi đoàn xe đã qua hết; chỉ còn toán trấn giữ hậu cứ của Boylan là còn nằm lại. Clarke chậm rãi leo lên xe. Toàn thân ông nhức nhối và đầu óc nặng trĩu. Trong bảy ngày qua ông không hề chợp mắt. Ông ngã người trên xe. Nhiệm vụ coi như đã xong ; binh sĩ ông đã triệt thoái an toàn. Chiếc jeep chồm lên. Ông rơi vào giấc ngủ.
    hk111333, caonam_vOzngthi96 thích bài này.
  6. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927

    4. KHÔNG VƯỢT NỔI SÔNG MEUSE !


    26 tháng chạp 1944.




    1.




    Nửa đêm 25 tháng Chạp, trời lạnh như cắt. Vài dặm về hướng tây bắc Marche, vầng nguyệt lạnh mùa đông thả ánh sáng lờ mờ trên tòa nhà Verdenne. Ngày thứ hai của lễ Giáng sinh bắt đầu trong bầu không khí yên lặng.

    Trong cái vẻ im vắng này, không ai có thể ngờ rằng một tòa nhà đã đổi chủ năm lần trong vài ngày.




    2.




    Tướng Patton đã hứa có mặt tại Bastogne và Wiltz vào ngày Giáng sinh. Nhưng cả hai thị trấn này hiện giờ đang bị quân Đức chiếm giữ.

    Vùng ngoại ô phía đông Wiltz, sáng sớm hôm đó một thanh niên trong bộ quân phục Mỹ rách nát đang lặn lội băng qua một cánh đồng tràn ngập tuyết. Đói khát, mệt mỏi, rét lạnh và đau đớn khiến hắn không còn biết hắn đang ở đâu. Không những chỉ tê cóng hai chân, hắn còn tê cóng cả đầu óc và không biết rõ hai chân mình có còn bước được hay không.

    Hắn tên là Ralph Ellis, người California, cấp bậc binh nhì trong trung đoàn thất lạc của đại tá Hurley Fuller và đã trốn thoát khỏi Munshausen, một trong những cứ điểm bảo vệ Clervaux.

    Từ ngày 17 tháng Chạp đến nay, ngày ẩn trốn và đêm mò mẫm tìm đường về hậu cứ, hắn đã suýt bị quân Đức bắt cả chục lần. Hắn bốc một nắm tuyết cho vào miệng nhai vì đói quá. Bụng hắn quặn đau nhưng không có gì để mà mửa ra cả.

    Hắn ngồi xuống nghỉ. Phía trước, hắn đã nhận ra một thành phố có nhiều nhà cửa nằm trên ngọn đồi còn phủ đầy bóng tối. Hắn không cần biết đó là thành phố nào và hiện đang thuộc về tay ai. Hắn chỉ biết hắn đang cần cơm ăn và chỗ ngủ. Hắn lảo đảo bước tới một căn nhà nhỏ. Có lẽ đây là căn nhà hoang vì từ ống khói hắn không tìm thấy có cụm khói nào bốc lên cả. Bên trong, hắn tìm ra hộp bánh lúa mạch của lính Mỹ còn sót lại phân nửa và một nửa chai vang đỏ. Hắn chộp lấy đớp ào ào như một con dã thú. Tuyệt ! Không còn gì tuyệt vời bằng.

    Hắn bước lên tầng trên và tìm ra một chiếc giường với đầy đủ chăn nệm. Một chiếc giường thuộc loại trứ danh của dân Luxembourg. Hắn chui vào đống chăn nệm và thả hồn vào giấc miên du với một ý nghĩ :
    «Bốn phương binh biến ông nằm khểnh !...»

    Cách đó vài cây số, hắn không biết rằng một bạn đồng đội khác của hắn còn khổ sở hơn hắn nhiều. Anh chàng này nằm ẩn trên một căn phòng ở lầu ba một tòa nhà. Chẳng những đói khát lại còn đau yếu. Cái tệ hại nhất là ở mấy tầng dưới có cả tá lính Đức đang đùa giỡn với nhau. Tuy nhiên trung sĩ George Carroll — tên của anh quân nhân Mỹ lạc đàn thuộc Sư đoàn 28 Bộ binh này —vẫn an toàn vì được một cô gái tên Anna giúp đỡ. Có lẽ chưa bao giờ anh ta lại được gặp một cô gái tốt bụng đến thế.

    Khoảng nửa dặm trên một ngọn đồi ở Wiltz, một quân nhân Mỹ thứ ba thuộc Sư đoàn 28, trung sĩ Lester Koritz, đang tìm cách trốn khỏi khu bệnh viện do bọn Đức chiếm đóng tại tòa lâu đài. Tình cờ hôm trước đây, một đứa cháu gái của chị em nhà Goebel ghé lâu đài và nhận ra được Koritz là bạn của hai bà cô của mình. Nó đã đưa cho Koritz chìa khóa tiệm bán thuốc lá của chị em Goebel. Chỉ còn vài ngày nữa, các thương bệnh binh cả Mỹ lẫn Đức sẽ được di tản về Đức. Koritz đã quyết định đào tẩu để tìm tự do.

    Còn biết bao nhiêu quân nhân Mỹ thất lạc khác và đang rơi vào tình cảnh tương tự ? Không ai có thể biết hết được.

    Người ta chỉ biết trong cái bối cảnh đầy bom đạn này, thỉnh thoảng đạn bích kích pháo lại nổ đì đùng. Ngày thứ nhì của lễ Giáng sinh vẫn êm đềm buông xuống thị trấn Wiltz.




    3.



    Tại Bastogne vào lúc 1 giờ trưa, phóng viên chiến trường Fred Mc Kenzie của tờ Buffalo Evening News đang lang thang trong doanh trại «Belgian Barracks».Ông thấy khói lửa chiến trường đang lan tràn tứ phía chẳng khác nào nơi ông đang đứng là trung tâm của hỏa ngục. Sự mệt mỏi phủ trùm lấy ông. Sở dĩ ông đến đây chỉ vì ông muốn được tận mắt nhìn thấy sự tàn ác của chiến tranh khởi đầu từ sự dã man của bọn Phát xít, bọn Đức quốc xã.

    Tướng Mc Auliffe chợt bước ra sân. Khuôn mặt ông trĩu nặng âu lo. Ông nói khi McKenzie bước tới cạnh ông :
    « Tôi mong ông nên rời khỏi đây ».

    Mc Kenzie cương quyết :
    «Thiếu tướng,nếu những người khác còn phải ở lại đây thì tôi có thể lưu lại ở đây như họ !»

    «Chúng ta xuống khu nghĩa trang một chút!». McAuliffe nói.
    gaume1, hk111333caonam_vOz thích bài này.
  7. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Hai người băng qua đường và bước vào khu nghĩa trang. Tướng Auliffe ngưng lại nơi phần mộ đầy tuyết phủ của Trung tá James La Prade tử trận ở Noville.
    «Ông ta là một người đàn ông đúng nghĩa và là một chiến sĩ tài ba »,Auliffe ngậm ngùi nói, «Thiếu ông ấy, chúng ta như mất hẳn một phần sức mạnh ».

    Ông cúi đầu một lúc trước phần mộ của người chiến hữu quá cố. Sau đó, ông bước tới chỗ có đám tù binh Đức đang tạp địch bằng cách đào huyệt. Ông hỏi một binh sĩ đứng gác :
    «Cho họ ăn uống tử tế chứ ?»

    «Thưa Thiếu tướng, họ được ăn ngon như chúng ta vậy ».

    «Cấm các anh ngược đãi họ !» Mc Auliffe ra lệnh.

    Nói đoạn tướng Auliffe cùng ông nhà báo chậm rãi băng qua đường.

    Năm dặm về hướng nam, cùng lúc 1 giờ 30 trưa ngày đó, Đại tá Creighton W Abrams đứng trên một ngọn đồi nhìn xuống Bastogne. Tiểu đoàn 37 Thiết giáp của ông làm mũi dùi cho Sư đoàn 4 Thiết giáp đâm thẳng từ phía nam vào thị trấn Bastogne. Theo đúng chương trình, ông phải tấn công vào một ngôi làng nằm cách Bastogne sáu dặm, về hướng tây bắc. Nhưng với hai mươi chiến xa cỡ trung của ông chỉ đủ cho một cuộc xung kích thôi. Liệu ông có dịp may nào để được chấp thuận chỉ phải đánh thẳng lên hướng Bắc để vào Bastogne chăng ?

    Không gian bỗng ầm ầm vang dậy. Bóng những chiếc C. 47 bay qua trông như những cánh ngỗng. Hàng trăm cánh dù sặc sỡ đổ xuống Bastogue. Súng phòng không bắn lên như mưa ngược. Vài chiếc C47 bốc cháy lao nhanh xuống, nhưng đội hình vẫn được duy trì.

    Đầu óc Abrams đã dứt khoát, ông quay lại chiếc thiết giáp của mình, chiếc « Sấm Sét 4 », và gọi máy cho tướng Hugh Gaffey tư lệnhSư đoàn 4 Thiết giáp. Ông xin phép được đánh thẳng lên hướng bắc.

    Lúc 2 giờ trưa, tướng Gaffey điện đàm với tướng Patton:
    «Đại tướng có cho phép Bộ chỉ huy R đánh thẳng vào Bastogne không ? »

    «Được ».

    Sau 3 giờ chiều ít phút; Đại tá Abrams nhận được một bưu điệp. Nét mặt ông lạnh lùng nhưng đôi mắt như mờ đi. Ông gắn lên môi một điếu cigar to tướng.
    «Ta sắp gặp lại bọn chúng... Nào ! Lăn bánh ! » Ông nói khi đứng trên pháo tháp của chiến xa chỉ huy.

    Xích sắt chuyển động. Thiết giáp dẫn đầu, theo sau là các chiến xa khác chất đầy bộ binh. Từng đội hình băng qua con đường mòn trong rừng và bắt đầu lao xuống sườn dốc ngọn đồi.

    Trung úy Charles Boggess, một cựu chiến binh 33 tuổi, đi tiên phong với chín chiếc Cobra Kings, những chiếc Shermans nặng 40 tấn. Chẳng mấy chốc anh đã đến Assenois, vùng ngoại ô của ngôi làng. Anh gọi pháo binh yểm trợ rồi ra lệnh tấn công. Chín thiết giáp của anh đâm thẳng vào thị trấn với hỏa lực tối đa. Pháo binh bạn cày nát những con đường mà Boggess và hai chiến xa khác vừa vượt qua. Một chiếc bị lạc đạn bốc cháy.

    Bộ binh phóng xuống đường. Binh nhì James Hendrix, một binh sĩ trẻ 19 tuổi của miền Arkansas với mái tóc hung đỏ phóng nhanh lên mục tiêu. «Phải hạ chúng ngay tức khắc », anh nghĩ bụng khi thấy hai quả 88 ly từ phía địch phóng ra làm cháy một lượt hai chiến xa của đồng đội. Hendrix la lớn :
    «Tiến lên ! Xung phong !»

    Một tên lính Đức ló đầu lên khỏi hốcá nhân. Hendrix tặng ngay cho hắn một phát vào cổ. Xong, Hendrix chạy sang hố bên cạnh và nhanh như cắt, đập mạnh báng súng MI của anh lên đầu tên lính Đức thứ nhì. Thấy sự hung hãn dễ sợ của anh, hai tổ 88 ly trong chớp mắt phải giơ tay đầu hàng.

    Vào lúc 4 giờ 30 chiều, Boggess dẫn theo hai chiếc Cobra Kings tiến về khu rừng phia bắc Assenois. Nòng pháo 75 ly của anh nóng bỏng. Xạ thủ Dickerson đã dùng nó như dùng một khẩu đại liên. Chỉ trong vòng vài phút, anh chàng xạ thủ này đã nã hai mươi quả vào ngôi làng. Và trước họng súng đại liên điên cuồng của gã Kafner, không biết bao nhiêu quân Đức gục ngã.

    Nhìn thấy một nhà kho xây bằng đá sơn xanh, Boggess ra lệnh Dickerson tặng cho nó ba quả 75 ly. Tòa nhà như sụm xuống. Xa hơn chỗ tòa nhà độ một trăm thước Boggess trông thấy nhiều lính dù ăn mặc rằn ri rải rác trên đồng. Nhiều cánh dù còn vướng trên cây. Thế rồi anh phát hiện phía trước có nhiều hố cá nhân. Không cần biết rõ khu đó do bạn hay thù trấn giữ, Boggess đứng thẳng trên pháo tháp la lớn : «Đến đây ! Sư đoàn 4 Thiết giáp đây ! » Không ai trả lời. Câu nói trên được Boggess lập đi lập lại nhiều lần. Một vài mũ sắt e dè chậm chạp ngóc lên khỏi các hố cá nhân.

    Thế rồi, một bóng người bước tới. Đó là một sĩ quan dù Mỹ. Anh ta nói :
    «Tôi là Trung úy Webster thuộc Sư đoàn 101 Dù. Hân hạnh được gặp Trung úy ».

    Vị sĩ quan Dù nói đoạn giơ tay ra. Boggess khom người xuống bắt.

    Binh sĩ ởBastogne hiện giờ nằm trong Tập đoàn quân III của tướng Patton.
    caonam_vOzhk111333 thích bài này.
  8. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    4.




    Đây là ngày đáng ghi nhớ của lực lượng Đồng minh. Tuyết ở Ardennes đã hóa đỏ, vì máu của cả hai bên đổ ra trong chiến dịch «Canh Phòng Trên Sông Rhine ». Không nơi nào lại xảy ra cuộc tàn sát lớn hơn ở Geiles nằm cách sông Meuse một dặm đường. Nơi đây, Sư đoàn 2 Thiết giáp của tướng Harmon, với cả trăm trận đụng độ cấp nhỏ với Sư đoàn 2 Thiết giáp Đức. Trưa hôm đó, tình thế quả đã làm cho tướng Harmon đau đầu, khi một lực lượng thiết giáp hùng mạnh của Sư đoàn Panzer Lehr từ hướng đông nam kéo lên tiếp tay với Sư đoàn 2 Panzer ở Celles. Và quân Mỹ đã phải dùng tối đa các loại hỏa tiễn chống chiến xa.

    Mặc dù quân Đức khó hy vọng chiến thắng, nhưng Sư đoàn 2 Thiết giáp còn ôm ấp nhiều hoài bão. Sư đoàn 9 Thiết giáp Mỹ đang được điều động từ phía tây xuống tiếp cứu. Và hiện giờ nó chỉ còn cách Celles độ 15 dặm. Trận đánh chiến xa vào lúc hoàng hôn còn nhiều hứa hẹn gay go.




    5.




    Từ sáng sớm, cuộc bàn cãi về chiến dịch «Canh Phòng Trên Sông Rhine» đã được mở màn tại Tổng hành dinh của Fuhrer ở Berlin.

    Bây giờ, tới lượt tướng Jold lên tiếng :
    «Thưa Fuhrer, chúng ta phải đối diện với thực tế. Chúng ta không chế ngự nổi Meuse ».

    Sư đoàn 12 Thiết giáp hầu như đã tan nát ở Celles. Trung tá Peiper đã sụp bẫy ở thung lũng Amblève và trốn thoát được chỉ nhờ may mắn. Đỉnh Elsenborn do Sư đoàn 1, 2 và 99 Hoa Kỳ trấn giữ, vững như bàn thạch. Sư đoàn 116 Thiết giáp đã bị cầm chân gần Ver- denne. Patton vừa mở một hành lang hẹp dẫn vào Bastogne.

    Trên khắp mặt trận ở vùng Ardennes câu chuyện đều đại loại như thế. Quân ta (quânĐức) nếu không bị đánh bật, cũng bị cầm chân. Mặc dù, chưa phải là trận sống mái nhưng chúng ta cần phải tạm thời xét lại kế hoạch đại tấn công.

    Mọi người trong phiên họp đều có riêng một kế hoạch. Hitler lắng nghe từng vị tướng lãnh của ông thay nhau trình bày. Sau đó, ông giận dữ : «Tôi không ưa nói đến chuyện rút lui ! Tất cả chỉ vì các người đã không theo đúng từng chữ trong kế hoạch của tôi...».

    Có một cái gì thật cay đắng trong giọng nói. Thế rồi nét mặt ông bỗng nhiên thay đổi. Ông tiếp tục:
    «Nhưng chưa phải ta thất bại hoàn toàn. Model vẫn còn có thể vượt được sông Meuse nếu Tập đoàn quân VII của Brandenberger hồi phục được thế quân bình ở phía nam; nếu chiếm được Bastogne; nếu Manteuffel và Dietrich đã quét sạch được lực lượng Đồng minh thì chúng ta đã khuất phục được dòng sông Meuse... ».

    Ông ban hành những chỉ thị mới : Manteuffe phải trở về phía đôngbắc để đánh ngang sườn Tập đoàn quân I của tướng Hodges ; Dietrich phải tiếp tục tấn công mạnh mẽ vào hướng Manhay — Hotton.
    «Tôi muốn có 3 sư đoàn. Chúng phải được thành lập ngay. Ít nhất 25.000 tân binh đầy đủ phong độ để đổ vào mặt trận Ardennes».

    Hitler nhìn phớt qua các khuôn mặt của đám cận tướng. Đức Quốc Xã phải chiến thắng. Giấc mộng lớn của ông quả chưa mờ nhạt chút nào.
    caonam_vOzhk111333 thích bài này.
  9. maile115

    maile115 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2016
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    chiến tranh thật khủng khiếp, tàn phá kinh hoàng
  10. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    PHẦN IV

    ……………




    I.NỮ HOÀNG CHIẾN TRƯỜNG

    27-28 tháng Chạp năm 1944.



    1.




    Sáng sớm ngày 27 tháng Chạp, màn sương mù chiến tranh bao phủ lên Ardennes đã mờ nhạt đi. Mặt trận, không còn rối ren nữa, các phòng tuyến đã được phân định rõ ràng.

    Mạn bắc, lúc này Montgomery đã cho Tập đoàn quân I của tướng Hodges trải dài từ Monschau đến Celles. Bên cánh trái — hướng đông — Quân đoàn II của tướng Gerow còn trấn giữ dọc đỉnh Elsenborn. Ở đoạn giữa, Quân đoàn XVIII Dù của tướng Ridgway đang thật sự mở cuộc tấn công tái chiếm ngã tư huyết mạch Manhey. Nơi sườn bên phải, Quân đoàn VII của tướng Collins không chỉ đã chặn đứng được bước tiến của Manteuffel tại Celles, Verdennes và Hotton mà còn đang bắt đầu chiếm lại các phần đất đã mất.

    Mạn nam, tình hình của tướng Bradley chậm hơn một chút. Các đơn vị của ông — thuộc Tập đoàn quân III của tướng Patton đang nới rộng đường hành lang nhỏ hẹp dẫn vào Bastogne với mỗi giờ tiến được vài dặm, giờ đây các đơn vị này chỉ còn cách ngã tư Café Schumann một dặm để tiến lên Wiltz.



    2.



    Sáng hôm đó, tướng Eisenhower đang có mặt tại một trạm xe hỏa ở Paris. Vây quanh ông toàn là các sĩ quan an ninh, lính gác có trang bị vũ khí và quân cảnh. Đêm trước đó, chuyến xe mà ông dự định dùng để đi Bỉ đã bị trúng bom.

    Chuyến xe khác, cuối cùng đã được đưa đến.

    Ông đang trên đường đến gặp tướng Montgomery để bàn luận kế hoạch phải tấn công từ hướng bắc. Vì cả tuần nay, Patton và Bradley đã hối thúc ông đòi hỏi Montgomery hành động. Họ nói Montgomery sẽ thua trận Bulge vì sự chậm rãi của ông ấy.

    Nhưng Montgomery đã gặp nhiều trở ngại vì Tập đoàn quân III mà không ai biết. Các đơn vị của ông — đó là Tập đoàn quân I của tướng Hodges — đã bị thiệt hại nặng do cuộc tấn công tàn bạo của Rundstedt. Trong một trận đánh sống mái, tướng Hodges đã phải buộc lòng cho phép các Sư đoàn của ông dùng cạn các đồ tiếp liệu dự phòng mà không cần nghĩ đến các trận đánh tương lai, khiến Montgomery nghĩ là tướng Hodges không thể thu binh lại được.

    Trong khi đó, tướng Eisenhower biết rằng vào ngày Giáng sinh, chính tướng Hodges đã thúc hối Montgomery cho lệnh phản công trong vòng một tuần tới mười ngày.

    Rốt cuộc, kế hoạch phản công quy mô vẫn nằm ụ, chỉ vì sự khác biệt giữa hai ý niệm chiến tranh của Anh và Mỹ, thể hiện qua Montgomery và Hodges.



    3.



    Vào lúc 3 giờ trưa hôm đó, phóng viên Fred Mac Kenzie của tờ Buffalo Evening News trông thấy các chiến xa của Sư đoàn 4 Thiết giáp lăn bánh vào Bastogne. Trận đánh thực sự đã mở màn.

    Mac Kenzie sắp ra đi. Ông chào tạm biệt bạn bè và quăng hành trang lên xe. Ông leo lên ngồi cạnh một phi công thám thính. Ông sắp ra đi với những tin tức sốt dẻo nhất của chiến trường này.

    Đoàn xe chuyển bánh. Các phi công thám thính đôi mắt sáng rỡ và reo hò chào những kẻ ở lại. Một quả đạn nổ tung bên cánh phải đoàn xe. Mac Kenzie và một phi công C47 nhảy loạn. Viên phi công thám thính cười rộ.
    «Tôi đã ở đây một tuần», viên phi công C47 than thở với Mac Kenzie, «còn mấy ông này chỉ là những du khách...»

    Các phi công thám thính cơ khác bây giờ đang chỉ trỏ cho nhau xem các dấu tích của trận đánh khi họ đến gần trận tuyến. Xác các chiến xa Đức cháy đen lù lù trên nền tuyết trông như những con thú khổng lồ.

    Đoàn xe đổi hướng trên xa lộ Assenois lăn bánh về phía nam với một tốc độ kinh hồn để tránh mìn hai bên đường.

    Cùng trên lộ trình này; là một chiếc jeep. Nhưng nó đâm đầu chạy về hướng bắc. Tài xế là trung sĩ Charlie Kartus ; Hồi chưa có chiến tranh, Kartud từng làm chủ ba tiệm giầy ở bắc Carolina.

    Người ngồi cạnh anh ta là một Trung tướng. Phía sau là một Đại úy tùy viên. Trời đã sắp tối và Maxwell Taylor, Tư Lệnh Sư đoàn 101 Dù lên tiếng cho Kartus nhấn thêm ga. Khi trận chiến bắt đầu bùng nổ, Taylor còn ở Washington D.C và đã đáp máy bay đi Pháp vào chiều trước lễ Giáng sinh. Ông đã xin phép nhẩy dù đổ bộ xuống Bastogne, nhưng Trung tướng Badell Smith từ chối.

    Chiếc jeep bị một lính gác gần nông trại chặn lại. Ba người bước vào trong nông trại và gặp mặt vài phóng viên cùng nhiều sĩ quan Sư đoàn 4 Thiết giáp bu quanh một lò sưởi lớn.

    Một sĩ quan thiết giáp lên tiếng báo động :
    «Trung tướng không nên vào Bastogne lúc này».

    Tướng Taylor :
    «Tôi phải tới đó vào tối nay dù lộ trình có nguy hiểm đến đâu ! Tôi còn dư chỗ cho một phóng viên ».

    Coineluis, phóng viên tờ London Daily Telegraph lắc đầu :
    «Trung tướng ơi, hôm nay không có ai tình nguyện !»

    Một nửa giờ sau, tướng Taylor đã bước xuống các bậc thềm dẫn vào căn hầm chỉ huy của tướng Mc Auliffe. Bộ tham mưu của Sưđoàn 101 Dù đang lai rai ba sợi rượu Cognac.
    «Các bạn đều là những anh hùng».

    Tướng Taylor nói sau khi lên tiếng chào. «Mọi người đều lo lắng cho các anh. Tình trạng sư đoàn ra sao ? ».Tướng Taylor tiếp.

    «Không có gì phải lo lắng ». Mc Auliffe nói. «Chúng tôi đã sẵn sàng tấn công».
    ngthi96, hk111333caonam_vOz thích bài này.

Chia sẻ trang này